Phương thức dùng vị từ ngôn hành

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 91 - 97)

2 Hành động cầu khiến

1.4 Phương thức dùng vị từ ngôn hành

Câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến là các câu trong đó có chứa các động từ ngôn hành (ĐTNH) như: yêu cầu, đề nghị, nói, cấm, bảo, xin phép,

mời… Trong ngữ liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy có 57 câu ngôn hành biểu

hiện hành động cầu khiến. Chúng tôi trình bày lần lượt và miêu tả, phân tích, nhận xét như sau:

- ĐTNH yêu cầu

(262) Yêu cầu xuống xe dẫn bộ, xuất trình giấy tờ.

(263) Yêu cầu để xe đúng nơi quy định.

(264) Yêu cầu anh (chị) xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ xe.

(265) Yêu cầu các tiểu thương có tên sau đây(…) đến ngay ban quản lý chợ.

(266) Tôi yêu cầu anh (chị) phải khai báo đúng sự thật.

(267) Yêu cầu giữ im lặng, trật tư.

(268) Cô yêu cầu em phải thực hiện đúng nội quy trường lớp.

(269) Cô yêu cầu em phải ăn mặc gọn gàng, đúng quy định khi đến trường.

(270) Cô yêu cầu em đi học đúng giờ giấc quy định.

(271) Yêu cầu nộp bài đúng thời hạn.

(272) Tôi yêu cầu anh ăn nói đúng mực, lễ độ.

(273) Yêu cầu trình bày sạch đẹp, sáng rõ, không sai lỗi chính tả.

(274) Cô yêu cầu em học bài, làm bài ở nhà đầy đủ.

(275) Tôi yêu cầu các đồng chí tham dự cuộc họp đầy đủ, đúng giờ.

(276) Yêu cầu tổ viên đem theo phiếu dự giờ.

(277) Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nộp sổ chủ nhiệm về hiệu trưởng.

(278) Yêu cầu kiểm tiền và thuốc trước khi rời khỏi quầy.

(279) Yêu cầu giữ vệ sinh chung nơi công cộng.

(280) . Yêu cầu thực hiện nếp sống gia đình văn hoá mới.

(281) Tôi yêu cầu anh phải đến đúng giờ.

Qua những ngữ liệu thống ke,â chúng tôi nhận thấy có thể xem những câu

nghĩa từ vựng mời mọc, cầu xin, mong muốn, cấm đoán… song cũng có thể coi đây là những câu thuộc “Kiểu câu mệnh lệnh lâm thời”(Diệp Quang Ban) (câu mệnh lệnh lâm thời là câu có hình thức của kiểu mục đích nói khác nhưng lại được dùng cho mục đích cầu khiến). Muốn nhận biết được điều này ta cần đặt chúng vào tình huống giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn câu:

262a : Yêu cầu xuống xe dẫn bộ, xuất trình giấy tờ.

Đặt vào tình huống ông Nam (bố của y tá Tuấn đang làm tại trường sĩ quan lục quân II) xuống trường thăm con trai. Ông cứ chạy thẳng xe vào cổng. Một anh lính gác cổng chặn xe lại và nói:

262b :Tôi yêu cầu bác xuống xe, dẫn bộ, xuất trình giấy tờ.

Điều này dễ dàng hiểu được nếu ta thêm chủ ngữ thuộc ngôi nhân xưng thứ nhất vào mời anh vào nhà (Tôi mời anh vào nhà..), ta sẽ hiểu được trên đây là những câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến trực tiếp của người Việt. Câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến là những câu có đặc điểm sau:

− Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất (chủ ngữ trong những câu trên đã bị lược) − Hành động được thực hiện ở thì hiện tại

_ Đối tượng tiếp nhận động từ ngôn hành ở ngôi thứ hai

(270) Cô yêu cầu em đi đi ra khỏi lớp . (271) Yêu cầu nộp bài ngay.

(272) Tôi yêu cầu anh ăn nói đúng mực, lễ độ.

- Chủ ngữ ngữ pháp : Tôi (272),(271)-CN ẩn ;cô (270)

- Hành động được thực hiện : đi ra khỏi lớp(270), ngay (271), ăn nói

đúng mực, lễ độ(272).

- Đối tượng tiếp nhận hành động: anh (272) ; em(270,271-ẩn)-ở ngôi thứ hai.

Như định nghĩa đã nêu, câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến là các câu trong đó có chứa các động từ ngôn hành để biểu thị ý cầu xin, mong

muốn, cấm đoán, cần thiết… mỗi động từ ngôn hành mang ý một nghĩa từ vựng

riêng. Yêu cầu thường được dùng để đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi đối tượng

tiếp nhận cần phải thực hiện hành động được nêu lên trong phát ngôn. Cũng

như đề nghị, yêu cầu được dùng để tăng thêm sắc thái mệnh lệnh, lời yêu cầu,

cầu luật lệ khó có thể cưỡng lại được. Người ra lệnh luôn có vị thế giao tiếp hay vai xã hội cao hơn hoặc ngang bằng đối với vai nhận lệnh.

