Một số tác động của di dân tự do

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh đắklắc lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010 (Trang 33 - 49)

Chương 1. TÌNH TRẠNG DI DÂN TỰ DO ĐẾN TỈNH ĐẮKLẮK VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

1.2. Tình hình di dân tự do đến ĐắkLắk và tác động của nó đến sự phát triển

1.2.2. Một số tác động của di dân tự do

Dân di cư tự do vào ĐắkLắk đã tạo ra những biến động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh ĐắkLắk, trong đó có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Trước hết có thể kể ra một số tác động tích cực sau:

Một là, làm thay đổi cơ cấu dân cư, dân tộc của tỉnh.

Dân di cư tự do đến ĐắkLắk không chỉ ảnh hưởng tới quy mô và sự gia tăng dân số mà còn tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu dân cư, dân tộc. Có thể thấy một số thay đổi rõ nét trong cơ cấu dân cư của tỉnh ĐắkLắk từ sự tác

động của di dân tự do ở một số huyện tiêu biểu như: huyện Ea Súp - địa phương có 90 - 100% dân số là người di cư, trong đó có tới trên 45% là dân di cư tự do; huyện Krông Bông có trên 50% là người dân di cư tự do và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng [16, tr.5].

Cơ cấu dân tộc của ĐắkLắk cũng có những biến động lớn do dân nhập cư: Số lượng các dân tộc thiểu số không ngừng gia tăng. Theo thống kê của các đợt tổng điều tra dân số; năm 1979 toàn tỉnh có 13 dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số khác có số lượng rất ít, gộp chung lại có 0,9%; năm 1989 tăng lên 24 dân tộc, năm 2009 là 44 dân tộc và là tỉnh có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất cả nước.

Nếu năm 1979 nhóm cư dân bản địa chiến 37,34% tổng số dân cư toàn tỉnh, đến năm 1989 giảm xuống 25,07%, năm 1999 còn 18,93%, hiện nay chỉ còn hơn 10%. Trong nhóm 10 dân tộc thiểu số đông nhất tỉnh ĐắkLắk năm 1979 có 6 dân tộc bản địa, năm 1989 có 5 dân tộc bản địa (Êđê, M’ Nông, Gia Rai, Xơ Đăng, Mạ), đến năm 1999 còn 3 nhóm đó là Êđê, M’Nông, Gia Rai, hiện tại chỉ còn dân tộc Êđê là dân tộc bản địa có số dân đông nhất (đứng thứ 2 sau người Kinh), các vị trí tiếp theo thuộc về nhóm các dân tộc di cư (chủ yếu là di cư tự do) trong đó đông nhất đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc [36, tr.137-138].

Tình trạng này đã làm xáo trộn và phá vỡ sự cố kết truyền thống của cộng đồng dân cư ở ĐắkLắk, tạo nên một sự giao thoa giữa các cộng đồng dân cư và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội cho chính cộng đồng người bản địa.

Tuy nhiên, có điểm hạn chế ở đây là do có nhiều thành phần khác nhau, không đồng nhất nên khó có điều kiện hiểu nhau và gắn bó với nhau ở vùng đất lạ. Thêm vào đó, do thiếu những kiến thức tối thiểu về con người và vùng đất Tây Nguyên, vì thế những ứng xử của họ đối với tự nhiên và con người nơi đây không phù hợp, dẫn đến phá vỡ quy hoạch tổng thể, phá hoại tài nguyên và môi trường sinh thái, thậm chí gây ra những mâu thuẫn giữa các

cộng đồng dân tộc, giữa đồng bào dân tộc với người Kinh, giữa các hộ dân mới đến với dân cư bản địa.

Hai là, bổ sung nguồn lao động dồi dào cho địa phương

Sau năm 1975 ĐắkLắk còn là vùng đất thưa dân, mật độ dân số toàn tỉnh là 17 người/1 km2 (cả nước là 148 người/1 km2), nhiều vùng có mật độ dân số rất thấp. Chất lượng lao động kém, chủ yếu là lao động trong nông nghiệp, lao động thủ công trên cơ sở khai thác các nguồn lợi sẵn có từ tự nhiên.

Chủ trương đưa dân đi xây dựng kinh tế mới cùng với tình di dân tự do tăng mạnh đã bổ sung cho tỉnh ĐắkLắk một lực lượng lao động đông đảo, góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động ở những vùng đất rộng người thưa.

