1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ trương xây dựng con người mới của đảng cộng sản việt nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2006

184 874 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Những thành tựu và hạn chế đó đã cho thấy, việc nghiên cứu, tổng kết lại quá trình xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo quan điểm, chủ trươ

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI

MỚI CỦA ĐẢNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2006) 12

1.1 Cơ sở lý luận 12 1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người

mới và xây dựng con người mới 12 1.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người mới

và xây dựng con người mới 21 1.2 Cơ sở thực tiễn 29 1.2.1 Vài nét khái quát về xu hướng biến chuyển của tình

hình thế giới và những vấn đề đặt ra về xây dựng và phát triển con người cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI 29 1.2.2 Khái lược những đức tính cơ bản của con người Việt

Nam và những đòi hỏi, yêu cầu đặt ra đối với vấn đề xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới 34

Chương 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CƠ BẢN CỦA

ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM

THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2006) 41

2.1 Những quan điểm cơ bản của Đảng về tiêu chí và phương

hướng xây dựng con người mới của Đảng thời kỳ đổi mới 41 2.2 Quan điểm của Đảng về định hướng nhân cách, lý tưởng, lối

sống, nếp sống, phát triển thể lực và biện pháp xây dựng con

người mới thời kỳ đổi mới 55 2.2.1 Định hướng xây dựng nhân cách, lối sống, nếp sống,

và phát triển thể lực con người mới của Đảng thời kỳ đổi mới 55 2.2.2 Về biện pháp, cách thức xây dựng con người mới 71 2.3 Quan điểm của Đảng về vai trò của môi trường gia đình, nhà

trường, xã hội và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,

khoa học - công nghệ với xây dựng con người mới 76 2.3.1 Về vai trò của gia đình và môi trường gia đình, nhà

trường và xã hội trong xây dựng con người mới 77

Trang 4

đối với xây dựng con người mới 81

Chương 3 NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI THỜI KỲ ĐỔI MỚI THEO QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ MỘT VÀI NHẬN XÉT, KHUYẾN NGHỊ 88

3.1 Thành tựu và hạn chế về xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới 88

3.1.1 Những thành tựu cơ bản về xây dựng con người mới 88

3.1.2 Một vài gương mặt tiêu biểu 93

3.1.3 Hạn chế trong xây dựng con người mới 109

3.2 Một vài nhận xét và khuyến nghị 118

3.2.1 Mấy nhận xét về quan điểm, chủ trương xây dựng con người mới của Đảng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 118

3.2.2 Một số khuyến nghị về định hướng xây dựng con người mới ở Việt Nam trong những năm tiếp theo 121

KẾT LUẬN 124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

PHỤ LỤC 139

Trang 5

Ngày nay, công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang đặt ra nhu cầu là phải có những con người mới có năng lực và bản lĩnh, thích ứng được với những yêu cầu, đòi hỏi mới của dân tộc và thời đại, phục vụ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng đã đưa ra và từng bước hoàn thiện chủ trương về xây dựng con người Việt Nam mới Coi xây dựng và phát triển con người là một trong những trọng tâm của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển

Thực hiện những quan điểm, chủ trương của Đảng, việc xây dựng con người mới từ năm 1986 đến năm 2006 đã đạt được nhiều thành tựu với những kết quả khả quan Những lớp người Việt Nam mới bước đầu đã được hình thành và có những đóng góp nhất định cho những thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên các phương diện kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội Với sự xuất hiện của những lớp người mới đó thì một lối sống, nếp sống và nhân cách mới của con người Việt Nam bước đầu đã được hình thành như: sự năng động, sáng tạo, chủ động, linh hoạt…

Trang 6

Thành quả xây dựng con người mới đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi chung của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới cũng đã bộc lộ những hạn chế, không ít những hiện tượng tiêu cực, không lành mạnh biểu hiện ra trong lối sống, nếp sống, đạo đức ở nhiều con người Sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, bệnh sùng ngoại, coi thường các giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích cộng đồng; cờ bạc, mại dâm, ma tuý, của nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ đang là những vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng con người mới Rõ ràng, cuộc đấu tranh giữa hai con đường: cái mới với cái cũ, tiên tiến với lạc hậu, tiến bộ với phản động trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, lối sống, trong quá trình xây dựng con người Việt Nam mới đang diễn ra hằng ngày, rất phức tạp và không thể xem nhẹ

Những thành tựu và hạn chế đó đã cho thấy, việc nghiên cứu, tổng kết lại quá trình xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo quan điểm, chủ trương của Đảng, từ đó rút ra những kinh nghiệm và khuyến nghị cho việc xây dựng con người mới trong những năm tiếp theo là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn mang tính cấp thiết đối với sự phát triển của nước ta hiện nay Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào tiếp cận, nghiên cứu và trình bày về vấn

