2 Hành động cầu khiến
1.3 Phương thức dùng vị từ, phụ từ tình thái
Người Việt dùng câu cầu khiến để ra lệnh, bày tỏ ý muốn nhờ vả, yêu cầu người nhận lệnh thực hiện hành động được nêu nên trong câu. Để biểu thị ý nghĩa cầu khiến có nhiều phương thức khác nhau. Việc dùng phụ từ là một trong những phương thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến của người Việt, đặc biệt là trên các đầu báo thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, trong phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật hay trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày…
Ngữ liệu thu thập được gồm 143 câu cầu khiến có sự tham gia của phụ từ- vị từ tình thái . Trong đó có sử dụng hãy (45 câu), đừng (31 câu), chớ (6câu),
cần/cân phải (29 câu), phải (15 câu), nên (11câu), cứ (6 câu). Như vậy việc dùng phụ từ biểu hiện ý nghĩa cầu khiến xuất hiện nhiều nhất trong cách thể hiện hành động cầu khiến của người Việt.
Thông qua các ngữ liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy:
Về vị trí : Phụ từ cầu khiến luôn đứng trước động từ vị ngữ (vị từ)
Xét trong mối quan hệ với chủ ngữ ngữ pháp, chúng xuất hiện trong các kiểu câu khác nhau.
+ Câu không có mặt chủ ngữ ngữ pháp (trường hợp này xuất hiện với tần số cao).
VD : Hãy nhớ lấy lời tôi.
(Tố Hữu)
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn.
(Phan Bội Châu)
Cần phải có luật hè phố.
(Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 1091)
+ Câu có mặt chủ ngữ ngữ pháp thường xuất hiện trong đoạn hội thoại trực tiếp.
* Ở ngôi thứ nhất.
VD : Bọn đàn em thì bàn nhỏ : “Thằng mọt già ấy chết anh em mình nên
* Ở ngôi thứ hai.
VD : Con cần phải chăm chỉ học hành.
* Ở ngôi thứ ba.
VD : Cô ấy nên quan tâm đến việc nội trợ.
Các phụ từ thể hiện ý nghĩa cầu khiến thường xuất hiện là : Hãy(hẵng), đừng (có/ có mà), chớ (có/ có mà), cần (có/ phải),phải, nên(không nên), không được, cứ…
Dùng phụ từ tạo ý nghĩa cầu khiến phần lớn trường hợp tạo sắc thái trung hoà, khách quan, thường xuất hiện trong văn bản viết. Nếu dùng nhiều quá trong đời sống hàng ngày thì được coi là “dấu hiệu của một sự giả tạo nhất định” (Lê Văn Lý)
Kiến trúc của câu cầu khiến có sự tham gia của vị từ phụ từ tùnh thái trên cơ sở là câu trần thuật. Bởi vì trong câu trần thuật nếu như thêm các phụ từ này vào sẽ biến câu trần thuật thành câu cầu khiến.
VD : Thử, giữ, sử dụng ma tuý.(câu trần thuật)
Không thử, không giữ, không sử dụng ma tuý. (câu cầu khiến)
Dùng vị từ phụ từ tình thái khác nhau dẫn đến hệ quả là phát ngôn mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. Nếu như nhóm hãy, đừng, chớ biểu thị ý nghĩa cầu khiến khuyên nhủ, ra lệnh…cho người nhận lệnh thực hiện/ không thực hiện hành động nêu lên trong câu thì nhóm cần, phải, nênbiểu thị ý nghĩa cầu khiến cần thực hiện hành động ấy.
Mặt khác với nhóm phụ từ hãy, đừng, chớ tuy cùng biểu thị lời cầu khiến khuyên nhủ, cầu xin, ra lệnh…nhưng nếu xét trong cùng một mặt bằng ngôn ngữ thì sự xuất hiện củahãytạo hành động ngôn ngữ đối lập với đừng, chớ.
VD : (a) Hãy sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
(a’) Đừng/ chớ sống, chiến đấu…
Câu (a): Khuyên người ta thực hiện theo.
Câu (a’): Khuyên người ta không nên thực hiện theo.
