1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông theo hướng chuẩn hóa

128 570 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết TW 2 của Hội nghị BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững”. Trên thực tế Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến vai trò của giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để phát triển con người, là nhân tố quyết định để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đã được xã hội tôn vinh”. Chỉ thị 40 – CTTW ngày 1562004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 trong mục tiêu tổng quát đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo…đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Giáo dục phổ thông là bậc học có vị trí then chốt trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Sau gần 30 năm đổi mới giáo dục, “chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội”. Tuy nhiên, cùng những khiếm khuyết về hệ thống giáo dục, quy mô giáo dục nghề nghiệp, “chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước…”.

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

: Cơ sở vật chất: Đại học – Cao đẳng: Đại học sư phạm: Đội ngũ giáo viên: Học sinh

: Giáo viên: Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục quốc phòng – an ninh: Giáo viên Trung học

: Học sinh giỏi: Hệ thống giáo dục quốc dân: Nghề nghiệp giáo viên trung học: Tổ chức Hợp tác phát triển Châu Âu: Phụ huynh học sinh

: Quản lý giáo dục: Trung bình: Trung học cơ sở: Trung học phô thông: Thanh tra giáo dục: Ủy ban nhân dân

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng vi

Danh mục biểu đồ, sơ đồ vii

Mở đầu 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 5

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông 5

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài 5

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục 9

1.2.3 Quản lý nhà trường 10

1.2.4 Giáo viên 12

1.2.5 Đội ngũ giáo viên 12

1.2.6 Quản lý đội ngũ giáo viên 13

1.2.7 Chuẩn hóa và chuẩn hóa ĐNGV Trung học phổ thông 14

1.3 Vai trò và các đặc trưng giáo dục Trung học phổ thông 15

1.3.1 Giáo dục Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 15

1.3.2 Giáo dục Trung học phổ thông với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên 16

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuẩn hóa nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông 19

1.4 Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng Chuẩn hóa 20

1.4.1 Cách tiếp cận chuẩn hóa trong quản lý đội ngũ giáo viên THPT trong giai đoạn hiện nay 20

Trang 3

1.4.2 Quy trình quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng Chuẩn hóa 25

1.5 Những yêu cầu mới tác động tới quản lý đội ngũ giáo viên THPT 35

1.5.1 Nâng chuẩn trình độ đào của giáo viên 35

1.5.2 Nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 35

1.5.3 Đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu loại hình giáo viên 36

1.6 Tiểu kết chương 1 36

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN NHÂN TÔNG - HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 38

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục quận Hai Bà Trưng – Hà Nội và quá trình phát triển của Trường THPT Trần Nhân Tông 38

2.1.1 Đặc điểm TN, KT- XH và Giáo dục – Đào tạo quận Hai Bà Trưng – Hà Nội 38

2.1.2 Giới thiệu về sự hình thành và phát triển trường THPT Trần Nhân Tông – .41 Hà Nội 41

2.1.3 Thực trạng về giáo dục của trường THPT Trần Nhân Tông 42

2.1.4 Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông 45

2.2 Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tông theo hướng Chuẩn hóa 52

2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí 52

2.2.2 Thực trạng tổ chức cho ĐNGV thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp 53

2.2.3 Thực trạng tổ chức cho ĐNGV triển khai thực hiện các công việc để đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 55

2.2.4 Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn; hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên chưa đạt Chuẩn; duy trì cho những giáo viên đạt Chuẩn 65

2.2.5 Thực trạng đánh giá ngoài đội ngũ giáo viên 68

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông theo các tiêu chuẩn đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định 72

2.3.2 Khó khăn tồn tại và những vấn đề đặt ra trong quản lý ĐNGV trường THPT Trần Nhân Tông đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp 74

2.4 Tiểu kết chương 2 75

Trang 4

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TRẦN NHÂN TÔNG – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 77

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 77

3.1.1 Tính cần thiết 77

3.1.2 Tính khả thi 77

3.1.3 Tính hiệu quả 77

3.1.4 Tính đồng bộ 78

3.1.5 Tính kế thừa 78

3.2 Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Trần Nhân Tông - Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa 78

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp 78

3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 80

3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức triển khai thực hiện các công việc để đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 82

3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên của trường theo bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 84

3.2.5 Biện pháp 5: Đăng kí đánh giá ngoài đội ngũ giáo viên 88

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý đội ngũ GVTH theo hướng Chuẩn hóa 89

3.4 Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học theo hướng Chuẩn hóa 91

3.4.1 Đối tượng khảo nghiệm 91

3.4.2 Cách đánh giá 91

3.4.3 Kết quả đánh giá 91

3.5 Tiểu kết chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí 26

Bảng 2.1: Số liệu về học sinh các năm học từ 2010 đến 2013 42

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục các năm học từ 2010 đến 2013 42

Bảng 2.3: Số HSG và thi đỗ Đại học – Cao đẳng 44

Bảng 2.4: Cơ cấu và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên 45

Bảng 2.5: Thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên từ năm 2010 đến 2013 46

Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên THPT Trần Nhân Tông 48

Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn và nghiệp vụ 50

Bảng 2.8: kết quả khảo sát nhận thức của CBQL - ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong quản lý đội ngũ giáo viên 52

Bảng 2.9: Thống kê kết quả thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo .53 Bảng 2.10: Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông nhằm đáp ứng Chuẩn 54

Bảng 2.11: Thống kê chất lượng ĐNGV trường Trần Nhân Tông - Hà Nội .64 (năm học 2012 – 2013) 64

Bảng 2.12: Kết quả xếp loại giáo viên từ năm học 2010 đến 2013 66

Bảng 2.13: Ý kiến của CBQL, giáo viên THPT Trần Nhân Tông về hình thức đánh giá giáo viên THPT theo Chuẩn 68

Bảng 2.14: Kết quả xếp loại dự giờ của Thanh tra Sở 69

Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất ở trường THPT Trần Nhân Tông - Hà Nội 92

Bảng 3.2: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của 5 biện pháp đề xuất ở trường THPT Trần Nhân Tông - Hà Nội 94

Bảng 3.3: Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đã đề xuất ở trường THPT THPT Trần Nhân Tông - Hà Nội 95

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của học sinh từ năm 2010 đến 2013 43

Biểu đồ 2.2: Kết quả rèn luyện của học sinh từ năm 2010 đến 2013 43

Biểu đồ 2.3: Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức của giáo viên 48

Biểu đồ 2.4: Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn và nghiệp vụ 50

Sơ đồ 3.1: Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý 91

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết TW 2 của Hội nghị BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII

đã khẳng định: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ giáodục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển bềnvững”

Trên thực tế Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến vai trò của giáo dục vàcoi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để phát triển con người,

là nhân tố quyết định để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đất nước

Theo nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khẳng định: “Giáoviên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đã được xã hội tôn vinh” Chỉ thị

40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010trong mục tiêu tổng quát đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, taynghề của nhà giáo…đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Giáo dục phổ thông là bậc học có vị trí then chốt trong hệ thống giáo dục quốcdân, là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông “nhằm giúp học sinh củng cố vàphát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổthông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điềukiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học,cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”

Sau gần 30 năm đổi mới giáo dục, “chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tíchcực, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần có hiệu quả vào sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội” Tuy nhiên, cùng những khiếm khuyết về hệthống giáo dục, quy mô giáo dục nghề nghiệp, “chất lượng giáo dục còn nhiều yếukém, bất cập, hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồnnhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước…”

Trang 8

Trong bối cảnh đó, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,ngành Giáo dục – Đào tạo đã có nhiều giải pháp, như: thay đổi chương trình, sáchgiáo khoa; đổi mới phương pháp dạy – học, giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của học sinh; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục; phát động các cuộc vận động, các phong trào thi đua Để nhữnggiải pháp này đi vào hiện thực thì nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất là nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Lý luận và thực tiễngiáo dục khẳng định vai trò, vị trí quyết định của người thầy giáo trong sự nghiệpgiáo dục – đào tạo Giáo viên là lực lượng chủ chốt của ngành Giáo dục, giáo viênquyết định chất lượng giáo dục đồng thời quyết định sự thành bại của sự nghiệpgiáo dục và đào tạo Để quản lý đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả, đồng thời giúp giáoviên tự đánh giá, xếp loại bản thân, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tưquy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp, trong đó có Chuẩn nghề nghiệp giáoviên trung học.

