Cầu khiến lịch sự

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 39 - 55)

2 Hành động cầu khiến

2.3.Cầu khiến lịch sự

2.3.1. Vấn đề về nguyên lí lịch sự và phép lịch sự trong giao tiếp

Nguyên lí lịch sự là một trong những nguyên lí đặc biệt quan trọng trong hội thoại. Tính lịch sự tác động đến các hiện tượng, quy luật , cấu trúc của ngôn ngữ và ảnh hưởng tới phát ngôn trong quá trình giao tiếp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phép lịch sự.

! Các nhà văn hoá đề cập tới phép lịch sự dưới góc độ một chuẩn mực xã hội.

! R.Lakoff, Gleech…tiếp cận phép lịch sự dưới góc độ phương châm hội thoại.và cho rằng lịch sự là tôn trọng nhau, phép lịch sự trong giao tiếp chỉ có được khi có sự tương tác giữa các cá nhân. Do đó cần thực hiện những quy tắc.

− Không áp đặt − Để ngỏ sự lựa chọn

! P.Brown, S. Levinson lại tiếp cận phép lịch sự như một hành động giữ gìn thể diện. Quan niệm của Leech dựa trên khái niệm “tổn thất” và “lợi ích” thì lại cho rằng có nhiều hành động tại lời mang bản chất cố hữu là lịch sự như cho, tặng và không lịch sự như ra lệnh là do dựa vào ngôn từ, cấu trúc ngôn ngữ.

VD : – Em kính tặng cô(bó hoa) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11

(lịch sự)

Cút, xéo! (không lịch sự)

Tuy nhiên trong hoạt động giao tiếp cần xác định biểu hiện của tính lịch sự thông qua hoàn cảnh giap tiếp cụ thể. Ví như hành động ra lệnh Nghiêm!

Đứng lại, đứng! của một sĩ quan dành cho một binh lính trong quân đội không bị

coi là mất lịch sự bởi do đặc trưng lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động xã hội. Hay, cũng là lời mời của A đối với B trong hai trường hợp sau đây có mức lịch sự hoàn toàn khác nhau.

– Chủ nhật này bạn tới nhà tôi dùng bữa được không? (gián tiếp)

– Dù thế nào thì chủ nhật này bạn cũng tới nhà tôi dùng bữa đấy nhé!

(trực tiếp)

Lời nói thứ nhất biểu hiện hành động mời mọc dưới hình thức một câu hỏi, S để H lựa chọn câu trả lời có/ không (mà điều lợi lại thuộc về H) vô tình hay hữu ý S đã gây cho H sự ngại ngùng trong việc lựa chọn. Còn trong lời mời thứ hai có sự tham gia của 2 yếu tố lịch sự:

+ Yếu tố ràng buộc: dù thế nào đi chăng nữa. + TTTT: nhé

Lời mời này được coi là lịch sự bởi vì S đã hiển ngôn điều lợi của hành động mà H thực hiện, đồng thời S còn thể hiện sự chân thành của mình.

Theo quan niệm của Leech thì phép lịch sự liên quan chặt chẽ tới lợi ích

hay tổn thất gây ra cho người nghe và vì vậy mục tiêu đạt tới hành động ngôn

ngữ lịch sự trong giao tiếp như đã trở thành nguyên tắc sau.

- Tối thiểu hoá lối nói bất lịch sự.

Từ đó Leech đưa ra những phương châm giao tiếp lịch sự như : khéo, hào

hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm…Với phương châm hào hiệp là cách giảm

lợi ích của mình và sẵn sàng tăng thêm tổn thất cho mình.

VD : Di chuyển cái cối đá đó thật khó khăn, chị có sẵn lòng để tôi giúp

một tay?

S thấy H thật khó khăn trong việc di chuyển cái cối đá, S tình nguyện giúp H, S tốn công sức còn H được lợi. Đây chính là phương châm hào hiệp trong giao tiếp lịch sự của Leech cho nên trường hợp này được coi là lịch sự

* Khái niệm về thể diện

Khái niệm thể diện hay giữ thể diện gắn liền với nguyên lí lịch sự trong hội thoại. E.Goffman cho rằng trong giao tiếp thể diện của một con người liên quan đến lòng tự trọïng. Vì vậy mỗi một hành động của mình cần quan tâm đến việc giữ thể diện cho mọi người và ngay cả của chính mình, không xâm phạm đến “lãnh địa” cũng như sự “tự do” của người khác. Mà trong hội thoại thường xuyên xuất hiện những hành động xúc phạm công khai hoặc tiềm ẩn đến thể diện và lãnh địa của chính mình hay người đối thoại. Theo Brown và Levinson đó là hành động làm phương hại.