Như vậy, phụ từ hãy biểu thị ý khuyên nhủ, cầu xin, ra lệnh…mang ý nghĩa khẳng định, có sắc thái trung hòa và cần phải thực hiện theo hành động được nêu lên trong câu. Còn phụ từ đừng (có/ có mà); chớ (có/ có mà) cũng
nhưng lại mang ý nghĩa phủ định, biểu thị ý cầu khiến khuyên răn, ngăn cấm, không được thực hiện cái hành động nêu lên trong câu ấy.
Nhóm vị ï từ cần, phải, nên cùng mang ý nghĩa yêu cầu/ đề nghị thực hiện hành động được nêu lên trong câu, nhưng nếu như phải mang tính áp đặt cao, có nghĩa ép buộc, không cho phép người nghe từ chối thì nên, cần lại là lời khuyên nhủ và do vậy hành động đó được thực hiện hay không thì tuỳ thuộc vào người nghe.
Qua ngữ liệu thu thập về hành động cầu khiến trong tiếng Việt của người Việt, chúng tôi nhận thấy ngữ liệu ấy chủ yếu được diễn đạt trong ba loại phong cách : văn chương nghệ thuật, báo công luận và sinh hoạt hàng ngày .Các từ này xuất hiện ở hai dạng câu (xét trong mối quan hệ với chủ ngữ ngữ pháp)
+ Trong câu không có mặt chủ ngữ ngữ pháp. + Trong câu có mặt chủ ngữ ngữ pháp.
2.2.1 Dạng tỉnh lược chủ ngữ ngôi thứ hai
Câu không có mặt chủ ngữ ngôi thứ hai xuất hiện với tần số cao trong
trường hợp có sự tham gia của các vị từ phụ từ tình thái. Hầu hết các câu cầu khiến đều ở dạng thức này và thể hiện nhiều nhất trong phong cách nghệ thuật báo công luận. Trong tổng số 143 câu có sự tham gia của phụ từ, vị từ tình thái, mà chúng tôi thu thập được thì dạng câu này thể hiện qua 123 câu.
Cấu trúc của nó cho thấy đây là những câu cầu khiến bị tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai (có cấu tạo không hoàn chỉnh). Trên bề mặt của câu chỉ có một thành phần hiện hữu. Nói một cách cụ thể là cấu trúc của nó bao gồm : vị từ,
phụ từ tình thái (hãy, đừng, chớ…)đứng ở đầu câu sau đó đến vị từ …. còn chủ
ngữ không hiện hữu(được hiểu ngầm, ẩn trong bối cảnh,bên ngoài văn cảnh).
Câu cầu khiến ở dạng này được khái quát bằng các biểu thức : hãyP, đừngP, chớP, cần P, phải P, nên P…
2.2.1.1 Biểu thức “Hãy P”
Kiến trúc trên cơ sở là cấu trúc của câu trần thuật. Trong cách diễn đạt của người Việt, phụ từ hãy thường đứng ở vị trí đầu câu, có thể trình bày như sau :
(121) Hãy để cô ta ngồi đấy giữa hàng chồng lốp ô tô.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) (122) …Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước…
(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước) (123) Hãy tự chăm lo cho sức khoẻ của bản thân.
(124) Hãy nhớ lấy lời tôi.
(125) Hãy ngủ, ngủ cho ngoan.
(126) Hãy trả lại vị trí xứng đáng cho người thầy.
(127)Chả hôm ấy thì hôm nay vậy.
Hãy ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
(Kim Lân, Vợ nhặt) (128) Hãy ra nhà sách cùng với tớ.
(129) Hãy đi ngủ và thức dậy sớm. (130) Hãy giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
(131) Hãy thực hiện đúng nội quy, nề nếp trường lớp. (132) Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
(133) Hãy để xa tầm tay của trẻ.
(134)Hãy để xe đúng nơi quy định.
(135) Hãy ăn thêm chút nữa.
(136) Hãy cắt và điền đầy đủ thông tin vào phiếu”trao đổi sách”dưới đây gửi về tòa soạn Mực tím.
(Báo Mực tím, số 638, Trao đổi sách, tr 17)
(137)Hãy diễn tả cảm giác tột cùng, phấn khích tột đỉnh do chính bạn
chụp hoặc sưu tầm trong sách báo.