Thực tế, trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 15 năm trở lạiđây trường THPT Trần Nhân Tông đã “thay da, đổi thịt” trở thành địa chỉ tin cậycủa ngành GD & ĐT thủ đô Đội ngũ lãnh đạo nhà trường luôn tận tụy, năng động

và sáng tạo trong quản lý điều hành đơn vị đã đảm bảo cho nhà trường luôn pháttriển đi lên đáp ứng được yêu cầu hiện tại Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên trườngTHPT Trần Nhân Tông chưa đồng bộ, còn một số giáo viên chưa đạt chuẩn nghềnghiệp, một số giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp, chưa tích cực tiếp cận cáccông nghệ, quy trình dạy học hiện đại Công tác đánh giá, phân loại đội ngũ chưathực sự khoa học đôi lúc còn cả nể mang nặng cảm tính Vì vậy, vận dụng chuẩnnghề nghiệp trong quản lý đội ngũ giáo viên vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp quantrọng trong việc chuẩn hóa, nâng cao năng lực đội ngũ của nhà trường

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu vấn đề “Quản lýđội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Trần Nhân Tông – Hà Nội theohướng chuẩn hóa”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp Quản lý đội ngũgiáo viên trường THPT Trần Nhân Tông – Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa

Trang 9

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông –

Hà Nội

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông

Trần Nhân Tông – Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng quản lý đội ngũgiáo viên trường THPT Trần Nhân Tông – Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa đã được

Bộ GD & ĐT ban hành

Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT TrầnNhân Tông – Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa

5 Giả thuyết nghiên cứu

Đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tông đã có những bước phát triển mạnh về

số lượng, chất lượng và cơ cấu Tuy nhiên, so với yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ,đặc biệt là yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp thì đội ngũ này đang bộc lộ những điểmhạn chế và bất cập Nếu xác định được biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ thìđội ngũ giáo viên của trường sẽ đáp ứng được các yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáoviên trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ giáo viêntrường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông – Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa từnăm 2010 đến 2013

Địa bàn: Trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông – Hà Nội.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp lý luận

+ Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về Giáo dục, các văn bản chỉđạo của Bộ GD & ĐT; điều lệ trường học, bộ chuẩn nghề nghiệp giáo viên trunghọc; các báo cáo tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học…

Trang 10

+ Đọc các văn bản của Đảng, Nhà nước để hiểu rõ những quan điểm, chủtrương, chính sách cơ bản đối với quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,quản lý trường THPT.

+ Phân tích, nghiên cứu sâu các tài liệu quản lý, quản lý giáo dục, quản lýtrường THPT và quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng chuẩn hóa thông qua

đó vận dụng vào thực tiễn quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông– Hà Nội có chất lượng

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Điều tra, khảo sát thực tiễn quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trần NhânTông – Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

+ Phương pháp phỏng vấn, phân tích, xử lý số liệu; phương pháp khảo sát.+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và cán bộ quản lý giáo dục Xin ý kiến đónggóp của các chuyên gia và cán bộ quản lý để đề tài được thực hiện có tính khả thi.+ Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo hướng Chuẩn hóa

Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông– Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa

Chương 3: Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trần NhânTông – Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Quản lý nhằm phát triển ĐNGV đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập như: Theo Hanry Koontz, một nhà quản lý người Mỹ; ông cho rằng “Quản lý là mộthoạt động thiết yếu nó đảm bảo những nỗ lực nhằm phối hợp cá nhân nhằm đạtđược mục đích của nhóm Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường

mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vậtchất và sự bất mãn ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật cònvới kiến thức thì quản lý là một khoa học” [ 25, tr 33 ]

Khi đề cập đến phát triển ĐNGV, một số nghiên cứu gần đây đề cao việc thúcđẩy phát triển bền vững và sự thích ứng nhanh của giáo viên Với sự xuất hiện củacác công nghệ dạy học hiện đại, sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, yêu cầu

về vai trò và chức năng của người thầy càng trở nên cấp thiết Vấn đề đặt ra là giáoviên phải thích ứng cao trước yêu cầu đổi mơi Daniel K.Beerens đã chủ trương tạo

ra một nền văn hóa của sự thúc đẩy, có động lực và luôn học tập trong đội ngũ; coi

đó là giá trị mới, yếu tố chính tạo nên nhà giáo Ông cho rằng tính động trong tăngtrưởng; giáo viên phải biết tự làm mới mình, để có thể đảm đương được nhiệm vụ.Nhà giáo theo ông trước hết phải là nhà chuyên môn, đồng thời nhà giáo phải là nhàlãnh đạo (trong hoạt động học tập của học sinh)

Một số nghiên cứu của thành viên OECD (Tổ chức Hợp tác phát triển Châu Âu)cũng đã chỉ ra 5 mặt chất lượng của nhà giáo gồm: Kiến thức phong phú về nộidung chương trình và nội dung bộ môn dạy; kỹ năng sư phạm, kể cả việc có được

“kho kiến thức” về phương pháp dạy học và về năng lực sử dụng những phươngpháp đó; có tư duy phê phán trước mỗi vấn đề về năng lực tự phê, nét đặc trưng của

Trang 12

nghề dạy học; biết tôn trọng và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; có nănglực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đang có những chính sách quản lý ĐNGV Hoa

kỳ là nước chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cải cách “mục tiêu 2000” về cănbản là cải cách về Chuẩn Phần Lan với chính sách đào tạo tất cả giáo viên trong hệthống giáo dục toàn diện tối thiểu phải tốt nghiệp từ thạc sỹ trở lên Trung Quốc traoquyền mạnh mẽ tới các tỉnh thành, các vùng tự trị và các đặc khu hành chính để các cấpchính quyền có nhiều quyền hơn trong việc phát triển giáo dục cơ bản Từ các côngtrình nghiên cứu trên, nhìn lại ở Việt Nam chúng ta thấy có công trình nào?

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu như:

Bùi Minh Hiển – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo trong quản lý giáo dục, tácgiả đã đưa ra những yêu cầu chung về xây dựng phát triển ĐNGV trong một nhàtrường phải chú ý đến các yêu cầu: đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng

bộ về cơ cấu Tác giả phân tích các chức năng quản lý trong phát triển ĐNGV từviệc lập kế hoạch – tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra phải đảm bảo các vấn đề về sốlượng, chất lượng và cơ cấu Chính việc quan tâm 3 vấn đề: số lượng, chất lượng và

cơ cấu của ĐNGV trong một nhà trường là điều kiện cần cho sự phát triển và cần chú ý đến tính đồng thuận của ĐNGV mới để tạo điều kiện đủ cho sự phát triển bền

vững của đất nước Các tác giả đã phân tích sâu nội dung về chất lượng và chấtlượng giáo dục Đây là vấn đề cần được nghiên cứu trong thực tiễn quản lý ĐNGVtrung học phổ thông hiện nay

Nguyễn Sĩ Thư đã đề cập đến chất lượng ĐNGV là tổng hòa những thuộc tính,những giá trị tạo nên ĐNGV Những thuộc tính này gắn bó với nhau trong mộtchỉnh thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ làm cho giáo viên thựchiện được sứ mệnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của mình

Lê Khánh Tuấn trong các giải pháp phát triển ĐNGV trung học cơ sở trong giaiđoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả đã xác định giáo viên là yếu tố

