1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

117 973 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

MỤC LỤC Đề mục Trang Lời cảm ơn i Tóm tắt luận văn ii Mục lục iii Danh sách bảng biểu vi Danh sách hình ảnh viii Danh mục chữ viết tắt ix CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2 1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ SỐ XÃ HỘI 5 2.1.1 Cấp độ phân tích 5 2.1.2 Khái niệm về chỉ số khách quan và chỉ số chủ quan trong nghiên cứu chất lượng cuộc sống 5 2.1.3 Sử dụng một loại chỉ số hay đa dạng các loại chỉ số 7 2.2 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 8 2.2.1 Các hướng tiếp cận lý thuyết 8 2.2.2 Nhận định của các chuyên gia 11 2.2.3 Hướng tiếp cận phù hợp cho đo lường “chất lượng cuộc sống sinh viên” 14 2.3 GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 15 2.3.1 Giới thiệu mô hình WHOQOLBREF 15 2.3.2 Giới thiệu mô hình “Chất lượng cuộc sống trong môi trường đại học” (QCL) 16 2.3.3 Thực tế Việt Nam và ý tưởng kết hợp nghiên cứu WHOQOLBREF và QCL trong nghiên cứu chất lượng cuộc sống sinh viên đại học hệ chính quy khoa Quản lý công nghiệp 17 2.4 TỔNG KẾT CHƯƠNG 18 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ 19 3.1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH 19 3.1.1 Đại học quốc gia 19 3.1.2 Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh 21 3.2 KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 24 3.2.1 Sứ mạng 24 3.2.2 Giới thiệu chung 24 3.2.3 Chương trình đào tạo 26 3.2.4 Vài dòng của sinh viên về khoa quản lý công nghiệp 28 CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29 4.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 29 4.1.1 Nghiên cứu tại bàn 29 4.1.2 Nghiên cứu định tính 29 4.1.3 Nghiên cứu định lượng 30 4.1.4 Trình bày nghiên cứu 31 4.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 31 4.2.1 Thiết kế thảo luận nhóm 32 4.2.2 Thiết kế nghiên cứu bằng phỏng vấn 34 4.2.3 Sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ 35 4.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 36 4.3.1 Mô hình nghiên cứu 36 4.3.2 Chọn mẫu 37 4.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo 38 4.3.4 Xử lý dữ liệu 39 4.3.5 Phương pháp luận 40 CHƯƠNG 5 NỘI DUNG LUẬN VĂN 44 5.1 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 44 5.1.1 Thảo luận nhóm 44 5.1.2 Phỏng vấn chuyên gia 47 5.1.3 Nghiên cứu định tính qua bảng khảo sát 49 5.2 LƯỢNG HÓA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 50 5.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 50 5.2.2 Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn của biến quan sát với Skewness và Kurtosis 51 5.2.3 Đánh giá thang đo 51 5.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) 56 5.3 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 60 5.3.1 Chất lượng cuộc sống của sinh viên chính quy quản lý công nghiệp 60 5.3.2 Giới tính và chất lượng cuộc sống 67 5.3.3 Niên khóa và chất lượng cuộc sống 68 5.3.4 Nơi ở và chất lượng cuộc sống 68 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 72 6.1 KẾT LUẬN 72 6.2 ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP: 74 6.2.1 Hướng cải thiện “mức độ thỏa mãn với bản thân” 74 6.2.2 Hướng cải thiện “sự hổ trợủng hộ của gia đìnhbạn bè” 75 6.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 76 6.4 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN 76 6.4.1 Vài gợi ý của tác giả cho hướng phát triển nghiên cứu tại khoa Quản Lý Công Nghiệp 77 6.4.2 Vài gợi ý của tác giả cho hướng phát triển tại các khoa khác tại Đại học Bách Khoa TP.HCM 78

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA

SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG DUY

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 3

Đại Học Quốc Gia TP.HCM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA

-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc -

Số : _/BKĐT KHOA: Quản lý Công nghiệp NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BỘ MÔN: Tiếp thị - Quản lý HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN TRỌNG DUY MSSV: 70600348 NGÀNH : QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LỚP: QL06BK01 1 Đầu đề luận văn: NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 2 Nhiệm vụ: Đề tài được thực hiện với đối tương nghiên cứu là sinh viên Quản Lý Công Nghiệp- Đại học Bách Khoa với những mục tiêu như sau: - Tổng quan mô hình lý thuyết về đo lường chất lượng cuộc sống trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam, và từ đó lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu - Xác định các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống - Lượng hóa các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống - Thống kê và mô tả trạng thái chất lượng cuộc sống hiện tại cùng với các yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống 3 Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 20/09/2010 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/01/2011 5 Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn: ThS Trần Minh Thư 100% Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa Ngày tháng năm 2010 CHỦ NHIỆM KHOA (Ký và ghi rõ họ tên) NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: ThS TRẦN MINH THƯ Người duyệt (chấm sơ bộ):

Đơn vị:

Ngày bảo vệ:

Điểm tổng kết:

Nơi lưu trữ luận văn:

Trang 4

LỜI CẢM ƠN



Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều thầy cô, bạn bè và gia đình Vì vậy, tác giả xin dành vài dòng trước khi bắt đầu luận văn để gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã hỗ trợ và giúp đỡ

Trước hết tác giả xin cảm ơn đến cô Trần Minh Thư Cô đã dành sự hướng dẫn cho tác giả không chỉ với vai trò của giáo viên hướng dẫn mà còn hơn thế Cô không chỉ dành tin thần trách nhiệm cao nhất để hướng dẫn cho tác giả, mà sự tận tâm và vô tư

Kế đến tác giả xin cảm ơn cô Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, cô Trương Thị Lan Anh, cùng rất nhiều bạn sinh viên các khóa 2006, 2007, 2008 và 2009 đã trực tiếp hỗ trợ trong việc thu thập thông tin cho nghiên cứu

Tác giả cũng dành vài dòng để cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và cũng như những hi sinh của ba mẹ nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho tác giả

Cuối cùng và cũng không thể thiếu là lời cảm ơn dành cho các tất cả thầy cô đã dày công dạy dỗ, đã luôn giúp đỡ tác giả trong học tập, tích lũy kiến thức lẫn truyền đạt kinh nghiệm

Trân trọng cảm ơn!

Sinh viên Nguyễn Trọng Duy

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

“Vươn tới trình độ khu vực Đông Nam Á và thế giới" là mục tiêu phấn đấu của Đại học Bách Khoa cũng như khoa Quản Lý Công Nghiệp, vì vậy nhiều năm qua trường và khoa đã chú trọng nhiều đến nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, một trong những nhân tố giữ vai trò không kém phần quan trọng cho “mục tiêu vươn tầm khu vực” là sinh viên (là sản phẩm cuối cùng của quá trình đào tạo), dường như chưa được nghiên cứu nhiều Chính vì thế người nghiên cứu 1đã tìm hiểu về những nghiên cứu đo lường “chất lượng cuộc sống” và các yếu tố ảnh hưởng đến “chất lượng cuộc sống” của sinh viên với mục tiêu chính để cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản lý giáo dục trong các quyết định của họ Loại hình nghiên cứu này không mới mẻ, nhưng ứng dụng cho đối tượng

là sinh viên và trong quản lý trường đại học lại rất mới mẻ và chỉ mới được thế giới quan tâm nhiều từ năm 2005 đến nay

Do nguồn lực tương đối bị giới hạn (tài chính và thời gian eo hẹp) nên nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp này chỉ tập trung vào nghiên cứu “chất lượng cuộc sống” và các yếu tố tác động đến “chất lượng cuộc sống” của sinh viên đại học hệ chính quy thuộc khoa QLCN Chính vì chỉ mới nghiên cứu trên một nhóm rất nhỏ đối tượng sinh viên

mà loại đề tài này còn nhiều cơ hội mở rộng nghiên cứu trên những nhóm đối tượng khác như: các chương trình học khác ngoài hệ đại học chính quy (tiên tiến, liên kết, cao học, …), cũng như triển khai cho 10 khoa còn lại thuộc trường Đại học Bách Khoa

Trong nghiên cứu này, khái niệm “chất lượng cuộc sống” được sử dụng theo định

nghĩa của Tổ chức y tế thế giới là “Nhận thức của một cá nhân về vị trí của mình trong cuộc sống đặt trong ngữ cảnh của văn hóa và hệ thống giá trị của xã hội mà người đó đang sống; và trong sự tương quan với những mục tiêu cuộc đời, những kỳ vọng, những tiêu chuẩn và những mối quan tâm.” (Lược dịch theo WHOQOL group, 1994) Bên cạnh

các yếu tố tác động đến “chất lượng cuộc sống” được người nghiên cứu kế thừa từ 2 mô

hình WHOQOL-BREF và QCL; người nghiên cứu đã phát hiện 2 yếu tố mới tác động đến

“chất lượng cuộc sống” của đối tượng nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính

Thêm vào đó, tác giả đã thu thập dữ liệu định lượng và dữ liệu định lượng cũng đã

giúp xác định được “chất lượng cuộc sống” và khẳng định 6 trong tổng số 8 yếu tố trong

mô hình nghiên cứu là có tác động đến chất lượng cuộc sống của sinh viên đại học hệ chính quy thuộc khoa QLCN

1

Trong tài liệu này “người nghiên cứu” và “tác giả” đều cùng là một người, nhưng được sử dụng với 2 đại từ khác nhau để tránh nhàm chán trong hành văn

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Tóm tắt luận văn ii

Mục lục iii

Danh sách bảng biểu vi

Danh sách hình ảnh viii

Danh mục chữ viết tắt ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ SỐ XÃ HỘI 5

2.1.1 Cấp độ phân tích 5

2.1.2 Khái niệm về chỉ số khách quan và chỉ số chủ quan trong nghiên cứu chất lượng cuộc sống 5

2.1.3 Sử dụng một loại chỉ số hay đa dạng các loại chỉ số 7

2.2 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 8

2.2.1 Các hướng tiếp cận lý thuyết 8

2.2.2 Nhận định của các chuyên gia 11

2.2.3 Hướng tiếp cận phù hợp cho đo lường “chất lượng cuộc sống sinh viên” 14

2.3 GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 15

2.3.1 Giới thiệu mô hình WHOQOL-BREF 15

2.3.2 Giới thiệu mô hình “Chất lượng cuộc sống trong môi trường đại học” (QCL) 16

2.3.3 Thực tế Việt Nam và ý tưởng kết hợp nghiên cứu WHOQOL-BREF và QCL trong nghiên cứu chất lượng cuộc sống sinh viên đại học hệ chính quy khoa Quản lý công nghiệp 17