(Mực tím, số 273, tr 24)
(138) Hãy thông cảm với nỗi đau khổ của ngư dân.
(139) Hãy khai thác nét đẹp cao quý trong con người bạn qua các môn nghệ thuật
(Báo Tiếp thị và Gia đình, ra 1/1/04, tr 45)
(140) Hãy luôn nghĩ sự đoàn tụ rồi cùng bạn bè, người thân đón một năm
mới thật vui.
(Báo Tiếp thị và Gia đình, 01/04, tr 45) (141) Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cách tập thể dục.
(Báo Tuổi trẻ, 10/10/04) 142) Hãy quên đi quá khứ để sống với tương lai.
(Báo Tiếp thị và Gia đình 10/1/04, tr 43 “Ngày mai sẽ ra sao”) (143) Hãy nâng niu bàn tay bạn.
(Báo Phụ nữ Ấp Bắc, số 127 tr 114)
(144)Hãy chịu đựng chứ đừng than thở gì khi không thể thay đổi được.
(Đắc nhân tâm, NXB Thanh niên 3/01, tr 2) (145) Hãy dùng lời nói thay tiền bạc.
(Đắc nhân tâm, NXB Thanh niên 3/01, tr 119) (146) Hãy ký tên “vì công lý”.
(Báo Thanh niên, số 225) (147) Hãy giảm cân đừng giảm tuổi thọ.
(Tạp chí Tiếp thị và Gia đình, 11/ 03 tr 66, Khoẻ mạnh) (148) Hãy biết sống và vị tha.
(Tạp chí “Đàn ông tri thức và cuộc sống” số 77) (149) Hãy đến với đêm trăng.
(Báo Tuổi trẻ, số 218 tr1) (150) Hãy yên lòng mẹ ơi!
(Báo Phụ nữ, số 8/04 tr8, “Chút tình gửi gió”) (151) Hãy làm theo sáu tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
(152) Hãy lắng nghe điều trẻ em hỏi.
(Báo Người lao động, số 3042, 7/04 tr 10) (153) Hãy cứu lấy những trái tim non.
(Báo Người lao động, sô3042, 7/04 tr5)
(154) Hãy vì những số phận đáng thương mà ký tên “Vì công lý”để ủng hộ những số phận bất hạnh.
(Báo Tuổi trẻ, số 202 “Chất độc da cam”) (155)Hãy đặt tình người lên cao nhất trong lúc xử lí các tình huống.
(156) Hãy góp tay xoa dịu nỗi đau da cam.
(Báo Tuổi trẻ, số 202, 21/10/04) (157) Hãy buộc những kẻ gây tội ác phải chịu trách nhiệm.
(Báo Tuổi trẻ, số 239 tr1.04)
(158) Hãy cố gắng xây dựng tương lai của mình bằng chính nghị lực của bản thân.
(Báo Mỹ thuật số 2/04 “Kết hôn giả” tr 37)
(159) Hãy đảm bảo lượng thức ăn hàng ngày để đáp ứng đjủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
(Tạp chí Thời trang trẻ số 06(233), 2/04 “Đạm chưa hẳn đã tốt) (160) Hãy để cho sự kỳ diệu của kỹ thuật số làm phong phú thêm cuộc sống của bạn.
(Tạp chí Thời trang trẻ, số 6/233, tr 29, “Tiện nghi phòng khách”)
Hãy là từ khẳng định, có sắc thái trung hòa, biểu thị ý cầu khiến khuyên
nhủ (17/45 câu), có tần số xuất hiện nhiều nhất.Đó là các câu (123), (125), (129), (132), (133), (138), (139), (140), (141), (142), (143), (144), (147),(148), (152), (158), (159).
Ở hành động ngôn ngữ khuyên nhủ thì lợi ích của việc thực hiện thuộc về người nghe. Ví dụ:
Câu(123): Đây là lời khuyên nhủ của bác sĩ dành cho bệnh nhân. Việc tự
sức khoẻ là vô cùng cần thiết, có thể nói có sức khoẻ con người có tất cả : Công việc, tiền tài, hạnh phúc…
Câu(129) cũng là lời khuyên của bác sĩ. Hành động đi ngủ và thức dậy sớm có lợi cho sức khoẻ của mọi người (trong đó có người nghe)
Câu(142) việc quên đi quá khứ giúp cho con người sống tốt đẹp hơn, không phải mãi dằn vặt bản thân hay ám ảnh với mặc cảm tội lỗi. Chỉ khi nào những con người lầm đường lạc lối ấy quên được quá khứ, thì mới hướng đến được tương lai phấn đấu một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trạng thái tâm lý này rất quan trọng đặc biệt là đối với những người hoàn lương mà trong quá khứ đã trót mắc phải sai lầm.