đề này một cách toàn diện và có hệ thống

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, học viên lựa chọn

vấn đề: “Chủ trương xây dựng con người mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2006” làm đề tài luận văn

thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về con người nói chung là một vấn đề không mới, song nghiên cứu về chủ trương xây dựng con người mới trong quá trình đổi mới,

Trang 7

công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam lại là một đề tài còn khá mới mẻ Vì thế cho đến nay chỉ có rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố Hơn nữa, các công trình

đã được công bố đều chưa đề cập đến một cách trực tiếp các chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Do vậy, các công trình này cũng chưa làm rõ được chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới, cũng như những thành tựu và hạn chế của việc xây dựng con người mới Có thể phân loại các công trình này làm hai nhóm:

- Nhóm các công trình của các học giả, các nhà khoa học trong nước Trong nhóm này, căn cứ vào cách tiếp cận có thể chia thành ba nhóm

nhỏ như sau:

+ Nhóm thứ nhất tiếp cận nghiên cứu về con người với tư cách là

nguồn nhân lực, nhân tài, và các biện pháp sử dụng, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, nhân tài ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Một số công trình tiêu biểu

như: Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn, xuất bản ở

Hà Nội năm 1998; Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền

thống Việt Nam của Diêm Thị Đường xuất bản ở Hà Nội năm 1998; Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa của

Phạm Minh Hạc xuất bản ở Hà Nội năm 2001; Nhân tài trong chiến lược phát

triển quốc gia của Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng xuất bản ở Hà Nội

năm 2004; Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước của Nguyễn Đắc Hưng xuất bản ở Hà Nội năm 2005; Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng

nguồn nhân lực tài năng của Trần Văn Tùng xuất bản ở Hà Nội năm 2005; Lược khảo về kinh nghiệm đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam do Phạm Hồng Tung chủ biên, tái bản lần thứ 2 ở Hà Nội năm 2008; Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay của Phạm Công Nhất xuất bản ở Hà Nội năm 2008; Tài năng và đắc

Trang 8

dụng (Nghiên cứu về một số nhân tài tiêu biểu ở Việt Nam và nước ngoài) do

Nguyễn Hoàng Lương và Phạm Hồng Tung chủ biên, xuất bản ở Hà Nội năm

2008; Vai trò của con người và văn hóa phát huy nguồn lực con người trong

sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thành Trung đăng trong

Tạp chí Triết học số 7 (206) tháng 7 năm 2008;… Nhóm các công trình này

tiếp cận nghiên cứu về con người theo xu hướng là nguồn nhân lực nói chung

và nguồn nhân lực tài năng - tức là nhân tài Với cách tiếp cận đó, các tác giả của nó đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam cả hạn chế

và tiêu cực với tư cách là nguồn nhân lực, từ đó đưa ra các giải pháp để xây dựng và phát triển con người Việt Nam theo hướng phát triển nguồn nhân lực hoặc các giải pháp về đào tạo và sử dụng nhân tài Do vậy, các công trình này

ít hay nhiều đều có đề cập đến các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển con người Việt Nam, tuy nhiên, vẫn chưa chỉ ra được một cách có hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới, thực trạng và những giải pháp xây dựng con người mới Các công trình này là những tài liệu tham khảo bổ ích cho luận văn

+ Nhóm thứ hai nghiên cứu về con người theo cách tiếp cận giáo dục

học và tâm lý học, chủ yếu là giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống của con người ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các công trình nhóm này, ít hay nhiều đều có đề cập vắn tắt đến các quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng về xây dựng và phát triển con người trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Có thể kể đến các công trình như: Giáo dục con người cho hôm nay và ngày

mai (1995), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế (1996), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2001) của Phạm Minh Hạc xuất bản ở Hà Nội; Văn hoá phát triển và con người Việt Nam của Nguyễn Phúc, xuất bản ở Thành phố