2.4 TỔNG KẾT CHƯƠNG 18

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ 19

3.1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH 19

3.1.1 Đại học quốc gia 19

Trang 7

Đề mục Trang

3.1.2 Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh 21

3.2 KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 24

3.2.1 Sứ mạng 24

3.2.2 Giới thiệu chung 24

3.2.3 Chương trình đào tạo 26

3.2.4 Vài dòng của sinh viên về khoa quản lý công nghiệp 28

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29

4.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 29

4.1.1 Nghiên cứu tại bàn 29

4.1.2 Nghiên cứu định tính 29

4.1.3 Nghiên cứu định lượng 30

4.1.4 Trình bày nghiên cứu 31

4.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 31

4.2.1 Thiết kế thảo luận nhóm 32

4.2.2 Thiết kế nghiên cứu bằng phỏng vấn 34

4.2.3 Sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ 35

4.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 36

4.3.1 Mô hình nghiên cứu 36

4.3.2 Chọn mẫu 37

4.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo 38

4.3.4 Xử lý dữ liệu 39

4.3.5 Phương pháp luận 40

CHƯƠNG 5 NỘI DUNG LUẬN VĂN 44

5.1 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG44 5.1.1 Thảo luận nhóm 44

5.1.2 Phỏng vấn chuyên gia 47

5.1.3 Nghiên cứu định tính qua bảng khảo sát 49

5.2 LƯỢNG HÓA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 50

5.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 50

5.2.2 Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn của biến quan sát với Skewness và Kurtosis 51

5.2.3 Đánh giá thang đo 51

5.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) 56

5.3 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 60

Trang 8

Đề mục Trang

5.3.1 Chất lượng cuộc sống của sinh viên chính quy quản lý công nghiệp 60

5.3.2 Giới tính và chất lượng cuộc sống 67

5.3.3 Niên khóa và chất lượng cuộc sống 68

5.3.4 Nơi ở và chất lượng cuộc sống 68

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 72

6.1 KẾT LUẬN 72

6.2 ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP: 74

6.2.1 Hướng cải thiện “mức độ thỏa mãn với bản thân” 74

6.2.2 Hướng cải thiện “sự hổ trợ/ủng hộ của gia đình/bạn bè” 75

6.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 76

6.4 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN 76

6.4.1 Vài gợi ý của tác giả cho hướng phát triển nghiên cứu tại khoa Quản Lý Công Nghiệp 77

6.4.2 Vài gợi ý của tác giả cho hướng phát triển tại các khoa khác tại Đại học Bách Khoa TP.HCM 78

Tài liệu tham khảo

Phụ lục A: danh sách các nhóm thảo luận

Phụ lục B: bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ

Phụ lục C.1: bảng câu hỏi khảo sát định lượng

Phụ lục C.2: dánh sách biến và thang đo

Phụ lục D.1: nghiên cứu mô tả

Phụ lục D.2: cronbach’s alpha

Phụ lục D.3: phân tích nhân tố khẳng định (cfa)

Phụ lục D.4: mô hình cấu trúc (sem)

Phụ lục D.5 kiểm định bootstrap

Phụ lục D.6 chất lượng cuộc sống

Phụ lục E Điểm trung bình của từng biến quan sát

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Sinh viên và nhu cầu Ký Túc Xá (KTX) 1

Bảng 1.2 Nhu cầu thông tin 3

Bảng 2.1 Tóm tắt đầu chương 2 4

Bảng 2.2 So sánh điểm mạnh và điểm yếu của Diener và Suh 6

Bảng 2.3 Thống kê tiêu chuẩn nghèo ở Việt Nam 7

Bảng 2.4 Phân loại "Sở hữu, yêu thương và tồn tại" 10

Bảng 2.5 Tóm tắt các hướng tiếp cận 14

Bảng 3.1 Danh sách các khoa trực thuộc Đai học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh 21

Bảng 4.1 Thiết kế mẫu trong nghiên cứu sơ bộ 35

Bảng 4.2 Cách đặt tên biến trong mã hóa 39

Bảng 5.1 Mô tả nhóm thảo luận 44

Bảng 5.2 Kết quả thảo luận nhóm 46

Bảng 5.3 Mô tả nội dung phỏng vấn 48

Bảng 5.4 Kết quả khảo sát sơ bộ bằng bảng câu hỏi 49

Bảng 5.5 Mô tả mẫu nghiên cứu 50

Bảng 5.6 Hệ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù thể chất" 51

Bảng 5.7 Hệ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù tâm lý" 52

Bảng 5.8 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù môi trường" (lần 1) 52

Bảng 5.9 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù môi trường" (lần 2) 52

Bảng 5.10 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù quan hệ xã hội" 52

Bảng 5.11 Chỉ số Cronbach's Alpha cho "Phạm trù xã hội học đường" 52

Bảng 5.12 Chỉ số Cronbach's Alpha của nhóm "Phạm trù" còn lại 53

Bảng 5.13 Tiêu chuẩn hội tụ 54

Bảng 5.14 Kết quả đánh giá mô hình phân tích nhân tố khẳng định 55

Bảng 5.15 Độ tin cậy của nhóm nhân tố sau CFA 55

Bảng 5.16 Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa (SEM 1) 56

Bảng 5.17 Đánh giá chung về mô hình cấu trúc 56

Bảng 5.18 R Bình Phương 58

Bảng 5.19 Trọng số hồi quy (Chuẩn hóa) 58

Bảng 5.20 So sánh trung bình cảm nhận về chất lượng cuộc sống với dữ liệu WHOQOL Group 61

Trang 10

Đề mục Trang

Bảng 5.21 Các yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống của sinh viên 62

Bảng 5.22 Tác động của yếu tố tâm lý 64

Bảng 5.23 So sánh các biến tâm lý với chỉ số quốc tế 65

Bảng 5.24 Tác động của yếu tố Kỹ năng & thái độ 65

Bảng 5.25 Điểm trung bình của từng biến quan sát thuộc yếu tố đào tạo 66

Bảng 5.26 Điểm trung bình của từng biến quan sát thuộc yếu tố xã hội học đường 66

Bảng 5.27 Tác động của quan hệ xã hội 66

Bảng 5.28 So sánh yếu tố quan hệ xã hội với chỉ số của WHOQOL 67

Bảng 6.1 Các yếu tố phải cải thiện (Danh sách ưu tiên 1) 73

Bảng 6.2 Gợi ý phát triển nghiên cứu tại khoa QLCN 77

Tổng số lượng bảng biểu: 40

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Tháp phạm trù cuộc sống 11

Hình 2.2 Mô hình WHOQOL-BREF 16

Hình 2.3 Mô hình QCL 17

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 18

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Đại học Quốc gia 20

Hình 3.2 Cơ cấu bộ môn và phòng ban khoa Quản lý công nghiệp 25

Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu 30

Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu định tính 32

Hình 4.3 Những đặc điểm của nhóm thảo luận 33

Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu định lượng 36

Hình 4.5 Quy trình xử lý dữ liệu 40

Hình 4.6 Phương pháp luận 43

Hình 5.1 Mô hình cấu trúc 57

Hình 5.2 Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh 60

Hình 5.3 Cảm nhận chất lượng cuộc sống của sinh viên quản lý hệ đại học chính quy 61 Hình 5.4 Đồ thị so sánh phân bổ tỷ lệ phần trăm cảm nhận CLCS 62

Hình 5.5 Các yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống của sinh viên 63

Hình 5.6 Biểu đồ thống kê "tình hình tài chính để theo học đại học của sinh viên" 64

Hình 5.7 Biểu đồ thống kê "tình hình tài chính để theo học ngoại khóa của sinh viên" 64 Hình 5.8 Chất lượng cuộc sống (Giới tính) 67

Hình 5.9 Chất lượng cuộc sống (Niên Khóa) 68

Hình 5.10 Chất lượng cuộc sống (Nơi ở) 69

Hình 5.11 Trung bình chất lượng cuộc sống theo nơi ở 69

Hình 5.12 Biểu đồ xu hướng của các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống của sinh viên (theo nơi ở) 70

Hình 6.1 Biểu đồ các yếu tố nên cải thiện (Biến được sắp xếp theo trung bình) 73

Tổng số lượng hình: 25

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích ý nghĩa

Trang 13

(lược dịch) Nói theo một cách khác thì nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là mục

tiêu của nhân loại Ông cũng nói thêm, “định nghĩa đầy đủ và đo lường được chất

lượng cuộc sống vẫn là điều khó, nhưng đó là điều cần và phải nghiên cứu” (lược dịch)

Trở lại với bối cảnh là xã hội Việt Nam, do sự tập trung các cơ sở giáo dục tại những thành phố lớn nên có hàng triệu sinh viên phải “di cư” đến những thành phố như Hà Nội và Hồ Chí Minh để theo đuổi việc học tập Trong khi những thành phố như Hồ Chí Minh và Hà Nội đã từ lâu “nổi tiếng” về tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng, thì việc các sinh viên đến đây cư trú nhất là khi họ phải ở ngoài ký túc xá Với những

số liệu thống kê mới nhất của vụ đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học

Bách Khoa TP.HCM (ĐHBK) được thể hiện ở bảng 1.1, có thể thấy được khả năng

đáp ứng của hệ thống KTX hiện tại là rất thấp so với nhu cầu Đời sống của sinh viên càng đáng để quan tâm hơn khi một nghiên cứu khác của Tổng cục thống kê đã chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng và môi trường sống của nhóm đối tượng là dân di cư hiện không đảm bảo chất lượng cuộc sống

Bảng 1.1 Sinh viên và nhu cầu Ký Túc Xá (KTX)

(Nguồn: Cổng thông tin Vụ đại học)

Chính sự không chắc chắn trong điều kiện sống cộng với “sự thiếu thốn” những

dữ liệu xã hội học về đối tượng sinh viên là lý do đã thôi thúc người nghiên cứu tìm

hiểu về đo lường chất lượng cuộc sống và hình thành đề tài: “Nghiên cứu chất lượng

cuộc sống sinh viên đại học hệ chính quy khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Đại học Bách Khoa”

TP Hồ Chí Minh Đại học Bách Khoa TP HCM

Sinh viên có nhu cầu KTX Khoảng 570,000 15,000

Khả năng đáp ứng KTX Khoảng 63,000 3,456 (2 cơ sở Lý Thường Kiệt và

Linh Trung)

Tỷ lệ nhu cầu được đáp ứng Khoảng 11% 23.33%

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu này được thực hiện cho nhóm đối tượng là sinh viên đại học hệ chính quy thuộc khoa QLCN với những mục tiêu:

1 Tổng quan mô hình lý thuyết về đo lường chất lượng cuộc sống trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam, và từ đó lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu

2 Xác định các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống

3 Lượng hóa các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống

4 Thống kê và mô tả trạng thái chất lượng cuộc sống hiện tại cùng với các yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

 Đối với Ban giám hiệu và những nhà xây dựng chính sách giáo dục thì đây là một bộ chỉ số cơ bản cần thường xuyên đo lường để đánh giá khách quan và kiểm soát chất lượng cuộc sống của sinh viên nhằm đảm bảo việc học tập và hơn thế nữa là tăng tính cạnh tranh của sinh viên được trường đào tạo với những sinh việc khác

 Đối với sinh viên là đối tượng nghiên cứu thì đây là một cơ hội nhìn lại những vấn đề trong cuộc sống một cách có hệ thống và từ đó tìm cách làm cuộc sống của chính bản thân trở nên tốt hơn

