1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh đắklắc lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010

120 485 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên, các tác giả đã đưa ra một số dự báo về các vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - x

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TÌNH TRẠNG DI DÂN TỰ DO ĐẾN TỈNH ĐẮKLẮK VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH 7

1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk 7

1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư 7

1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk 13

1.2 Tình hình di dân tự do đến ĐắkLắk và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 20

1.2.1 Tình hình di dân tự do đến ĐắkLắk 20

1.2.2 Một số tác động của di dân tự do 29

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ DO VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Ở TỈNH ĐẮK LẮK (2004 - 2010) 45

2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ, chính quyền tỉnh ĐắkLắk 45

2.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 45

2.1.2 Các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh ĐắkLắk 59

2.2 Chỉ đạo giải quyết vấn đề di dân tự do 68

2.2.1 Ổn định địa bàn cư trú cho đồng bào di cư tự do 68

2.2.2 Ổn định và phát triển sản xuất 72

Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 78

3.1 Nhận xét chung 78

3.1.1 Ưu điểm 78

3.1.2 Một số hạn chế 87

Trang 3

3.2 Một số kinh nghiệm 92

3.2.1 Phải coi việc giải quyết dứt điểm vấn đề di dân tự do là một công tác trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 93

3.2.2 Phát huy vai trò chủ động của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng di cư tự do 95

3.2.3 Đổi mới toàn bộ các chính sách sắp xếp, bố trí ổn định dân cư 96

3.2.4 Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng tái định cư có hiệu quả thiết thực hơn 98

3.2.5 Xây dựng các điểm dân cư mới thành những cộng đồng xã hội bền vững và truyền thống 99

3.2.6 Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh có đông đồng bào xuất cư 101

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 114

Trang 4

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

ĐắkLắk là tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên - là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng, nổi tiếng với cà phê, cao su và các lễ hội Đây là vùng giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất Với diện tích tự nhiên 13.125 km2, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp lâu năm có lợi ích kinh tế cao Vì vậv, ĐắkLắk đã và đang là điểm đến hấp dẫn của dân

cư các địa phương trong cả nước, nhất là dân cư các tỉnh miền núi phía Bắc - nơi mà điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, khan hiếm về đất sản xuất

Từ năm 1990, Chính phủ cùng các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm thiểu, ngăn chặn và giải quyết tình trạng này Tuy nhiên, với nhiều hình thức khác nhau, tình trạng di dân tự do đến ĐắkLắk vẫn tiếp tục tăng lên và hệ quả

mà nó gây ra đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tỉnh Đó là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thiếu đất sản xuất, phá rừng lấy đất trồng trọt, quá tải cơ sở hạ tầng, xung đột về lợi ích, văn hóa… giữa dân cư mới đến với cộng đồng dân cư bản địa, đồng thời cũng là nguyên cớ quan trọng gây bất ổn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị của địa phương Chính

vì vậy, giải quyết tình trạng này hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ riêng đối với ĐắkLắk mà đối với cả vùng Tây Nguyên nói chung

Tình hình trên đòi hỏi phải xây dựng các chính sách phù hợp nhằm ngăn chặn và giải quyết vấn đề di dân tự do tạo ra sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết Muốn vậy, cần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng địa phương trong việc giải quyết vấn

đề di dân tự do, từ đó rút ra những kinh nghiệm mạng tính định hướng trong việc giải quyết dứt điểm tình trạng di dân tự do Vì vậy, tôi đã chọn đề tài

Trang 6

“Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu và các bài viết có liên quan, đáng chú ý là một số bài viết của Đặng Nghiêm Vạn, Lê Duy Đại, Lê Mạnh Khoa, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Tiến

Dũng, Nguyễn Xuân Du, Nguyễn An Vinh, Hoàng Lê, in trong sách Tây

Nguyên trên đường phát triển do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là

Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì năm 1990 Đây là tập hợp những bài viết của những người tham gia vào chương trình nghiên cứu và khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên lần thứ II (còn được gọi

là chương trình nghiên cứu Tây Nguyên II) Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên, các tác giả đã đưa ra một số dự báo về các vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, trong đó bước đầu quan tâm và đưa ra những khuyến cáo cho tình trạng di dân và tăng dân số cơ học ở Tây Nguyên

Từ năm 1990, khi tình trạng di dân vào Tây Nguyên diễn mạnh mẽ, việc nghiên cứu di dân vào Tây Nguyên được chú trọng và đẩy mạnh hơn Có

thể kể ra một số công trình tiêu biểu như: Di dân tự do và các biện pháp tác

động của Trung tâm dân số và nguồn lao động (Hà Nội, 1994); Dân số và dân

số tộc người ở Việt Nam của tác giả Khổng Diễn (Nhà xuất bản KHXH, Hà

Nội, 1995); dự án Điều tra cơ bản và xác định các giải pháp giải quyết tình

trạng di dân tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác của Cục Định canh,

định cư & Kinh tế mới (1996); Báo cáo Kết quả điều tra di dân nông thôn tại

tỉnh ĐắcLắc của Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (1997) Các

công trình nghiên cứu này đã điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình di dân tự

do đến Tây Nguyên qua các giai đoạn khác nhau và đề xuất những giải pháp

Trang 7

khoa học nhằm giải quyết vấn đề di dân tự do đến các tỉnh Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng

Những nghiên cứu nói trên là những tài liệu quan trọng, hữu ích, cần thiết cho việc triển khai đề tài này Tuy vậy, cũng dễ nhận thấy, các nghiên cứu đó chỉ đề cập đến những vấn đề di dân nói chung, hoặc thiên về những vấn đề di dân tự do của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên Cho đến nay chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do Do vậy, đây là một hướng nghiên cứu mới mà sự thành công của đề tài sẽ có những đòng góp nhất định cả về lý luận và thực tiễn đối với việc giải quyết vấn đề di dân tự do ở tỉnh ĐắkLắk nói riêng, khu vực Tây Nguyên và cả nước nói chung

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do trong những năm 2004 - 2010 Từ đó, bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk và chỉ

ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư đến địa bàn tỉnh ĐắkLắk

- Khái quát thực trạng di cư tự do đến tỉnh ĐắkLắk và tác động của nó đến kinh tế - xã hội của tỉnh

- Trình bày một cách hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các chương trình dự án đã và đang thực hiện liên quan đến việc giải quyết vấn đề di cư tự do

Trang 8

- Trình bày một cách hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các chương trình dự án đã và đang thực hiện liên quan đến việc giải quyết vấn đề di dân tự do

- Trình bày các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk và đánh giá việc chỉ đạo thực hiện giải quyết vấn đề di dân tự do và những vấn

đề liên quan trong khoảng thời gian mà đề tài nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh ĐắkLắk trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do

- Quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do trong những năm 2004 - 2010

* Phạm vi nghiên cứu

- Di dân tự do bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tình trạng di dân tự do từ các vùng nông thôn ở các đia phương trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc đến vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk

- Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đề này từ năm 2004, khi tỉnh ĐắkLắk cũ được chia tách thành hai tỉnh ĐắkLắk và ĐăkNông đến năm 2010 là điểm chốt mà Chính phủ chỉ đạo phải cơ bản chấm dứt tình trạng di dân tự do

5 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, các báo cáo, tổng kết trong các văn kiện, các công trình nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết vấn đề di cư tự do

Trang 9

* Nguồn tài liệu:

- Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc và việc lãnh đạo chăm lo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa

- Văn kiện các kỳ Đại hội VI, VII VIII, IX và X của Đảng và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về vấn đề di cư tự do

- Các Nghị quyết, chương trình, đề án… của Chính phủ và các cấp, các ngành trung ương và địa phương về giải quyết vấn đề di dân tự do đã ban hành, đặc biêt là trong những năm 2004 - 2010

- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk, Nghị quyết của Tỉnh ủy, các Huyện ủy; các Báo cáo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành; Niên giám thống kê, các bài báo, tạp chí Trung ương và địa phương

- Các công trình, đề tài nghiên cứu của các học giải trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế để giải quyết các nội dụng mà đề tài nghiên cứu

6 Đóng góp của luận văn

- Khái quát thực trạng di dân tự do và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk

- Hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ, chính quyền tỉnh ĐắkLắk về việc giải quyết vấn đề di cư tự do trong những năm 2004 - 2010

- Đánh giá những kết quả, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc lãnh đạo giải quyết vấn đề di cư tự do trên địa bản tỉnh ĐắkLắk

Trang 10

7 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Tình hình di dân tự do đến tỉnh ĐắkLắk và những chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk nhằm giải quyết vấn

đề di dân tự do trong những năm (2004 - 2010)

Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 11

Chương 1 TÌNH TRẠNG DI DÂN TỰ DO ĐẾN TỈNH ĐẮKLẮK

VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk

1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư

Vị trí địa lý: Theo các nhà nghiên cứu, Tây Nguyên là tên gọi tắt của

“Ban vận động đồng bào thiểu số cao nguyên miền Tây Nam Trung Bộ”

thuộc Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ, được thành lập ở Liên khu V vào giữa năm 1947 [63, tr.6] Tên gọi này dùng để chỉ vùng cao nguyên rộng lớn phía Tây Nam Trung Bộ, các nhà nghiên cứu nước ngoài gọi đây là Cao nguyên Trung phần Trong sơ đồ phân vùng kinh tế nước ta hiện nay, Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, Đắk Nông1

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh ĐắkLắk là 13.125 km2, chiếm 27,6% diện tích vùng Tây Nguyên và 3.9 % diện tích tự nhiên của cả nước Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, Đắk Lắk có 1.728.380 người Trong

đó, dân số đô thị có 22,5%, dân số nông thôn chiếm 77,5% Cộng đồng dân

cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm gần 30% [80]

Trang 12

Các đơn vị hành chính gồm: TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ; các huyện: Ea Hleo, Easup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư’Mgar, Eakar, M’Đrăc, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin Trung tâm của tỉnh là thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố cấp I đầu tiên của khu vực Tây Nguyên

Vị trí địa lý của ĐắkLắk có rất nhiều thuận lợi trong giao lưu, buôn bán, trao đổi hoàng hoá, mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch với vùng Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và cả nước Từ vị trí địa lý thuận lợi đó nên từ xưa tới nay, ĐắkLắk được xem là thủ phủ, là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực Tây Nguyên

Ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế, ĐắkLắk còn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh; bảo vệ môi trường, không những đối với vùng Tây Nguyên mà còn đối với cả nước

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐẮKLẮK

Trang 13

Về địa hình: ĐắkLắk là tỉnh có địa hình, địa mạo đa dạng bậc nhất Tây

Nguyên, là một cao nguyên nằm ở độ cao 500 - 800 mét so với mặt nước biển, độ cao tuyệt đối lớn nhất là 2445m (đỉnh Chư Yang Sin), thấp nhất là

350 m Địa hình tương đối bằng phẳng, đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc Địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: Địa hình vùng núi; địa hình cao nguyên; những vùng bình nguyên; vùng đồng bằng trũng… trong đó địa hình cao

nguyên chiếm phần lớn diện tích của tỉnh

Do có sự đa dạng về địa hình nên nơi đây có nhiều sự lựa chọn trong việc canh tác và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt rất thích hợp với việc làm nương rẫy, một loại hình canh tác vẫn quen thuộc với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Cộng thêm lợi thế đất đai màu mỡ nên ĐắkLắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung đã và đang là điểm thu hút số dân di cư tự do đến lập nghiệp ngày càng đông Cũng do địa hình rộng và phức tạp, trong khi đội ngũ cán bộ quản lý còn ít và có những hạn chế nhất định trong công tác quản

lý dân cư, nên việc các hộ dân di cư tự do đến sinh sống và canh tác có phần

dễ dàng hơn so với các địa phương khác trong cả nước

Tài nguyên thiên nhiên: ĐắkLắk là địa phương có nguồn tài nguyên

thiên nhiên đa dạng, phong phú và quý hiếm Cụ thể có thể liệt kê ra một số

nhóm tài nguyên chính như sau:

Nguồn nước: ĐắkLắk là tỉnh có hệ thống sông suối dày đặc với mật độ

sông suối là 0,8 km/km2

Trong đó có hai hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và sông Ba Trong đó sông Sêrêpôk là hệ thống sông lớn nhất, có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ Tổng diện tích lưu vực của hai con sông này là 44.000 km2 (Sông Sêrêpôk là 30.100 km2 - trong phạm vi của Đắk Lắk là 4200 km2

; Hệ thống lưu vực sông Ba là 13.900 km2) [68, tr 6-7]

Trang 14

Ngoài ra, do đặc điểm địa hình, sự ưu đãi của thiên nhiên và bàn tay con người, ở ĐắkLắk đã hình thành gần 441 hồ chứa, 63 đập dâng, với lượng nước chứa tương đối lớn, có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong suốt mùa khô Nhờ có nguồn nước từ của các sông, suối

và các hồ chứa nên việc tiến hành sản xuất nông nghiệp đảm bảo đời sống của các hộ dân là vấn đề không quá khó khăn như các địa phương khác

Thổ nhưỡng: Từ sản phẩm phun trào của núi lửa phun lên lớp đá phiến

thạch, mi ca và sa phiến thạch được phong hoá, tạo cho Tây Nguyên nói chung

và ĐắkLắk nói riêng một lớp đất đai màu mỡ được phân bố đều ở các địa phương trong tỉnh Theo kết quả phân loại đất đã được công bố năm 1995 (FAO

- UNESCO), đất ở ĐắkLắk được chia thành 11 nhóm và 84 đơn vị đất đai

Theo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh ĐắkLắk năm 2005, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1312,5 nghìn ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 1.084,6 nghìn

ha, chiếm 82,64% diện tích tự nhiên (trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 464,8 nghìn ha, chiếm 35,41%, bao gồm đất trồng cây hàng năm có 200,4 nghìn ha, chiếm 15,27% Đất trồng lúa 53,4 nghìn ha, đất trồng cây hàng năm khác 147 nghìn ha; đất trồng cây lâu năm có 264,4 nghìn ha, chiếm 20,14%); Đất lâm nghiệp 618,2 nghìn ha, chiếm 47,1% tổng diện tích đất tự nhiên (trong đó đất rừng sản xuất 246,6 nghìn ha, chiếm 18,8%, rừng phòng hộ là 143,4 nghìn ha chiếm 10,9%, rừng đặc dụng 228,2 nghìn ha, chiếm 17,4%) Ngoài ra còn có đất nuôi trồng thủy sản có 1.597 ha và các loại đất nông nghiệp khác trên 11 nghìn ha; Đất phi nông nghiệp 91,55 nghìn ha, chiếm 6,98% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 136,3 nghìn ha, chiếm 10,39% diện tích tự nhiên… [68, tr.7-8]

Đất đai ở ĐắkLắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, chi phí đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao) Đặc biệt ĐắkLắk có nhóm đất đỏ bazan với diện tích 324.679 ha chiếm 24,81% diện tích tự nhiên của tỉnh, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng phù hợp cho phát

Trang 15

triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, ca cao, cao

su v.v… Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng

Vì có quỹ đất lớn, bao gồm nhiều nhóm đất khác nhau, đất đai lại màu

mỡ, dễ sử dụng và khả năng sinh lợi nhanh chóng, điều này đã tạo ra một lực hút hấp dẫn đối với dân di cư từ khắp mọi miền của đất nước, nhất là những nơi điều kiện sản xuất khó khăn, nổi bật nhất là khu vực miền núi phía Bắc vốn điều kiện sống khó khăn, thiếu đất sản xuất lại có thói quen du canh, du cư

Tài nguyên rừng; Tính đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp của

ĐắkLắk có khảng 618,2 nghìn ha Tổng trữ lượng rừng khoảng 59 - 60 triệu

m3, trong đó trữ lượng rừng thường xanh 36,3 triệu m3 (rừng giàu và trung bình 24,4 triệu m3, rừng nghèo 8,9 triệu m3, rừng non 2,9 triệu m3), trữ lượng rừng khộp 21,2 triệu m3

(rừng giàu và trung bình 4,7 triệu m3, rừng nghèo 12,2 triệu m3, rừng non 4,2 triệu m3), rừng hỗn giao 1 triệu m3, rừng trồng 0,3 triệu m3