Hầu hết những câu cầu khiến có hành động tại lời là khuyên nhủ có phụ từ hãy thể hiện lời khuyên của bác sĩ đối với bệnh nhân, của những người làm pháp luật đối với công dân của đất nước, của thầy cô giáo đối với học sinh… Những lời khuyên này mang một giá trị chân lý nhất định, mang tính khách quan và mang lợi ích đến cho người nghe ở nhiều phương diện.
Hành động ngôn ngữ khuyên nhủ mang tính bắt buộc ở mức độ thấp. Mặc dù hiểu được mục đích của hành động nhưng người nghe có quyền quyết định thực hiện hay không. Đặc biệt khi trong câu cầu khiến có sự tham gia của phụ từ hãy khiến cho lời khuyên tựa như lời kêu gọi, động viên hành động, đôi khi không mang tính bắt buộc.
Ví như câu (141): Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cách tập thể dục.
Xét lợi ích của hành động tập thể dục thuộc về người nghe nhưng đâu phải ai cũng bắt đầu một ngày mới bằng cách tập thể dục? Việc tập thể dục
hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của con người, của người nghe. Vì sức khoẻ của cộng đồng nên cũng có thể coi đây là lời kêu gọi động viên hành động.
Đối với mối quan hệ của các nhân vật trong giao tiếp, chúng tôi nhận thấy cương vị xã hội của người nói cao hơn người nghe: nhà chính trị đối với công dân, thầy thuốc đối với bệnh nhân…vả lại trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng thì người nói là người bậc trên, người nghe là người bậc dưới. Điều này góp phần quan trọng đối với mục đích của hành động phát ngôn và hiệu quả của giao tiếp.
hành động ngôn ngữ khuyên nhủ, 14/40 trường hợp. Hành động ngôn ngữ yêu cầu/ đề nghị thể hiện ở các câu (120), (126), (138), (146), (149), (150), (153), (154), (155), (156), có đặc điểm như sau:
+ Hành động yêu cầu/ đề nghị có tính bắt buộc cao hơn so với hành động khuyên nhủ, thỉnh cầu.
+ Lợi ích của hành động được thực hiện thuộc về người nói hoặc không thuộc về người nghe.
+ Người nói có vị thế giao tiếp cao hơn người nghe và thường xuất hiện trong những bối cảnh giao tiếp mang tính chất nghi thức, trang trọng và lịch sự.
Hành động ngôn ngữ thỉnh cầu có tính bắt buộc ở mức độ trung bình và cao hơn so với khuyên nhủ. Khi phát ngôn, người nói mong muốn hành động được thực hiện. Nhưng đây chỉ là ước vọng còn việc được thực hiện hay không tùy thuộc vào người nghe. Hành động được thỉnh cầu trong câu mang tính cần thậm chí cấp thiết. Ở những ví dụ được nêu chủ yếu trên các đầu báo thuộc phong cách ngôn ngữ báo công luận, vấn đề được đặt ra là vấn đề của toàn xã hội như những trái tim non cần được cứu vớt (153), những số phận đáng thương nạn nhân của chất độc màu da cam cần được ký tên ủng hộ (154), (156),… yêu cầu của người viết (nói) đối với người nghe (đọc) là tất cả mong mỏi mà họ gởi gắm. Vì vậy đây là hành động thỉnh cầu. Việc dùng phụ từ hãy khiến cho lời thỉnh cầu thêm tha thiết và biểu đạt dụng ý hãy thực hiện hành động. Trong trường hợp này thì người nói có vị thế thấp hơn hoặc ngang bằng với người nghe.