 Đối với người thực hiện nghiên cứu thì đây là kết tinh của những kiến thức trong suốt quá trình học tập ở bậc đại học, là cơ hội vận dụng kỹ năng và nhiệt huyết đóng góp cho xã hội Thông qua nghiên cứu người thực hiện hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của giáo dục bậc đại học ở Việt Nam

1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Do giới hạn trong thời gian và nguồn lực nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi:

Đối tượng nghiên cứu: là sinh viên chính quy hệ đại học khóa 2006, 2007,

2008 và 2009 khoa Quản Lý Công Nghiệp - Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2010 đến tháng 12/2010

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

(Ghi chú: Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương 4 –

Thiết kế nghiên cứu)

Nghiên cứu này gồm 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu sâu nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin được thể hiện ở bảng 1.2 ở ngay sau

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứu tại bàn (là những cơ sở

lý thuyết & mô hình nghiên cứu đã thực hiện), và các phương thức nghiên cứu khám

phá (định tính) qua thảo luận nhóm, phỏng vấn và bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ

Trang 15

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Nghiên cứu sâu hay còn gọi là nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi

định lượng nhằm lượng hóa và nghiên cứu “chất lượng cuộc sống” hiện tại cũng như các “yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống”

Bảng 1.2 Nhu cầu thông tin

Nhu cầu thông tin Nguồn Phương thức thu thập

 Kiểm tra sự phù hợp của việc

chuyển ngữ và văn hóa trong

việc triển khai mô hình nghiên

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

sức và thời gian vào tổng hợp cơ sở lý thuyết và triển khai “tổng quan lý thuyết”

thành một trong mục tiêu của đề tài (tương ứng với mục tiêu 1)

Việc “tổng quan lý thuyết” của tác giả được trình bày trong 3 phần được tóm tắt

{Đây là phần quan trọng nhất trong “tổng quan lý thuyết”} 1.3 - Giới thiệu

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ SỐ

XÃ HỘI

2.1.1 Cấp độ phân tích

Do xã hội quần thể loài người tập hợp theo những nhóm quần cư phân bố theo đơn vị hành chính, nên sẽ có những phương thức thu thập thông tin từ chi tiết từng cá thể cho đến gộp những cá thể có điểm chung thành một đối tượng đại điện Theo Sirgy (2002), trong đo lường các vấn đề liên quan đến xã hội học và cụ thể là chất lượng cuộc sống thường có 3 cấp độ:

 Cấp độ cá thể

 Cấp độ trung gian hay còn gọi là cấp độ nhóm (ví dụ như: gia đình, cộng đồng)

 Cấp độ vĩ mô (ví dụ như: quốc gia, hoặc nhóm các quốc gia)

Ứng với mỗi cấp độ sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, vì vậy việc xác định nghiên cứu ở cấp độ nào là vô cùng quan trọng Với đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học hệ chính quy thuộc khoa QLCN thì theo tìm hiểu của người nghiên cứu là

chưa có nghiên cứu nào về “chất lượng cuộc sống” nên khó có cơ sở để phân nhóm nhằm gộp dữ liệu để nghiên cứu ở các cấp độ cao hơn cấp độ cá thể

Khi gộp dữ liệu (lựa chọn cấp độ nghiên cứu cao hơn cá thể) sẽ gặp hiện tượng thất thoát thông tin do gộp Và vì đây là nghiên cứu đầu tiên cho đối tượng “sinh viên đại học chính quy của khoa Quản lý công nghiệp”, cùng với số lượng cá thể trong tổng thể nghiên cứu không nhiều (chỉ khoảng 726); Nên, việc gộp dữ liệu sẽ không giúp tiết kiệm nhiều chi phí, cũng như không tăng được tính khái quát cho tổng thể, nên có thể

nói rằng cấp độ nghiên cứu ở mức cá thể là lựa chọn tối ưu cho nghiên cứu này

2.1.2 Khái niệm về chỉ số khách quan và chỉ số chủ quan trong nghiên cứu chất

lượng cuộc sống

“Chỉ số khách quan” là từ do tác giả lược dịch từ một khái niệm tiếng Anh

“objective indicator” Những “chỉ số khách quan” được dùng để nói đến “những chỉ

số có ý nghĩa thống kê mô tả về những điều kiện thực tế và những hành vi rõ ràng

có thể nhìn thấy được như: tiêu chuẩn sống, thu nhập cá nhân, tình trạng sức khỏe (nhịp tim, huyết áp, chiều cao, …)”

“Chỉ số chủ quan” trong tiếng Anh là “subjective indicator” đại diện cho

những thái độ và quan điểm như: sự thỏa mãn, sự hạnh phúc (Allardt, 1993)

Khi những “chỉ số khách quan” được sử dụng trong nghiên cứu, người được

phỏng vấn sẽ nhận được những câu hỏi yêu cầu đưa ra những mô tả rõ ràng và dễ hiểu

về hoàn cảnh hoặc tình trạng hiện tại như: “Thu nhập hiện tại là bao nhiêu?”, hay là

“trình độ học vấn cao nhất của bạn hiện tại là?” Trong khi đó, nếu nhà nghiên cứu

sử dụng những “chỉ số chủ quan” thì thay vì đưa ra những trả lời mang tính miêu tả

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

cao, người được phỏng vấn sẽ nhận được những câu hỏi yêu cầu đưa ra những đánh

giá về hoàn cảnh hay tình trạng đó như: tốt/xấu, thỏa mãn/không thỏa mãn Nhà

nghiên cứu sẽ có xu hướng sử dụng những “chỉ số chủ quan” khi nghiên cứu những điều con người muốn, trong khi muốn tìm hiểu con người cần gì họ sẽ có xu hướng sử dụng “những chỉ số khách quan”

Năm 1999, Diener và Suh đã giới thiệu và trình bày so sánh về 2 loại chỉ số và được các học giả cho là một nghiên cứu xuất sắc về điểm mạnh và điểm yếu trong sử dụng 2 loại chỉ số này (Barbara Beham, 2006) Tác giả đã lược dịch sự so sánh này và

trình bày trong bảng 2.2

Bảng 2.2 So sánh điểm mạnh và điểm yếu của Diener và Suh

Khách

quan

 Dễ dàng định nghĩa và lượng hóa mà không cần đến nhận thức của cá nhân

 Tiện lợi cho việc so sánh giữa các quốc gia, lãnh thổ và thời gian

 Thường phản ánh những lý tưởng của xã hội

 Thu thập được chất lượng của

xã hội mà khó ước lượng bằng những chỉ số kinh tế

 Trong nhiều tình huống khả năng dẫn đến sai lầm cao khi việc báo cáo là ép buộc hoặc người trả lời không hợp tác

 Những quyết định chủ quan trong lúc chọn biến đo lường và biến trọng số

 Dễ sửa đổi trong những nghiên cứu tiếp sau

 Dễ dàng so sánh giữa những phạm trù khác nhau mà những chỉ số khách quan thường gặp phải tình trạng khác đơn vị

 Không phải tất cả mọi người trả lời đều có giá trị hiệu lực và chính xác

(Nguồn: Diener và Suh, 1999)

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.3 Sử dụng một loại chỉ số hay đa dạng các loại chỉ số

Việc sử dụng chỉ số nào trong 2 chỉ số trên hoặc sử dụng cả 2 là vấn đề được tranh luận khá nhiều trong giới đo lường các chỉ số xã hội Theo Diener và Suh (1999)

thì mỗi chỉ số đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, nên việc kết hợp sử dụng

cả những chỉ số khách quan và cả những chỉ số chủ quan có thể cung cấp những góc

nhìn thay thế cho nhau và bổ sung thông tin về “chất lượng xã hội” chứ không chỉ là

“Chất lượng cuộc sống” của từng cá thể

Tuy nhiên, theo thời gian thì thực tế đã cho thấy việc sử dụng “chỉ số chủ quan” dường như được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn nhất là trong các nghiên cứu

mang tính khám phá, do yếu tố phù hợp cho việc quản trị và ra các quyết định quản

trị (EU, 2004) Điều này tương đối dễ hiểu, bởi nguồn gốc của “Chất lượng cuộc sống” là “con người” thông qua mối tương quan “vật chất” và “ý thức” Mối tương

quan này có thể được hình dung là vòng lặp vô tận nhưng có xu hướng đi lên hay còn gọi là “sự phát triển” Trong mối tương quan này, “vật chất” có trước và quyết định hay xây dựng lên “ý thức”; tuy nhiên, qua thời gian “ý thức” phát triển và tác động lại

“vật chất” (Marxism) Vì vòng lặp là vô tận nên khái niệm “tiêu chuẩn” trong “Chất lượng cuộc sống” chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian “ngắn” (trong 1 vòng

của sự tương tác “vật chất” và “ý thức”) Chính vì thế các nhà xây dựng chính sách của Khối Thịnh Vượng Chung Châu Âu (gọi tắc là EU) tỏ ra đặc biệt quan tâm đến các chỉ

số chủ quan vì nó thể hiện cái con người thật sự muốn Và từ những điều con người muốn các nhà xây dựng chính sách ở EU nên ra các “mục tiêu phấn đấu không ngừng” (do nó không cụ thể bằng những chỉ số khách quan) Một ví dụ khác cho sự “mau lỗi

thời” của các chỉ số khách quan là khái niệm “chuẩn nghèo” (xem bảng 2.2) liên quan

đến chỉ số khách quan là thu nhập cá nhân

Bảng 2.3 Thống kê tiêu chuẩn nghèo ở Việt Nam

Chuẩn nghèo ở Việt Nam < 240,000 VNĐ < 260,000 VNĐ < 300,000 VNĐ

(Nguồn: Website Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.)