, tổng trữ lượng rừng tre nứa 335,9 triệu cây…[68, tr 9] Với diện tích hiện có, ĐắkLắk là địa phương có diện tích rừng rộng lớn và phong phú nhất

cả nước Với thảm thực vật đa dạng, chất đất màu mỡ, nguồn lợi lớn, nên rừng ở ĐắkLắk đang là điểm tấn công của rất nhiều đối tượng khác nhau Trong đó, dân di cư tự do là một trong những lực lượng đông đảo và thường xuyên nhất

Về dân cư và phân bố dân cư: Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày

01/4/2009, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.728.380 người Trong đó, dân số đô thị chiếm 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,5% Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm gần 30%, trong các dân tộc thiểu số ở ĐắkLắk, người Êđê là dân tộc thiểu số bản địa có số

Trang 16

lượng đông và cư trú lâu đời nhất nên được xem là những người chủ của mảnh đất này

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 131 người/km2, trong đó tập trung chủ yếu ở Thành phố Buôn Ma Thuột (840,5 người/km2

) và các thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ [80]

ĐắkLắk là một trong những địa phương có mật độ dân số thưa nhất cả nước Chính mật độ dân số thưa, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, cộng thêm địa hình phức tạp, khó quản lý nên trong 10 năm trở lại đây, dân số ở ĐắkLắk luôn có sự gia tăng cơ học do yếu tố di dân tự do đến Điều này đã tác động thường xuyên đến cộng đồng dân cư ở ĐắkLắk, đặc biệt

là ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Thực trạng này đã tạo nên một sức ép lớn đối với tỉnh trong việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn

đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp dân số các huyện trong tỉnh ĐắkLắk

Trang 17

2000 lên 923,3 nghìn người năm 2005 Với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao, cộng với tình trạng tăng cơ học do dân từ các tỉnh khác di cư đến, nguồn lao động của ĐắkLắk đã tăng lên đáng kể Số lao động đang làm trong các ngành kinh tế của tỉnh từ 731,7 nghìn người năm 2000 tăng lên 834 nghìn người năm 2005 (chiếm 90,3% số người trong độ tuổi lao động) Đây là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tạo nên một sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội như giáo dục - đào tạo, y tế, cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân v.v…

Tuy có nguồn lao đồi dào, song trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn thấp; tỉ lệ lao động được đào tạo chưa cao, năm 2005 là 20,5%; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ tổ chức quản lý Đây cũng là một trong những hạn chế của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tóm lại, ĐắkLắk vừa có sự giàu có, hung vĩ của cao nguyên cây công nghiệp và những cánh rừng đại ngàn, vừa có sự trù phú của những vùng đồng ruộng màu mỡ trồng cây lương thực, thực phẩm Tài nguyên ĐắkLắk nhiều về

số lượng, tốt về chất lượng, phong phú về thể loại đã và đang đáp ứng tốt cho nhiều ngành kinh tế phát triển như: Trồng cây công nghiệp, cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp khai thác, chế biết gỗ, chế biến giấy, ngành chế biến dược liệu Những tiềm năng phát triển của ĐắkLắk đã

và đang là lực hút hấp dẫn thu hút lượng dân di cư tự do, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc - nơi mà điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu đất sản xuất

và hệ quả mà nó để lại đã và đang hàng ngày tác động đến sự phát triển chung của tỉnh

1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk

ĐắkLắk là một tỉnh nông - công nghiệp, cho đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

Trang 18

Cũng như các tỉnh khác của miền Nam Việt Nam, ĐắkLắk trong thời

kỳ Mỹ và chính quyền Sài Gòn cai quản, nền kinh tế bị chi phối bởi những mục tiêu chiến tranh và nhu cầu của các tập đoàn quyền lực

Việc tập trung dân cư vào Thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn Gia Nghĩa, và các thị trấn, thị tứ ven các tuyến lộ theo tính chất đô thị hoá cưỡng bức đã tạo ra các trung tâm dịch vụ, buôn bán, xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ tạo ra sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, đặc biệt là sự cách biệt giữa các bản làng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các khu vực khác trong tỉnh Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, đất đai bị hoang hoá, tài nguyên thiên nhiên vừa bị huỷ hoại, vừa bị khái thác một cách lãng phí…

Sau ngày đất nước được độc lập, thống nhất, giống như các địa phương khác trên toàn miền Nam, ĐắkLắk bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển sản xuất Trong tiến trình phát triển, đặc biệt

là trong thời kỳ đổi mới, kinh tế - xã hội ĐắkLắk đã có những bước chuyển biến quan trọng và có nhiều nét khởi sắc Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao

và liên tục, mức tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 10,05%; giai đoạn 2006 - 2010 là 12,1%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,44%, thương mại - dịch vụ tăng 22,19%; nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,17% Quy

mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2010 tổng GDP ước tính đạt 12.810 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2005; bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 14,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 963,3 USD (giá so sánh 1994) [35, tr.21-22]

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông

- lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Đến nay nông

- lâm nghiệp chiếm 49,9%, công nghiệp - xây dựng 17,4%, dịch vụ 32,7% Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2.931 triệu USD; kim ngach nhập khẩu đạt 122 triệu USD Đời sống đại bộ phận nhân dân trong tỉnh đã và đang được cải thiện từng bước [35, tr.23]

Trang 19

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP, giá so sánh 1994

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2003 2004 2005 Tăng bq

2001-2005 GDP theo giá so sánh năm 1994 4878,9 6047,6 6678,7 7235,2 8,20 %

Chia theo ngành kinh tế

- Nông, lâm, thuỷ sản 3783,7 4374,7 4691,0 4771,1 4,75 %

- Công nghiệp, xây dựng 354,5 557,3 682,5 938,8 21,50 %

Chăn nuôi tiếp tục phát triển với giá trị tăng bình quân 5 năm (2006 - 2010) là 28,87%; Đàn trâu có 21,5 nghìn con, đàn bò 162,1 nghìn con, đàn lợn 643,7 nghìn con Đã hình thành một số mô hình chăn nuôi trang trại, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp tiên tiến có qui mô lớn Tuy nhiên vẫn còn phân tán, đầu ra không ổn định, dịch bệnh chưa được khống chế

Trang 20

Lâm nghiệp có bước chuyển hướng quan trọng từ khai thác rừng tự nhiên là chính sang trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng, gắn khai thác với chế biến theo kế hoạch Chỉ tính riêng trong 5 năm (2006 - 2010) đã trồng được 29,292 ha rừng tập trung và hơn 3,9 triệu cây phân tán, góp phần nâng độ che phủ rừng lên 50%, tăng 3,9% so với năm 2005 [35, tr.25]

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, đã tập trung vào khai thác thế mạnh của tỉnh, nổi bật là thuỷ điện, chế biến nông - lâm sản Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2005 đạt 1.190,7 tỉ đồng, tăng gần 2 lần so năm 2000; thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 14,8%/năm Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn từ 79 - 82%, trong đó

công nghiệp chế biến nông lâm sản chiếm 60% giá trị sản xuất công nghiệp

Đến năm 2010, toàn tỉnh đã 6.438 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tăng thêm 1.288 cơ sở so với năm 2000 Trên địa bàn tỉnh có

92 nhà máy đang hoạt động, trong đó có 32 nhà máy chế biến cà phê công suất trên 1000 tấn, 10 nhà máy chế biến cà phê bột và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; 3 nhà máy chế biến cao su với tổng công suất 17 nghìn tấn… Nhiều nhà máy đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ đưa tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp lên nhanh vào những năm tới như: nhà máy chế biến cao

su, xưởng may giày da, Nhà máy thuỷ điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Krông Hing, Krông Kmar, Sêrêpok 3, Nhà máy chế biến cà phê bột

Tuy có bước phát triển, song công nghiệp của ĐắkLắk còn nhiều vấn

đề nổi cộm: trang thiết bị và trình độ công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm phần nhiều là sơ chế, sản xuất thủ công nên giá trị thu nhập không cao; các doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới, chưa có chiến lược sản phẩm, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhỏ, thiếu vốn đầu; cơ chế chính sách chưa thực sự hấp dẫn so với các tỉnh lân cận; cơ sở hạ tầng các khu cụm công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư

Kết cấu hạ tầng phát triển khá nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát

Trang 21

triển kinh tế - xã hội, giao lưu thuận lợi hơn với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, vùng Duyên hải miền Trung và với Cămpuchia Hầu hết các tuyến quốc lộ chạy qua địa phận tỉnh ĐắkLắk đã được nâng cấp, cải tạo Đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Đông Trường Sơn nối liền 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên các đoạn qua địa phận tỉnh ĐắkLắk đang được hoàn thiện phục vụ cho nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế

- xã hội của Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng Sân bay Buôn Ma Thuột đã được cải tạo và nâng cấp, phục vụ hành khách đi các tuyến Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và ngược lại Hệ thống đường tỉnh lộ cũng được nâng cấp và nhựa hoá đến 75,4%, đường liên huyện 52%, đường liên xã 25% [35, tr.25]

Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư và xây dựng khá lớn Hiện nay toàn tỉnh có

533 công trình thủy lợi lớn, nhỏ Các công trình này đang phục vụ tưới cho gần

18 nghìn ha lúa, 40,6 nghìn ha cà phê và các cây công nghiệp khác [68, tr.84]

Hệ thống lưới điện phát triển khá nhanh, đã hoàn thành giai đoạn một cấp điện cho 315 thông buôn và kéo điện sinh hoạt cho 39.755 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nâng tổng số 94% thôn buôn có điện, 95% số hộ được dùng điện, 100% xã có lưới điện quốc gia [35, tr.26]

Hạ tầng đô thị và công nghiệp cũng có bước phát triển đáng kể, tốc độ

đô thị hoá tăng nhanh Hiện tại ĐắkLắk có 01 thành phố cấp I trực thuộc tỉnh,

01 thị xã và 13 thị trấn trong toàn tỉnh

Văn hoá - xã hội có bước chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục - đào tạo có những bước phát triển mạnh và thực chất hơn Tỷ lệ trẻ đi mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh là người dân tộc thiểu số tăng nhanh (chiếm 32,8% tổng số học sinh toàn tỉnh), ở các huyện, thị xã, thành phố đều có trường dân tộc nội trú, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 98,41% Đào tạo nghề tăng nhanh, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 27,2% năm 2005 lên 37% năm

2010 [35, tr.28] Trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk có 01 trường Đại học, 04 trường

Trang 22

Cao đẳng và hàng chục trường Trung cấp với đủ các ngành nghề đào tạo

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều tiến bộ Hiện tại ĐắkLắk là địa phương có nhiều bệnh viện đa khoa nhất khu vực Tây Nguyên với hệ thống các tuyến bệnh viện đa khoa cấp huyện, cấp tỉnh và đang hình thành các bệnh viện tuyến khu vực và chuyên khoa Chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, công tác xã hội hoá trong lĩnh vực y tế được tỉnh quan tâm thúc đẩy

Chính sách dân tộc, tôn giáo, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các

xã đặc biệt khó khăn, việc thực hiện các chính sách về tái định cư, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… có nhiều chuyển biến tích cực và đem lại hiệu quả thiết thực Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10% [35, tr.28]

An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, từng bước ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch Hệ thống chính trị cơ sở từng bước phát huy dân chủ của nhân dân, vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành và phát triển chung của toàn tỉnh

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của ĐắkLắk còn tồn tại những hạn chế nhất định Việc phát triển kinh tế còn tự phát, chưa theo quy hoạch, kế hoạch và nhiều mặt thiếu ổn định, thiếu vững chắc, không phát huy hiệu quả những lợi thế sẵn có Chậm áp dụng tiến

bộ khoa học vào sản xuất nên năng suất, chất lượng và hiệu quả còn thấp Phát triển văn hoá, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân chưa tương xứng với phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP còn thấp (50,1% trong GDP) Thu ngân sách còn thấp, mới đạt 23,94%/năm dự toán chi của địa phương Các hình thức quan hệ sản xuất

Trang 23

trong nông, lâm nghiệp chưa theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá lớn, cần phải được tổ chức và sắp xếp lại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là thuỷ lợi

Phát triển kinh tế chưa kết hợp tốt với giải quyết các vấn đề xã hội, tình trạng di dân tự do, chặt phá rừng, sang nhượng đất đai không đúng pháp luật chưa được ngăn chặn và xử lý hiệu quả Phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh, đời sống một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa Việc thực hiện chính sách đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc khó khăn còn chậm Thu nhập của nhân dân có tăng nhưng mới bằng khoảng 52% so với bình quân cả nước Kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn cao, nguy cơ tái nghèo và chênh lệch mức sống giữa các vùng còn khá lớn Mặt bằng dân trí thấp và chưa được cải thiện

Chưa gắn chặt việc phát triển kinh tế với xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân [35, tr.34] Việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân chưa đem lại hiệu quả thiết thực Có phần chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, để bọn “FULRO” lưu vong cấu kết với những người chưa chịu cải tạo nhen nhóm tổ chức phản động “Đê Ga” kích động, lừa mị, khống chế một bộ phận quần chúng gây rối trật tự công cộng

“Tình hình trên có những nguyên nhân từ âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, nhưng chủ yếu là do khuyết điểm, yếu kém của ta trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng thực lực cách mạng và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước” [9, tr.35]

Như vậy, bản thân việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk vẫn đang còn nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu tìm giải pháp và tập trung

Trang 24

đầu tư để phát triển Do đó, phải chịu thêm trách nhiệm trong việc giải giải quyết vấn đề di dân tự do đã và đang là một gánh nặng lớn đối với Đảng bộ

và các cấp chính quền tỉnh ĐắkLắk Vì vậy, có thể khẳng định, di dân tự do đến ĐắkLắk đã tạo ra nhiều xáo trộn lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và là một lực cản lớn trên con đường phát triển của một tỉnh vùng cao vốn có nhiều khó khăn và việc giải quyết nó là một bài toán chung đối với Đảng bộ, chính quyền tỉnh ĐắkLắk và các cấp, bộ ngành Trung ương và các địa phương có liên quan

1.2 Tình hình di dân tự do đến ĐắkLắk và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

1.2.1 Tình hình di dân tự do đến ĐắkLắk

Về quy mô dân số và địa bàn xuất cư, nhập cư: Do vị trí địa lý và điều

kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp nên ĐắkLắk là vùng trọng điểm của các tỉnh Tây Nguyên trong việc phân bố lại lực lượng lao động và dân cư trên cả nước, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội, củng

cố an ninh quốc phòng… Ngoài việc tiếp nhận hàng chục ngàn hộ của các tỉnh đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch của Nhà nước, ĐắkLắk còn phải tiếp nhận một lượng lớn dân di cư tự do đến sinh sống, lập nghiệp

Theo số liệu thống kê, từ năm 1976 đến năm 2005 đã có 58.245 hộ với 283.318 khẩu của hơn 60 tỉnh thành trong cả nước di cư tự do đến cư trú trên địa bàn 12 huyện và thành phố trong tỉnh, chiếm 17% dân số của tỉnh [16, tr.3] Từ năm 2005 đến đầu năm 2010 có 1.368 hộ với 6.763 nhân khẩu của trên 35 tỉnh, thành phố trong cả nước di cư tự do đến, bằng 109,41% tổng số

hộ di cư đến trong thời kỳ 2000 - 2004 Như vậy, tính bình quân mỗi năm có khoảng hơn 200 hộ với hơn 1000 khẩu di cư tự do đến tỉnh ĐắkLắk

Trang 25

Bảng 1.3: Tổng hợp dân di cư tự do đến ĐắkLắk từ năm 1976 - 2010

STT Giai đoạn Số hộ Số nhân khẩu Ghi chú

Trước thực trạng dòng người di cư tự do vào ĐắkLắk ngày càng đông

và diễn biến phức tạp, nhất là từ năm 1990, Đảng, Nhà nước và các bộ, ban ngành cũng như các cấp chính quyền địa phương cả nơi có dân đi và dân đến

đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước hạn chế, ngăn chặn, khắc phục và giải quyết những hệ quả của di cư tự do đến tỉnh ĐắkLắk Quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách đó đã có những kết quả nhất định trong việc hạn chế và giải quyết các vấn đề liên quan đến di dân tự do Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc nhanh, lúc chậm, tình trạng di dân tự do đến tỉnh ĐắkLắk vẫn tiếp tục tăng lên và hệ quả mà nó gây ra đã và đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của tỉnh

Trang 26

Dân di cư tự do đến ĐắkLắk có nhiều thành phần khác nhau từ khắp mọi miền trên cả nước, trong đó chủ yếu là từ các vùng nông thôn, những nơi

mà điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, điều kiện sản xuất thấp kém… (chiếm 93,6%) Theo số liệu thống kê giai đoạn 2005 - 2010 có 1.368 hộ dân với 6.736 khẩu của trên 35 tỉnh, di cư tự do vào ĐắkLắk Các tỉnh có dân di

cư tự do đến Đắk Lắk nhiều gồm: Hà Giang 369 hộ - 1.775 khẩu, chiếm 27,58% tổng số dân di cư đến, Cao Bằng 306 hộ - 1.603 khẩu, Lào Cai 269 hộ

- 1.382 khẩu, Tuyên Quang 97 hộ - 481 khẩu, Bắc Cạn 58 hộ - 301 khẩu, Bắc Giang 57 hộ - 272 khẩu , Lạng Sơn 34 hộ - 165 khẩu, Yên Bái 17 hộ - 98 khẩu, Thanh hóa 25 hộ - 113 khẩu, Thái Nguyên 15 hộ - 74 khẩu… [73, tr.3]

Khi đến ĐắkLắk họ cư trú ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Ea Súp 496 hộ - 2.599 khẩu, huyện Krông Bông 324 hộ - 1.503 khẩu, huyện M’Drăk 88 hộ - 429 khẩu, Krông Pắc 49 hộ 295 khẩu, Lắk 45 hộ - 233 khẩu có xã dân số 100% là dân di cư

tự do (Cư Kbang - Easup) [73, tr.4]

Trang 27

BẢN ĐỒ CÁC LUỒNG DI DÂN TỰ DO ĐẾN ĐẮKLẮK

Ghi chú: Mũi tên thể hiện trên bản đồ chỉ các tỉnh có số dân di cư tự do đến ĐắkLắk đông nhất.

Trang 28

Có thể nói, khắp các địa phương trong toàn tỉnh ĐắkLắk đều có dân di

cư tự do, nhưng chủ yếu vẫn là ở các vùng đất rộng và màu mỡ, đặc biệt là các huyện bao quanh Thành phố Buôn Ma Thuột do có những điều kiện thuận lợi hơn Một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc như người H’Mông, người Dao, Tày, Nùng… có thói quen canh tác nương rẫy nên họ thường chọn nơi cư trú là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, những nơi còn diện tích rừng lớn phần vì ở đây điều kiện quản lý còn nhiều khó khăn, một phần muốn hướng đến mục đích tự khai thác rừng và đất rừng, mua bán sang nhượng đất đai trái phép để định cư, lập nghiệp Thực trạng này đã gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội

Về thành phần dân cư: Khác với di dân có tổ chức, dân di cư tự do đến

ĐắkLắk chủ yếu là các hộ gia đình người dân tộc thiểu số Giai đoạn 2005 -

2010 có 1.289 hộ - 6.453 khẩu, chiếm 96,3% Trong đó nhiều nhất là dân tộc Mông 1.019 hộ - 5.208 khẩu, chiếm 76,2% (100% theo đạo Tin Lành) [73, tr.4] Trong số các dân tộc thiểu số di cư vào ĐắkLắk có cả các dân tộc vốn rất ít người như; dân tộc Chứt, Cao Lan, Sán Chỉ, Hà Nhì… Thực trạng này

đã làm cho số lượng các dân tộc thiểu số ở ĐắkLắk tăng lên nhanh chóng Hiện tại ở ĐắkLắk có 44 dân tộc cùng sinh sống, tăng gấp đôi so với thời kỳ trước giải phóng, trong đó có 13 dân tộc là người bản địa

Tuy có nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đông đảo và thường xuyên nhất là các hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc

Họ ra đi tự phát, tuy nhiên đều có những liên hệ nhất định giữa những người xuất cư với địa bàn nhập cư qua các mối quan hệ khác nhau, đặc biệt là mối quan hệ với những người đã nhập cư trước đó

Khi rời bỏ quê hương, những người dân di cư tự do đều mong muốn tìm kiếm cơ hội thay đổi cuộc sống vốn khó khăn ở quê cũ Đến Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng, họ mong muốn tận dụng được nguồn tài nguyên giàu có, đặc biệt là tài nguyên đất để thực hiện ước mong của mình

Trang 29

Vì sức ép của cuộc sống nên họ đã tìm mọi cách đế kiếm kế sinh nhai, bất chấp luật pháp và quy định của chính quyền sở tại như khai thác rừng bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất công, sang nhượng đất trái phép… Đặc biệt, gần đây có hiện tượng di cư tập thể của các nhóm người từ, chủ yếu

là đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc vào ĐắkLắk, tạo ra những dòng người

di cư ồ ạt và nhanh chóng Điều này đã tạo nên sức ép to lớn đối với các cấp chính quyền địa phương

Tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào di cư tự do: Dân di cư tự do

đến ĐắkLắk giai đoạn 2004 - 2010 và cả các giai đoạn trước đều là những hộ nghèo, hoàn cảnh kinh tế ở quê cũ khó khăn Những điều kiện cơ bản để đảm bảo cuộc sống và sản xuất khi đến nơi ở mới không nhiều, tài sản mang theo không có gì quý giá Có hộ gia đình là người dân tộc Tày khi di cư tự do vào ĐắkLắk, cả gia đình có 5 khẩu, tài sản chỉ có khoảng 2 triệu đồng tiền mặt, 2 bao gạo (khoảng gần 100 kg) và một số vật dụng gia đình không có gì đáng

giá (xem phụ lục ảnh)

Do điều kiện kinh tế thấp kém nên khi đến nơi cu trú mới, cuộc sống của dân di cư gặp phải rất nhiều khó khăn Họ không có vốn nên không mua được đất sản xuất, thâm chí có những nhóm người không có điều kiện mua đất ở nên phải lấn chiếm, tự ý dựng liều trại trên các khu đất công để sinh sống2… Thêm vào đó, do trình độ dân trí quá thấp, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế trong giao tiếp bằng tiếng phổ thông, số nhân khẩu đông (trung bình từ 5 - 9 người, cá biệt có giai đình 13 - 15 người với nhiều thế hệ), trẻ em không có điều kiện học hành… nên việc giao lưu, hội nhập với các cộng đồng, với các dân tộc khác gặp nhiều trở ngại, tìm kiếm việc làm và

cơ hội kiếm sống cũng khó khăn

Những hộ dân di cư tự do đến ĐắkLắk sống quần tụ từng nhóm nhỏ theo dòng tộc, hoặc theo quê quán cũ, trong các khu vực vùng sâu, vùng xa,

2

Hiện nay ở xã Cư K’bang - huyện Easup vẫn còn 2 khu nhà liều trại của người dân di cư tự do dựng trên các bãi đất công Họ đã sống ở đây hơn 2 năm, nhưng chính quyền sở tại vẫn chưa có cách nào giải quyết

Trang 30

thậm chí sống giữa rừng sâu, nhất là các hộ gia đình người dân tộc Mông và Dao Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo khổ kéo dài, có những hộ hoặc cụm dân cư mất 2 đến 3 năm vẫn chưa ổn định cuộc sống và 5 đến 6 năm vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đến tình trạng tái di cư tự do đã và đang diễn ra rất phức tạp trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk

Một số hộ dân là người Kinh hoặc Tày, Nùng… trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất và đời sống có khá hơn, nhưng nhìn chung vẫn là những hộ nghèo trước lúc ra đi Khi đến ĐắkLắk mặc dù được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nhưng cũng phải mất 3 đến 4 năm họ mới tạm ổn định cuộc sống

Do trình độ dân trí thấp, sống co cụm ở vùng sâu, vùng xa, thậm chí ở sâu trong rừng… nên cá biệt có những nơi xảy ra dịch bệnh chết người như điểm dân tộc Mông ở Earớt xã Cư Pui, huyện Krông Bông, điểm Tăk Cây xã Ea Trang huyện M’Đrắk… khi chính quyền địa phương phát hiện thì đã quá muộn