Trang 13

cơ bản, là “tế bào” của đội ngũ Tác giả đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên làphải được Chuẩn hóa, hiện đại hóa để đạt các tiêu chuẩn về cá nhân Trong pháttriển đội ngũ phải đảm bảo tính xã hội hóa là cần có sự tham gia của các lực lượng

xã hội vào công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên; đồng thời phải đảm bảo tính dânchủ hóa để phát huy trí tuệ của mỗi cá nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự tudưỡng để phát triển cá nhận

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Từ khi xuất hiện xã hội loài người, trước nhu cầu sinh tồn và phát triển, conngười đã biết quy tụ thành bầy, thành nhóm Từ lao động đơn lẻ đến lao động phốihợp, phức tạp, con người đã biết phân công, hợp tác với nhau trong cộng đồngnhằm đạt được năng suất lao động cao hơn Sự phân công, hợp tác đó đòi hỏi phải

có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành,…đó chính là hoạt động quản lý

Khi nói đến sự cần thiết của quản lý, coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bấtbiến về mặt lịch sử của đời sống xã hội, Các – Mác đã viết: “Bất cứ lao động xã hộitrực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn đều yêu cầuphải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải lànhững chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vậnđộng chung của toàn bộ cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khíquản độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó Một nhạc sỹ độc tấu vĩ cầm thì tự điềukhiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [ 9, tr 480 ]

Với nhiều cách tiếp cận ở các góc độ kinh tế, xã hội, giáo dục; các nhà khoa họctrong và ngoài nước đã đưa ra những định nghĩa tương đối đồng nhất về khái niệmquản lý

Theo nhà khoa học người Mỹ Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915), ngườiđược hậu thế coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”, là người rất thành côngtrong quản lý sản xuất Ông đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý:

“Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy xã hội phát triển” Ông

Trang 14

cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đóhiểu được rằng học đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

Henry Fayol, nhà nghiên cứu người Pháp (1841 - 1925) cho rằng: Quản lý làquá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạchhóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra Ông còn khẳng định “Khi con ngườilao động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họphải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt mục tiêu của

tổ chức”

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có những định nghĩa khác nhau về thuậtngữ quản lý, tùy theo các cách tiếp cận khác nhau

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển nhất

về quản lý là: “Quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động(chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), và kiểm tra” [ 11, tr 9 ]

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột

tả được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tíchhợp vào nhau, gắn kết với nhau Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì

hệ ở trạng thái “ổn định” ; quá trình “Lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa

hệ vào thế “phát triển” Quản lý là ổn định và phát triển hệ thống Người quản lýphải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong “Quản” phải có “Lý” và trong

“Lý” phải có “Quản”, làm cho trạng thái của hệ thống quản lý luôn được ở trạngthái “cân bằng động”

Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô tả như một quá trình tác động có địnhhướng của chủ thể quản lý lên khách thể, đối tượng quản lý để triển khai các chứcnăng nhiệm vụ của tổ chức và đạt được mục tiêu đề ra

Trong đó:

Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức

Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên cácquan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác nhau; là các nhiệm vụcần giải quyết để tổ chức thực hiện sứ mạng của mình…

Trang 15

Công cụ quản lý và phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thểquản lý như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ…

Phương pháp quản lý được xác định theo nhiều cách khác nhau Nó có thể donhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý.Quản lý có bốn chức năng chính, các chức năng của hoạt động quản lý được thựchiện liên tiếp, đan xen nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội cũng

đã xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội Trong lý luận quản lý giáodục, khái niệm quản lý giáo dục được hiểu theo những cách hiểu khác nhau về giáodục Có người cho rằng quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm đảm bảo

sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếptục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng Nếu hiểu

“giáo dục” là các hoạt động diễn ra trong xã hội nói chung thì “quản lý giáo dục ” làquản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội Theo đó quản lý hiểu theo nghĩa rộng

đó là: “Sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý xã hội đến mọi hoạt động giáo dụcdiễn ra trong xã hội (Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục cộng đồng…)nhằm làm cho các hoạt động đó đạt kết quả như mong muốn”

Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm quản lýgiáo dục như sau:

Theo P.V.Khuđôminxky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất

cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòacủa họ

Tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành,phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục, công tác giáodục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho tất cả mọi người Cho nên quản lý giáodục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân”

Trang 16

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có

tổ chức và mang tính hệ thống của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đưahoạt động của mỗi cơ sở giáo dục, cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mụctiêu xác định Đó là những tác động phù hợp quy luật khách quan, hướng tới việcthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của chủ thểquản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiệnhiệu quả mục tiêu giáo dục

Mục tiêu của quản lý giáo dục chính là trạng thái mong muốn trong tương laiđối với hệ thống giáo dục, đối với trường học, hoặc đối với những thông số chủ yếucủa hệ thống giáo dục trong mỗi nhà trường Những thông số này được xác địnhtrên cơ sở đáp ứng những mục tiêu tổng thể của sự phát triển kinh tế - xã hội trongtừng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước Mục tiêu này gồm: Đảm bảo quyềnhọc sinh vào các ngành học, cấp học, các lớp học đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn Đảmbảo chỉ tiêu và chất lượng đạt hiệu quả đào tạo, phát triển tập thể sư phạm đồng bộ,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đời sống vật chất Xây dựng và hoànthiện các tổ chức chính quyền, Đảng, đoàn thể, quần chúng để thực hiện tốt nhiệm

vụ giáo dục và đào tạo

Đối tượng của quản lý giáo dục là hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh và

tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch và chương trình GD

& ĐT nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã quy định với chất lượng cao

Quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều chỉnh sự vận hành của các yếu tố cơbản như: đường lối, chiến lược và chính sách giáo dục của đất nước; cán bộ quản lýgiáo dục; giáo viên, trẻ em, gia đình, đoàn thể và xã hội; CSVC nhà trường; nộidung, phương pháp giáo dục; hình thức tổ chức giáo dục; kết quả giáo dục

1.2.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của người Hiệu trưởngđến tập thể CBGV, người học nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu kế hoạch giáo

Trang 17

dục đã đề ra trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất, tình thần của xã hội, nhàtrường và gia đình.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về khái niệm quản lýnhà trường như sau: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảngtrong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lýgiáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, vớithế hệ trẻ và với từng học sinh” [ 21, tr 61 ]

Quản lý nhà trường chính là những công việc mà người cán bộ quản lý nhàtrường thực hiện chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình

Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thểquản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy học

Như vậy ta có thể hiểu, công tác quản lý nhà trường bao gồm sự quản lý cácquan hệ nội bộ của nhà trường và quan hệ giữa nhà trường với xã hội

Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chếchuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành công dân hữu ích chotương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, được cung ứng cácnguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chếnào có thể thay thế được Bản chất giai cấp của nhà trường đã được khẳng định bởitính mục đích cũng như cách thức vận hành của nó

Ở tất cả những định nghĩa về quản lý nhà trường đều nổi bật lên cái chung, cái bảnchất của quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch củachủ thể quản lý làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng để thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục giao phó cho mỗi nhàtrường Vì vậy, quản lý nhà trường là quản lý toàn diện Bao gồm:

- Quản lý đội ngũ giáo viên;

- Quản lý học sinh;

- Quản lý quá trình dạy – học;

Trang 18

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học;

- Quản lý tài chính trường học;

- Quản lý mối quan hệ giữa con người và cộng đồng

Tận dụng các nguồn lực đầu tư cũng như các lực lượng xã hội đóng góp, xâydựng hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường đạt được mục tiêu,

kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường đến một trạng thái mới

1.2.4 Giáo viên

* Giáo viên: Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ

thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên

* Giáo viên trường trung học:

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trongnhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làmcông tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lýthanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong

Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viênlàm công tác tư vấn cho học sinh

Trình độ đạt chuẩn của giáo viên trường THPT: có bằng tốt nghiệp ĐHSPhoặc có bằng tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

1.2.5 Đội ngũ giáo viên

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: ‘‘Đội ngũ là một tập hợp một số đông

người cùng chức năng nghề nghiệp, được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng’’.