Đây cũng là một trong những quyết định quan trọng nhất trước khi tiến hành thiết

kế nghiên cứu các chỉ số xã hội hay cụ thể là “Chất lượng cuộc sống” Vì đây là quyết

định dựa trên 2 yếu tố là: “nguồn lực” và “chất lượng” của nghiên cứu Bên cạnh đó cần chú ý rằng khi sử dụng nhiều loại chỉ số được trong duy nhất một nghiên cứu, người nghiên cứu buộc phải kéo dài thời gian trả lời phỏng vấn của người được phỏng vấn khiến cho xuất hiện những ảnh hưởng tinh thần khiến cho phần trả lời không đúng với thực tế dẫn đến sai lệch toàn bộ kết quả nghiên cứu

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu uy tín trong ngành như Sirgy (2002),

Mark Rapley (2003) thì mỗi nghiên cứu tốt nhất chỉ nên sử dụng một loại chỉ số

và để tạo được hiệu ứng đa chỉ số, có thể kết hợp nhiều nghiên cứu cùng lúc hoặc tiến

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

hành nghiên cứu trước và sau sẽ đem lại kết quả “chân thật” hơn Allardt (1993) cũng

có nhận xét tương tự khi đưa ra đề xuất kết hợp sử dụng cả chỉ số khách quan và chỉ số

chủ quan trong nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống” Và nhiều nghiên cứu uy tín khác

cũng thực hiện theo duy nhất một loại chỉ số như: WHOQOL, QCL, Quality of work life, …

Thêm vào đó ở Đài Loan một nghiên cứu về “chất lượng cuộc sống” ở 23 lĩnh vực khác nhau chỉ ra rằng trong lĩnh vực Giáo Dục sử dụng chỉ số chủ quan là có mức

độ ý nghĩa cao (theo tạp chí Social Indicators Series, số 42)

Với những thuận lợi và khó khăn như đã được nêu lên bởi các học giả như trên, cùng với nguồn lực giới hạn và mục tiêu của nghiên cứu (không có mục tiêu khái quát

hóa cho cả tất cả sinh viên) thì việc chỉ sử dụng duy nhất một loại chỉ số chủ quan

đã giúp đạt được mục tiêu và có phần cho hiệu quả cao hơn khi tránh khỏi những sai lệch do sử dụng chỉ số khách quan trong mẫu nhỏ

2.2 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Đo lường “Chất lượng cuộc sống” là một trong những đề tài hấp dẫn được nhiều

học giả quan tâm Tuy nhiên sự hiểu biết của nhân loại trong khoa học xã hội và các

công cụ đo lường hiện có còn hạn chế, mà chưa có một định nghĩa “Chất lượng cuộc sống” nào được tất cả các học giả đồng thuận Bởi lẽ, mỗi cách tiếp cận khác nhau với

khái niệm này có những ưu và nhược điểm khác nhau trong mỗi mục đích sử dụng Vì vậy trước khi tiến hành nghiên cứu cần lựa chọn một cách tiếp cận với khái niệm

“Chất lượng cuộc sống” một cách phù hợp nhất

Phần này sẽ được trình bày theo 2 nội dung:

 Nội dung 1: Liệt kê và giải thích các hướng tiếp cận lý thuyết

 Nội dung 2: Đưa ra nhận định của tác giả và giải trình hướng tiếp cận được lựa chọn trong đề tài nghiên cứu này

2.2.1 Các hướng tiếp cận lý thuyết

2.2.1.1 Mức sống

Hướng tiếp cận theo mức sống rất phổ biến trong giai đoạn đầu của đo lường

“Chất lượng cuộc sống” Nghiên cứu tiêu biểu được thực hiện theo hướng tiếp cận

này là ở Thụy Điển năm 1960 về sự sung túc của dân chúng Cách tiếp cận theo mức sống định nghĩa “Chất lượng cuộc sống” là một phạm trù được điều khiển bởi những nguồn lực như tiền tài, của cải, kiến thức, năng lượng thể chất và trí tuệ, những mối quan hệ xã hội và sự an ninh Hướng tiếp cận này chú trọng nhiều đến các yếu tố

điều kiện môi trường sống khách quan Một cá thể được nhận thức như một con người năng động sẽ sử dụng những nguồn lực trên để theo đuổi và thỏa mãn nhưng nhu cầu

và sở thích cơ bản (Erickson 1974, 1993; Erickson, Aberg và Goldthope 1987)

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1.2 Năng lực tiếp cận

Trong thời gian gần đây, Sen (1993), người được trao Nobel trong kinh tế đã

định nghĩa khái niệm “Chất lượng cuộc sống” là một phạm trù chỉ năng lực của một

cá nhân có thể đạt được những chức năng có giá trị Năng lực được định nghĩa là khả năng hoặc tiềm năng của một cá nhân thực hiện công việc, nói theo cách chuyên môn hơn là khả năng đạt được một chức năng nhất định Trong khi một vài

chức năng rất cơ bản (như duy trì sức khỏe tốt), thì một số khác phức tạp hơn (như đạt được sự tự trọng hoặc hội nhập vào xã hội) Hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận mức sống là tập trung vào “có – having”, cách tiếp cận của Sen hoàn toàn tập trung vào trạng thái “tồn tại - being” và cơ hội “thực hiện – doing” (Cobb, 2000) Cách tiếp cận dựa vào năng lực của Sen cung cấp khung lý thuyết cho việc phát triển Chỉ số phát triển con người (HDI) và những báo cáo được công bố bởi chương trình phát triển con người của tổ chức Liên hiệp quốc

2.2.1.3 Tiếp cận theo phân loại của Allardt (Sở hữu - Having, Yêu thương - Loving

và Tồn tại – Being)

Như là một lời đáp trả với trường phái mức sống của người Thụy Điển, Allardt (1993) đề suất một cách tiếp cận lý thuyết đầy đủ hơn và bao hàm hơn dựa trên những nhu cầu cơ bản và chắc chắn của những cá thể Với cách tiếp cận của ông, con người đạt được “Chất lượng cuộc sống” khi thỏa mãn được 3 tập hợp nhu cầu

cơ bản gồm:

1 “Sở hữu – having”: Tổ hợp nhu cầu này ám chỉ những điều kiện vật chất cần

thiết để sinh tồn và tránh khỏi muộn phiền (Gồm: Thu nhập, nhà cửa, công việc, điều kiện làm việc, sức khỏe, giáo dục)

2 “Yêu thương – loving”: Được định nghĩa là nhu cầu có những mối quan hệ với

những người khác và hình thành nhân dạng xã hội (Gồm: liên hệ với công đồng địa phương, gia đình, tình bạn, quyền thành viên của những hiệp hội và tổ chức)

3 “Tồn tại – being”: là nhu cầu hội nhập vào xã hội và sống hòa hợp với tự nhiên

(Gồm: tham gia vào hoạt động chính trị, những hoạt động thư giãn, tham gia vào những công việc có ý nghĩa, cơ hội thưởng thức thiên nhiên, tham gia ra quyết định)

Allardt (1993) đặc biệt chú trọng đến sự quan trọng của cả những ước lượng chủ thể (subjective) và đo lường khách quan (objective) những điều kiện bên ngoài tác

động đến “Chất lượng cuộc sống” (xem bảng 2.3)

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Bảng 2.4 Phân loại "Sở hữu, yêu thương và tồn tại"

Những chỉ số khách quan (Objective indicators)

Những chỉ số chủ thể (Subjective indicators)

“Sở hữu – having” 1 Những đo lường khách quan về

mức sống và điều kiện môi trường

4 Cảm giác chủ quan thỏa mãn/không thỏa mãn với điều kiện sống

“Yêu thương –

loving”

2 Những đo lường khách quan về các mối quan hệ với những người khác

5 Cảm giác chủ quan hạnh phúc/không hạnh phúc về mối quan hệ xã hội

“Tồn tại – being” 3 Những đo lường khách quan về

mối quan hệ của con người với

xã hội và tự nhiên

6 Cảm giác chủ quan về sự bất hòa/phát triển con người

(Nguồn: Allardt, 1993)

2.2.1.4 Những phạm trù của cuộc sống

Những kinh nghiệm trong quá trình sống sẽ tác động lên cuộc sống của mỗi người, và có thể được phân chia thành những lĩnh vực, lớp hoặc những phạm trù (Sirgy, 2002) Mỗi một cá nhân sẽ có những trải nghiệm cuộc sống riêng biệt liên quan đến giáo dục, gia đình, sức khỏe, công việc, bạn bè, … Lance và các đồng nghiệp của mình đã xác định được 11 phạm trù của cuộc sống gồm: Sức khỏe, tài chính, gia đình, công việc được trả lương, tình bạn, nhà cửa, những người cùng sống, hoạt động tái tạo (thư giãn), tôn giáo, đi lại – di chuyển, và giáo dục vào năm 1995 Mỗi phạm trù của cuộc sống này sẽ được đào sâu và chia nhỏ trở thành những sự kiện trong cuộc sống Trong trí nhớ của mỗi con người, những phạm trù của cuộc sống này được tổ chức theo mô hình chung mà trong đó cuộc sống bị chi phối bởi những phạm trù của này

“Tháp những phạm trù cuộc sống của mỗi cá nhân” là sự tập hợp những sự kiện do ký ức phản chiếu hay dội lại tương ứng với những phạm trù của cuộc sống nổi bậc khác nhau đối với cá nhân đó Đối với một số người phạm trù của về công

việc hay sự nghiệp là phạm trù quan trọng nhất, trong khi một số khác thì phạm trù cuộc sống gia đình mới là quan trọng nhất đối với họ (Sirgy 2002)

Trang 23

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cuộc sống

Những phạm trù của cuộc sống (Gia đình, công việc, thư giãn,

)

Nhiều sự kiện trong một Những

phạm trù của cuộc sống

Hình 2.1 Tháp phạm trù cuộc sống

(Nguồn: The psychology of quality of life, Sirgy 2002)

2.2.2 Nhận định của các chuyên gia

2.2.2.1 Nhận định về hướng tiếp cận theo Mức sống

Một vài vấn đề đã được các học giả bình luận liên quan đến hướng tiếp cận này, trong đó vấn đề quan trọng nhất chính là việc nhấn mạnh vào các yếu tố nguồn lực

khách quan, dẫn đến trong thực tế các nghiên cứu bị lệch về phía “điều kiện vật chất

khách quan” (cái chúng ta có - having) Các học giả đặc biệt phê phán việc lựa chọn

các chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu của người Thụy Điển năm 1960 Kết quả

là những chỉ số được lựa chọn chỉ đem lại những giá trị miêu tả, thay vì đại diện

đánh giá chung về chất lượng cuộc sống (Ysander 1993)

Thêm vào nữa là định nghĩa chất lượng cuộc sống ở đây không đạt được tính đa

dạng trong phong cách sống (Bliss 1993) và tính cách (Lane 1996) Ví dụ như

những cá nhân không có cá tính hám lợi sẽ dễ dàng được thỏa mãn cá nhân hơn những người bị điều khiển bởi công việc và tích lũy tài sản Nhiều nghiên cứu trong thời gian dài về sự thỏa mãn trong cuộc sống và hạnh phúc đã chỉ ra rằng sự hạnh phúc của con người không gia tăng theo GDP hoặc thu nhập (Diener, 2000l; Myers, 2000)

Quan điểm của người nghiên cứu:

Cách tiếp cận theo “Mức sống” thể hiện sự lệch rõ ràng khi chỉ sử dụng các “chỉ số khách quan” trong khi theo thời gian các nhà khoa học đã chứng minh được rằng nhiều phạm trù con người mong muốn không thể đo lường bằng “những chỉ số khách

quan” như đã đề cập ở trên Vì vậy, người nghiên cứu cho rằng cách tiếp cận này không phù hợp để trở thành cơ sở cho nghiên cứu này, mà chỉ sử dụng để tham khảo một vài chỉ số khách quan để đưa vào nghiên cứu

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.2.2 Nhận định về hướng tiếp cận theo Năng lực tiếp cận

Những khó khăn đối với cách tiếp cận này là cách thức đo lường Trong khi

một vài yếu tố chức năng như là kỳ vọng hoặc trình độ học vấn tương đối dễ đo lường, thì những chức năng phức tạp như là sự tự trọng hoặc tham gia vào đời sống chính trị-

xã hội rất khó nắm bắt Thêm vào đó, nhiều năng lực có thể không dễ để đánh giá

nếu người ta cho rằng những khả năng đó không được cho phép bởi văn hóa, kinh tế, chính trị, và công nghệ (Gaertner, 1993) Một yếu tố nữa cũng được các học giả tranh

luận là khái niệm của Sen không không bao gồm thái độ, cảm xúc và thống nhất các

khía cạnh của con người như một thể thống nhất (Lane, 1996) Bên cạnh đó,

những yếu tố như tâm lý và môi trường cũng được chứng minh là có tác động nhiều đến quá trình học tập, nhưng lại không được nghiên cứu khi tiếp cận theo hướng