Đối với những hộ di cư tự do sống xen ghép trong những vùng dự án hoặc những cụm dân cư đã có trước đây, họ sống dựa vào nhau, tạo điều kiện, giúp đỡ nhau lúc mới đến (số này chỉ yếu là người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng…), được thừa hưởng những thành quả đầu tư của Nhà nước như giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, điện, nước… nên

có phần thuận lợi hơn trong việc ổn định cuộc sống và được thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương Tuy nhiên,

số lượng những hộ có điều kiện như trên là không nhiều, đa phần cuộc sống của các hộ di cư tự do còn cực khổ Theo kết quả điều tra tình hình đời sống của nhóm di dân đến ĐắkLắk giai đoạn 1996 - 2005 theo chuẩn mới thì tỷ lệ

hộ nghèo còn chiếm tới 45 đến 55%, còn lại chủ yếu là hộ trung bình khoảng 45% [70, tr.5]

Thu nhập trung bình quân của các hộ dân di cư tự do chỉ khoảng từ 5 -

6 triệu đồng/năm Đây là mức thu nhập quá thấp, lại đông nhân khẩu nên tình trạng thiếu ăn, nghèo khó vẫn luôn là nỗi lo thường trực Điều kiện sống khó

Trang 31

khăn đó khiến họ phải tìm mọi kế sách để mưu sinh, bất chấp luật pháp…gây

ra những hệ lụy và tạo nên sức ép lớn đối chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở

Về đặc điểm cư trú và phong tục tập quán của dân di cư tự do: Mỗi

nhóm dân di cư tự do đều chọn cho mình một nơi cư trú phù hợp Trong khi người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, số đông tập trung ở các huyện bao quanh thành phố Buôn Ma Thuột, do điều kiện sản xuất và cơ

sở hạ tầng được đảm bảo thì các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, những nơi dân số còn thưa, điều kiện sản xuất, đi lại khó khăn… Một số dân tộc có thói quen sống gần rừng và dựa vào khai thác các nguồn lợi từ rừng thì chọn địa bàn cư trú gần các khu rừng, thậm chí dựng lều trại ngay trong rừng sâu, rừng đặc dụng, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý Càng gần về sau, khi các địa bàn có điều kiện thuận lợi không còn khả năng nhập cư thì việc tụ tập ở những khu vực vùng sâu, vùng xa càng đông hơn

Theo số liệu thống kê, từ năm 2005 đến năm 2010, tình hình di dân tự

do đến ĐắkLắk có giảm so với các giai đoạn trước Tuy nhiên nổi lên hai địa phương có số dân đến nhiều nhất là huyện Ea Súp 669 hộ - 3.410 khẩu, huyện Krông Bông 344 hộ - 1.583 khẩu [16, tr.5] Nguyên nhân là do hai huyện này địa bàn rộng, mật độ dân số thưa (19 người/1km2

, thấp hơn mức bình quân của Tây Nguyên là 23 người/1 km2), gần những khu rừng đặc dụng (huyện Ea Súp có Vườn quốc gia Yok Đôn với tổng diện tích 115.545 ha [80]

Trang 32

Bảng 1.4: Tổng hợp dân DCTD đến các huyện trong tỉnh ĐắkLắk giai đoạn 1991- 2010

STT ĐỊA PHƯƠNG

CÓ DÂN ĐẾN

GIAI ĐOẠN 1991 - 2010 CỘNG 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2005 - 2010

Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu

là nhóm dân tộc Mông, Dao, Tày Hiện tại trên địa bàn xã Cư Kbang huyện

Ea Súp (xã có 100% dân số là dân di cư tự do) có khoảng hơn trên 300 hộ mới di cư vào đang cư trú trái phép trên các khu đất công của 2 thôn trong xã Các hộ gia đình này đã tá túc bất hợp pháp trong những căn chòi lá đơn sơ từ năm 2008, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có cách giải quyết (xem phần phục lục ảnh) Đây là việc làm không chỉ quá sức đối với chính quyền cấp huyện, xã mà còn là vấn đề gian nan đối với Đảng bộ chính quyền tỉnh ĐắkLắk

Các hộ dân di cư đến ĐắkLắk đều mong muốn tìm cơ hội đổi đời, tìm

Trang 33

được nơi sinh sống và làm ăn thuận tiện hơn ở quê cũ, nhưng với thói quen canh tác lạc hậu, cộng với trình độ dân trí thấp nên họ luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn Để tồn tại được, họ phải đi làm thuê, có khi thì làm thuê cho các gia đình là người dân tộc bản địa, hoặc những hộ đã di cư vào trước Tuy nhiên do ngày công thấp (khoảng trên dưới 50 đến 70 nghìn đồng/1 ngày công lao động), công việc không thường xuyên nên việc bám vào rừng để kiếm kế sinh nhai vẫn là mục tiêu chính Điều này đã dẫn đến nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng khai thác tài nguyên rừng trái phép… đã và đang diễn ra phức tạp

Do chưa ổn định được cuộc sống và buộc phải hoà đồng với dân cư nơi đây nên các cộng đồng dân di cư tự do không còn giữ được bản sắc và các phong tục tập quán truyền thống của mình Như ở xã Cư Kbang, huyện Ea Súp hay ở các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui huyện Krông Bông có một số nhóm đồng bào thuộc các dân tộc Tày, Nùng, H’Mông, Thái tuy đã đến cư trú từ lâu, cuộc sống đã ổn định và có phần khá giả, cá biệt như xã Cư Kbang

là xã có 100% hộ dân là người di cư tự do chủ yếu là dân tộc Tày, H’Mông từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn nhưng hầu hết vẫn không giữ được những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình như: lễ hội, sinh hoạt văn hoá, thờ cúng ngay cả thói quen sinh sống và canh tác cũng mất đi

do những tác động của cuộc sống mưu sinh

1.2.2 Một số tác động của di dân tự do

Dân di cư tự do vào ĐắkLắk đã tạo ra những biến động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh ĐắkLắk, trong đó có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực Trước hết có thể kể ra một số tác động tích cực sau:

Một là, làm thay đổi cơ cấu dân cư, dân tộc của tỉnh

Dân di cư tự do đến ĐắkLắk không chỉ ảnh hưởng tới quy mô và sự gia tăng dân số mà còn tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu dân cư, dân tộc Có thể thấy một số thay đổi rõ nét trong cơ cấu dân cư của tỉnh ĐắkLắk từ sự tác

Trang 34

động của di dân tự do ở một số huyện tiêu biểu như: huyện Ea Súp - địa phương có 90 - 100% dân số là người di cư, trong đó có tới trên 45% là dân di

cư tự do; huyện Krông Bông có trên 50% là người dân di cư tự do và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng [16, tr.5]

Cơ cấu dân tộc của ĐắkLắk cũng có những biến động lớn do dân nhập cư: Số lượng các dân tộc thiểu số không ngừng gia tăng Theo thống kê của các đợt tổng điều tra dân số; năm 1979 toàn tỉnh có 13 dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số khác có số lượng rất ít, gộp chung lại có 0,9%; năm 1989 tăng lên 24 dân tộc, năm 2009 là 44 dân tộc và là tỉnh có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất cả nước

Nếu năm 1979 nhóm cư dân bản địa chiến 37,34% tổng số dân cư toàn tỉnh, đến năm 1989 giảm xuống 25,07%, năm 1999 còn 18,93%, hiện nay chỉ còn hơn 10% Trong nhóm 10 dân tộc thiểu số đông nhất tỉnh ĐắkLắk năm

1979 có 6 dân tộc bản địa, năm 1989 có 5 dân tộc bản địa (Êđê, M’ Nông, Gia Rai, Xơ Đăng, Mạ), đến năm 1999 còn 3 nhóm đó là Êđê, M’Nông, Gia Rai, hiện tại chỉ còn dân tộc Êđê là dân tộc bản địa có số dân đông nhất (đứng thứ

2 sau người Kinh), các vị trí tiếp theo thuộc về nhóm các dân tộc di cư (chủ yếu là di cư tự do) trong đó đông nhất đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc [36, tr.137-138]

