2. Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt
2.2 Dùng hình thức câu nghi vấn
Ngoài phương thức biểu hiện gián tiếp hành động cầu khiến bằng hình thức câu ở dạng khẳng định, người Việt còn dùng câu nghi vấn (câu hỏi). Đây là cách thức thể hiện hành động tại lời khá quen thuộc đối với người Việt. Thông thường người ta dùng câu hỏi để nêu lên vấn đề chưa biết hoặc còn hoài nghi cần được trả lời, giải thích…Thế nhưng đôi khi người nghe lại dùng câu hỏi với một đích ngôn trung khác, câu hỏi có giá trị cầu khiến. Về vấn đề này, Searle cũng đã từng nhận xét : Khi một câu có hình thức hỏi nhưng không có yêu cầu cung cấp một thông báo nào tương ứng với nội dung câu hỏi cả thì giá trị
ngôn trung của nó thay đổi, nó trở thành hành động ngôn từ khác.Và Searle gọi
đó là hành động ngôn từ gián tiếp.
VD : Cái áo mưa đâu rồi nhỉ?
HY : Yêu cầu tìm và đem áo mưa tới.
Khi xem xét các cấu trúc câu ở dạng trên chúng tôi nhận thấy về mặt hình thức nó là câu hỏi nhưng lại biểu hiện lực ngôn trung cầu khiến. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để biết được ý định của người nói, xác định được lực ngôn trung? Ví như (mẹ hỏi con gái):
_ Ở nhà còn xà bông không?.
Mục đích nói của mẹ là yêu cầu Con đi mua xà bông thể hiện cảm xúc bực bội của mẹ khi thêm một lần nữa con gái đi chợ quên không mua xà bông
Ở nhà còn xà bông không? (mà sao quên hoài không thấy mua vậy?)
Đây là một trong những vấn đề khá lý thú. Khi xem xét một số trường hợp sử dụng, chúng tôi nhận ra rằng: Để người nghe nhận biết được ý định của người nói thì người nghe cân phải dựa vào bối cảnh giao tiếp và sự thương lượng nghĩa. Trong những trường hợp này thì các yếu tố ngôn ngữ của phát ngôn không cung cấp đủ căn cứ để xác định đích ngôn trung của nó. Chẳng hạn, khi người nghe lĩnh hội được những câu tương tự như sau :
(334) Chị có khăn giấy không? (335) Con muốn ăn đòn phải không?
(336) Mày còn nói nữa phải không? (337) Có ăn nhanh lên không nào?
Các yếu tố ngôn ngữ của câu (334) diễn đạt ý hỏi xác nhận xem có/ không có “khăn giấy”, ở câu (335) hỏi để nắm bắt được quyết định dừng/ không dừng hành động đang diễn ra, câu (336) hỏi xem hành động ấy còn/ không còn tiếp diễn, câu (337) hỏi xem hành động ấy có thực hiện nhanh hơn được không…Rõ ràng các yếu tố ngôn ngữ không đủ điều kiện để nhận diện đích ngôn trung đích thực. Người nghe phải trải qua một quá trình suy ý thì mới hiểu được yêu cầu của các câu hỏi vừa nêu trên. Họ nhận ra rằng câu hỏi đó không có giá trị hỏi. Hỏi chỉ là hình thức bề mặt để thể hiện ý nghĩa tình thái nào đó mà người nghe nhận biết sao cho có hành động đáp ứng phù hợp. Vì vậy xét về lực ngôn trung đó là những câu cầu khiến lần lượt với hàm ý như sau:
(334’) Xin khăn giấy.
(335’) Yêu cầu người con ngừng ngay cái hành động đáng bị đánh đòn ấy.
(336’) Yêu cầu đừng nói nữa. (337’) Yêu cầu ăn nhanh lên…
Thông qua hình thức của câu , chúng tôi nhận thấy người Việt sử dụng hình thức câu nghi vấn để biểu hiện hành động cầu khiến khá đa dạng, phong phú,thường xuất hiện ở các kiểu câu sau :
− Cấu trúc câu với kết thúc bằng các từ : à, ư, ạ, a, nhỉ, nhé, hả, hở, chứ, chớ… đứng ở cuối câu. Ví dụ:
(338) Cầm lấy mà cút đi, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bám người ta mãi à?.