Có tác giả thì quan niệm như sau: “Đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là

một tập thể người, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; nếu đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là một đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục”.

Căn cứ vào đó có thể hiểu ĐNGV như sau: ĐNGV là một tập hợp những

Trang 19

người làm nghề dạy học - giáo dục được tổ chức thành một lực lượng, có chung một lýtưởng, mục đích, nhiệm vụ là tạo ra sản phẩm giáo dục “Nhân cách – Sức lao động”.

Họ là một tập hợp có tổ chức, có sự chỉ huy thống nhất, bị ràng buộc bởi trách nhiệm,quyền hạn và được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quiđịnh của luật pháp, luật giáo dục và điều lệ nhà trường

Đội ngũ giáo viên THPT là những người làm công tác giảng dạy, giáo dụctrong trường THPT, có cùng nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện học sinh THPTgiúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã xác địnhcho cấp học Theo quan điểm hệ thống, tập hợp giáo viên của một trường THPTnhất định được gọi là đội ngũ giáo viên của trường THPT đó Đây là một hệ thống

mà mỗi thành tố trong đó có mối quan hệ lẫn nhau, bị ràng buộc bởi những cơchế xác định Vì lẽ đó mỗi tác động vào các thành tố đơn lẻ của hệ thống vừa có ýnghĩa cục bộ vừa có ý nghĩa trên toàn thể với toàn bộ hệ thống

1.2.6 Quản lý đội ngũ giáo viên

Quản lý ĐNGV là quản lý nguồn nhân lực trọng yếu trong lĩnh vực giáo dục –

đào tạo Từ các khái niệm về quản lý và ĐNGV; chúng ta có thể hiểu quản lý đội

ngũ giáo viên là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của đội ngũ giáo viên trong nhà trường và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định.

Quản lý ĐNGV trong nhà trường cần phải tuân thủ các chức năng quản lý; kếhoạch, tổ chức – chỉ đạo, kiểm tra trong việc phát triển ĐNGV theo 3 vấn đề chủyếu: đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu

Quản lý ĐNGV trong nhà trường phải thực hiện những vấn đề cơ bản nêu trongpháp lệnh công chức, bao gồm: lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV, quy địnhbiên chế, quy định chức danh, tiêu chuẩn giáo viên, phân cấp quản lý, đào tạo bồidưỡng, nâng ngạch, nâng bậc, kiểm tra, đánh giá và giải quyết những vấn đề chế độchính sách, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và phân cấp quản lý giáo viêntheo quy định

Quản lý ĐNGV phải tạo ra một môi trường liên nhân cách để phát triển mọi

Trang 20

nhân cách: nhân cách giáo viên, nhân cách học sinh và nhân cách nhà quản lý Từmôi trường liên nhân cách này, con người có khả năng tự giáo dục.

Quản lý ĐNGV phải chú trọng đến việc xây dựng tập thể giáo viên nhà trườngtrở thành tổ chức biết học hỏi Thông qua hoạt động học tập của từng cá nhân trong

tổ chức sẽ thúc đẩy tổ chức luôn phát triển

1.2.7 Chuẩn hóa và chuẩn hóa ĐNGV Trung học phổ thông

* Chuẩn hóa

Chuẩn hóa là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng thuộc phạm trùnhất định (kinh doanh, dịch vụ, sản xuất, giáo dục, y tế, thể thao …) đáp ứng đượccác chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó

Chuẩn hóa trong giáo dục là những quá trình cần thiết làm cho sự vật, đốitượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng được các chuẩn đã ban hành và áp dụngchính thức cho giáo dục để tạo thuận lợi hơn cho tiến bộ và phát triển giáo dục.Chuẩn hóa trong giáo dục cũng có những chức năng cơ bản là định hướng quản lýgiáo dục, quy cách hóa các sản phẩm, nguồn lực, phương tiện, hoạt động giáo dục,tạo môi trường chính thức cho sự phát triển giáo dục

* Chuẩn hóa giáo viên Trung học

Chuẩn hóa giáo viên Trung học gắn với các tiêu chuẩn đã được ban hành như:+ Chuẩn hoá về “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống”

Như phần trên đã trình bày, chuẩn hóa là quá trình làm cho giáo viên đáp ứngđược các chuẩn đã ban hành Vì vậy, chuẩn hóa về phẩm chất chính trị đạo đức,lối sống thực chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu về phẩm chất,đạo đức, lối sống đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trườngphổ thông

+ Về “Năng lực chuyên môn” (tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

năng lực dạy học; năng lực giáo dục)

Chuẩn hóa về lĩnh vực năng lực chuyên môn thực chất là hiện thực hoá được

Trang 21

các nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực chuyên môn đối với mỗi giáo viênđang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông.

+ Về “Năng lực hoạt động chính trị xã hội”

Chuẩn hóa về năng lực hoạt động chính trị xã hội là quá trình làm cho giáoviên biết phối hợp với giáo dục và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập,rèn luyện hướng nghiệp của học sinh, góp phần huy động các nguồn lực trong cộngđồng, phát triển nhà trường

Giáo viên tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội trong và ngoàinhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng xây dựng “xã hội học tập”.+ Về “Năng lực phát triển nghề nghiệp”

Chuẩn hóa về lĩnh vực năng lực phát triển nghề nghiệp thực chất là hiệnthực hoá được các nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực chuyên môn đối vớimỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông

1.3 Vai trò và các đặc trưng giáo dục Trung học phổ thông

1.3.1 Giáo dục Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam:

Điều 2, chương I, Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hìnhthành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Điều 4, chương I, Luật Giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục quốc dân ViệtNam gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên Các cấp học và trình độđào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: (a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ vàmẫu giáo; (b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;(c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; (d) Giáo dục đại

Trang 22

học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ caođẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ, trình độ tiên sỹ.

Cơ sở giáo dục là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục theo các hình thức chínhquy hoặc không chính quy Cơ sở giáo dục là đơn vị của HTGDQD Việt Nam.Trường học là đơn vị chính của cơ sở giáo dục Các cơ sở giáo dục hướng tới cácmục tiêu giáo dục khác nhau, bởi vậy, các cơ sở giáo dục có thể được tổ chức khácnhau sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục riêng của mình

Giáo dục THPT là một bậc học trong Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam,Luật Giáo dục 2005 và sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 ghi rõ: “Giáo dụctrung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả củagiáo dục trung học cơ sở hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thôngthường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân lựachọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đivào cuộc sống lao động”

Hiện nay giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớpmười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cótuổi là mười lăm tuổi

1.3.2 Giáo dục Trung học phổ thông với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên

1.3.2.1 Vị trí, vai trò, nội dung và phương pháp giáo dục cấp Trung học phổ thông

a Vị trí, vai trò và mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông

Giáo dục phổ thông là bậc học có vị trí then chốt trong hệ thống giáo dục quốcdân Mục tiêu của giáo dục phổ thông “là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,tính năng động và tính sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN,xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đivào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17]

Giáo dục Trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông

“nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học

Trang 23

cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹthuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướngphát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộcsống lao động” [17].