Tình trạng này đã làm xáo trộn và phá vỡ sự cố kết truyền thống của cộng đồng dân cư ở ĐắkLắk, tạo nên một sự giao thoa giữa các cộng đồng dân cư và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội cho chính cộng đồng người bản địa

Tuy nhiên, có điểm hạn chế ở đây là do có nhiều thành phần khác nhau, không đồng nhất nên khó có điều kiện hiểu nhau và gắn bó với nhau ở vùng đất lạ Thêm vào đó, do thiếu những kiến thức tối thiểu về con người và vùng đất Tây Nguyên, vì thế những ứng xử của họ đối với tự nhiên và con người nơi đây không phù hợp, dẫn đến phá vỡ quy hoạch tổng thể, phá hoại tài nguyên và môi trường sinh thái, thậm chí gây ra những mâu thuẫn giữa các

Trang 35

cộng đồng dân tộc, giữa đồng bào dân tộc với người Kinh, giữa các hộ dân mới đến với dân cư bản địa

Hai là, bổ sung nguồn lao động dồi dào cho địa phương

Sau năm 1975 ĐắkLắk còn là vùng đất thưa dân, mật độ dân số toàn tỉnh

là 17 người/1 km2

(cả nước là 148 người/1 km2), nhiều vùng có mật độ dân số rất thấp Chất lượng lao động kém, chủ yếu là lao động trong nông nghiệp, lao động thủ công trên cơ sở khai thác các nguồn lợi sẵn có từ tự nhiên

Chủ trương đưa dân đi xây dựng kinh tế mới cùng với tình di dân tự do tăng mạnh đã bổ sung cho tỉnh ĐắkLắk một lực lượng lao động đông đảo, góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động ở những vùng đất rộng người thưa

Bảng 1.5: Sự biến động lao động của ĐắkLắk qua các năm

STT Năm Tổng số lao động Tỷ lệ gia tăng so với năm

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh ĐắkLắk năm 2000

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, tính đến năm 1999 số lao động nhập

cư vào ĐắkLắk đã tăng gấp 2 lần so với năm 1990 và hơn 4 lần so với năm

1980 Mặc dù có những hạn chế nhất định về trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật, nhưng về cơ bản lao động nhập cư vào ĐắkLắk vẫn nhỉnh hơn lao động tại chỗ về trình độ dân trí cũng như kỹ năng sản xuất Vì vậy họ đã tranh thủ được những tiềm năng sẵn có của ĐắkLắk, đặc biệt là tài nguyên đất một cách nhanh chóng hơn so với dân cư tại chỗ, đặc biệt là so với đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 36

Ba là, góp phần khai phá, phát triển vùng sâu, vùng xa, hình thành nhiều trung tâm dân cư và các đơn vị hành chính mới

Dân di cư đến ĐắkLắk cư trú ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh, nhất là những khu vực thưa dân, vì thế đã có rất nhiều vùng đất thuộc các khu vực vùng sâu, vùng xa được khai phá như: Vùng Ea Wel, Ea Hoa, Cuôr Knia (huyện Buôn Đôn); vùng Phú Xuân, Ea Tor, Eatam, Tam Giang, Phú Lộc (huyện Krông Năng); vùng Ea Siên (huyện Krông Búk); vùng Ea Quang, Ea Phê (huyện Krông Păk); xã Quảng Điền, xã Ea Hu, Cư Ewin, Ea Na, Ea Ktur (huyên Krông Ana); các xã Khuê Ngọc Điền, Hoà Sơn, Hoà Thành, Cư K’ty, Yang Mao, Hoà Tân, Hoà Lễ, Hoà Phong (huyện Krông Bông); các xã Ea Hleo, Ea Wy, Cư Mốt, Ea Ral, Ea Sl, Đăk Lăkiê Yang, Ea Hiao, Ea Khal, Ea Nam (huyện Ea Hleo) vùng Ea Ô, Ea Sô (huyện Ea Ka),… đặc biệt là huyện

Ea Súp có nhiều xã mới được thành lập là 100% hộ dân di cư tự do

Năm 1979 toàn tỉnh có 8 huyện, thị (7 huyện và 1 thị xã) với 96 đơn vị hành chính xã, phường Năm 2000 tăng lên 18 huyện, thành phố (17 huyện, 1 thành phố) tăng thêm 10 huyện, số xã tăng gấp đôi so với năm 1979 (173 xã), trung bình cứ 2 năm tăng thêm 1 huyện và khoảng 2 tháng tăng thêm 1 xã

Việc hình thành các đơn vị hành chính mới hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khách quan của công tác quản lý hành chính nhà nước và do sự tăng nhanh số lượng dân cư và phát triển kinh tế của vùng Có thêm đơn vị hành chính mới sẽ tăng thêm khả năng thu hút dân cư và điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội của vùng đó Mức độ đô thị hoá cũng thay đổi nhanh Nếu năm

1975 chưa có một thị trấn nào, dân cư đô thị chỉ tập trung ở thị xã Buôn Ma Thuột, thì đến năm 2010, đã có thêm 1 thị xã (thị xã Buôn Hồ mới được thành lập năm 2008) và ở hầu khắp các huyện đã có thị trấn, thị tứ Thị xã Buôn Ma Thuột trước kia chỉ là một đô thị nhỏ, cư dân đô thị còn thưa thớt, nay đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh (từ tháng 3/2010), diện tích được mở rộng, dân cư đô thị ngày càng đông và bắt đầu có những dấu hiệu của sự chật chội,

Trang 37

mặc dù diện tích quy hoạch tương đối lớn (370 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2

)

Điều đó cho thấy, nền kinh tế của ĐắkLắk đang chuyển dần từ một tỉnh thuần nông sang nền kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ với sự góp sức không nhỏ từ những người nhập cư, trong đó có dân di cư tự do Bên cạnh đó, diện tích khai hoang, đặc biệt là việc khai phá và sử dụng đất hoang ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cũng gia tăng Điều đó vừa góp phần chống lãng phí tài nguyên đất, vừa đảm bản an ninh, chủ quyền ở những vùng giáp ranh

Bốn là, góp phần cải tạo sản xuất, phát triển và tăng trưởng kinh tế

Dân di cư đã đóng góp một phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng, cụ thể như: góp phần khai hoang và cải tạo nhiều diện tích đất sản xuất, tăng nhanh diện tích trồng trọt, nâng cao năng xuất suất cây trồng, hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy mô sản xuất hàng hóa Điều này không những đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn góp phần cải tạo chính phương thức canh tác lạc hậu, mở mang các ngành nghề, quy mô sản xuất ở các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là

ở những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số bản địa sinh sống

Theo điều tra của các nhà nghiên cứu ở Tây Nguyên chỉ có người Êđê

và người M’Nông là những dân tộc thiểu số có truyền thống canh tác lúa nước, các dân tộc còn lại là canh tác nương rẫy, tuy nhiên từ khi có dân di cư đến sinh sống đã tạo ra hình thức canh tác lúa nước một cách hiệu quả trong tất cả các dân dân tộc thiểu số bản địa Nhờ đó, diện tích canh tác lúa nước đã tăng lên rất nhanh, kéo theo đó là việc từng bước tự chủ được nguồn lương thực của địa phương

Dân di cư đến ĐắkLắk còn mang theo nhiều ngành nghề từ quê cũ như nghề thợ nề, mộc, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm (đậu phụ, tương, mắm), trồng hoa và các lại hình dịch vụ khác làm phong phú thêm ngành nghề và khai thác có hiệu quả những tiềm năng sẵn có ở vùng đất mới Với

Trang 38

bản chất năng động, cần cù, chịu khó nên khi được bố trí định cư, nhiều hộ gia đình đã kết hợp sản xuất nông nghiệp với buôn bán, tạo điều kiện cho việc trao đổi, mua bán sản phẩm nông nghiệp cũng như các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa

Ngoài ra dân di cư là nhóm người Kinh có trình độ sản xuất tiến bộ hơn, đã từng bước chuyển giao kĩ thuật sản xuất tiên tiến như: kỹ thuật canh tác lúa nước, kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, ca cao và các loại cây công nghiệp dài ngày khác… giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi Đây không chỉ là yếu tố tạo ra những tiền đề thúc đẩy sản xuất hàng hoá và trao đổi sản phẩm phát triển mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy sự phân công lại lao động trong cộng đồng dân cư bản địa Ngoài ra, còn giúp cộng đồng dân cư bản địa biết cách tổ chức, quản lý sản xuất và xây dựng cuộc sống tiến bộ hơn

Dân di cư đến ĐắkLắk còn góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh

tế của địa phương Do có nhiều ngành nghề, trình độ, kinh nghiệm sản xuất cao hơn, cùng tinh thần lao động cần cù, tư duy kinh tế năng động nên tiềm lực kinh tế của các hộ dân di cư tự do sau khi được sắp xếp, bố trí ổn định luôn có mức tăng trưởng cao Mặc dù chưa có thống kê chính thức về mức thu nhập, tiềm lực kinh tế và những đóng góp của cộng đồng những người di cư

tự do đến ĐắkLắk, nhưng nhìn vào những số liệu thống kê về diện tích đất canh tác, cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt là quan sát cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ qua từng năm tháng có thể thấy được sự tiến hơn bộ so với lúc mới đến Sự tăng trưởng kinh tế hộ gia đình tất yếu sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế chung của các địa phương

Năm là, một số tác động tích cực về mặt văn hoá - xã hội

Về văn hóa, dân di cư đến ĐắkLắk thuộc nhiều nhóm người, nhiều dân tộc khác nhau từ khắp các địa phương trong cả nước, đến ĐắkLắk họ đem theo những nét văn hoá đặc trưng của mình, thể hiện trong cuộc sống hàng

Trang 39

ngày; từ ngôn ngữ, thói quen sinh hoạt, trang phục… vì thế đã tạo nên sự đa dạng trong sắc thái văn hoá của Tây Nguyên nói chung, ĐắkLắk nói riêng, tạo nên sự giao lưu giữa các cộng đồng người, giữa các sắc thái văn hoá khiến cho nền văn hóa nơi đây có thêm sự đa dạng với nhiều yếu tố đặc thù

Về mặt xã hội, các điểm dân cư mới hình thành ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã góp phần vào việc bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ quốc gia Sau giải phóng, nhiều lực lượng phản động như Ful Rô vẫn tìm mọi cách chống phá cách mạng, gây rối ở khắp các tỉnh Tây Nguyên, trọng điểm là những vùng địch hậu cũ như Mang Giang (Gia Lai), Buôn Ma Thuột, Krông Búk, Krông Pắk (ĐắkLắk), Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Điển hình gần đây nhất là hai vụ bạo loạn mang màu sắc chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên vào tháng 2/2001 và tháng 10/2004 đã tác động không nhỏ đến đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nhờ có sự hiện diện của các điểm dân cư mới, các nông, lâm trường, nhất là các nông lâm trường quân đội làm kinh tế trải đều khắp các khu vực vùng sâu, vùng xa (tiêu biểu như khu Binh đoàn 737, Làng Thanh niên lập nghiệp thuộc xã Ya Nơi huyện biên giới Ea Súp) luôn là lực lượng nòng cốt cùng nhân dân địa phương phát động các phong trào truy quét và vạch trần những âm mưu gây rối, kích động của các nhóm phản động bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, sự bình yên của bản làng và hành lang biên giới quốc gia

Ngoài ra, những người dân di cư đặc biệt là nhóm người Kinh do có những yếu tố tiến bộ hơn đã giúp đỡ người dân bản địa từng bước thay đổi những thói quen sống và các phong tục, tập quán lạc hậu, hướng họ tiếp cận với những hoạt động văn hoá - xã hội, sinh hoạt tinh thần lành mạnh, tiến bộ Tiêu biểu nhất là phong trào kết nghĩa của ở các địa phương với các cơ quan, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp, giữa các địa phương với nhau… bằng nhiều hoạt động thiết thực đã góp phần tăng cường sự giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện, vốn sản xuất… cũng như các

Trang 40

hoạt động văn hoá - xã hội, tăng thêm sự gắn kết của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh

Bên cạnh một số điểm tích cực như đã nêu, tình trạng dân di cư tự do ồ

ạt đến làm ăn, sinh sống trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk đã tác động và ảnh hưởng

to lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Có thể kể ra một số vấn đề sau:

Một là, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm đất ở, đất sản xuất

và khai thác tài nguyên bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Di dân tự do vào ĐắkLắk có nhiều thành phần, họ ra đi vì nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do kinh tế vẫn là chủ yếu nhất Khi đến nơi không phải

hộ gia đình nào cũng có điều kiện mua đất ở và đất sản xuất, còn chính quyền địa phương dù đã nỗ lực cố gắng cũng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về đất ở và đất sản xuất cho các hộ di cư ngoài kế hoạch Vì thế, các hộ dân di cư

dù trước đó không có thói quen sống bám vào rừng nay cũng buộc phải dựa vào rừng để sinh sống, phá rừng lấy đất ở và sản xuất, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên

Tình trạng dân di cư tự do ồ ạt kéo vào các địa phương trong tỉnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng ngày càng gia tăng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp Theo số liệu thống kê về đất đai do Tổng cục Địa chính điều tra, năm 1995 diện tích đất lâm nghiệp của ĐắkLắk

là 1.219.847 ha, đến năm 2000 giảm xuống còn 1.017.955 ha Như vậy, chỉ trong 5 năm ĐắkLắk đã mất đi 201.892 ha Trong đó diện tích rừng tự nhiên

bị chặt phá là 193.552 ha, rừng trồng là 8.336 ha, rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn là 34.234 ha Trung bình mỗi năm diện tích rừng mất đi là 40.378,4 ha

và tỷ lệ thuận với nó chính là sự gia tăng diện tích canh tác, có thể là ngô, đậu, cà phê, điều… Do lợi ích và hiệu quả kinh tế cao do một số loại cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê mang lại được xem là lực hút hấp dân nhất đối với dân di cư tự do [68, tr.9]

Ngày đăng: 21/05/2016, 23:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên, 2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
2. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb. Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Nhà XB: Nxb. Thế giới
Năm: 2006
3. Đặng Nguyên Anh (2007), Xã hội học dân số, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học dân số
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2007
4. Bác Hồ với đồng bào các dân tộc (2006), Nxb. Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với đồng bào các dân tộc
Tác giả: Bác Hồ với đồng bào các dân tộc
Nhà XB: Nxb. Thông tấn
Năm: 2006
7. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
9. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2008), Kinh tế - xã hội Tây Nguyên (2007 - 2008), Văn phòng tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế - xã hội Tây Nguyên (2007 - 2008)
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2008
11. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
14. Cục Định canh Định cư và Vùng kinh tế mới (1999), Hệ thống các văn bản chính sách về công tác định canh định cư, di dân và phát triển kinh tế mới, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản chính sách về công tác định canh định cư, di dân và phát triển kinh tế mới
Tác giả: Cục Định canh Định cư và Vùng kinh tế mới
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 1999
15. Cục Định canh Định cư và Vùng kinh tế mới (2000), Di dân, Kinh tế mới, Định canh định cư - Lịch sử và truyền thống, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân, Kinh tế mới, Định canh định cư - Lịch sử và truyền thống
Tác giả: Cục Định canh Định cư và Vùng kinh tế mới
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2000
17. Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk (2005), Niên giám thống kê năm 2004, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2004
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2005
18. Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk (2006), Niên giám thống kê năm 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2005
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2006
19. Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk (2007), Niên giám thống kê năm 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2006
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2007
20. Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2007
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2008
21. Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2008
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2009
22. Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2009
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2010
23. Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk (2011), Niên giám thống kê năm 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2010
Tác giả: Chi cục Thống kê tỉnh ĐắkLắk
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2011
24. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam
Tác giả: Khổng Diễn
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1995
25. Khổng Diễn (1999), Di dân tự phát của các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân tự phát của các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
Tác giả: Khổng Diễn
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1999
26. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (Sách tham khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (Sách tham khảo)
Tác giả: Trương Minh Dục
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2005
27. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên (Sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên (Sách chuyên khảo)
Tác giả: Trương Minh Dục
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w