VD: (Mẹ chồng nói với con dâu) Gói chả giò như vậy à? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đâylà câu hỏi nhưng lực ngôn trung là lời chê bai, mỉa mai. Câu nói đó đe doạ đến thể diện của người con dâu. Người con dâu đã đủ trưởng thành, lấy chồng, trở thành dâu con của nhà khác, trong cuộc sống sự va chạm giữa mọi người trong gia đình, giữa mẹ chồng với nàng dâu là điều khó tránh khỏi. Nếu như người mẹ ân cần chỉ bảo cho cô con dâu thay vì hỏi câu hỏi ấy thì sẽ không làm mất thể diện của cô với mẹ chồng và mọi người trong gia đình. Trong trường hợp khác mẹ chồng cô lại nói:

Ở nhà mà lo chuyện gia đình chứ cứ hở ra là tót sang nhà mẹ đẻ.

Ở VD này người mẹ đã vi phạm đến lãnh địa của người con. Đích ngôn trung của câu nói là yêu cầu cô con dâu ở nhà chăm sóc gia đình, không sang nhà mẹ đẻ. Người mẹ đã can thiệp vào quyền tự do hành động của người con dâu, cho rằng người con trốn tránh công việc sang nhà mẹ đẻ chơi, chưa ý thức rõ được bổn phận của người làm dâu con để tự hành động một cách đúng đắn. Theo ý nghĩa này thì câu nói của người mẹ làm phương hại đến thể diện của người con dâu.

Như vậy những hành động như yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, cấm đoán, khuyên can, gợi ý ai làm một điều gì đó…Theo Searle là làm phương hại đến

lãnh địa của người tiếp nhận vì chúng hạn chế quyền hành động của người đó.

Từ đó để không làm phương hại đến thể diện của mình hay của người khác cần thực hiện hai chiến thuật trong giao tiếp:lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực.

! Lịch sự tích cực là hành động đề cao người khác, quan tâm đến người

khác.

! Lịch sự tiêu cực là những hành động tránh làm phương hại tới thể diện

lãnh địa của người khác. Nếu như không thể tránh được thì làm giảm nhẹ mức độ hành động làm phương hại đó. Hay nói cách khác là làm giảm mức độ của phát ngôn không lịch sự và tăng mức độ phát ngôn lịch sự. Theo Fraser (1980) thì bằng những cách sau:

− Dùng hệ thống đại từ, các từ xưng hô, tránh nói trống không. − Dùng các TTTT để làm giảm nhẹ mức độ.

− Dùng cách nói gián tiếp thay cho cách nói trực tiếp. − Dùng câu hỏi thay cho câu khẳng định.

− Dùng những hành động ngữ dụng thể hiện luật tâm lý để người nghe tìm được cái may trong cái rủi, tìm được cái lợi trong cái bị tổn

hại; tìm được cái đề cao thể diện trong cái làm phương hại thể diện.

− Dùng phương thức bóng gió xa xôi theo kiểu gợi ý để tránh phương hại đến lãnh địa, thể diện của người khác. Và nếu như bị từ chối thì người nói cũng không bị mất thể diện.

2.3.2. Cầu khiến lịch sự

Trong giao tiếp nói chung và đối với hành động cầu khiến nói riêng, nhìn từ góc độ lịch sự các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu theo quan điểm phổ niệm cho rằng chức năng cơ bản của các hành động ngôn ngữ gián tiếp là lịch sự và điều đó là chung cho mọi ngôn ngữ. Brown và Levinson cũng đã tuyên bố tính phổ niệm của các ngôn ngữ gián tiếp bắt nguồn từ chức năng cơ bản mà chúng

phục vụ trong quan hệvới các chiến lược phổ niệm của tính lịch sự. Để minh

chứng cho điều này thì hai tác giả trên đã đưa ra một hệ thống chiến lược lịch sự dựa trên nguyên tắc đồng biến giữa lịch sự và gián tiếp. Leech cũng cho rằng : cùng với một nội dung mệnh đề, có thể tăng mức lịch sự của phát ngôn

bằng cách tăng mức gián tiếp. Một số nhà ngôn ngữ học Tây Aâu đã ủng hộ

quan điểm này và khảo sát qua một số ngôn ngữ như tiếng Anh, Ý, Tây Ban Nha.

Tuy nhiên nếu như quan niệm về lịch sự nhìn từ góc độ văn hoá ở một số ngôn ngữ ngoài Tây Aâu lại cho rằng trực tiếp không phải bao giờ cũng ít lịch sự hơn gián tiếp. Tuỳ theo từng nền văn hoá mà bản chất của mối liên hệ giữa gián tiếp và lịch sự thay đổi.