Hồ Chí Minh năm 2000; Nghiên cứu con người đối tượng và những hướng

chủ yếu - Niên giám nghiên cứu số 1 do Phạm Minh Hạc và Hồ Sĩ Quý chủ

biên, in lần thứ hai năm 2002; Về phát triển văn hoá và xây dựng con người

Trang 9

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa

Điềm chủ biên, xuất bản ở Hà Nội năm 2003; Trần Đức Liêm với Phát triển

con người ở Việt Nam, xuất bản ở Hà Nội năm 2007… Đây đều là những

công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề con người và xây dựng, phát triển con người ở Việt Nam, song chủ yếu là về xây dựng những giá trị tinh thần, đời sống mới, đạo đức, lối sống, nếp sống mới, nhân cách mới, cho con người Xác định những đặc điểm về lối sống, nếp sống của con người Việt Nam truyền thống, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng lối sống, nếp sống cho con người Việt Nam hiện tại, trong đó có đề cập đến cả những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề này Các công trình này đã chỉ ra được một cách cơ bản những đặc điểm chủ yếu của con người Việt Nam về lối sống, nếp sống và tính cách, nhưng các quan điểm, chủ trương về xây dựng con người mới của Đảng thời kỳ đổi mới vẫn chưa được trình bày một cách có hệ thống và toàn diện Đây là những công trình có hết sức có ý nghĩa để luận văn tham khảo

+ Nhóm thứ ba là các công trình nghiên cứu về con người và xây dựng

con người theo cách tiếp cận văn hoá học, xã hội học, nhân học và dân tộc

học Các công trình tiêu biểu của nhóm này có thể kể đến như: Văn hóa Việt

Nam và cách tiếp cận mới của Phan Ngọc (1994); Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của nhóm tác giả do Phan Huy Lê và Vũ Minh

Giang chủ biên (3 tập, 1994-1996); Văn hóa và Đổi mới của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1996); Triết lý phát triển ở Việt Nam-mấy vấn đề cốt yếu do Phạm Xuân Nam chủ biên (2002); Văn hóa, lối sống với môi trường của tập thể tác giả do Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thù chủ biên (1998); Những

thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường

ở một số nước châu Á do Dương Phú Hiệp và Nguyễn Duy Dũng chủ biên

(1998); Tìm về bản sắc văn hóa việt Nam của Trần Ngọc Thêm (1991); Văn

hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm của Trần Quốc Vượng (2000); Văn hóa

và con người của Nguyễn Trần Bạt (2005); Văn hóa và phát triển của Đỗ Huy

(2005); Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam (1993); Sự chuyển

Trang 10

đổi các giá trị trong văn hoá Việt Nam (1993); Xây dựng môi trường văn hoá

ở nước ta dưới góc nhìn giá trị học (2001); Tính cộng đồng, tính cá nhân và cái tôi của thanh niên Việt Nam của Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương (2002); Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

của Nguyễn Ánh Hồng (2005); Thanh niên với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (1989-1991); Con người và văn hóa từ lý luận đến thực tiễn phát triển do

Trịnh Thị Kim Ngọc chủ biên xuất bản ở Hà Nội năm 2009;… Có thể nói, cũng như nhóm thứ nhất và thứ hai, các công trình của nhóm này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu con người Việt Nam theo hướng lối sống, nếp sống, đạo đức và đặc điểm tính cách, cung cách ứng xử của con người Việt Nam nói chung và các tộc người Việt Nam nói riêng Từ đó khám phá những đặc điểm giá trị văn hóa truyền thống của con người Việt Nam Đó là những thành công rất lớn, có ý nghĩa khoa học của nhóm công trình này, song về khía cạnh các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới thì các công trình này vẫn chưa đề cập được một cách rõ nét Kết quả đáng tin cậy của các công trình này là những tài liệu tham khảo hữu ích cho luận văn

+ Ngoài ra, có thể nói đến nhóm thứ tư, tiếp cận nghiên cứu con người

theo hướng triết học về con người Các công trình của nhóm này chủ yếu đề cập hay tiếp cận nghiên cứu vấn đề con người theo hướng các triết lý, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người Có thể kể đến một số công

trình tiêu biểu của nhóm này như: Về vấn đề xây dựng con người mới do Phạm Như Cương chủ biên, xuất bản ở Hà Nội năm 1978; Nghiên cứu giá trị

nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên do Phạm Minh Hạc chủ biên

xuất bản ở Hà Nội năm 2007; Con người và phát triển con người của Hồ Sĩ Quý xuất bản ở Hà Nội năm 2007; Con người chính trị Việt Nam truyền thống

và hiện đại (sách chuyên khảo) do Nguyễn Văn Huyên chủ biên, xuất bản ở

Hà Nội năm 2009; Thành quả của các công trình này, là đã đưa ra được một

hệ thống triết lý, lý luận về con người, bản chất con người và xây dựng con người mới Song công trình của nhóm tác giả do Phạm Như Cương chủ biên lại đề cập đến vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam thời kỳ trước đổi