(Nam Cao, Chí Phèo) (339) - Chồng mày đâu, con mọi cộng sản kia ?
Mai xốc lại đứa con trên lưng, ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục.
–Mày câm à, con chó cái ! Nó quát bọn lính – Đứng ì ra đó à?
(Nguyễn Trung Thành, Rừng Xànu)
(340) Để cặp vở ở đây à?
(341) Cuốn chả giò như vậy aø?
(342) Những thằng này hỗn. Chỗ chúng mày ngồi đây à? (Nam Cao, Trẻ con không được ăn thịt chó)
(343) Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?
(Nam Cao, Chí Phèo)
(344) Mẹ ơi! Con ăn cái bánh bông lan ở trong tủ được chứ ạ?.
(Nam Cao, Chí Phèo) (345) Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?.
(Nam Cao, Chí Phèo) (346) Mẹ đồng ý cho con đi chơi rồi mẹ nhỉ?
(347) Gớm cái ngực đầm quá đi mất. Làm mối cho tớ nhé?
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ) (348) Đi vào nhà nhé?.
(349) Mình đi ngay nhé?
(350) Mẹ mua kem cho con ăn nhé?
(351) Chán sống rồi hả?.
(352) Cho tôi mượn cái xe chạy ra chợ một chút được chứ?.
(353) - Gọi nó dậy, nó thổi cơm cho mà ăn đã chứ?
- Thôi không ăn nữa . Ăn rồi mới đi thì nắng mất.
(Nam Cao , Nước mắt)
Xét về mặt hình thức, đây là các câu hỏi có lực ngôn trung là thỉnh cầu: (344), (345), (346), (347), (350)…Trong hành động ngôn ngữ thỉnh cầu, người nói thường vị thế giao tiếp thấp hơn (con / mẹ) hoặc ngang bằng với người nghe (Thị nở / Chí Phèo), đồng thời lợi ích của việc thực hiện chủ yếu thuộc về người nói hoặc không thuộc về người nghe. Bằng hình thức nói gián tiếp (làm giảm mức áp đặt nhưng tăng mức độ lịch sự của lời thỉnh cầu), người nói dùng kiến trúc câu hỏi có tiểu từ à (344) vừa bày tỏ sự lễ phép, khiêm nhường vừa thể hiện niềm mong mỏi yêu cầu của mình được đáp ứng. TTTT nhỉ ở câu (345) có thể coi đây là niềm mong mỏi của Thị Nở được cùng Chí Phèo cứ thế này mãi. Câu (345) được kết thúc bằng nhỉ Thị bày tỏ thái độ hài lòng, thậm chí thích thú với điều đã được thực hiện và còn tỏ mong ước hành động Thị và Chí sống chung với nhau được duy trì. Ngoài ra nhỉ còn thể hiện mong muốn có được thái độ đồng tình của người nghe đối với mình. Khi căn cứ vào cách thức biểu hiện và nội dung ý nghĩa được nảy sinh từ tình huống giao tiếp, chúng tôi
nhận thấy người Việt dùng hành động ngôn ngữ này để nêu lên một vấn đề hoặc một ý kiến nào đó và mong muốn được giải quyết. Xét về quan hệ xã hội, vị thế, tuổi tác người nói thường thấp hơn người nghe
Ở câu (346) cũng vậy, có thể xem đây là một lời xin phép mẹ cho đi chơi một cách thật khôn khéo của cậu bé. Cậu bé đặt ra câu hỏi để xác định xem mẹ
đã- rồi hay chưa đồng ý cho con đi chơi nhưng thực ra cậu đã bày tỏ lời thỉnh cầu tha thiết của mình và còn gởi gắm trong đó sự mong muốn mẹ đồng ý và đừng từ chối.