Vì vậy, các trường trung học phổ thông phải làm tốt nhiệm vụ truyền thụ chohọc sinh những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân vănnhằm củng cố, phát triển những nội dung đã học ở cấp THCS, đáp ứng yêu cầuchuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp, còn có nội dungnâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực học sinh Đồng thời, thông quaquá trình giáo dục, các trường còn giúp cho học sinh phát triển nhân cách, tưtưởng, tình cảm, ý chí, nghị lực; nhất là bồi dưỡng ở họ lòng yêu nước, yêu CNXH,sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc, cho dân tộc

b Nội dung, phương pháp giáo dục Trung học phổ thông

Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lýlứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học

Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ởtrung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếunhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp chomọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực,đáp ứng nguyện vọng của học sinh

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh

1.3.2.2 Giáo viên Trung học phổ thông

a Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên Trung học phổ thông

Trang 24

- Cũng như giáo viên các cấp học, ngành học khác, giáo viên THPT có vaitrò quyết định chất lượng giáo dục đồng thời quyết định sự thành bại của sựnghiệp giáo dục và đào tạo.

Giáo viên THPT vừa là người chuyển giao kiến thức và bồi dưỡng nhân cáchcho học sinh để học sinh hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thôngthường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân đểlựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, họcnghề… vừa chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động

- Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên THPT không chỉ đóng vai trò làngười truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cốvấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự lựcchiếm lĩnh kiến thức mới và tạo cho họ năng lực đi vào cuộc sống của bản thân saukhi hoàn thành chương trình phổ thông Trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ pháttriển nhanh tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhàgiáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi bảo đảmngười học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sốngbản thân, gia đình, cộng đồng Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác độngtích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh Bởi vậy, cũng như giáo viên cáccấp học khác, giáo viên THPT phải là một công dân gương mẫu, có ý thức tráchnhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng Giáo viên phải cónăng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dụcbằng con đường lao động sáng tạo, tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến thựcnghiệm sư phạm

- Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học Theo điều 30 và điều 31 của Điều

lệ trường THPT, giáo viên trường THPT làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trongnhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làmcông tác Đoàn TNCSHCM (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn đoàn)

b Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên Trung học phổ thông

Trang 25

- Giáo viên THPT là giáo viên môn học; mỗi giáo viên dạy 1 môn, thực hiệnchức năng giáo dục học sinh (nghĩa hẹp) chủ yếu thông qua giảng dạy môn học.

- Đối tượng của giáo viên THPT là học sinh ở lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi nênhoạt động nghề nghiệp của giáo viên THPT đa dạng, phức tạp Giáo viên phải đạtyêu cầu cao về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới đáp ứng được nhucầu, trình độ nhận thức đã khá phát triển của học sinh trung học

- Bối cảnh hiện nay, đòi hỏi giáo viên THPT phải có trình độ tin học, sử dụng đượccác phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học và có trình độ ngoại ngữ mới theokịp yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn học của mình

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Chuẩn hóa nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông

1.3.3.1 Đổi mới giáo dục Trung học phổ thông

Việc đổi mới giáo dục THPT hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi nộidung, mà là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK,phương pháp đến phương tiện và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục Từ đódẫn đến có thêm các môn học mới, thời lượng học tập của các môn học trong kếhoạch dạy học - giáo dục có sự thay đổi, làm ảnh hưởng tới ĐNGV trên cả 3 mặt:

số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ Cụ thể:

Việc có thêm các môn học mới: Tin học, GDQP – AN, Tự chọn, hoạt động GDhướng nghiệp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, làm xuất hiện nhu cầu giáoviên các bộ môn trên, do đó đòi hỏi phải đủ số lượng và cơ cấu bộ môn ở nhàtrường; hạn chế việc phân công bố trí không phù hợp với chuyên môn

Việc thay đổi mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới, thay đổiphương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá sẽ liên quan đến công tác bồi dưỡngĐNGV, điều này đặt ra yêu cầu cho chất lượng đội ngũ

1.3.3.2 Phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp

Tình hình phát triển trường, lớp qua từng năm, từng cấp học, bậc học

Tình hình HS đến lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, từng cấp học, bậc học

Trang 26

Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông và phổ cập bậc THPT sẽ đòi hỏi phảiphát triển quy mô trường lớp của các trường.

Việc phát triển quy mô trường lớp sẽ liên quan đến công tác tuyển chọn, bố trí,

sử dụng và bồi dưỡng, sẽ đặt ra yêu cầu về cả số lượng, chất lượng ĐNGV củacác trường THPT

1.3.3.3 Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

Yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học,…của nhà trường liên quan đến phát triển quy mô trường lớp, đòi hỏi phải quản lýĐNGV trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong việc: tuyển chọn; sử dụng; bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường đại học, trường THPT

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới đốivới giáo viên liên quan đến công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV.Yếu tố về quản lý: cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, công tác kế hoạch hoágiáo dục, trình độ và năng lực của người cán bộ QLGD,

1.4 Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng Chuẩn hóa

1.4.1 Cách tiếp cận chuẩn hóa trong quản lý đội ngũ giáo viên THPT trong giai đoạn hiện nay

1.4.1.1 Các quan điểm về chuẩn hóa khi vận dụng vào quản lý ĐNGVTH.

a Quan điểm về tính đồng bộ số lượng và chất lượng trong việc chuẩn hoáđội ngũ giáo viên

Trang 27

- Về đội ngũ:

Số lượng giáo viên: Số lượng đội ngũ giáo viên xác định trên cơ sở số lượnghọc sinh (biên chế theo đơn vị lớp học) và định mức biên chế giáo viên theo quyđịnh của Nhà nước (hiện nay theo Thông tư 35/2006/TTLT- BGDĐT - BNVngày 23/8/2006 Trường THPT định mức biên chế là 2,25 giáo viên/lớp)

Khi tính toán số lượng đội ngũ giáo viên của trường THPT cần quan tâm đếnmột số vấn đề sau:

Sự thay đổi quy mô lớp học (sĩ số học sinh/lớp học) Sự thay đổi này sẽ làmảnh hưởng đến số lượng giáo viên bộ môn Chẳng hạn, trước đây quy định 50 HS/1lớp, nay quy định không quá 45 HS/lớp Như vậy, với tổng số học sinh cố định thì

số lớp sẽ tăng lên và số giáo viên bộ môn sẽ tăng lên

Người cán bộ quản lý phải căn cứ vào các vấn đề đó và kế hoạch phát triểncủa nhà trường để tính toán đội ngũ giáo viên đủ về số lượng

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên:

Cơ cấu theo chuyên môn: Căn cứ vào số tiết của từng bộ môn trong một tuần,

số lớp trong nhà trường để tính toán số giáo viên từng môn học đảm bảo hợp lýgiữa các môn không để xảy ra hiện tượng môn thừa, môn thiếu

Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Cơ cấu giáo viên THPT theo trình độ đào tạo

là sự phân chia giáo viên theo tỉ lệ ở các trình độ đào tạo Trình độ đào tạo củagiáo viên THPT chủ yếu là trình độ ĐH sư phạm, ngoài ra còn cần trình độ đàotạo sau ĐH Mục tiêu kế hoạch phát triển giáo dục từ nay đến 2015, các trườngTHPT cần có từ 15 - 20% giáo viên có trình độ sau ĐH

Như vậy, đòi hỏi các trường THPT phải xác định một cơ cấu hợp lý về trình độđào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt cơ cấu đó (ví dụ như việc đàotạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho giáo viên) Đó cũng là biện pháp để nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên

Cơ cấu theo độ tuổi: việc phân bố giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu

Trang 28

đội ngũ theo từng nhóm tuổi làm cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng pháttriển của tổ chức, đặc biệt giúp xác định chính xác những biến động về đội ngũ, làm

cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng, bổ sung

Cơ cấu giới tính: Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm, bởi vì: trong lĩnh vựcgiáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng, thông thường tỉ lệ giáo viên nữcao hơn giáo viên nam Trong khi điều kiện để tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nângcao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập nghiên cứu cá nhân củagiáo viên nữ thường hạn chế hơn giáo viên nam Đồng thời, thời gian nghỉ côngtác do nghỉ chế độ thai sản, con nhỏ, con ốm đau … của nữ chiếm khá nhiều Đây lànhững vấn đề tác động không nhỏ đến chất lượng của đội ngũ mà vấn đề này lại phụthuộc vào cơ cấu giới tính, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm giải quyết

b Quan điểm về chất lượng giáo viên gắn với các tiêu chuẩn liên quan đếnhoạt động nghề nghiệp của giáo viên