Bên cạnh hành động khuyên nhủ, yêu cầu, thỉnh cầu, đề nghị, người Việt còn sử dụng phụ từ hãy để bộc lộ ý nghĩa cầu khiến ra lệnh. Đây là một trong những cách nói quen thuộc của người Việt nhằm làm giảm thiểu sắc thái mệnh lệnh của câu. Các câu biểu thị hành động ra lệnh là (121), (130), (131), (134), (157). Nếu như ở hành động đề nghị, người nói có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc ngang bằng với người nghe thì ở hành động ra lệnh người nói với vị thế, quyền uy cao hơn người nghe. So với câu mệnh lệnh thiếu vắng phụ từ hãy thì những câu này giảm hẳn sắc thái mệnh lệnh Lối mệnh lệnh này thường dùng để biểu thị sự khuyến khích với giọng nói trầm tĩnh hay trong những lối thỉnh nguyện, nghĩa là trong lời nói hơi cao quý, nó được dùng rất ít trong ngôn ngữ thường
ngày. Dùnghãynhiều quá trong lời nói là dấu hiệu của một sự giả tạo nhất định
(Lê Văn Lý). Cái “lời nói hơi cao quý” ấy được biểu hiện nhiều nhất trong ngôn ngữ báo công luận, trong hoàn cảnh giao tiếp ở cơ quan, những nơi công
sở. Hành động ngôn từ ra lệnh có sự tham gia của phụ từ hãy gần gũi với hành động ngôn từ đề nghị và dễ bị nhầm lẫn. Câu Hãy làm theo sáu tiêu chuẩn của
gia đình văn hoá (151) không phải là hành động đề nghị bởi vị thế giao tiếp của
người nói cao hơn người nghe và hành động được nêu trong câu mang tính bắt buộc cao. Còn ở hành động đề nghị thì người nói có vị thế giao tiếp thấp hơn. Vấn đề được nêu lên trong câu mới chỉ là đề nghị còn hành động ấy được thực hiện hay không lại phụ thuộc vào người nghe.
Ngoài ra, người Việt còn sử dụng phụ từ hãy để biểu thị ý nghĩa cầu khiến rủ rê, mời mọc (128), (135) và còn một số hành động ngôn từ khác. Trong lời mời mọc, sự có mặt của phụ từ hãy có tác dụng làm tăng thêm tính lịch sự của lời mời, đồng thời lời mời trở nên tha thiết, chân thành hơn.
2.2.1.2 Biểu thức “ Đừng P”
Biểu thức này được kiến trúc trên cơ sở cấu trúc câu trần thuật và có các đặc điểm sau:
− Thường đứng ở đầu câu
− Biểu thị ý cầu khiến khuyên nhủ, cầu xin ra lệnh
− Có sắc thái trung hoà và mang ý nghĩa phủ định, khuyên răn, ngăn cấm không thực hiện hành động được nêu lên trong câu.
Sau đây là một số câu có phụ từ đừng tham gia vào việc tạo ý nghĩa cầu khiến.
(161) Đừng phá của công.
(162) Em ơi ! Đừng hát nữa lòng anh đau.
Mẹ ơi! Đừng khóc nữa!Dạ con sầu.
Cánh đồng im phăng phắc Để con đi giết giặc…
(Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống)
(163) Đừng thấy người ta giàu mà ham. (164) Đừng có tưởng bở.
(165)Đừng hung tợn thế! Em van mình.
Mặc tôi! Mặc tôi
Em lạy mình đấy! Thương em chứ
(166) Lần này về đừng có hút lại nữa nhé.
(167) … Xếp bút nghiên mà tu dưỡng tinh thần
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn…
(168)Đừng bắn!
(169) Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(170) Đừng bao giờ tỏ ra quá bênh vực chomột trong hai đứa trẻ.
(Tạp chí Thông tin số 8-1996) (171) Tôi quấy cho mình một chút bột sắn cho mình ăn nhé.
Không ăn!Đừng hỏi gì lôi thôi.
(Nam Cao, Nước mắt) (172) Đừng phá của công.
(173) Đừng nghĩ nướng bánh mì là công việc không xứng với tư cách của bạn cha ông của bạn đã xem việc nướng bánh mì như một cơ hội.
(Báo Thể thao ngày nay 16/8/04, tr 10) (174) Đừng đẩy ngư dân vào tâm bão.