Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh có đông đồng bào xuất cư

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh đắklắc lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010 (Trang 105 - 108)

Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.6. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh có đông đồng bào xuất cư

Theo kết quả thống kê của Chi cục Nông nghiệp và phát triển nông thông ĐắkLắk thì trong mốc thời gian mà đề tài nghiên cứu, dân di cư tự do chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc. Nguyên nhân mà họ ra đi và nhập cư vào ĐắkLắk một cách ồ ạt về cơ bản là do những địa phương đó đồng bào gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; thiết đất sản xuất, điều kiện sống, sinh hoạt và thời tiết cũng khắc nghiệt. Chính vì thế họ phải dứt áo ra đia và tạo nên những làn sóng di cư tự do ồ ạt vào các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh ĐắkLắk. Chính vì vậy, trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ và các địa phương đã được xác định có đông đồng bào di cư tự do cần đặc biệt chú trọng đến việc tập trung đầu phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng mà điều kiện kinh tế và sản xuất còn khó khăn. Ở những vùng đồng bào gặp khó khăn về đất canh tác và điều kiện sản xuất, cần có biện pháp chuyển đổi hình thức, phát triển các ngành nghề phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương, nhằm thu hút và tạo việc làm, đảm bảo điều kiện sống tại chỗ cho nhân dân. Khi những điều kiện đảm bảo cuộc sống được đảm bảo thì người dân sẽ chắc chắn sẽ yên tâm gắn bó với quê hương, bản quán của mình. Bởi đối với các hộ di dân tự do, thì việc rời bỏ quê hương, bản quán ra đi tìm vùng đất mới để định cư, đặc biệt là xa xôi như Tây Nguyên là sự lựa chọn cuối cùng đối với họ.

Đặc biệt các địa phương này cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý dân cư trên địa bàn, kiên quyết ngăn chặn thói quen và tình trạng người dân tự ý ra đi. Ở những nơi điều kiến sống và sản xuất quá khó khăn, các địa phương cần nhanh chóng xem xét, bố trí tái định cư ngay tại địa phương mình. Nếu các hộ dân có nguyện vọng di cư đến nơi khác thì phải nhanh chóng lên kế hoạch, báo cáo Chính phủ để có phương án giải quyết, tránh tình trạng đồng bào tự ý di cư, tạo làn sóng và áp lực đối với các tỉnh có dân đến.

Ngoài ra cũng cần có những đầu tư thích đáng đối với công tác đào tạo, bồi dương nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư thuộc các dự án đã được phê duyệt thực hiện. Đây phải được xem là khâu then chốt của quá trình thực hiện việc giải quyết vấn đề bố trí, sắp xếp dân cư ở nước ta. Bởi, về cơ bản, cả Chính phủ và các địa phương đang gặp rất nhiều những khó khăn, lúng túng trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ công tác này, trong khi yêu cầu của công việc lại đang rất cấp bách.

Tóm lại, giải quyết vấn đề di dân tự do và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh ĐắkLắk. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong suốt quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk đã không ngừng phát huy năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở, tranh thủ mọi khả năng và điều kiện của địa phương và sự giúp đỡ của Trung ương nhằm giải quyết có hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do, từng bước ngăn chặn những tác động tiêu cực của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết vấn đề di cư tự do của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk thời kỳ 2004 - 2010 đã thể hiện nhận thức và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ cũng như các tổ chức cơ sở đảng ở từng địa phương cũng như sự nỗ lực cố gắng của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn tồn tại những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của toàn Đảng bộ trong việc giải quyết một vấn đề có tính cấp bách như

vấn đề di dân tự do, tạo dựng sự ổn định làm tiền đề cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của từng địa phương trong tỉnh.

Từ thực tiễn nghiên cứu quá trình chỉ đạo giải quyết vấn đề di dân tự do của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk từ khi tách tỉnh (năm 2004) đến năm 2010, đề tài rút ra một số kinh nghiệm mang tính giải pháp cho việc giải quyết vấn đề di dân tự do. Những giải pháp mà đề tài đưa ra là kết quả của một quá trình nghiên cứu lý luận và đúc kết từ thực tiễn. Do vậy nó hàm chứa một giá trị khoa học lớn mà các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc giải quyết vấn đề dân di cư tự do cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh đắklắc lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)