Bảng 1.5: Sự biến động lao động của ĐắkLắk qua các năm

STT Năm Tổng số lao động Tỷ lệ gia tăng so với năm (%)

1 1980 191.466

2 1985 249.028 130

3 1990 361.660 145

4 1995 575.953 159

5 1999 798.035 139

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh ĐắkLắk năm 2000

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, tính đến năm 1999 số lao động nhập cư vào ĐắkLắk đã tăng gấp 2 lần so với năm 1990 và hơn 4 lần so với năm 1980. Mặc dù có những hạn chế nhất định về trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật, nhưng về cơ bản lao động nhập cư vào ĐắkLắk vẫn nhỉnh hơn lao động tại chỗ về trình độ dân trí cũng như kỹ năng sản xuất. Vì vậy họ đã tranh thủ được những tiềm năng sẵn có của ĐắkLắk, đặc biệt là tài nguyên đất một cách nhanh chóng hơn so với dân cư tại chỗ, đặc biệt là so với đồng bào dân tộc thiểu số.

Ba là, góp phần khai phá, phát triển vùng sâu, vùng xa, hình thành nhiều trung tâm dân cư và các đơn vị hành chính mới

Dân di cư đến ĐắkLắk cư trú ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh, nhất là những khu vực thưa dân, vì thế đã có rất nhiều vùng đất thuộc các khu vực vùng sâu, vùng xa được khai phá như: Vùng Ea Wel, Ea Hoa, Cuôr Knia (huyện Buôn Đôn); vùng Phú Xuân, Ea Tor, Eatam, Tam Giang, Phú Lộc (huyện Krông Năng); vùng Ea Siên (huyện Krông Búk); vùng Ea Quang, Ea Phê (huyện Krông Păk); xã Quảng Điền, xã Ea Hu, Cư Ewin, Ea Na, Ea Ktur (huyên Krông Ana); các xã Khuê Ngọc Điền, Hoà Sơn, Hoà Thành, Cư K’ty, Yang Mao, Hoà Tân, Hoà Lễ, Hoà Phong (huyện Krông Bông); các xã Ea Hleo, Ea Wy, Cư Mốt, Ea Ral, Ea Sl, Đăk Lăkiê Yang, Ea Hiao, Ea Khal, Ea Nam (huyện Ea Hleo) vùng Ea Ô, Ea Sô (huyện Ea Ka),… đặc biệt là huyện Ea Súp có nhiều xã mới được thành lập là 100% hộ dân di cư tự do.

Năm 1979 toàn tỉnh có 8 huyện, thị (7 huyện và 1 thị xã) với 96 đơn vị hành chính xã, phường. Năm 2000 tăng lên 18 huyện, thành phố (17 huyện, 1 thành phố) tăng thêm 10 huyện, số xã tăng gấp đôi so với năm 1979 (173 xã), trung bình cứ 2 năm tăng thêm 1 huyện và khoảng 2 tháng tăng thêm 1 xã.

Việc hình thành các đơn vị hành chính mới hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khách quan của công tác quản lý hành chính nhà nước và do sự tăng nhanh số lượng dân cư và phát triển kinh tế của vùng. Có thêm đơn vị hành chính mới sẽ tăng thêm khả năng thu hút dân cư và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng đó. Mức độ đô thị hoá cũng thay đổi nhanh. Nếu năm 1975 chưa có một thị trấn nào, dân cư đô thị chỉ tập trung ở thị xã Buôn Ma Thuột, thì đến năm 2010, đã có thêm 1 thị xã (thị xã Buôn Hồ mới được thành lập năm 2008) và ở hầu khắp các huyện đã có thị trấn, thị tứ. Thị xã Buôn Ma Thuột trước kia chỉ là một đô thị nhỏ, cư dân đô thị còn thưa thớt, nay đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh (từ tháng 3/2010), diện tích được mở rộng, dân cư đô thị ngày càng đông và bắt đầu có những dấu hiệu của sự chật chội,

mặc dù diện tích quy hoạch tương đối lớn (370 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2).

Điều đó cho thấy, nền kinh tế của ĐắkLắk đang chuyển dần từ một tỉnh thuần nông sang nền kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ với sự góp sức không nhỏ từ những người nhập cư, trong đó có dân di cư tự do. Bên cạnh đó, diện tích khai hoang, đặc biệt là việc khai phá và sử dụng đất hoang ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cũng gia tăng. Điều đó vừa góp phần chống lãng phí tài nguyên đất, vừa đảm bản an ninh, chủ quyền ở những vùng giáp ranh.

Bốn là, góp phần cải tạo sản xuất, phát triển và tăng trưởng kinh tế Dân di cư đã đóng góp một phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng, cụ thể như: góp phần khai hoang và cải tạo nhiều diện tích đất sản xuất, tăng nhanh diện tích trồng trọt, nâng cao năng xuất suất cây trồng, hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy mô sản xuất hàng hóa.

Điều này không những đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn góp phần cải tạo chính phương thức canh tác lạc hậu, mở mang các ngành nghề, quy mô sản xuất ở các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là ở những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số bản địa sinh sống.