Ngoài ra hình thức câu nghi vấn biểu thị hành động cầu khiến với phương thức dùng TTTT còn biểu hiện hành động yêu cầu / đề nghị: (338), (340), (341), (342)…Lối nói này đã làm giảm mức độ lịch sự của nó. Trong câu (338) có hàm ý chê trách lười biếng, ăn ở thiếu ngăn nắp (340), vụng về (341), hỗn (342). Còn đối với những câu cầu khiến có hình thức hỏi được kết thúc bằng à, ư, hả
(hỉ, ha)… biểu hiện ý nghĩa cầu khiến là hãy ngừng hành động P(đang diễn ra)
lại và thực hiện hành động P’.
(338) Làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?
(340) Để cặp vở ở đây à?
(341) Bóp chân thế này thôi ư?
(343) Chán sống rồi hả?
(351) Cuốn chả giò như vậy à?
Câu (338) là lời đề nghị của cu ïBá, câu (343) là của vợ ba Bá Kiến đối với Chí Phèo, (351) là của người anh đối với người em và câu (340) là của bố đối với con. Đặc điểm chung của các câu này là khi phát ngôn người nói không nhằm mục đích tìm kiếm thông tin hay yêu cầu trả lời mà để thể hiện lời yêu cầu đề nghị. Câu hỏi được sử dụng nhằm điều khiển người nghe thực hiện theo chủ ý của mình và có tác động tiêu cực đến người nghe, gây thiệt cho H và lợi cho S. Trong những trường hợp này, dùng cách nói gián tiếp không thể hiện tính lịch sự của lời cầu khiến mà ngược lại nó mang hàm ý mỉa mai châm biếm câu (343), (341), (351); đe doạ thể diện câu (338), (351)…
Ở câu (338) : Làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? (hàm ý bảo phải làm mà ăn, đừng ăn bám mãi thế)
Câu (346) : Chán sống rồi hả? (hàm ý nếu muốn sống thì đừng hung hăng, ngổ ngáo, hống hách như thế)
Câu (340) : Để cặp vở ở đây aø? (hàm ý cất gọn cặp vở đi)
Câu (351): Cuốn chả giò như vậy à? (hàm ý cuốn chả giò gì mà xấu thế, cuốn lại đi)
Những lời cầu khiến trên đây mặc dù có hình thức gián tiếp nhưng lại đe doạ thể diện của người nghe và mang tính xúc phạm cao bởi ngoài hàm ý chính lần lượt như sau.
(338): Làm mà ăn.
(340): Bóp cả những chỗ khác.
(341): Đừng hung hăng, ngổ ngáo, hống hách.
(343): Cất cặp vở đi.
(351): Cuốn chả giò lại.
nó còn chứa đựng hàm ý phụ tiêu cực. (338) Đồ ăn bám, vô tích sưï. (chửi, rủa)
(340) Người đâu mà khờ khạo thế. (mắng nhiếc) (341) Còn có thái độ như vậy tao đập chết. (đe doạ) (343) Aên ở thiếu ngăn nắp. (chê trách)
(351) Làm ăn vụng về. (chê trách)
Như vậy, trong giao tiếp, nếu S dùng câu hỏi để biểu thị ý cầu khiến với sự tham gia của các từ à, ư, hả (hỉ, ha)…là S đã cho phép H tự suy ra hàm ý cầu khiến và quyết định lựa chọn hành động cho phù hợp. Quá trình suy ý này qua hai bước. Trước hết, phải xác định được cái mục đích ngôn trung chính khác với mục đích ngôn trung bề mặt và xác định xem cái mục đích ngôn trung ấy là gì. Hàm ý phụ của các câu trên đã làm giảm tính lịch sự của phát ngôn cầu khiến . - Câu có đại từ nghi vấn : gì, nào (như thế nào), sao, bao nhiêu, mấy, bao giờ,
bao lâu, đâu…thường đứùng ở đầu câu.
(354) Aên mặc gì mà lôi thôi vậy?
(355) Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống.
(Hoàng Cầm)
(356) Chúng mày làm gì mà to mồm thế ? Nói khẽ cho thầy ngủ, hôm qua thầy thức khuya.
(357) Khổ quá mày ơi ! Những thế chuối chăng, kẹo hỏng kia mày còn để đấy làm gì? Cho người ta không lấy thì vứt đi chứ.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
(358) Anh không ra còn đứng làm gì đấy.