Brown và Levinson cho rằng cầu khiến là một loại hành động có mức đe doạ thể diện cao, nên khi thực hiện nó lịch sự đã trở thành mối quan tâm chính của người nói và dưới áp lực của sự quan tâm này mà người nói đã chọn cách cầu khiến này hay cách cầu khiến khác. Hành động cầu khiến được thể hiện bằng các dạng thức cú pháp khác nhau, tuy nhiên các hình thức không phải là tiêu chí để nhận diện lời cầu khiến mà phải đi từ cấu trúc bề mặt đến việc giải thích của từ của câu.

Cũng như những hành động ngôn ngữ khác, tính lịch sự của lời cầu khiến phụ thuộc vào mức lịch sự của một hình thức biểu hiện cụ the,å của một hành động trong một bối cảnh giao tiếp nhất định. Đánh giá mức lịch sự của lời cầu khiến cũng là một trong những vấn đề khá phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên một lời cầu khiến được coi là lịch sự không hoàn toàn căn cứ vào phương thức trực tiếp hay gián tiếp mà tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Một lời cầu khiến lịch sự xét trên bề mặt ngôn từ trước hết trong câu thường xuất hiện những tổ hợp từ như : làm ơn, làm phước, nhờ xin, lạy, giùm (giúp, hộ), thương,

trăm sự nhờ, cắn rơm, cắn cỏ lạy…Hành động yêu cầu có các dấu hiệu mang

tính quy ước : các từ ngữ trở thành quy ước, nghi thức.

– Yếu tố thu hút sự chú ý là những phương tiện được thường xuyên nhằm chiếm được sự chú ý của người nghe và thường đứng trước lời thỉnh cầu.

VD : Ngài thương tôi, tôi nghèo lắm. Tôi cần phải kiếm tiền để sống. (Nam Cao)

Con lạy cụ! Cụ làm ơn bảo cô ấy ra cho con hỏi một tí.

(Nam Cao) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi lạy ông! Tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy ông! Ông mặc người ta…Ông

đừng lôi thôi nữa.

(Nam Cao)

Con sợ vào chó cắn. Cụ giúp con làm phúc.

Thưa bác, cháu chỉ nhờ bác điện thoại vào khoa, nếu bác sĩ đồng ý, cháu sẽ chạy ù vào, chỉ cần gặp bác sĩ ba đến năm phút thôi bác ạ.

(Thuý Bắc)

Các hành động ra lệnh, đề nghị, thỉnh cầu… luôn có xu hướng đe doạ thể diện của người nghe (H) và làm cho H bị thiệt (đe doạ quyền tự do hành động, một thời gian, công sức…) Chính vì vậy khi buộc phải thực hiện những hành động này nhưng không muốn làm mất thể diện của H và cũng là giữ thể diện cho mình, S cần có những chiến lược giảm thiểu mức độ gây thiệt cho H. Có thể coi những từ có ý nghĩa phụ trợ trên đây có tác dụng làm tăng thêm lực thỉnh cầu nài nỉ, van xin khẩn thiết. S đã chuyển lời cầu khiến có mức áp đặt cao thành những phát ngôn có lực ngôn trung nhờ vả, cầu xin có mức áp đặt thấp. S đã thể hiện rằng mình không ra lệnh cho H mà chỉ cậy nhờ sự giúp đỡ của H mà thôi. Và có thể nói H thực hiện hành động do sự hào hiệp của mình chứ không phải là theo lệnh sai khiến của S. Như vậy việc dùng các phương tiện bổ trợ để chuyển các phát ngôn thỉnh cầu, mệnh lệnh thành các phát ngôn nhờ vả, S đã làm cho lời cầu khiến trở nên ít áp đặt hơn, H dễ chấp nhận hay từ chối đồng thời đỡ mất thể diện hơn.

* Dùng hệ thống đại từ, các từ xưng hô: chúng mình, bọn mình, chúng ta,

nhà mình…thay cho ngôi thứ nhất ở vai cầu khiến tôi, ta, mình (bản thân người

nói) để chỉ người thực hiện hành động cầu khiến không chỉ H mà còn cả S và các thành viên khác. Lời cầu khiến thêm khách quan, và giảm bớt mức áp đặt của phát ngôn. Đây cũng là phương sách làm dịu mức độ phương hại theo cách nói của Fraser (1986)

VD: Chúng mình cùng dọn dẹp nhà cửa đi

Sự có mặt của các từ xưng hô không trang trọng như mày/tao sẽ làm giảm tính lịch sự của câu và ngược lại .