Chất lượng của đội ngũ giáo viên gắn với mức độ đạt được các chuẩn nghềnghiệp của giáo viên thể hiện ở 6 lĩnh vực:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

- Năng lực dạy học;

- Năng lực giáo dục;

- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

- Năng lực phát triển nghề nghiệp;

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên liên quan trực tiếp đến chất lượng đội ngũ.Giáo viên đạt chuẩn thì chất lượng đội ngũ giáo viên mới được đảm bảo

Như đã phân tích ở trên, chất lượng giáo viên thể hiện ở 6 lĩnh vực mà 6 lĩnhvực đó cũng chính là các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động nghề nghiệp củagiáo viên

Vì vậy, quản lý đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng giáo dục cần phải bám

Trang 29

lấy các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên để làm căn cứ kiểmtra, đánh giá chất lượng giáo viên, đồng thời xây dựng mục tiêu và kế hoạch phấnđấu để giáo viên đạt chuẩn.

1.4.1.2 Quy định về chuẩn giáo viên Trung học phổ thông

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hànhTrung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhiều văn bản đã được ban hành nhằmchuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận với giáo dục tiên tiến của khuvực và trên thế giới

Nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về chuẩnhóa giáo dục trong đó có quy định Chuẩn nghề nghiệp đã được ban hành kèm theoThông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo Kèm theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học,

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 660/BGDĐT – NGCBQLGD ngày 09tháng 2 năm 2010 về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theoThông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được quy định kèm theo Thông tư30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo quy định chi tiết, có hệ thống nội dung về phẩm chất, năng lực nghề nghiệpcủa giáo viên

Chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí:

Tiêu chuẩn 1 – Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

1 Tiêu chí 1 – Phẩm chất chính trị;

2 Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp;

3 Tiêu chí 3 - Ứng xử với học sinh;

4 Tiêu chí 4 - Ứng xử với đồng nghiệp;

5 Tiêu chí 5 - Lối sống, tác phong;

Trang 30

Tiêu chuẩn 2 - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục:

1 Tiêu chí 6 - Tìm hiểu đối tượng giáo dục;

2 Tiêu chí 7 - Tìm hiểu môi trường giáo dục;

Tiêu chuẩn 3 - Năng lực dạy học:

1 Tiêu chí 8 - Xây dựng kế hoạch dạy học;

2 Tiêu chí 9 - Đảm bảo kiến thức môn học;

3 Tiêu chí 10 - Đảm bảo chương trình môn học;

4 Tiêu chí 11 - Vận dụng các phương pháp dạy học;

5 Tiêu chí 12 - Sử dụng các phương tiện dạy học;

7 Tiêu chí 14 - Quản lí hồ sơ dạy học;

8 Tiêu chí 15 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Tiêu chuẩn 4 - Năng lực giáo dục:

1 Tiêu chí 16 - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục;

2 Tiêu chí 17 - Giáo dục qua môn học;

3 Tiêu chí 18 - Giáo dục qua các hoạt động giáo dục;

4 Tiêu chí 19 - Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng;

5 Tiêu chí 20 - Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục;

6 Tiêu chí 21 - Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh;

Tiêu chuẩn 5 - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội:

1.Tiêu chí 22 - Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng;

2 Tiêu chí 23 - Tham gia hoạt động chính trị, xã hội;

Tiêu chuẩn 6 - Năng lực phát triển nghề nghiệp:

1 Tiêu chí 24 - Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện;

2 Tiêu chí 25 - Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

Trang 31

1.4.1.3 Quản lý đội ngũ giáo viên Trung học theo hướng Chuẩn

Nói đến đội ngũ là nói đến số lượng, cơ cấu, chất lượng…Nói đến Chuẩn hoá

là nói đến việc đưa các chuẩn vào quản lý ĐNGV Vì vậy, khi nói đến quản lýĐNGV theo hướng chuẩn hoá là nói đến chuẩn hoá số lượng (theo quy định về địnhmức giáo viên, có lưu ý đến quy hoạch phát triển nhà trường); chuẩn hoá trình độtheo quy định (có tính đến nhu cầu phát triển) và đặc biệt là chuẩn hoá chấtlượng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí các lĩnh vực hoạt động liên quan đến nghềnghiệp của giáo viên

a Chuẩn hoá về số lượng và cơ cấu Là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chứcchỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên của nhà trường đảm bảo đủ

về số lượng (2,25 giáo viên/1 lớp) và hợp lý về cơ cấu (cả cơ cấu chuyên môn, cơcấu độ tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu trình độ) đáp ứng được các yêu cầu chuẩnnghề nghiệp giáo viên

b Chuẩn hoá các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp là quátrình thực hiện các chức năng quản lý vào công tác phát triển đội ngũ Đó là xây dựng

kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trong việcthực hiện sứ mệnh của nhà trường Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từnggiáo viên và quản lý giáo viên theo hướng chuẩn hoá thực chất là hiện thực hoá đượccác nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực chuyên môn đối với mỗi giáo viên đanghoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông Đó cũng chính là việc tạo điều kiệnmôi trường cho giáo viên thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đã được ngànhquy định và những người quản lý trực tiếp giáo viên phải đề ra các yêu cầu để giáo viênthực hiện các nội dung đã được đưa vào tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực liên quan đến:phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn (tìm hiểu đối tượng vàmôi trường giáo dục, năng lực dạy học, năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị

xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp)

Tổ chức thực hiện tốt Thông tư 30/TT-BGD&ĐT có lưu ý đến điều kiện, hoàncảnh cụ thể của nhà trường; là xác định được lộ trình thực hiện hợp lí thì nhà trường

sẽ từng bước chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên của trường mình

Trang 32

1.4.2 Quy trình quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng Chuẩn hóa

Chuẩn NNGVTH sẽ là đính phấn đấu của giáo viên trong suốt cuộc đời dạyhọc Như vậy, quản lý chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp chính là quản lý

lộ trình nâng cao chất lượng tay nghề của giáo viên, góp phần khắc phục tình trạngchạy theo bằng cấp, đặt nhu cầu và quyền lợi của học sinh lên trên hết

Khi được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, người giáo viên THPT sẽ thấy rõđược những mặt mạnh, mặt yếu của mình, thấy được mình đang đứng ở mức độ nàotrong từng yêu cầu và từng lĩnh vực Trên cơ sở kết quả đánh giá chính xác vàkhách quan, giáo viên được tư vấn về nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng; giáo viênlập kế hoạch tự học tập, tự rèn luyện, tham gia các trương trình đào tạo để nâng caonăng lực nghề nghiệp

1.4.2.1 Xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn

Bảng 1.1: Xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí

NGƯỜI THỰC HIỆN

- Xác định nộidung, đường lốicủa Đảng và Nhànước đã hoặc chưathực hiện

- Xây dựng kế hoạch thực hiện và hoàn thành nghĩa

vụ công dân

- Những yêu cầu

về nội dung,đường lối côngdân phải thựchiện

- Bảng tóm tắtnội dung, đườnglối của Đảng vàNhà nước đãhoặc chưa thựchiện

- Bản kế hoạch thực hiện nội

- Nội dung, đườnglối của Đảng vàNhà nước đượctrích dẫn đầy đủ,chi tiết để côngdân thực hiện