“năng lực” (Myers, 2000)

Quan điểm của người nghiên cứu:

Đây là cách tiếp cận tương đối phức tạp mà khi sử dụng người nghiên cứu phải thỏa mãn 2 điều kiện:

1 Khẳng định được những “tổ hợp chức năng cần thiết” trong học tập và sống ở giai đoạn tham gia vào bậc học đại học của đời người Theo tìm hiểu của người nghiên cứu thì “Tổ hợp chức năng” này hiện chưa được nghiên cứu

2 Nhưng quan trọng nhất là nghiên cứu sẽ tồn tại một lỗ hỏng rất khó khắc phục là bỏ qua các yếu tố như: môi trường, tính cách, cảm xúc, … Trong khi mục tiêu của đề tài là tìm một phương thức tương đối hoàn chỉnh (vì trọn vẹn tất cả yếu tố là một điều quá lý tưởng, mà ngay cả đối với những nghiên cứu lớn cũng chưa thể “tuyên bố” là thể hiện trọn vẹn “Chất lượng cuộc sống” của con người)

Chính vì những điểm yếu trên (đặc biệt là điểm yếu số 2) mà dù rằng người nghiên cứu nhận thấy hướng tiếp cận theo “Năng lực tiếp cận” là rất thú vị và sẽ hỗ trợ nhiều cho việc xây dựng chương trình đào tạo Nhưng có lẽ nó không thật sự phù hợp cho nghiên cứu về “Chất lượng cuộc sống” của con người nói chung mà thích hợp cho một nghiên cứu để cung cấp thông tin cho xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo

nhiều hơn Chính vì thế người nghiên cứu quyết định không đi theo hướng tiếp cận này do tính độc đáo của hướng tiếp cận này với tất cả những hướng tiếp cận còn lại

2.2.2.3 Nhận định của người nghiên cứu về hướng tiếp cận theo phân loại Having,

Loving, và Being

Trong nghiên cứu “Life satisfaction in enlarged Europe” được tiến hành năm

2004 trên diện rộng ở tất cả các nước trong Liên minh Châu Âu đã sử dụng hướng tiếp

cận của Allardt (1993) để triển khai định nghĩa “Chất lượng cuộc sống” có nhận định

rất khách quan về hướng tiếp cận này như sau: Đây là cách tiếp cận cung cấp một

góc nhìn cân đối về cuộc sống Chính vì yếu tố cân đối vừa là điểm mạnh cũng chính

là điểm yếu tùy thuộc vào nhóm đối tượng và mục đích sử dụng nghiên cứu Tuy

nhiên, để tiếp cận theo hướng này cần một nguồn lực và sự nỗ lực “khổng lồ” cho

nghiên cứu (cho dù nghiên cứu ở bất cứ quy mô nào) (Barbara Beham, 2006)

Trang 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Quan điểm của người nghiên cứu:

Với bối cảnh của nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là một nhóm cá thể (sinh viên)

có nhu cầu đặc biệt so với những nhóm đối tượng thông thường Sinh viên là những người đang trong giai đoạn trưởng thành và đang có nhu cầu trang bị tri thức cao để chuẩn bị cho việc gia nhập vào thị trường lao động đòi hỏi tri thức và cạnh tranh cao

Vì vậy đòi hỏi phải phân tích sâu vào quá trình học tập của sinh viên, nhưng điều này

sẽ bị hạn chế bởi cách tiếp cận của Allardt (1993) Chính vì vậy người nghiên cứu

quyết định sẽ vận dụng có cân nhắc việc sử dụng cả 2 loại chỉ số khách quan và chủ quan trong nghiên cứu, tuy nhiên người nghiên cứu sẽ không sử dụng cách tiếp cận

này vì không cho phép đào sâu vào các khía cạnh đào tạo và giáo dục

2.2.2.4 Nhận định của người nghiên cứu về hướng tiếp cận theo những phạm trù

của cuộc sống

Khái niệm những phạm trù của cuộc sống rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu xã hội học và y tế công cộng, do việc nắm bắt được những điều mà con người ta đang tìm kiếm và phấn đấu đạt được trong cuộc sống sẽ giúp nâng cao sự hạnh phúc chủ thể, còn gọi là sự thỏa mãn cuộc sống (Barbara Beham, 2006)

Quan điểm của người nghiên cứu:

Theo người nghiên cứu thì đây hiện là cách tiếp cận phổ biến nhất được sử dụng

vì nó cho phép nhìn chất lượng cuộc sống theo những phạm trù tách bạch nhất và cũng chính sự tách bạch này cho phép người hoạch định chính sách cũng như nhà quản lý đưa ra những quyết định trực tiếp và từng phạm trù nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của đối tượng theo cách rất trực tiếp Cũng không nằm ngoài khuynh hướng

chung của các hướng tiếp cận “Chất lượng cuộc sống”, lý thuyết này cũng tồn tại

nhược điểm đó là chỉ dựa trên duy nhất chỉ số chủ quan (do phạm trù cuộc sống được định nghĩa từ sự phản ánh trạng thái suy nghĩ tư duy của con người) Tuy nhiên, nhược điểm này thường được các nhà nghiên cứu khỏa lấp bằng giải thích như sau: Nếu tiến hành trước một nghiên cứu chỉ sử dụng các chỉ số chủ quan sẽ cho phép chúng ta nhận diện những phạm trù nào, những sự kiện nào có dấu hiệu “bất thường” dựa vào cảm nhận của người được phỏng vấn; để rồi sau đó chúng ta sẽ thực hiện một nghiên cứu lượng hóa sâu hơn vào những bất thường này thông qua mô tả bằng dữ liệu khách quan cộng với những chỉ số chủ quan phân tích sâu

Chính vì những lý do trên cũng như để đảm bảo hiệu quả của nghiên cứu (đã trình bày ở phần 2.1.3), cùng với tham vọng mở đường cho những nghiên cứu về sau ở đơn vị mà người nghiên cứu quyết định lựa chọn cách tiếp cận bằng “những phạm trù cuộc sống” để tìm hiểu "CLCS của sinh viên chính quy khoa QLCN"

Trang 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.3 Hướng tiếp cận phù hợp cho đo lường “chất lượng cuộc sống sinh viên”

Để có thể xác định được hướng tiếp cận phù hợp cần kết hợp 3 dữ kiện từ mục

2.1, 2.2.1 và 2.2.2 vì thế để tạo thuận lợi cho người đọc, tác giả sẽ Tóm tắt ngắn gọn 3

dữ kiện đó trước khi đi đến kết luận

Tác giả xin phép được nhắc lại Tóm tắt phần đã trình bày ở mục 2.1:

 Cấp độ nghiên cứu phù hợp là cấp độ cá thể

 Loại chỉ số tối ưu được sử dụng là chỉ số khách quan

Tác giả xin phép được nhắc lại Tóm tắt phần đã trình bày ở mục 2.2.1 và 2.2.2 về các hướng tiếp cận lý thuyết hiện có trong bảng 2.5 ngay trang sau

 Miêu tả và không thể hiện được chất lượng cuộc sống thật sự (hạnh phúc & thỏa mãn)

Phương thức tiếp cận này hầu như “lỗi thời” Vì còn những lựa chọn ưu việt hơn nên đây không phải lựa chọn tốt cho nghiên cứu này

tiếp trả lời được câu

hỏi: con người cần

 Bỏ qua yếu tố thái độ hoặc cảm xúc

Đây là hướng tiếp cận đặc biệt hữu ích để phát triển chương trình đào tạo, nhưng mục tiêu của nghiên cứu này là khái quát chất lượng cuộc sống nên cách tiếp cận này vẫn chưa được thuyết phục khi bỏ qua yếu tố thái độ và cảm xúc

Chưa phải là lựa chọn tối ưu cho nghiên cứu này vì thực tế

sẽ không thể triển khai được phương thức này khi chưa có các nghiên cứu nền từ phương thức 1 và 4

Trong cả 4 phương pháp tiếp cận thì đây là phương án phù hợp với mục tiêu và nguồn lực nhất

Trang 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Từ cấp độ nghiên cứu, loại chỉ số và hướng tiếp cận mà có thể thấy rằng tiếp cận theo hướng “Phạm trù cuộc sống” là cách tiếp cận hiệu quả cho nghiên cứu này

2.3 GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Người nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu các tài liệu thứ cấp về đánh giá “Chất lượng cuộc sống” của con người nói chung đã tìm thấy 2 mô hình được giới học thuật

2.3.1 Giới thiệu mô hình WHOQOL-BREF

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là một trong những tổ chức quốc tế rất quan tâm

đến “Chất lượng cuộc sống” của con người, vì đây là một trong những chỉ số quan

trọng để tổ chức này xây dựng chiến lược hành động Từ năm 1991, WHO đã bắt đầu

phát triển một bộ công cụ riêng nhằm đánh giá khách quan “Chất lượng cuộc sống”

của con người trên phạm vi toàn cầu với tên gọi WHOQOL-100

WHO đã định nghĩa “Chất lượng cuộc sống” và được tạm lược dịch như sau:

“Nhận thức của một cá nhân về vị trí của mình trong cuộc sống đặt trong ngữ cảnh của văn hóa và hệ thống giá trị của xã hội mà người đó đang sống; và trong sự tương quan với những mục tiêu cuộc đời, những

kỳ vọng, những tiêu chuẩn và những mối quan tâm.” (The WHOQOL group, 1994)

Trải qua gần 20 năm và được phát triển ở trên 30 trung tâm khác nhau khiến cho WHOQOL trở nên ngày càng phù hợp để sử dụng trên toàn cầu Kết quả đầu tiên của nhóm quốc tế thực hiện dự án WHOQOL là bộ công cụ WHOQOL-100 là một mô hình gồm 6 phạm trù Đến năm 2004, nhóm dự án giới thiệu một bộ công cụ khác được phát triển từ bộ WHOQOL-100 là WHOQOL-BREF chỉ với 4 phạm trù (loại bỏ

2 phạm trù từ bộ WHOQOL-100) WHOQOL-BREF là kết quả khi thu gọn WHOQOL-100 dựa trên kết quả thực nghiệm Sau khi phát triển xong bộ công cụ WHOQOL-BREF, các nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiến hành kiểm chứng hiệu quả của bộ công cụ thu gọn mới so với bộ công cụ WHOQOL-100 cũ và kết quả từ so sánh thực nghiệm đã cho thấy phiên bản ngắn gọn hơn cho kết quả tốt hơn đáng kể so với phiên bản đầy đủ Việc cho kết quả tốt hơn được các nhà khoa học giải thích dựa vào 2

lý do sau:

Trang 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 Điểm mạnh nhất của phiên bản thu gọn là sự ngắn gọn trong bảng câu hỏi khiến cho người trả lời cảm thấy không bị áp lực (do phải trả lời quá nhiều câu hỏi) từ đó giảm được ra sai số do hồi đáp

 Nhờ thực nghiệm trên WHOQOL-100 đã giúp WHOQOL-BREF loại bỏ

được những yếu tố ít tác động đến “Chất lượng cuộc sống”

Mô hình nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới gồm 4 phạm trù tác động lên chất lượng cuộc sống bao gồm: thể chất, tâm lý, mối quan hệ xã hội và môi trường (như hình 2.2)

Hình 2.2 Mô hình WHOQOL-BREF

(Nguồn: WHOQOL manual)

Ghi chú: Định nghĩa các phạm trù được thể hiện trong tài liệu WHOQOL manual xuất bản 2004

2.3.2 Giới thiệu mô hình “Chất lượng cuộc sống trong môi trường đại học”

Với mô hình này ông hoài nghi rằng ngoài những phạm trù của cuộc sống như:

cá tính, thể chất và môi trường (Pilcher, 1998; Makinen và Pychyl, 2001; Cha, 2003; Smith và các đồng sự, 2004; Vaez và các đồng sự 2004; Chow 2005; Ng, 2005) mà giả

định rằng những yếu tố đào tạo và môi trường xã hội trong đại học sẽ tác động lên

“Chất lượng cuộc sống” của sinh viên Thêm vào đó ông cho rằng chính những dịch

vụ và cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị của trường sẽ tác động lên hai khía cạnh học

thuật và xã hội (Xem hình 2.3)

Sirgy đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát 741 sinh viên thuộc 3 trường đại học ở Hoa Kỳ là: University of St Thomas ở Minnesota (trường tư loại nhỏ), Virginia Polytechnic Institute and State University ở Virgina (trường công loại lớn), và College

of William and Mary ở Virginia (trường tư thuộc loại trung bình) Kết quả nghiên cứu của ông đã khẳng định giả thuyết của ông Trong năm 2010, Đại học ABU đã tổ chức kiểm định mô hình này tại khu vực Trung Tây Hoa Kỳ và đăng tải trên phương tiện

Chất lượng cuộc sống

Thể chất Tâm lý Mối quan hệ xã hội Môi trường

Trang 29

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

truyền thông với tên: “Quality of College Life (QCL): Validation of a Measure of Student Well Being in the Middle East” Kết quả của nghiên cứu do tiến sĩ Karma El Hassan thực hiện (với một số mục bổ sung nhưng không đáng kể) cũng cho thấy mô hình có độ phù hợp cao với dữ liệu thu thập

Hình 2.3 Mô hình QCL

(Nguồn: quality of college life (qcl) of students, Sirgy 2005)

2.3.3 Thực tế Việt Nam và ý tưởng kết hợp nghiên cứu WHOQOL-BREF và

QCL trong nghiên cứu chất lượng cuộc sống sinh viên đại học hệ chính quy khoa Quản lý công nghiệp

Bối cảnh hình thành nên mô hình QCL của Sirgy, 2005 là những trường Đại học chuẩn mực ở Hòa Kỳ với hệ thống cơ sở hoàn thiện theo những quy định của chính phủ Hoa Kỳ (cho dù là trường nhỏ nhất trong nghiên cứu cũng đã có quy mô 10,000 sinh viên – University of St Thomas) Trong khi đó thực tế ở Việt Nam cho thấy không thể so sánh với những trường như thế ở Hoa Kỳ cho dù là Đại học Bách Khoa TP.HCM(với quy mô 20,000 sinh viên)

Tại University of St Thomas, mỗi sinh viên phải chi trả là $42.530 cho chương trình học có số tín chỉ thấp nhất và các khoảng phí sử dụng các dịch vụ tại trường Trong đó phí cho các dịch vụ ngoài dạy – học là $12.578 (trong $42.530) chiếm khoảng 29,57% chi phí cho một năm học đã bao gồm đa dạng các dịch vụ như: Chi phí

sử dụng trang bị, thư viện, các hoạt động sinh viên, tham vấn tâm lý, … Hoặc như trường công Virginia Polytechnic Institute and State University thì mỗi sinh viên cũng phải chi trả $29.398/năm và phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, buýt, hoạt động giải trí, hoạt động sinh viên, và các dịch vụ khác vào khoảng 14% tổng số tiền phải chi trả.Trong khi đó tại Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, mức chi cho mỗi sinh viên hàng năm là 2,15 triệu VNĐ (số liệu bình quân từ bộ giáo dục) cùng với khoản học phí sinh viên phải đóng mỗi năm từ 3 triệu đồng đến trên dưới 4 triệu VNĐ mỗi năm, thì mỗi năm trường đại học thu được ở mỗi sinh viên khoảng từ 5 triệu đến trên 6 triệu VNĐ (tức là khoảng $300) Vì khoản thu bé so với quy mô 20.000 sinh viên nên phần lớn các dịch vụ như thư viện, y tế, thể dục thể thao, hoạt động sinh

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

viên, và căn-ten hầu như không đảm bảo về chất lượng và số lượng, nên đa phần các sinh viên thường không quan tâm đến các dịch vụ hay cơ sở hạ tầng này

Thêm vào trong nghiên cứu khác của Sirgy có một đề cập thú vị đến hành vi của sinh viên Hoa Kỳ là dành rất nhiều thời gian của mình trong khuôn viên trường do họ

cố gắng tận dụng những dịch vụ mà đã chi trả qua học phí Trong khi đa phần sinh viên Bách Khoa không phải chi trả hoặc chi trả quá thấp, vì vậy ngoài giờ lên lớp thì rất ít khi ở lại trường để khai thác các dịch vụ hay cơ sở hạ tầng này Chính vì ảnh hưởng khá nhiều của môi trường và hoạt động sống bên ngoài trường Đại học, nên người nghiên cứu đã đưa ra ý tưởng kết hợp 2 mô hình nghiên cứu WHOQOL-BREF

và QCL đã giới thiệu ở trên để đánh giá một cách toàn diện các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống của sinh viên cả bên trong môi trường đại học và bên ngoài xã hội

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong mô hình nghiên cứu đề xuất người nghiên cứu vận dụng hướng tiếp cận theo trường phái phạm trù với 6 phạm trù được thừa kế từ 2 mô hình bao gồm 4 phạm trù: thể chất, tâm lý, môi trường và quan hệ xã hội từ mô hình WHOQOL-BREF; 2 phạm trù đào tạo và xã hội học đường từ mô hình QCL (xem hình 2.4)

2.4 TỔNG KẾT CHƯƠNG

Để tiếp cận với khái niệm “Chất lượng cuộc sống” có rất nhiều hướng, tuy nhiên mỗi hướng tiếp cận sẽ có những ưu và nhược điểm khác Sau khi cân nhắc và đặt trong bối cảnh nghiên cứu cũng như nguồn lực hiện có của mình mà người nghiên cứu đã lựa chọn hướng tiếp cận theo “các phạm trù của cuộc sống” là cách tiếp cận định nghĩa chất lượng cuộc sống của mình

Với việc lựa chọn đường hướng tiếp cận hợp lý, người nghiên cứu đã tìm hiểu các mô hình nghiên cứu đi trước kết hợp thực tiễn môi trường đào tạo của khoa Quản

Lý Công Nghiệp, mà người nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu như hình 2.4

Trang 31

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ 3.1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH 3.1.1 Đại học quốc gia

Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập ngày

27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996

Năm 2001, ĐHQG-HCM được tổ chức lại theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ĐHQG-HCM cũng như ĐHQG

Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng Theo đó, ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 01 Viện nghiên cứu,

01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ:

 Trường Đại học Bách khoa

 Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn

 Đại học Công nghệ Thông tin

 Đại học Khoa học Tự nhiên

 Đại học Quốc tế

 Trường đại học Kinh tế - Luật

 Viện Môi trường - Tài nguyên

Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc Gia TP.HCM được thể hiện rõ hơn ở Hình 3.1, bao gồm thêm một số trung tâm phục vụ cho hoạt động của toàn bộ hệ thống Đại học quốc gia TP.HCM như:

 Khoa Y

 Khu Công nghệ phần mềm

 Trung tâm Đào tạo Quốc tế

 Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo

 Trung tâm Giáo dục Quốc phòng

 Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư

 Thư viện Trung tâm

 Trung tâm Quản lý Ký túc xá

 Trung tâm Lý luận Chính trị

 Trung tâm Ngoại ngữ

 Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực

Trang 32

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Đại học Quốc gia

(Nguồn: Website chính thức của Đại học quốc gia)

Cơ quan hành chính của ĐHQG-HCM đặt tại phường Linh Trung - Thủ Đức Hiện ĐHQG-HCM đang được xây dựng trên diện tích 643,7 hecta tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một đô thị khoa học hiện đại

Quy mô đào tạo chính quy (bao gồm đại học và sau đại học) của ĐHQG-HCM là 49.714 với 74 ngành đào tạo bậc đại học, 89 ngành đào tạo Thạc sĩ và 91 ngành đào tạo Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học kinh tế

Về đội ngũ, ĐHQG-HCM có tổng cộng 4.302 cán bộ - công chức bao gồm 2.403 cán bộ giảng dạy (1.899 người có trình độ sau đại học với 640 tiến sỹ và 1.259 thạc sỹ,

169 người có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư)

ĐHQG-HCM không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó

Trang 33

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

3.1.2 Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh

3.1.2.1 Sứ mạng

"Trường ĐHBK – ĐHQG TP HCM là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ hàng đầu tại Việt Nam Trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho phía Nam và cả nước, vươn tới trình độ khu vực Đông Nam Á và thế giới."