Theo điều tra của các nhà nghiên cứu ở Tây Nguyên chỉ có người Êđê và người M’Nông là những dân tộc thiểu số có truyền thống canh tác lúa nước, các dân tộc còn lại là canh tác nương rẫy, tuy nhiên từ khi có dân di cư đến sinh sống đã tạo ra hình thức canh tác lúa nước một cách hiệu quả trong tất cả các dân dân tộc thiểu số bản địa. Nhờ đó, diện tích canh tác lúa nước đã tăng lên rất nhanh, kéo theo đó là việc từng bước tự chủ được nguồn lương thực của địa phương.

Dân di cư đến ĐắkLắk còn mang theo nhiều ngành nghề từ quê cũ như nghề thợ nề, mộc, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm (đậu phụ, tương, mắm), trồng hoa và các lại hình dịch vụ khác làm phong phú thêm ngành nghề và khai thác có hiệu quả những tiềm năng sẵn có ở vùng đất mới. Với

bản chất năng động, cần cù, chịu khó nên khi được bố trí định cư, nhiều hộ gia đình đã kết hợp sản xuất nông nghiệp với buôn bán, tạo điều kiện cho việc trao đổi, mua bán sản phẩm nông nghiệp cũng như các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra dân di cư là nhóm người Kinh có trình độ sản xuất tiến bộ hơn, đã từng bước chuyển giao kĩ thuật sản xuất tiên tiến như: kỹ thuật canh tác lúa nước, kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, ca cao và các loại cây công nghiệp dài ngày khác… giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Đây không chỉ là yếu tố tạo ra những tiền đề thúc đẩy sản xuất hàng hoá và trao đổi sản phẩm phát triển mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy sự phân công lại lao động trong cộng đồng dân cư bản địa. Ngoài ra, còn giúp cộng đồng dân cư bản địa biết cách tổ chức, quản lý sản xuất và xây dựng cuộc sống tiến bộ hơn.

Dân di cư đến ĐắkLắk còn góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế của địa phương. Do có nhiều ngành nghề, trình độ, kinh nghiệm sản xuất cao hơn, cùng tinh thần lao động cần cù, tư duy kinh tế năng động nên tiềm lực kinh tế của các hộ dân di cư tự do sau khi được sắp xếp, bố trí ổn định luôn có mức tăng trưởng cao. Mặc dù chưa có thống kê chính thức về mức thu nhập, tiềm lực kinh tế và những đóng góp của cộng đồng những người di cư tự do đến ĐắkLắk, nhưng nhìn vào những số liệu thống kê về diện tích đất canh tác, cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt là quan sát cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ qua từng năm tháng có thể thấy được sự tiến hơn bộ so với lúc mới đến. Sự tăng trưởng kinh tế hộ gia đình tất yếu sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế chung của các địa phương.

Năm là, một số tác động tích cực về mặt văn hoá - xã hội

Về văn hóa, dân di cư đến ĐắkLắk thuộc nhiều nhóm người, nhiều dân tộc khác nhau từ khắp các địa phương trong cả nước, đến ĐắkLắk họ đem theo những nét văn hoá đặc trưng của mình, thể hiện trong cuộc sống hàng

ngày; từ ngôn ngữ, thói quen sinh hoạt, trang phục… vì thế đã tạo nên sự đa dạng trong sắc thái văn hoá của Tây Nguyên nói chung, ĐắkLắk nói riêng, tạo nên sự giao lưu giữa các cộng đồng người, giữa các sắc thái văn hoá khiến cho nền văn hóa nơi đây có thêm sự đa dạng với nhiều yếu tố đặc thù.

Về mặt xã hội, các điểm dân cư mới hình thành ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã góp phần vào việc bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Sau giải phóng, nhiều lực lượng phản động như Ful Rô vẫn tìm mọi cách chống phá cách mạng, gây rối ở khắp các tỉnh Tây Nguyên, trọng điểm là những vùng địch hậu cũ như Mang Giang (Gia Lai), Buôn Ma Thuột, Krông Búk, Krông Pắk (ĐắkLắk), Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Điển hình gần đây nhất là hai vụ bạo loạn mang màu sắc chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên vào tháng 2/2001 và tháng 10/2004 đã tác động không nhỏ đến đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Nhờ có sự hiện diện của các điểm dân cư mới, các nông, lâm trường, nhất là các nông lâm trường quân đội làm kinh tế trải đều khắp các khu vực vùng sâu, vùng xa (tiêu biểu như khu Binh đoàn 737, Làng Thanh niên lập nghiệp thuộc xã Ya Nơi huyện biên giới Ea Súp) luôn là lực lượng nòng cốt cùng nhân dân địa phương phát động các phong trào truy quét và vạch trần những âm mưu gây rối, kích động của các nhóm phản động bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, sự bình yên của bản làng và hành lang biên giới quốc gia.