- ĐTNH đề nghị

(282) Đề nghị các đồng chí im lặng.

(283) Đề nghị nhà trường có biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với học sinh nghỉ học không phép quá nhiều lần.

(284) Đề nghị quý phụ huynh đón học sinh đậu xe trên lề đường.

(285) Đề nghị xoá nợ cho 27 trường hợp vay vốn bị rủi ro.

(286) Đề nghịcác đồng chí giơ tay biểu quyết.

(287) Văn phòng chính phủ đề nghị “Cần có biện pháp xử lý kiên quyết”.

Động từ ngôn hành đề nghị được dùng để nêu lên những yêu cầu, đòi hỏi mang tính cần thiết và thường được dùng trong những tình huống giao tiếp trang trọng, lịch sự, nơi công sở, trong những buổi hội họp hay những cuộc hội thoại mang tính nghi thức xã hội.

- ĐTNH cấm

(288) Tôi cấm anh bước chân ra khỏi cửa.

(289) Bố cấm con sử dụng điện thoại di động.

(290) Cấm xả rác trong công viên.

(291) Cấm hút thuốc.

(292) Cấm vào.

(293) Cấm gây, làm ồn. Cấm nói tục, chửi thề.

(294) Cấm đổ rác. Cấm tiểu tiện.

(295) Cấm đậu xe. Cấm xe vào chợ.

(296) Cấm hái hoa.

(297) Cấm leo trèo.

(298) Cấm quẹo phải.

(299) Cấm đá bóng trên đường phố.

(300) Cấm tụ tập buôn bán trước cổng trường.

(301) Cấm ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

(302) Cấm giao du với bạn bè xấu.

Cấm thường được dùng để ngăn cấm thực hiện hành động được nêu lên trong phát ngôn. Xét ở phương diện hình thức những câu như (291)Cấm hút

thuốc, (302)Cấm giao du với bạn bè xấu,… là những câu tường thuật. Nhưng đặt

ù vào một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể thì đó lại là những câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến .

VD (Cha nói với con trai):

Bố cấm con hút thuốc.

Bố cấm con giao du với bạn bè xấu.

Người cha đã thực hiện hành động với lực ngôn trung là cấm, sự tình được biểu hiện là cấm và hành động với nội dung cấm ấy được thực hiện bằng chính câu người cha nói. Chính vì vậy trên đây là những câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến trực tiếp.

- ĐTNH xin/ xin phép

(303) Xin phép cô cho em xuống phòng y tế.

(304) – Bẩm thầy, tên ấy chúng là chủ xướng. Xin thầy đi bẩm cho. Hắn

ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

(305) - Mày làm con Tuyết hư hỏng, mày làm xấu mặt tao, bây giờ tao xin

nhờ mày.

(Nguyễn Tuân, Số đỏ)

(306) - Chủ tôi có lưu các ông ở lại xơi bữa cơm trưa, xin các ông thuận

cho.

(Vũ Trọng Phụng, Một buổi tiếp khách) (307) – Vậy hứa đi. Ta nên lấy danh dự mà thề với nhau đi.

– Tôi xin thề.

(Nam Cao , Một đám cưới)

(308) - Xin ông bà cho phép chúng con khám lẫn nhau.

ï (Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví)

(309) - Cháu lạy ông, vợ chồng cháu có thất thế điều gì xin ông bỏ qua,

(310) - Chị hai ơi !Nay em được cô khen hết lời bởi vì em giải được bài toán thật khó. Cả lớp không ai làm được. Cách làm của em đến cô cũng chưa nghĩ tới.

(311) -Thôi tôi xin bà đừng nói khéo.

(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví) (312) Con xin mẹ.

(313) Tôi xin thầy xin cô tha thứ cho cháu lần này.

(314) Mẹ xin con đấy(yêu cầu con chăm chỉ học hành đừng chơi bời lêu

lổng)

Bản thân xin là một động từ ngôn hành, tuy nhiên hành động xin có thể thực hiện bằng phương tiện phi ngôn ngữ như:

(309) Cháu lạy ông, vợ chồng cháu có thất thế điều gì xin ông bỏ qua, ông đừng để bụng.

(310) - Chị hai ơi !Nay em được cô khen hết lời bởi vì em giải được bài toán thật khó. Cả lớp không ai làm được. Cách làm của em đến cô cũng chưa nghĩ tới.