Trang 11

mới Còn lại những công trình khác thì chủ yếu chỉ đề cập, tiếp cận nghiên cứu con người theo hướng triết lý về con người chính trị và nhân cách con người Do vậy, nhóm công trình này vẫn chưa có điều kiện để đi sâu và trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới

Như vậy, cho đến nay ở trong nước cũng đã có không ít các công trình nghiên cứu về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn, lịch sử và hiện tại Các công trình đó đã tập trung vào một số lĩnh vực chuyên sâu như: đặc điểm của con người Việt Nam; triết lý của con người Việt Nam; văn hoá và hệ giá trị của con người Việt Nam; đạo đức, lối sống, nhân cách của con người Việt Nam; quan điểm về xây dựng mẫu hình con người Việt Nam từ thời cổ đại cho đến ngày nay; lý luận về xây dựng mẫu hình con người Việt Nam mới; qua đó, đã bước đầu định hình được những đặc điểm cơ bản, mang tính truyền thống (cả tích cực

và hạn chế) của con người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại Đó là những thành công không nhỏ của các học giả Việt Nam trong nghiên cứu về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là, các nhóm công trình kể trên đều chưa đề cập đến một cách trực tiếp, cụ thể và đầy đủ hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Kết quả nghiên cứu khoa học, công phu và nghiêm túc của nhóm các công trình này sẽ là những tài liệu tham khảo rất bổ ích cho luận văn

- Nhóm các công trình của các học giả nước ngoài Nếu xét trong bối

cảnh nghiên cứu về con người nói chung thì đây là nhóm có rất nhiều công trình, song trong giới hạn nghiên cứu về con người và xây dựng, phát triển con người Việt Nam thì số lượng công trình lại rất hiếm hoi, hầu hết đều xuất hiện trong quá trình Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu như: Tám xu

Trang 12

hướng phát triển của châu Á đang làm thay đổi thế giới của John Naisbitt

xuất bản ở Hà Nội năm 1998; Possibilities of reuniting streeting working

children with their families (Khả năng trở lại gia đình của lao động trẻ em đường phố) của Radda Barnen xuất bản ở Hà Nội năm 1999; The issue of child labuor (Vấn đề lao động trẻ em) của Vũ Ngọc Bình, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ 2 ở Hà Nội năm 2002; Sự phát triển liên

cá nhân (Le dévelopment transpersonnel) của Roberto Assagioli, xuất bản ở

Hà Nội năm 1997; Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21 (The

World is flat - A brief history of the twenty-first century) của Thomas

Friedman, xuất bản ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006;

Có thể nói, các công trình trên đây của các học giả nước ngoài (và cả của người Việt ở nước ngoài) đều ít nhiều có đề cập đến con người Việt Nam, văn hoá Việt Nam dưới nhiều chiều cạnh khác nhau như: đặc điểm con người Việt Nam, văn hoá Việt Nam; lối sống, đạo đức và nhân cách người Việt Nam; thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam; những mặt tích cực và hạn chế của con người Việt Nam và xu hướng phát triển của con người Việt Nam; các cơ chế, chính sách xây dựng và phát triển con người Việt Nam của Đảng và Nhà nước; Song, cũng giống như các công trình của các học giả trong nước, các công trình của các học giả nước ngoài cũng chưa

đề cập trực tiếp, cụ thể và đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Như vậy, dưới cái nhìn tổng quan có thể thấy cho tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề con người và xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay Càng ngày, xu hướng tiếp cận nghiên cứu về vấn đề này càng được mở rộng, mang tính liên ngành, đa ngành với nhiều chiều cạnh hơn, và do vậy đây sẽ là những tài liệu tham khảo rất bổ ích đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu

và trình bày luận văn của mình

Trang 13

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

* Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu và

cơ bản là:

- Tập hợp các tài liệu, tư liệu thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng

về xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Làm rõ và hệ thống hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới trong giai đoạn 1986 - 2006

- Bước đầu phân tích, đánh giá về thành tựu và hạn chế xây dưng con người mới ở Việt Nam thời kỳ đổi mới theo quan điểm, chủ trương của Đảng,

từ đó đưa ra những khuyến nghị về định hướng và giải pháp xây dựng con người mới trong thời kỳ tiếp theo

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong những năm từ 1986 đến 2006

* Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

- Về mặt nội dung, theo quan điểm chung, tìm hiểu sự lãnh đạo của

Đảng sẽ gồm có mấy bước cơ bản là: bước thứ nhất là tìm hiểu và trình bày

về quá trình hình thành quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; hai là tìm hiểu về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thực tiễn các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; bước thứ ba là từ thực tiễn rút ra những nhận xét đánh giá về thành tựu cũng như những hạn chế và kinh nghiệm, từ đó người nghiên cứu có thể đưa ra những đề xuất, khuyến nghị Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, tác giả không có điều kiện trình bày toàn bộ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng con người mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 -