(Nam Cao, Xem bói)
Đại từ nghi vấn gì, làm gì tham gia kiến tạo câu cầu khiến đã làm giảm tính lịch sự của lời cầu khiến, thể hiện rõ thái độ bực tức của người nói trước hành động to mồm (357), để mãi những đồ ôi thiu không chịu dọn dẹp (358), không đi ra ngoài (359), của người nghe hay là thái độ phê phán (355). Các ví dụ này chứng tỏ gián tiếp không đồng biến với lịch sự mà ngược lại nó đe doạ thể diện của người nghe.
Đại từ nghi vấn gì cũng mang dụng ý hãy ngừng hành động P to mồm (357),
đứng đấy (359) và thực hiện ngay hành động P’ im miệng lại, ra ngoài…Ngược
lại với sắc thái ý nghĩa bực tức, mỉa mai đại từ nghi vấn gì xuất hiện trong câu với lực ngôn trung cầu khiến, biểu hiện lời khuyên nhủ ân tình Em ơi buồn làm chi (356), hỏi buồn làm gì nghĩa là phủ định hành động buồn và khuyên hãy chấm dứt hành động ấy vì nó gây thiệt cho H.
(359) Chết! Lạy ông, con cháu nào dám thế! sao ông lại nghĩ vẩn vơ làm vậy?
(Nguyễn Công Hoan , Mất cái ví) (360) Chết ! sao ông lại làm thế ?
(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví)
(361) Vợ chồng cháu có điều gì không phải thì ông là người trên ông cứ
mắng chửi, sao ông lại để tâm làm vậy?
(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví)
(362) Sao lại có người điên đến thế? Về giữa lúc trời thì đẹp, phố thì vui thế này?
(Nam Cao, Đời thừa)
(363) Sao con lại bốc bằng tay như thế?
(364) Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
(Thơ Hàn Mặc Tử)
(365) Sao không cài khuy áo lại anh ? Trời rét đấy hôm nay trời trở rét .
(367) – Về bao giờ thế ? Sao không vào nhà chơi ? Đi vào nhà uống nước
(Nam Cao ,Chí phèo)
(368) – Sao cô không thể dừng lại ? Quái thật ! Sao cô cứ mãi tiếp tục cái trò hài đó ?
(369) Oám thế sao không nghỉ ở nhà ??
(370) Sao mẹ nói mãi mà con không nghe vậy?
(371) Con không tu chí làm ăn đợi bố mẹ xuống lỗ mới báo hiếu sao?
Những câu trên có hình thức là câu hỏi với sự tham gia kiến tạo của đại từ nghi vấn sao không mang dụng ý hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao lại nghĩ vẩn vơ (359), làm thế (360), điên (362), bốc bằng tay (363), không cài khuy áo lại
(365)…mà bộc lộ thái độ ngạc nhiên, sửng sốt của người nói, đồng thời với hàm ý người nghe cần phải nhìn lại hành động của mình.
Câu cầu khiến có mặt của đại từ sao thể hiện ý nghĩa dụng pháp đa dạng phong phú. Có thể đó là lời thỉnh cầu (359), (360) – đừng nghĩ vẩn vơ, đừng để tâm hay là lời khuyên (363) – đừng bốc bằng tay, cài khuy áo lại bởi trời rét (365) hay lời mời mọc chân thành tha thiết (367).
(372) Thế bao nhiêu thì chị mới bán cho tôi
(373) Định hãm em trên xe bao nhiêu độ nữa mới cho anh em về đấy mấy bố tài nhà ta?
(Nguyễn ngọc Hiến , Người kiểm tù)
(374) Con định để cho ba mẹ chờ đến bao giờ mới chịu sinh cháu?
(375) Thong thả đã! Đi đâu mà vội? Chúng mình đi uống rượu …
(Nam Cao, Đời thừa)
(376) Giá như nhà hảo tâm nào cứu vớt cuộc đời em?
Đại từ nghi vấn bao nhiêu, bao giờ,…thường được dùng để hỏi về số lượng hạn định, thời gian…nhưng ở các ví dụ trên nó còn tham gia tạo nghĩa cầu khiến. Sự xuất hiện ấy tạo ý nghĩa thỉnh cầu (372) hãy bán cho tôi, (373) cho xe chạy
hay lời trách móc (374). Ví dụ:
(377) Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo?