(311) - Thôi chị xin em. Đừng để cha mẹ ảo tưởng vì em nữa.

(312) Con xin mẹ (mẹ hãy tha thứ cho con).

(313) Tôi xin thầy xin(tha thứ lỗi lầm cho học sinh).

(314) Mẹ xin con đấy (mong muốn con chăm chỉ học hành, đừng chơi bời lêu lổng).

Câu có động từ ngôn hành xin thường mang ý nghĩa yêu cầu, mong mỏi

người tiếp nhận chuyện tha thứ cho mình (312) hay cho một người khác (313) hoặc bớt giận (309) hoặc đừng nói dối, nói phét (311) nữa.

Khi xin được dùng như một động từ tình thái với một động từ ngôn hành làm bổ ngữ, nghĩa riêng của nó bị mờ đi (ngay cả nghĩa thỉnh cầu). Chính vì vậy vai trò chủ yếu của nó là báo hiệu một phát ngôn ngôn hành. Thông thường đi theo xin còn có từ có lời /xin có lời làm cho động từ đi sau nó có được tính ngôn hành chắc chắn như :

Con xin có lời chính thức hỏi Mai làm vợ.

Trong giao tiếp, người Việt dùng xin / xin có lời làm cho câu nói không dùng động từ ngôn hành cũng mang ý nghĩa ngôn hành.

VD : Tôi xin gửi lời thăm gia đình anh.

Tôi có lời chia buồn với những mất mát mà anh đang phải gánh chịu.

Đối với câu ngôn hành có xin, ngoài giá trị ngôn trung thực sự của nó, còn có giá trị dụng pháp đáng lưu ý là: nó có tác dụng làm giảm bớt ấn tượng nặng nề trong giao tiếp.

(1): Đề nghị các đồng chí giơ tay biểu quyết.

Gửi đến bạn lời chúc mừng hạnh phúc.

Cảm ơn về sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm và các bạn.

(1’):Xin đề nghị các đồng chí giơ tay biểu quyết .

Tôi xin gửi đến bạn lời chúc mừng hạnh phúc.

Emxin cảm ơn về sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm và các bạn.

Các cách nói lần lượt trong trường hợp (1) nhẹ nhàng, thân ái, trang trọng và lịch sự hơn trong trường hợp (1’). Sự hiện diện của động từ ngôn hành xin ở ngôi thứ nhất đã biến tất cả nội dung chính của mệnh đề sau nó trong câu thành một lời xin khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn, thật dễ nghe. Và hệ quả là các cách nói này tạo ấn tượng tốt và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Thông thường thì những câu cầu khiến trực tiếp với phương thức dùng động từ ngôn hành luôn làm giảm tính lịch sự của lời cầu khiến. Lời yêu cầu, đề nghị, có phần cứng nhắc, sắc thái mệnh lệnh cao. Tuy nhiên sự hiện diện của xin trong các trường hợp này thì ngược lại, làm giảm sắc thái mệnh lệnh;

lời yêu cầu, đề nghị, mời mọc nhẹ nhàng, thân thiện, mềm mỏng hơn. Bên cạnh

xin, động từ ngôn hành mời cũng mang sắc thái ý nghĩa đó. Đối với những câu

cầu khiến có lực ngôn trung là mời mọc thì sự xuất hiện của mời tăng thêm sắc thái lịch sự cho hành động cầu khiến, so sánh :

(315) Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước xơi trầu đã.

(Nam Cao ,Một đám cưới) (316) Mời ông ngồi xuống đây.

(317)Mời bà vào nhà xơi nước.

Với :

(315’) Vâng! Bà cứ ngồi xuống đây thư thả xơi nước xơi trầu đã.

Rõ ràng những câu (315), (316), (317) lịch sự, trang trọng, nhã nhặn hơn những câu (315’), (316’), (317’)

Trong khi mời mọc, nếu người mời có vị thế giao tiếp hoặc vai xã hội thấp hơn người được mời thì người Việt thường dùng cấu trúc câu đầy đủ, trọn vẹn, khuyết chủ ngữ thì được coi là lời mời chưa đủ lễ độ. Đồng thời, trong câu thường xuất hiện tiểu từ tình thái ạ có tác dụng tăng thêm lực thỉnh cầu. Đây cũng chính là dấu hiệu lịch sự trong các phát ngôn mời mọc.Ví nhưMời ông vào

xơi cơm không lễ độ, lịch sự và dễ nghe bằng Cháu mời ông vào xơi cơm .

ngược lại, đối với ĐTNH bảo xuất hiện trong câu cầu khiến có tác dụng tạo và làm tăng thêm sắc thái mệnh lệnh.

(318) Mẹ bảo con ra đóng cửa lại.

(319) Bố bảo im mà.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)