- Bảng thống kêđầy đủ của côngdân về nghĩa vụ

đã thực hiện vàchưa thực hiện đểrút kinh nghiệm

và sửa chữa

Giáo viên

Trang 33

dung, đường lối của Đảng và Nhànước

Ví dụ 1 tiêu chí, các tiêu chí còn lại xem phụ lục 1

1.4.2.2 Tổ chức nghiên cứu, thảo luận, đúc rút rồi cam kết thực hiện

Chuẩn NNGVTH là một hệ thống các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp củaGVTH; là thước đo để đánh giá giáo viên Vì thế, nghiên cứu, thảo luận để nắm bắt,hiểu rõ về Chuẩn không chỉ là việc làm quan trọng đối với giáo viên THPT mà còn

là công việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục các cấp, các lực lượng cùngtham gia hoạt động giáo dục Do đó, rất cần thiết phải tổ chức cho giáo viên, cán bộquản lý nghiên cứu, thảo luận về Chuẩn NNGVTH cũng như tham mưu đến cấpđảng, chính quyền địa phương hiểu biết về Chuẩn, tuyên truyền sâu rộng đến phụhuynh học sinh, các cơ quan đoàn thể…

1.4.2.3 Tổ chức hỗ trợ giáo viên thực hiện các công việc để đạt Chuẩn

Chuẩn NNGVTH được xây dựng trên các lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạyhọc; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triểnnghề nghiệp Cần quán triệt cho từng giáo viên nắm bắt được các yêu cầu cụ thể củacác lĩnh vực liên quan đến chuẩn giáo viên trung học Ở mỗi lĩnh vực lưu ý cho họcác tiêu chí và yêu cầu của nội dung cần phấn đấu

Với tiêu chuẩn phẩm chất chính trị; trước tiên cần làm cho mọi giáo viên nhậnthức sâu sắc thế nào là “Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một côngdân, một nhà giáo”; hoặc “Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khănhoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh”…đó chính là phải thực hiện tốt cácnhiệm vụ: Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt độngcủa nhà trường; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải tiến công tác quản lýhọc sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục; Đảm bảo ngày công; lên lớpđúng giờ; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân

Trang 34

công Có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lêntrong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng Khônglàm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạmdanh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh…Khi nêu vấn đề “Trungthực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và họcsinh”; cần nhấn mạnh tiêu chí: Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánhgiá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công; Hết lòng giảngdạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm củamột nhà giáo…

Với các yêu cầu thuộc lĩnh vực năng lực chuyên môn: Cần quán triệt cho nhữnggiáo viên nội dung quan trọng như:

Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của cácmôn học được phân công giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khảnăng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy; kiếnthức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; kiến thức về tâm

lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi trung học phải luôn được trau dồi, cập nhật.Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả Thực hiện việc kiểmtra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; biết

và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như

ti vi, cát sét, đèn chiếu, video; xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộngđồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh; có hiểu biết về phong tục,tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, các lễ hội của địa phương

Một nội dung rất quan trong của Chuẩn NNGVTH mà thực tế giáo viên THPT

còn yếu cho dù trình độ đào tạo đã đạt chuẩn đó là các yêu cầu thuộc lĩnh vực nănglực dạy học và năng lực giáo dục Các CBQL giáo dục phải luôn quán triệt và đưavào tiêu chí giám sát thực hiện quyết liệt theo các yêu cầu và tiêu chí sau:

Một là: Lập được kế hoạch dạy học, biết soạn giáo án theo hướng đổi mới Đây

là một nội dung gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện ở các trường trung học

Trang 35

nhất là các trường có đội ngũ giáo viên yếu và thiếu Tuy nhiên các CBQL cần kiênđịnh với mục đích làm cho giáo viên nắm vững được các yêu cầu đối với từng giáoviên khi lên lớp Cụ thể:

Phải xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học phù hợp với đặc điểm nhàtrường và lớp được phân công dạy;

Biết lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt độngchính khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp;

Cần có kế hoạch dạy học từng tuần và các hoạt động giáo dục học sinh;

Biết soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cựccủa thầy và trò;

Hai là: Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được

Ba là: Với công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp, cần đạt được các tiêu chí sau:

Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học;

Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hìnhthức, thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, chuyên biệt;

Trang 36

Biết phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm côngtác giáo dục học sinh;

Biết tổ chức các buổi ngoại khoá hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thểthích hợp;

Bốn là: Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành

vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục Cụ thể cần:

Thường xuyên trao đổi, góp ý với học sinh về tình hình học tâp;

Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, quận,thành phố; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ có góp ý xây dựng;

Họp phụ huynh HS đúng quy định, lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnhbiện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;

Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh, ứng xử với đồng nghiệp,cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo;

Năm là: Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy:

Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh;

Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy;

Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;

Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật

để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh

Tất cả những vấn đề nêu trên là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu

và nội dung chương trình, nhằm đào tạo ĐNGV có phẩm chất và năng lực, đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

1.4.2.4 Tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn, nhà trường hỗ trợ giáo viên chưa đạt Chuẩn tiếp tục phấn đấu

Tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái hiện tạicủa từng giáo viên so với trạng thái mong muốn Có nghĩa là xác định chính xác,

Trang 37

khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá theocác tiêu chí trong Chuẩn Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo cho giáo viên xâydựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện bồi dưỡng; khuyến nghị các cấp quản lýgiáo dục trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng (xây dựng chương trình, lập kếhoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng…) nâng cao năng lực cho giáo viên.

Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp giáo viên, các cấp quản lýgiáo dục tiến hành xếp loại giáo viên, làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo, bồidưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục; cung cấp những thông tin đểlàm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với giáo viên

Đánh giá theo Chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm học theocác bước cụ thể như sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá

Giáo viên được phát phiếu đánh giá theo Chuẩn, giáo viên tự xem xét từng yêucầu, tiêu chí trong chuẩn NNGVTH, đối chiếu vào nội dung thực hiện nhiệm vụ nóichung và các hoạt động nghề nghiệp hàng ngày nói riêng sau đó giáo viên tự đánhgiá mức độ đạt được qua từng tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực Giáo viên tự khẳng địnhnăng lực nghề nghiệp của bản than, tự tìm ra mặt mạnh, mặt yếu theo các yêu cầucủa Chuẩn Từ đó, có kế hoạch tự bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng phấnđấu nâng cao năng lực nghề nghiệp

Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp đánh giá

Sau khi cá nhân giáo viên hoàn thành bảng tự đánh giá sẽ được tổ chuyên mônđánh giá lại căn cứ vào những minh chứng mà giáo viên đạt được để thống nhất kếtquả cuối cùng cho từng tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực Tổ chuyên môn tham gia đánhgiá thể hiện ở nhận xét, góp ý kiến (nhất trí hoặc chưa nhất trí với tự đánh giá củagiáo viên) thường là những góp ý chân thành, động viên, phân tích giúp đỡ giáoviên phát triển năng lực nghề nghiệp Tổ trưởng có trách nhiệm thống nhất ý kiếngiữa người được đánh giá với các thành viên trong tổ, rồi ghi kết quả đánh giá của

tổ vào phiếu đánh giá

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá

Trang 38

Sau khi các tổ chuyên môn đánh giá sẽ nộp lại các phiếu đánh giá cho hiệutrưởng Hiệu trưởng sẽ xem xét đánh giá lại và ghi điểm đánh giá vào phiếu chotừng giáo viên trong trường Kết quả đánh giá sẽ được thông qua với lãnh đạo nhàtrường và công khai kết quả đánh giá trước tập thể nhà trường Kết quả đánh giáđược lưu vào hồ sơ giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.Đánh giá giáo viên theo Chuẩn không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếploại giáo viên, bởi nếu thế sẽ chỉ tác động một bộ phận nhỏ giáo viên yếu kém hoặc xuấtsắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn độingũ Do đó, cần coi trọng việc đối chiếu từng tiêu chí, kiểm tra nguồn minh chứng, đánhgiá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi giáo viên, chỉ ra phương hướng phấn đấu củagiáo viên đó mới đạt được mục đích của việc quản lý chất lượng.