2006 theo hệ thống các bước nêu trên, mà chỉ tập trung vào việc tập hợp và trình bày lại những chủ trương cơ bản nhất của Đảng về xây dựng con người mới - tức là chủ yếu tập trung của bước một Thực tiễn xây dựng con người mới sẽ là những căn cứ khoa học để tác giả rút ra những nhận định, đánh giá

về ưu điểm và hạn chế của các chủ trương của Đảng về vấn đề này

Mặt khác, các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới và phát triển con người trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đề cập đến nhiều vấn đề và ở những mức độ cụ thể khác nhau, trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người Việt Nam như: giáo dục, đạo đức, lối sống, sức khoẻ, y tế, văn hoá, mà với thời lượng có hạn, luận văn không thể đề cập đến toàn bộ hệ thống các quan điểm, chủ trương đó mà chỉ tập trung vào trình bày, phân tích, đánh giá những quan điểm, chủ trương cơ bản nhất và cơ sở hình thành nên những quan điểm, chủ trương đó của Đảng

- Về mặt không gian, luận văn nghiên cứu những chủ trương của Đảng

về xây dựng con người Việt Nam mới nói chung, chứ không trình bày một cách cụ thể từng đối tượng con người theo sự phân chia thành các giai cấp, tầng lớp hay dân tộc hoặc giới tính, độ tuổi…

- Về mặt thời gian, luận văn chỉ tìm hiểu, nghiên cứu về các chủ trương

xây dựng con người mới của Đảng trong giai đoạn những năm từ 1986 đến

2006

Trang 15

5 Nguồn tư liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Nguồn tư liệu

Để hoàn thành được luận văn, tác giả đã tham khảo và sử dụng các nguồn tư liệu cơ bản sau:

- Nguồn tư liệu thứ nhất là các văn kiện, tài liệu của Đảng, Chính phủ

về xây dựng con người mới ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm

2006

- Nguồn tư liệu thứ hai là các tài liệu của Viện nghiên cứu Con người

thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, của UNDP (United Nations Devolopment Programme - Chương trình phát triển của Liên hợp quốc) về con người Việt Nam trong những năm từ 2000 đến 2006

- Nguồn tư liệu thứ ba là các công trình của các học giả ở cả trong và

ngoài nước, các công trình khác như: khoá luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học của các đơn vị và cá nhân có

đề cập trực tiếp hoặc có liên quan đến vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006

- Nguồn tư liệu thứ tư là các bài báo, bài tạp chí, bài nói, bài viết của

các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học trong các hội nghị, hội thảo hay trên các báo, đài và tạp chí có liên quan đến đề tài của luận văn

* Về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Về mặt phương pháp luận, luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng

phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề xây dựng con người mới

- Về mặt phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp

nghiên cứu của khoa học lịch sử và các phương pháp bổ trợ như: lôgíc, thống

kê, so sánh, phân tích để tập hợp tư liệu, nghiên cứu và trình bày nội dung của luận văn

Trang 16

- Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu

khác, mang tính chất liên ngành và đa ngành để nghiên cứu và trình bày luận văn như: phương pháp nghiên cứu văn hoá học, nhân học - dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, triết học,

6 Đóng góp của luận văn

- Trình bày lại một cách có hệ thống các chủ trương xây dựng con người mới của Đảng trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế giai đoạn 1986 - 2006

- Đánh giá những ưu điểm và hạn chế chủ trương xây dựng con người mới của Đảng, đưa ra những khuyến nghị để khắc phục hạn chế cho việc xây dựng con người trong những năm tiếp theo của Việt Nam

- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những học giả và các nhà nghiên

cứu quan tâm đến vấn đề này, nhất là với sinh viên của các chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn hoá học và Nhân học

7 Kết cấu của luận văn

Để làm rõ được nội dung của vấn đề nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:

Chương 1: Cơ sở hình thành chủ trương xây dựng con người mới của

Đảng thời kỳ đổi mới (1986-2006)

Chương 2: Những quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng về xây

dựng con người mới thời kỳ đổi mới (1986-2006)

Chương 3: Những thành tựu, hạn chế cơ bản về xây dựng con người

mới thời kỳ đổi mới theo quan điểm, chủ trương của Đảng và một vài nhận xét, khuyến nghị

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG

CON NGƯỜI MỚI CỦA ĐẢNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2006)