Ngoài ra, những người dân di cư đặc biệt là nhóm người Kinh do có những yếu tố tiến bộ hơn đã giúp đỡ người dân bản địa từng bước thay đổi những thói quen sống và các phong tục, tập quán lạc hậu, hướng họ tiếp cận với những hoạt động văn hoá - xã hội, sinh hoạt tinh thần lành mạnh, tiến bộ.

Tiêu biểu nhất là phong trào kết nghĩa của ở các địa phương với các cơ quan, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp, giữa các địa phương với nhau… bằng nhiều hoạt động thiết thực đã góp phần tăng cường sự giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện, vốn sản xuất… cũng như các

hoạt động văn hoá - xã hội, tăng thêm sự gắn kết của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.

Bên cạnh một số điểm tích cực như đã nêu, tình trạng dân di cư tự do ồ ạt đến làm ăn, sinh sống trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk đã tác động và ảnh hưởng to lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có thể kể ra một số vấn đề sau:

Một là, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm đất ở, đất sản xuất và khai thác tài nguyên bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Di dân tự do vào ĐắkLắk có nhiều thành phần, họ ra đi vì nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do kinh tế vẫn là chủ yếu nhất. Khi đến nơi không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện mua đất ở và đất sản xuất, còn chính quyền địa phương dù đã nỗ lực cố gắng cũng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về đất ở và đất sản xuất cho các hộ di cư ngoài kế hoạch. Vì thế, các hộ dân di cư dù trước đó không có thói quen sống bám vào rừng nay cũng buộc phải dựa vào rừng để sinh sống, phá rừng lấy đất ở và sản xuất, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên.

Tình trạng dân di cư tự do ồ ạt kéo vào các địa phương trong tỉnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng ngày càng gia tăng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Theo số liệu thống kê về đất đai do Tổng cục Địa chính điều tra, năm 1995 diện tích đất lâm nghiệp của ĐắkLắk là 1.219.847 ha, đến năm 2000 giảm xuống còn 1.017.955 ha. Như vậy, chỉ trong 5 năm ĐắkLắk đã mất đi 201.892 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá là 193.552 ha, rừng trồng là 8.336 ha, rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn là 34.234 ha. Trung bình mỗi năm diện tích rừng mất đi là 40.378,4 ha và tỷ lệ thuận với nó chính là sự gia tăng diện tích canh tác, có thể là ngô, đậu, cà phê, điều… Do lợi ích và hiệu quả kinh tế cao do một số loại cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê mang lại được xem là lực hút hấp dân nhất đối với dân di cư tự do [68, tr.9].

Hệ quả tất yếu của tình trạng phá rừng bừa bãi, đặc biệt là những cánh rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng làm cho môi trường sinh thái bị biến dạng.

Môi trường sống đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. Các loài sinh vật, đặc biệt là các loài sinh vật quý hiến mang tính trặc trưng của Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Điều này đã dẫn đến sự giành dật môi trường sống giữa các loài động vật rừng và con người, tiêu biểu nhất là hiện tượng các đàn thú rừng, đặc biệt là voi rừng thường xuyên phá nương rẫy và tấn công con người trong những năm qua do bị giới hạn về môi trường sống và nguồn thức ăn. Ngoài ra, Tây Nguyên còn phải ghánh chịu những tác động do sự thay đổi bất thường của thời tiết như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất... liên tục diễn ra gây thiệt hại nghiêm trọng.

Hai là, phá vỡ các quy hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, các sự án phát triển kinh tế - xã hội cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Sức ép của làm sóng di cư tự do không chỉ phá vỡ những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, mà còn phá vỡ các quy hoạch của Trung ương đối với khu vực Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng.

Điển hình nhất là việc phải điều chỉnh Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006. Khi phê duyệt, Chính phủ đặt ra mục tiêu là đến năm 2015, thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư cho 150.000 hộ dân, giai đoạn 2006 - 2010 bố trí 75.000 hộ, trong đó có 33.000 hộ di cư tự do (bằng 44% tổng số dân cư được bố trí). Nhưng đến tháng 9/2009, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình Bố trí dân cư theo Quyết định 193 của Chính phủ, do Bộ NN&PTNT tổ chức, trước thực trạng làn sóng di cư đến ĐắkLắk đang diễn ra mạnh mẽ, đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh mục tiêu chương trình lên gấp 2,5 lần, từ 150.000 lên 350.000-400.000 hộ (dự phòng phát sinh 10%).

Đối với tỉnh ĐắkLắk, hầu hết các địa bàn có dân di cư tự do đến nhập cư, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kể cả ngắn hạn và dài hạn luôn

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh đắklắc lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010 (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)