* Dùng đại từ nhân xưng biểu thị thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe thay vì mày/ tao bằng cậu (bạn)/ tôi; cô(cậu), anh (chị)/ tôi bằng em/ cháu/ anh (chị)/ anh (chị), chú (cô)…Sự khác nhau trong cách xưng hô của lời cầu khiến diễn tả mức độ trịnh trọng, xa lạ hay thân mật, gần gũi của các nhân vật giao tiếp và đồng thời đó cũng là phương diện biểu hiện mức độ lịch sự.

Sự lược bỏ (anh/ chị) tạo chỗ trống như một dấu hiệu làm giảm lịch sự. * Sự tham gia của TTTT làm tăng thêm tính lịch sự của lời cầu khiến. VD: Mời ông xơi cơm.

Mời ông xơi cơm

* Dùng phương thức thể hiện hiệu lực tại lời gián tiếp thay cho trực tiếp dưới dạng câu hỏi sao / tại sao?, thế à?, có…không?, hay là…?. Với việc dùng hình thức gián tiếp để bộc lộ đích ngôn trung là lời cầu khiến dưới dạng câu hỏi S cho phép H tự suy ra lời cầu khiến và quyết định lựa chọn. Theo Searle thì phải thông qua quá trình suy ý hai bậc.

− Xác định mục đích ngôn trung chính khác với mục đích ngôn trung bề mặt.

− Xác định mục đích ngôn trung ấy là gì?

Vì vậy mà cách nói gián tiếp tránh được việc áp đặt lời cầu khiến lên H.

VD: Anh có thể cho tôi mượn ít tiền được không?

Giải thích một không áp đặt mà chỉ đưa ra những lời gợi y cho phép người nghe tự quyết định vì vậy mức gián tiếp ở đây có vai trò là một phương tiện lịch sự.

VD: Con có vặn nhỏ đài lại không?

Con cứ ngồi đó mà coi ti vi hả?

Mặc dù là gián tiếp nhưng gián tiếp ở đây không hàm ý một sự cho phép lựa chọn mà là một sự đe doạ, làm tăng hơn mức áp đặt của hành động vì vậy câu hỏi ở dạng này kém lịch sự.

VD: Con có đi ra ngoài kia không? (Con đi ra ngoài kia đi)

Ai lại làm thế bao giờ? (Con đừng làm thế)

Sao ông không ngồi xuống đây? (Mời ông ngồi xuống đây)

Thường làm nảy sinh những hàm ý hội thoại khác vì vậy kém lịch sự hơn các câu cầu khiến tương ứng và chỉ được thường xuyên ở các tình huống đặc biệt.

Trong tiếng Việt gián tiếp không phải bao giờ cũng lịch sự hơn trực tiếp vì nó hạn chế phạm vi hoạt động. Gián tiếp trong tiếng Việt chỉ có hiệu lực làm tăng lịch sự ở hành vi cầu khiến cạnh tranh (gây thiệt cho H) hơn ở cầu khiến

hoà đồng. Leech cho rằng không có sự tương đồng về chức năng lịch sự của gián tiếp ở hai loại hành vi cầu khiến nếu như ở loại cầu khiến cạnh tranh gián tiếp luôn với chức năng lịch sư thì ở các câu cầu khiến hoà đồng ví như lời mời thì thức gián tiếp lại kém lịch sự hơn thức trực tiếp. Leech cho rằng cần phải xem xét vấn đề này trong mối quan hệ với mức lợi, thiệt mà hành động cầu khiến mang lại cho người nghe và người nói. Ở hành động cầu khiến cạnh tranh (ra lệnh, ngăn cản, nhờ vả) trong tiếng Việt, trực tiếp thường làm giảm mức lịch sự của câu, nếu không có các dấu hiệu lịch sự bổ trợ. Còn tính gián tiếp lại làm tăng mức lịch sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở hành động cầu khiến hoà đồng (mời mọc, cho phép…) tiếng Việt khác với tiếng Anh. Trực tiếp (áp đặt) lại có vẻ làm tăng lịch sự hơn gián tiếp (để ngỏ cho người nghe tự quyền quyết định)

VD: Cháu phải ở đây chơi đến hết hè đấy nhé!

Dù thế nào đi nữa thì chị cũng phải tới dùng bữa với bọn em đấy nhé

Sự có mặt của phụ từ phải trong hai ví dụ trên + dạng thức trực tiếp, không cho phép người nghe được quyền từ chối. Tuy nhiên lời mời này lại rất lịch sự bởi nó thể hiện tình cảm chân thành của người nói và nó hiển ngôn điều

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 39 - 55)