Có thể nói để có được đội ngũ giáo viên đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntrung học thì người cán bộ quản lý giáo dục các cấp, đặc biệt là cán bộ quản lýtrường Trung học cần phải nắm được hệ thống các yêu cầu, tiêu chí của Chuẩnnghề nghiệp GVTH mà Bộ GD & ĐT đã ban hành; cần tổ chức bồi dưỡng, rènluyện cho giáo viên trung học đạt chuẩn và tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡngthường xuyên cho họ Khi đã tổ chức cho giáo viên dùng các tiêu chí, yêu cầu củaChuẩn đã ban hành như “gương soi” để họ tự soi mình vào đó; đối với những giáoviên đã đạt chuẩn thông qua kiểm, đếm các minh chứng hiện hữu thì xác nhận cho

họ và có thể nêu gương, khen thưởng những trường hợp tiêu biểu Đối với giáo viêncòn nhiều tiêu chí chưa đạt được hay khó có thể tìm minh chứng về mức độ đạtđược thì cần hỗ trợ họ lập kế hoạch phấn đấu hoặc chỉ dẫn cho họ cách bảo lưu vàthu thập minh chứng…Cũng có thể đưa ra quyết định không bố trí dạy mà cho đibồi dưỡng với những giáo viên không phấn đấu đạt chuẩn… Để đáp ứng yêu cầuđào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên phổ thông nói chung và việc rèn luyện để giáoviên trung học đạt chuẩn nói riêng, giáo viên cần phải hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyênmôn mình đảm nhiệm, đặc biệt là đổi mới giáo dục phổ thông, có kiến thức vữngvàng về sự phát triển của trẻ, nắm được kĩ năng nghề nghiệp và luôn tìm được cácphương pháp dạy học phù hợp với đối tượng Để truyền đạt được những tri thức, kĩnăng phù hợp với yêu cầu của giáo dục phổ thông Giáo viên phải có khả năng

Trang 39

hướng dẫn học sinh thực hành, thực tập, đồng thời giáo viên phải có khả năng, thóiquen tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn một cách tốt nhất.Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển, người giáo viênkhông chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà còn là người gợi mở hướngdẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi khám phá của học sinh.Trong các hoạt động quản lý giáo dục nói chung, đặc biệt là hoạt động đánh giágiáo viên nói riêng cần quan tâm đến bối cảnh và đặc điểm của nhà trường, nơi màngười giáo viên đó công tác Đánh giá giáo viên theo hướng chuẩn hoá, gắn liền vớicác yêu cầu, tiêu chí mô tả hoạt động nghề nghiệp và chức năng nhiệm vụ mà ngườigiáo viên đó có trách nhiện phải làm tròn Tuy nhiên các yêu cầu, tiêu chí có thểthay đổi phù hợp với bối cảnh và sứ mạng của nhà trường Vì thế, các yêu cầu, tiêuchí luôn mang tính chất định hướng Đó chính là ý nghĩa của vấn đề “theo hướngchuẩn hoá”.

1.4.2.5 Tổ chức đánh giá ngoài đội ngũ giáo viên

Hoạt động TTGD Việt Nam được quy định cụ thể trong “Quy chế về tổ chức vàhoạt động của hệ thống Thanh tra GD & ĐT” – Ban hành theo quyết định số478/QD ngày 11 tháng 3 năm 1993 của Bộ GD & ĐT

Trong điều 3 nêu rõ nhiệm vụ của TTGD: “Thanh tra việc quản lý ở các trường, các

cơ sở giáo dục – đào tạo về việc giảng dạy, giáo dục, đào tạo, công tác của giáo viên…”Điều 24 quy định: “Các trường phổ thông, mầm non và các giáo viên phổthông, mầm non được thanh tra định kỳ 3 – 5 năm một lần” Mặc dù được quy định

cụ thể về nhiệm vụ và chức năng của TTGD, nhưng với đội ngũ thanh tra còn nontrẻ, công tác đánh giá trong thời gian này còn chung chung, chưa cụ thể, chưa thựchiện đồng bộ

Đến ngày 4/8/1997, Bộ GD & ĐT ra thông tư số 12/GD & ĐT là “Thông tư vềviệc hướng dẫn hoạt động thanh tra trong bậc học THPT” mới nêu rõ nhiệm vụ, nộidung, quy trình và phương pháp của công tác thanh tra trong việc đánh giá “Trình

độ giảng dạy của giáo viên”

Trang 40

Giáo viên khi được thanh tra hoạt động sư phạm sẽ được đánh giá trên 4 nộidung: trình độ nghiệp vụ, thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy – giáodục và thực hiện công tác khác.

Việc đánh giá thông qua dự giờ là căn cứ chủ yếu để đánh giá “Trình độ nghiệpvụ” của giáo viên Đánh giá thông qua dự giờ được quy định ít nhất là 2 tiết/giáoviên với hai bài dạy khác nhau ở phần môn mà giáo viên được đào tạo

Quy trình đánh giá được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Nghiên cứu lịch giảng dạy của giáo viên, thông báo kế hoạch dự giờ, nghiêncứu bài dạy của giáo viên, chuẩn bị để kiểm tra chất lượng học tập của học sinh.Bước 2: Tiến hành

a Kiểm tra công việc của giáo viên

- Dự giờ lên lớp của giáo viên, cùng dự với đánh giá viên phải có người cùngchuyên môn là tổ trưởng hoặc giáo viên trong tổ Ghi biên bản đánh giá tiết dạy;

- Xem xét các hồ sơ, vở soạn giáo án, sổ ghi đầu bài, sổ điểm cá nhân, đồ dùngdạy học, bài kiểm tra của học sinh;…

- Xem xét hồ sơ lưu trữ về các lần kiểm tra của trường đối với GV để tham khảo

b Kiểm tra chất lượng học sinh

- Cho học sinh làm bài tập kiểm tra viết, mỗi bài không quá 20 phút, đánh giáviên tự chấm bài và phân tích kết quả bài kiểm tra;

- Tiếp xúc, trao đổi với học sinh để nắm thêm những kết quả nhận thức, tìnhcảm của học sinh;

Bước 3: Kết thúc

- Trao đổi với lãnh đạo nhà trường để đánh giá GV đó, sau đó đánh giá viênquyết định việc đánh giá, xếp loại;

Ngày đăng: 28/05/2016, 01:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo(1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Đặng Quốc Bảo(2009), Quản lý nhà trường.Tập bài giảng các lớp Cao học chuyên ngành QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2009
3. Ban bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 40-CT/TW Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội 2004 4. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Điều lệ trường Trung học phổ thông. Nxb Giáo dục, HàNội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc xây dựng nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục". Hà Nội 20044. Bộ Giáo dục- Đào tạo, "Điều lệ trường Trung học phổ thông
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tài liệu tập huấn “Thử nghiệm sáng kiến về quản lý trường trung học phổ thông trong những điều kiện khó khăn”, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn “Thử nghiệm sáng kiến về quản lý trườngtrung học phổ thông trong những điều kiện khó khăn”
7. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tài liệu triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Nxb Đại học Sư phạm, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trunghọc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
8. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáoviên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý.Tập bài giảng các lớp Cao học chuyên ngành QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý.Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2010
12. Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục. Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu
Năm: 2000
13. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Tập bài giảng lớp cao học chuyên ngành QLGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đàotạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2009
14. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001 - 2010. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triểngiáo dục đào tạo 2001 - 2010
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
16. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2009
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 1996
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
19. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lựctheo ISO & TQM
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
20. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụphát triển xã hội - kinh tế
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 1996
21. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
22. Đặng Xuân Hải, Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân . Tập bài giảng các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân
23. Đặng Xuân Hải (2009), Quản lý sự thay đổi. Tập bài giảng lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sự thay đổi
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w