3.1.2.2 Giới thiệu chung về Đại học Bách Khoa TP.HCM

Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM là một trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật công nghệ và các nhà quản lý có trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực Đông nam Á, đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như khu vực phía Nam Là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có vai trò chủ đạo trong việc thông tin và ứng dụng công nghệ mới của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực, chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp thuộc khu vực phía Nam

Tính đến tháng 05 năm 2005, trường đã có 11 khoa chuyên ngành (xem bảng 3.1), 10 trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, 4 trung tâm đào tạo, 10 phòng ban chức năng và một công ty trách nhiệm hữu hạn Trải qua 30 năm (kể

từ ngày giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước 1975) trường đào tạo được 45.000

kỹ sư, cử nhân Từ năm 1994 đến nay, trường Đại học Bách khoa đã đào tạo 20.000 kỹ

sư, cử nhân, 1.503 thạc sĩ, 25 tiến sĩ, nhiều sinh viên tốt nghiệp của trường hiện nay đang giữ những cương vị quản lý, chuyên gia đầu ngành của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh

Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng

Trang 34

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

3.1.2.3 Quy mô đào tạo

Hiện nay, trường Đại học Bách khoa đang đào tạo bậc đại học (đại học chính quy, phi chính quy và cao đẳng) và sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) với tổng

số 25.979 sinh viên theo học

1 Bậc đại học:

o Hệ chính quy : 16.922 sinh viên

o Hệ đại học bằng 2 : 450 sinh viên

o Hệ không chính quy : 6.452 sinh viên

o Hệ cao đẳng : 763 sinh viên

Trường có nhiều chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài Từ năm 1999 trường tham gia chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp Năm 2004 có

54 SV tốt nghiệp, được đánh giá rất cao Đặc biệt trong số 48 SV tốt nghiệp của 4 trường đại học Việt Nam được hội kỹ sư Pháp công nhận bằng kỹ sư Pháp được hành nghề ở Châu Âu thì trường Đại học Bách khoa có 38 SV (chiếm 38/48)

Năm 2002 trường thực hiện dự án kỹ sư tài năng (KSTN) Năm 2005 đợt đầu tốt nghiệp 28 KSTN ngành Công nghệ thông tin có chất lượng nổi trội (về nghiên cứu khoa học, có 14/28 SV có bài báo đăng ở các tạp chí, hội nghị khoa học quốc tế có uy tín)

Để biết thêm thông tin xin tham khảo:

• Website của các khoa chuyên ngành

• Website của các chương trình liên kết

• Website phòng Đào tạo: http://www.aao.hcmut.edu.vn/

• Website phòng Đào tạo sau đại học: http://ww.rd.hcmut.edu.vn/

3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng

1) Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo

Nhà trường có hai cơ sở Cơ sở nội thành có diện tích 14,8 ha tại 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP HCM Tại cơ sở 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP HCM, trường

có 117 phòng học (14.479 m2), 96 phòng thí nghiệm (12.197 m2), 3 xưởng thực hành (6.950 m2), 1 thư viện (1.145 m2

- cho đại học và sau đại học) Cơ sở ngoại thành có diện tích 26 ha tại Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM Tháng 5/2005 trường bắt đầu khởi công xây dựng khu nhà học đầu tiên có diện tích sàn xây dựng là 17.600 m2với tổng kinh phí là 66 tỷ đồng

Điều đặc biệt là trong vòng vài năm trở lại đây, bằng các nguồn tự có (học phí, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ và các hoạt động đào tạo khác) trường

Trang 35

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

đã tập trung tăng cường xây mới 26.128 m2

sàn xây, nâng cấp các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện 7.670 m2, và đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo Các phòng học đều được trang bị máy chiếu, projector và máy tính Các phòng thí nghiệm được tăng cường trang thiết bị hiện đại cho đào tạo và nghiên cứu khoa học (80 tỷ), 1.500 máy tính của trường đều được nối mạng cục bộ (Intranet) và mạng Internet với hai băng thông tốc độ cao tổng cộng lên tới 5Mbps

Toàn bộ các môn học của trường đều có giáo trình và tài liệu tham khảo, trong đó 55% (509 tên sách) là giáo trình do cán bộ giảng dạy của nhà trường biên soạn Thư viện đã có 277 tên tạp chí (191 tạp chí ngoại văn, 86 tạp chí nội văn), số đầu sách: 9.460 tên với 36.555 cuốn, có 30 máy tính để truy cập Internet và tài liệu thư viện miễn phí Hàng năm thư viện được đầu tư trên 1 tỷ đồng để mua tài liệu, in giáo trình

2) Ký túc xá

Ngoài hai cơ sở đào tạo, trường Đại học Bách khoa có một khu ký túc xá ở nội thành với diện tích 1,4 ha Năm 2004, KTX Bách khoa được nhà trường đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009, với quy mô 12 tầng lầu và 01 tầng hầm để

xe, tổng diện tích xây dựng khoảng 38.000 m2 , mặt bằng khối có hình chữ U giật cấp thấp về phía đường Lý Thường Kiệt, bốn hướng tiếp cận các mặt đường chính, do vậy các phòng ở đều được lấy ánh sáng và gió tự nhiên, đồng thời bố trí sân vườn bên trong ở giữa kết hợp cây xanh Toàn bộ công trình có 03 vị trí thang máy, 05 thang bộ

và hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy tự động và hệ thống tạo áp thang thoát hiểm Với hơn 400 phòng ở, làm việc, sinh hoạt theo thiết kế ban đầu

3) Thư viện

Thư viện tổ chức kho mở tại các phòng đọc, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc

có thể tiếp cận trực tiếp với tài liệu một cách nhanh chóng, kịp thời Bạn đọc còn có thể truy cập cơ sở dữ liệu của Thư viện trung tâm Đại học Quốc gia TP HCM như: Springerlink, Emerald, Fulltex, Proquest, Dissertations,…thông qua mạng Intranet của thư viện, mạng trường Đại Học Bách Khoa, mạng Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Hệ thống các phòng đọc của Thư viện:

• Phòng đọc trệt A2: 80 chỗ ngồi

• Phòng đọc và cho mượn sách về nhà lầu A2: 120 chỗ ngồi

• Phòng đọc Sau đại học (tầng lửng): 40 chỗ ngồi

• Phòng đọc báo và tạp chí (Thư viện SK - Telecom): 30 chỗ ngồi

• Phòng đọc và cho mượn sách về nhà tại cơ sở 2: 200 chỗ ngồi

Hệ thống kho lưu: Kho Lưu sách nội văn, kho lưu sách ngọai văn

Dịch vụ thông tin:

• Bạn đọc có thể tra cứu trực tuyến (OPAC) thông qua hệ thống máy tính đặt tại các phòng đọc thư viện (tìm theo chủ đề, từ khoá, tên tác giả…) hoặc cũng có thể tìm kiếm thông tin bằng cách dùng các toán tử kết hợp của biểu thức Boolean như: AND, OR, NOT

• Hoạt động Thông tin-Thư mục: cung cấp danh mục tài liệu mới, danh mục tài liệu theo chủ đề, các bản thư mục chuyên đề, tờ rơi (giới thiệu và hướng dẫn tra cứu tài liệu )…

Trang 36

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

• Đáp ứng yêu cầu thông tin cho mọi đối tượng: giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên,…qua các dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, dịch vụ bao gói thông tin,…

• Mượn, photo tài liệu, sao chép đĩa,…

• Thư viện đang từng bước xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ của thư viện truyền thống và xây dựng thư viện điện tử để hướng tới việc liên thông với các thư viện của các trường đại học nhằm chia sẻ tài nguyên, khai thác tốt nguồn thông tin,

hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường

3.2 KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

3.2.1 Sứ mạng

Khoa QLCN tạo ra giá trị về tri thức cho cộng đồng/xã hội thông qua sự kết hợp các hoạt động Sáng tạo tri thức (Nghiên cứu khoa học), Chuyển giao tri thức (Đào tạo)

và Sử dụng tri thức (Tư vấn & Ứng dụng) trong lĩnh vực quản lý

Trong phạm vi trường ĐHBK, Khoa QLCN là đơn vị cầu nối giữa các khối kiến thức kỹ thuật và khối kiến thức quản lý, tạo nên một chỉnh thể trong xu thế đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực ngày nay

Trong tầm nhìn dài hạn, khoa QLCN phấn đấu xây dựng một môi trường làm việc sao cho các mức chất lượng về giảng dạy, nghiên cứu và học tập có thể so sánh với mặt bằng chung các nước trong khu vực Ở phạm vi quốc gia, khoa phấn đấu trở thành:

 Đơn vị thuộc nhóm 5 trường/khoa hàng đầu về chất lượng và uy tín trong lĩnh vực đào tạo về quản lý tại VN, đặc biệt là bậc Sau đại học

 Đơn vị thuộc nhóm 5 trường/ khoa quản lý kinh doanh có nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị cho thành phố và các tỉnh phía Nam, có nhiều công trình KH xuất bản trên các tạp chí có uy tín trong nước và trên thế giới

 Địa chỉ tư vấn về khoa học quản lý đứng trong nhóm 10 địa chỉ hàng đầu

về tư vấn quản lý của Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp

3.2.2 Giới thiệu chung

Khoa Quản Lý Công Nghiệp (QLCN) Trường Đại Học Bách Khoa được thành lập từ năm 1990 nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lãnh vực đào tạo và nghiên cứu về quản lý ở Việt Nam Khoa QLCN cam kết tạo ra giá trị về tri thức cho xã hội thông qua sự kết hợp các hoạt động Sáng tạo tri thức (Nghiên cứu khoa học), Chuyển giao tri thức (Đào tạo) và Sử dụng tri thức (Tư vấn & Ứng dụng) trong lĩnh vực quản lý

Trong phạm vi ngành nghề đào tạo tại trường Đại học Bách khoa (ĐHBK), Khoa QLCN là đơn vị cầu nối giữa các khối kiến thức kỹ thuật và khối kiến thức quản lý, tạo nên một chỉnh thể trong xu thế đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực ngày nay Trong tầm nhìn dài hạn, Khoa QLCN cam kết phấn đấu xây dựng một môi trường sinh hoạt tri thức với các chuẩn mực chất lượng cao về giảng dạy, nghiên cứu và học tập theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế

Trang 37

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

Về đội ngũ giảng dạy, với số lượng gần 60 giảng viên, hầu hết đều tốt nghiệp sau đại học từ các Trường và Viện Đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Thụy Sĩ, Pháp, …), đội ngũ giảng dạy là thế mạnh của Khoa QLCN với các đặc điểm chính là

đề cao nghiên cứu khoa học, hướng đến chất lượng và luôn chủ động trong việc đổi mới để đáp ứng với những nhu cầu mới của xã hội về giáo dục và học thuật

Cấu trúc Khoa QLCN là một tổng thể gắn kết bởi 4 bộ môn chuyên môn bao gồm Bộ môn Quản lý Sản xuất và Điều hành, Bộ môn Tiếp thị và Quản lý, Bộ môn Tài chính, Kế toán và Kinh tế, Bộ môn Hệ thống Thông tin Quản lý và Khoa học Ra quyết định

Khoa QLCN đưa sản phẩm của mình ra cộng đồng thông qua đào tạo, nghiên cứu

và tư vấn bằng việc vận hành các đơn vị kinh doanh chiến lược của mình (SBUs - strategic business units), bao gồm: (1) Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ đào tạo về Quản trị doanh nghiệp (BR&T Center), Các chương trình đào tạo: (2) Cử nhân trong nước về Quản lý công nghiệp, về Quản trị kinh doanh, (3) Cao học trong nước về Quản trị kinh doanh, (4) Cao học quốc tế về quản trị kinh doanh mang tên MSM, (5) Cao học quốc tế về Tư vấn quản lý quốc tế mang tên MCI, (6) Cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế UIS

Qua gần 20 năm thành lập và phát triển, Khoa QLCN tự hào đã xây dựng được một gia đình vững mạnh gồm: SIM và các vệ tinh BR&T, MSM, MCI, và SIMAA

Hình 3.2 Cơ cấu bộ môn và phòng ban khoa Quản lý công nghiệp

(Nguồn: Website khoa Quản lý công nghiệp)

Trang 38

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

3.2.3 Chương trình đào tạo

3.2.3.1 Các chương trình trong nước

• CỬ NHÂN:

Thời gian đào tạo : 4,5 năm Chương trình đào tạo Cử nhân có hai chọn lựa chuyên ngành: Cử nhân Quản Lý Công Nghiệp hoặc Cử nhân Quản trị Kinh doanh Chương trình đào tạo được thiết kế nhằm đem lại kiến thức vững vàng và những kỹ năng xã hội toàn diện, chuẩn bị cho người học một năng lực đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển nghề nghiệp quản lý trong tương lai

• CỬ NHÂN II:

Thời gian đào tạo: 2,5 – 3 năm Lớp học được tổ chức buổi tối Đây là cơ hội cho những kỹ sư vừa đi làm vừa có thể trang bị thêm kiến thức về quản lý ở trình độ đại học, nhằm đáp ứng cho nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý trong quá trình phát triển nghề nghiệp

• CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH:

Thời gian đào tạo: 1,5 – 2 năm Đây là cơ hội cho phép các kỹ sư thực hiện ước vọng đổi ngành hoặc thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp trung và cao trong doanh nghiệp

Chất lượng cao kết hợp với kiến thức mới là các cam kết hàng đầu của chương trình Chương trình được các mạng xã hội bình chọn là một trong các chương trình MBA có

uy tín và chất lượng cao hiện nay tại phía Nam

• TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH:

Thời gian đào tạo: 3 – 4 năm Chương trình được xây dựng với mục tiêu đào tạo những cán bộ khoa học có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn: Quản trị Kinh doanh, Marketing, Phát triển Nguồn nhân lực, Quản lý Sản xuất, Quản lý Tài chính và Quản lý Hệ thống Thông tin Chương trình nhắm đến các chuẩn mực cao trong học thuật và nghiên cứu về các vấn đề của phát triển trong thời kỳ hội nhập Các nghiên cứu sinh tiềm năng là các Cán Bộ Giảng Dạy của các trường đại học, Cán Bộ Nghiên Cứu Khoa Học tại các Trường, Viện, các Sở, Ban ngành của Thành Phố và các tỉnh cũng như những người làm công tác quản lý tại các doanh nghiệp

• MBA-MSM THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH DO TRƯỜNG QUẢN

LÝ MAASTRICHT (HÀ LAN) CẤP BẰNG

Trang 39

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

Chương trình do Trường Maastricht School of Management (MSM, Hà Lan) cấp bằng Cung cấp kiến thức quản lý doanh nghiệp chung, với hai chuyên ngành là Quản

lý chiến lược và Quản lý dự án.Là một trong những chương trình MBA liên kết lâu đời nhất tại Tp HCM (từ 1998) Đã có hơn 300 cựu sinh viên, tạo ra một mạng lưới quan

hệ hỗ trợ lẫn nhau rất mạnh Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng quản lý, đây chính

là giá trị lớn mà chương trình đem lại cho người học Cách thức tổ chức lịch học tập trung kết hợp với thời gian ôn tập dài có trợ giảng theo sát rất phù hợp với quĩ thời gian hạn chế của người học là những nhà quản lý

• MBA-MCI THẠC SĨ TƯ VẤN QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH Chương trình do Trường Northwestern University of Applied Sciences, Thụy Sĩ cấp bằng Quá trình hội nhập quốc tế của Việt nam mở ra một thị trường dịch vụ tư vấn về quản lý rộng lớn và ngày càng phát triển Chương trình này được thiết kế nhắm đến cung cấp kiến thức và kỹ năng tư vấn quốc tế về quản lý kinh doanh - là lĩnh vực đem lại cho người học những kiến thức mới và độc đáo Cách thức tổ chức lịch học tương tự như chương trình MBA-MSM

3.2.3.3 Trung tâm BR&T

Trung Tâm Nghiên Cứu và Hỗ Trợ Đào Tạo Quản Trị Doanh Nghiệp (BR&T) – Khoa Quản Lý Công Nghiệp được thành lập năm 2003 bởi hai đơn vị là Trường ĐH Bách Khoa TP HCM (HCMUT) và Chương trình phát triển quản lý Thụy Sĩ – AIT – Vietnam (SAV)

Các hoạt động chính của trung tâm:

Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trong lĩnh vực quản lý và kỹ thuật theo hướng ứng dụng thực tiễn, đáp ứng nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp;

Thực hiện các đề tài nghiên cứu và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và các

tổ chức chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận;

Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học chuyên đề trao đổi kiến thức, học thuật giữa các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp

Ngoài ra, vì hoạt động trong môi trường trường học nên TT cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng “kỹ năng mềm” nhằm hỗ trợ sinh viên hội nhập với môi trường hoạt động của doanh nghiệp và trợ giúp sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Một số khách hàng của BR&T trong những năm qua bao gồm các doanh nghiệp

và các tổ chức cơ quan Nhà nước như: Sở Nội vụ TP HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, Sở Công thương Lâm Đồng, Sở Công thương tỉnh An Giang, Trung tâm Tư vấn phát triển công nghiệp Lâm Đồng…; Các doanh nghiệp khách hàng như Cty Holcim Vietnam, Cty Fujikura Fiber Optics Vietnam, Cty liên doanh Son Kuan, Cty TNHH Cadivi, Cty TNHH Acecook, Cty ICIC, …

Trang 40

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

3.2.4 Vài dòng của sinh viên về khoa quản lý công nghiệp

Khi viết những dòng này, tác giả vẫn đang là sinh viên của khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Đại học Bách Khoa, nên những cảm nhận sẽ được viết ra là những điều chân thật nhất được tích góp từ trải nghiệm của hơn 4 năm qua Và vì là những điều rất chủ quan của người viết nên xin người đọc đừng quá “khắt khe” với những bình luận hay cảm nhận

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nhưng người viết đã có nhiều cơ hội ứng dụng kiến thức (dù là rất hạn chế) của mình ở những doanh nghiệp như Vinaphone hay tại tập đoàn Procter & Gamble (P&G), cũng như trong các cuộc thi quốc tế về kinh doanh như McKinsey Mekong Busieness Plan Challenge Và người viết có thể tự hào nói rằng sinh viên QLCN được trang bị những kiến thức không thua kém sinh viên các trường khác

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sinh viên QLCN bị giới hạn quá nhiều về mặt ngoại ngữ, đó là một điều rất buồn khiến sinh viên “ta” ở các sân chơi “lớn” đều vắng mặt (hoặc rất ít) sinh viên tham gia và có thể đi đến cuối cuộc chơi để có cơ hội thể hiện kiến thức chuyên môn của mình Thêm vào đó sinh viên QLCN không phải là thiếu sự năng động, nhưng dường như cơ hội được tiếp cận thông tin của sinh viên QLCN là thua thiệt so với các trường chuyên ngành quản trị khác Qua tiếp xúc với các doanh nghiệp, người viết được biết chính do không có sự xuất hiện của các sinh viên QLCN trong các cuộc “đua” về quản trị và kinh doanh mà “thương hiệu sinh viên quản lý” đối với họ là những gì mờ nhạt Cụ thể như tập đoàn P&G đã 2 năm rồi luôn

tổ chức cuộc thi rất lớn là “P&G ASEAN BUSINESS CHALLENGE”, chương trình được triển khai rầm rộ ở nhiều trường trừ Bách Khoa – QLCN Tuy nhiên vô tình trong 2 năm, mỗi năm đều có 1 sinh viên QLCN vào đến vòng cuối cùng (chưa có may mắn dành được vị trí cao nhất), nhưng đã làm tập đoàn này chú ý và quyết định bổ sung ngân sách để triển khai cuộc thi cho năm 2011 cho sinh viên Bách Khoa

Để kết thúc vài dòng của mình, người viết xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết

ơn với các thầy cô và nhân viên khoa QLCN đã làm việc hết mình vì các thế hệ sinh viên

Ngày đăng: 13/10/2016, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Adams, J.S (1965). Inequity in social exchange. Aristotelian foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inequity in social exchange
Tác giả: Adams, J.S
Năm: 1965
[2] Alex C. Michalos (2010). Approaches to improving the Quality of Life: How to Enhance the Quanlity of Life. Springer Sách, tạp chí
Tiêu đề: Approaches to improving the Quality of Life: "How to Enhance the Quanlity of Life
Tác giả: Alex C. Michalos
Năm: 2010
[3] Allardt (1993). Having, loving, being: An alternative to the Swedish model of welfare research. Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Having, loving, being: An alternative to the Swedish model of welfare research
Tác giả: Allardt
Năm: 1993
[4] Barbara Beham (2006). Quality of life and work. University of Berlin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of life and work
Tác giả: Barbara Beham
Năm: 2006
[5] Bliss, Christopher (1993). Life-style and the standard of living. Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Life-style and the standard of living
Tác giả: Bliss, Christopher
Năm: 1993
[6] Cobb, Clifford W. (2000). Measurement tools and the quality of life. Redefining Progress, San Francisco Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measurement tools and the quality of life
Tác giả: Cobb, Clifford W
Năm: 2000
[8] Diener, Ed and Shigehiro Oishi (2000). Money and happiness: Income and subjective well-being across nations. MIT Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Money and happiness: Income and subjective well-being across nations
Tác giả: Diener, Ed and Shigehiro Oishi
Năm: 2000
[9] Gaertner, Wulf. (1993). Commentary on Amartya Sen: Capability and well-being. Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commentary on Amartya Sen: Capability and well-being
Tác giả: Gaertner, Wulf
Năm: 1993
[10] Lane, và Robert E. (1996). Quality of life and quality of persons: A new role for government?. Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of life and quality of persons: A new role for government
Tác giả: Lane, và Robert E
Năm: 1996
[11] Mark Rapley (2003). Quality of life: a critical introduction. SAGE Publication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of life: a critical introduction
Tác giả: Mark Rapley
Năm: 2003
[12] Michael Bloor (2001). Focus groups in social research. SAGE Publication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Focus groups in social research
Tác giả: Michael Bloor
Năm: 2001
[13] Nunnally,j. (1978). Pshychometric Theory. McGraw-Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pshychometric Theory
Tác giả: Nunnally,j
Năm: 1978
[14] Sen, Amartya. (1993). The quality of life. Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The quality of life
Tác giả: Sen, Amartya
Năm: 1993
[15] Sirgy (2002). The psychology of quality of life, vol. 12, Edited by A. C. Michalos. Kluwer Academic Publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: The psychology of quality of life, vol. 12, Edited by A. C. "Michalos
Tác giả: Sirgy
Năm: 2002
[16] Slater,S (1995), “Issues in conducting Marketing Strategy Research”, Journal of Strategic Sách, tạp chí
Tiêu đề: Issues in conducting Marketing Strategy Research
Tác giả: Slater,S
Năm: 1995
[17] Ysander, Bengt-Christer (1993). "Commentary on Robert Erikson: Description of inequality." Oxford University press.Báo – tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commentary on Robert Erikson: Description of inequality
Tác giả: Ysander, Bengt-Christer
Năm: 1993
[7] Cohen, E., R. A. Clifton và L. W. Roberts (2001), The cognitive domain of the quality of life of university students: A re-analysis of an instrument, Social Indicators Research 53(1), 63–77 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w