1.1 Cơ sở lý luận

Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Điều đó cho thấy, khi nghiên cứu về lịch sử Đảng và về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng không thể không nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như là những tiền đề, cơ sở lý luận cho sự hình thành quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Và với cách tiếp cận như vậy, trong luận văn này chúng tôi coi những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như là những tiền đề hay cơ sở lý luận cho sự hình thành các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới ở Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người mới và xây dựng con người mới

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu, luận giải về con người trước hết phải hiểu được bản chất của con người Với quan niệm đó, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” [8, tr.493] Và như vậy, khi mà chế độ xã hội đã thay đổi thì bản chất của

xã hội - tổng hoà các mối quan hệ xã hội cũng sẽ thay đổi theo và theo đó, bản chất của con người cũng sẽ thay đổi để phù hợp với những biến đổi của xã hội

Thừa nhận ý nghĩa quyết định của xã hội đối với sự hình thành bản chất con người, song chủ nghĩa Mác-Lênin không coi nhẹ mặt tự nhiên của nó, bởi

Trang 18

lẽ theo Ph Ăngghen thì: “bản thân chúng ta, cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta thuộc về giới tự nhiên” [6, tr.268-269] Như vậy, con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vừa là một bộ phận của tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, là sự thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần, giữa mặt sinh học và mặt xã hội Con người vừa chịu tác động của quy luật tự nhiên, vừa chịu tác động của quy luật xã hội

Tự nhiên là cái có trước con người, sinh ra con người Và cho đến nay,

dù muốn hay không con người vẫn phải sống dựa vào tự nhiên Nhưng con người không chỉ sống dựa vào tự nhiên mà nó còn cải tạo tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của chính bản thân con người Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng chính là quá trình con người trở thành người, Ph Ăngghen đã từng nói: Lao động sáng tạo

ra con người, cũng là theo nghĩa ấy khi ông luận giải quá trình chuyển biến từ vượn thành người là nhờ ở việc chế tạo ra công cụ lao động để cải biến tự nhiên

Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà xã hội là cái sinh ra cùng với con người, từ khi con người biết sử dụng công cụ lao động Nhưng không phải vì thế mà xã hội không giữ vai trò gì trong việc hình thành con người Bản thân Mác đã từng đánh giá rất cao vai trò của xã hội trong việc hình thành con người và bản chất con người khi ông nói: Xã hội đã sản xuất ra con người Nhưng xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng bất biến, mà theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì mỗi hình thái kinh tế -

xã hội đều dựa trên một phương thức sản xuất chủ yếu nào đó và khi phương thức sản xuất đó biến đổi thì nó cũng biến đổi theo Mà nhân tố quyết định phương thức sản xuất phát triển lại là lực lượng sản xuất bao gồm con người

và công cụ sản xuất Như thế, không phải cái gì khác mà chính là con người, cùng với những công cụ do nó chế tạo ra, đã quyết định sự thay đổi của bộ mặt xã hội Cũng do vậy mà chính xã hội đã sản xuất ra con người “với những tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế ấy” [87, tr.130]

Trang 19

Từ những luận điểm luận giải của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất con người như vậy thì chúng ta có thể hiểu, con người mới là thuật ngữ được dùng để những con người được hình thành trong quá trình phát triển của lịch

sử xã hội loài người và của các cuộc cách mạng xã hội Đó là những con người mà đặc điểm tư duy, lối sống, nếp sống, nhân cách và đạo đức của họ là những mẫu hình đại diện, biểu hiện cho một xu hướng phát triển mới, tiến bộ hơn của sự phát triển xã hội Mặt khác, con người mới còn là những con người có sự phát triển và có những năng lực mới về mặt sinh học, như thể chất, sức khỏe để duy trì sự sinh tồn của bản thân con người Với cách hiểu như vậy về bản chất của con người thì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người mới xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ ra rằng, con người mới là

những con người có khả năng làm chủ xã hội và sự phát triển xã hội, làm chủ chính bản thân mình khi các ông viết: “Một khi đã làm chủ được phương thức sinh hoạt trong xã hội của mình, thì chính cũng do đó mà trở thành những người làm chủ tự nhiên, làm chủ cả chính mình, tức là trở thành người tự do” [87, tr.130]

Mặt khác, C Mác đã từng nói: “Cách mạng là cần thiết không những vì chỉ có cách mạng mới có thể lật đổ được giai cấp thống trị, mà còn là vì chỉ có trong cách mạng thì giai cấp lật đổ mới có thể vứt bỏ sự thối nát cũ và trở thành có khả năng tạo ra cơ sở mới của xã hội” [9, tr.464] Quan điểm này của