(Nam Cao , Chí Phèo)
(378) Ai lại làm thế bao giờ?
(Nam Cao , Chí Phèo)
(380) Ai cho mày chơi với con nhà đó?
“Ai” trong câu hỏi (hình thức) không phải hỏi về ai, người nào làm thế
(379), khiến xui (380), cho phép (381) mà hàm ý lần lượt là đừng làm thế, đừng
tham gia “chõ mồm vào”, đừng chơi với con nhà đó. Bên cạnh hàm ý trên lời
cầu khiến còn mang tính xúc phạm cao còn mỉa mai, châm biếm vừa đe doạ thể diện của người nghe. Ở câu (379), (380), (381), hàm ý phụ lần lượt là làm thế là
tốt, đồ nhiều chuyện, không biết chọn bạn mà chơi…Những hàm ý phụ tiêu cực
này làm giảm mức độ lịch sự của phát ngôn cầu khiến gián tiếp. − Câu chứa quan hệ từ hay.
(381) Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui
(382) Chủ nhật cô không giữ con . Hay là anh cho con ra cửa hàng?
(383) Tôi đang kẹt tiền. Hay là cô cho tôi mượn vài bữa ?
(384) Ngày mai em cũng lên trường . Hay là em ghé qua thông báo với lớp lịch thi giùm chị ?
Hay là từ dùng trong câu hỏi có lựa chọn cho phía người nghe. Nhưng ở những câu trên không nhằm yêu cầu người nghe trả lời sự lựa chọn của mình thế này hay thế kia mà hàm ý là hãy thực hiện hành động được nêu lên trong
câu mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui (382), cho con ra cửa hàng
(371)…Câu cầu khiến gián tiếp luôn làm giảm mức áp đặt, tăng mức lựa chọn cho người nghe. Đây là một trong những phương thức thể hiện tính lịch sự của lời câu khiến.
_ Ở dạng câu hỏi : có(có phải)…không?; đã…chưa?; xong(rồi)…chưa?… (385) Chị có đem theo phấn màu không ?
(386) Anh có đồng hồ không ?
(387) Bây giờ anh có rảnh không ?
(388) Bạn có đi xe không ?
(389) Con có nhanh lên không ?
(390) Mẹ ơi con chó bông đẹp không kìa?
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: trong câu tuyển chọn có chứa từ có kiểu có A không? nếu đặt vào một tình huống giao tiếp cụ thể sẽ nảy sinh một hành vi gián tiếp là lời đề nghị. Do vậy các câu (374), (375), (376), (377) chính là những lời đề nghị có hình thức nghi vấn.Thông thường ở hành động ngôn từ đề nghị luôn có xu hướng đe doạ thể diện của H và làm cho H bị thiệt. Vì vậy khi thực hiện những hành động này mà không muốn làm mất thể diện của H và
đó dùng câu hỏi để bộc lộ ý cầu khiến gián tiếp là một trong những phương thức mà người Việt sử dụng có hiệu quả. Điều này làm tăng mức lựa chọn cho H.
Tóm lại, qua việc phân tích ngữ liệu cho thấy: người Việt dùng hình thức câu nghi vấn thể hiện hành động cầu khiến đã trở nên quen thuộc và phổ biến và được tri nhận một cách hết sức tự nhiên. Với nhiều hình thức khác nhau như dùngTTTT, đại từ nghi vấn quan hệ từ hay, dạng câu hỏi có…không… đã bộc lộ sắc thái ý nghĩa khác nhau, mang nét đặc thù, phản ánh những nét đặc trưng văn hoá của cộng đồng người Việt.
Như vậy, việc sử dụng sách lược ngôn ngữ gián tiếp có thể hoặc là đáp ứng quyền lợi của người nghe (điều này bắt nguồn từ nguyên tắc của tính lịch sự) hoặc là có hại cho người nghe. Trong trường hợp mà người nói tránh diễn đạt trực tiếp những điều mong muốn của mình mà việc thực hiện chúng có thể gây khó dễ cho người tiếp chuyện thì người nói sẽ sử dụng những hình thức thổ