C Mác đã chỉ rõ vai trò là chủ thể của xã hội và sự phát triển xã hội của con người Bởi lực lượng quan trọng nhất, quyết định nhất đối với bất cứ một cuộc cách mạng nào trong lịch sử cũng đều là con người Vì thế, muốn cách mạng thành công thì trước hết phải tạo ra một lớp người phù hợp với đặc điểm bản chất của cuộc cách mạng đó, làm lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng Đó là những con người mang bản chất mới, đại diện cho một xu hướng phát triển mới của xã hội Và như vậy, con người là chủ thể của xã hội

và sự phát triển của xã hội ở một thời điểm hiện tại nhất định và con người

Trang 20

mới sẽ là chủ thể của xã hội và sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn phát triển tiếp theo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì, xu hướng phát triển chung của tiến trình lịch sử loài người được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra, trong đó con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất, quan trọng nhất Cũng bởi vậy mà con người là lực lượng quy định sự phát triển của xã hội và

là chủ thể của xã hội và con người mới do vậy, phải là những con người có đủ khả năng, năng lực làm chủ xã hội và sự phát triển của xã hội, đại diện cho một xu thế phát triển mới, tiến bộ của xã hội Điều đó chỉ có thể xảy ra trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, bởi một khi chế độ công hữu tư liệu sản xuất được xây dựng một cách vững chắc sẽ xoá bỏ được thảm cảnh chi phối người sản xuất, tình trạng sản xuất vô chính phủ được thay thế bằng nền sản xuất có

tổ chức và phân phối có kế hoạch, sản phẩm dồi dào sẽ thoả mãn mọi nhu cầu phát triển về thể chất và tinh thần của con người Chỉ đến lúc đó, lần đầu tiên con người mới thoát khỏi giới động vật, chuyển từ những điều kiện sinh sống của loài vật lên những điều kiện thật sự là của loài người Đó là “lần đầu tiên con người trở thành những người chủ thật sự và có ý thức đối với tự nhiên, bởi vì họ đã thật sự trở thành những người chủ cuộc sống của chính mình ở trong xã hội” [5, tr.482]

Thứ hai, con người mới là con người được tự do và phát triển toàn diện

về các mặt trí, đức, thể, mỹ, không còn lệ thuộc vào bất cứ sự bất công nào Những con người mới có tự do và được phát triển toàn diện như vậy chỉ có thể là những con người được sản sinh ra trong lòng của chế độ xã hội chủ nghĩa Đó là những con người khác hẳn với những con người của nền sản xuất

tư bản chủ nghĩa, do sự phân công ép buộc của nền sản xuất này nên mỗi người công nhân, nếu không suốt đời phụ thuộc vào một cỗ máy, thậm chí một bộ phận của một cỗ máy thì cũng bị bó buộc vào một nghề nhất định Sự phân công này đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ công trường thủ công và được hoàn thiện trong nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Hậu quả của sự phân công

Trang 21

đó là đã “chia nhỏ con người”, hy sinh tất cả năng khiếu, thể lực và trí lực của con người Sự phát triển phiến diện con người như thế đã gây ra mâu thuẫn ngay với bản thân nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Nó đặt ra yêu cầu là phải giải phóng con người, xoá bỏ sự phân công cũ của chủ nghĩa

tư bản thiết lập một chế độ mới qua cách mạng xã hội chủ nghĩa để tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện những năng lực của mình Bởi nếu như trước đây, những con người phát triển một cách què quặt đã tỏ ra không thích hợp với nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa thì “nền công nghiệp do toàn

xã hội kinh doanh một cách tập thể lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất đảm nhiệm” [4, tr.28] Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, những con người toàn diện, con người được làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân, con người

đã đạt được bước nhảy vọt từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc tự do” chính là những con người ở giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa cộng sản Còn xã hội cộng sản vừa thoát thai từ trong xã hội tư bản ra thì cũng như con người không tránh khỏi còn mang theo “những dấu vết của các xã hội đã đẻ ra nó” về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, trí tuệ Do đó, con người mới chỉ

có thể phát triển toàn diện trên một mức độ nhất định, và mới bước đầu làm chủ được tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân Mặt khác, C Mác cũng

đã cho rằng: “Chỉ có trong tập thể mới có những phương tiện làm cho mỗi cá nhân có khả năng phát triển toàn diện những năng khiếu của mình, chỉ có trong tập thể mới có tự do cá nhân” [9, tr.526] Điều này cũng đã được Ph Ăngghen chỉ rõ khi ông nói: Dĩ nhiên là xã hội không thể nào tự giải phóng cho mình được nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân Có thể hiểu sự tự do của con người ở đây là sự tự do trên cơ sở tôn trọng sự tự do của tập thể, tự do

có tổ chức và khuôn khổ nhất định Sự phát triển toàn diện của con người cũng vậy, nó cũng phải được đặt trên cơ sở của sự phát triển của tập thể, xã hội mà sự phát triển của người này không làm ảnh hưởng hay kìm hãm sự phát triển của người khác

Trang 22

Thứ ba, con người mới là những con người đại diện cho một xã hội mới

và mang bản chất của xã hội đó, song đồng thời con người mới cũng mang trong mình những đặc điểm, tính chất của cả chế độ xã hội cũ trước đó

Nói con người mới là những người đại diện cho một xã hội mới và mang bản chất của xã hội mới là vì con người là chủ thể của xã hội và sự phát triển xã hội Mặt khác, con người còn là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, quyết định nhất đối với sự phát triển của xã hội Xã hội như thế nào thì sẽ có con người như thế ấy Còn nói con người mới vẫn mang trong mình những đặc điểm của xã hội cũ là vì, điểm khác biệt giữa con người với con vật là con người ngoài sự kế thừa bằng di truyền sinh học, còn có sự kế thừa về mặt xã hội Bằng con đường giáo dục, sự kế thừa xã hội sẽ truyền lại kinh nghiệm của những thế hệ trước cho các thế hệ sau Bởi vậy, Lênin đã từng có nhận xét

là: trong xã hội cũ, đứa bé lọt lòng đã bú ngay phải cái tâm lý tư hữu từ trong

dòng sữa mẹ Nói như thế không phải Lênin cho rằng tâm lý tư hữu của người

mẹ được truyền lại bằng con đường sinh học, mà ý ông muốn nói đến con đường kế thừa xã hội Bởi vì những điều kiện môi trường lặp lại trong hàng loạt thế hệ đã ảnh hưởng đến việc con người tiếp thu những hành vi xã hội nhất định nào đó

Mặt khác, sản xuất ngày càng phát triển thì tính chất xã hội hoá ngày càng cao Việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do nó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới, những con người có năng lực phát triển toàn diện và đến lượt

nó, nền sản xuất sẽ tạo nên những con người mới, sẽ làm nên những thành viên trong xã hội có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình Do vậy mà con người mới là những con người đại diện cho xu thế thế phát triển mới của xã hội và mang những đặc điểm bản chất của xã hội mới, tiến bộ hơn Vì thế, để xây dựng được những con người mới, Mác đã coi

sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất với phát triển con người là một trong những biện pháp mạnh mẽ để cải biến xã hội

Trang 23

Thứ tư, con người mới xã hội chủ nghĩa là những con người nắm vững

các tri thức khoa học Điều này đã được thể hiện ở quan điểm của Lênin về sự cần thiết phải làm giàu trí tuệ của người cộng sản khi ông nói: “Người ta chỉ

có thể trở thành người cộng sản sau khi đã làm giàu trí tuệ của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” [81, tr.347] Đây là một luận điểm hết sức đúng đắn và có ý nghĩa của Lênin không chỉ về vấn đề phải nâng cao trình độ hiểu biết của những người cộng sản mà nó còn đúng đắn đối với cả vấn đề xây dựng con người mới Bởi lẽ, con người mới là những người đại diện và là tiên phong cho xu hướng phát triển mới của xã hội cho nên họ phải là những người có trình độ chuyên môn, có tri thức và văn hóa

Quan điểm này không chỉ đúng với thời điểm mà Lênin đang lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô những năm 20 của thế kỷ trước, mà nó còn đúng với cả thời đại ngày nay về vấn đề xây dựng và phát triển con người phục vụ cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nếu như có khoa học, kỹ thuật phát triển mà không có được những con người am hiểu và sử dụng được máy móc, khoa học, kỹ thuật thì cũng sẽ không thể tạo ra sự phát triển kinh tế, xã hội được Mặt khác, cách mạng là một quá trình cải biến xã hội toàn diện, không chỉ về mặt tư duy, đạo đức, lối sống và nếp sống của xã hội để hướng tới xây dựng một xã hội có lối sống, nếp sống văn minh, tiến bộ mà nó còn là cuộc cách mạng về khoa học,

kỹ thuật và công nghệ để từ đó tạo ra sự phát triển về kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho con người, giải phóng con người Vì thế, con người mới - những chủ nhân của xã hội và sự phát triển xã hội không thể không có trình

độ chuyên môn và tri thức khoa học được Như vậy, nâng cao trình độ chuyên môn, tri thức cho con người cũng chính là sự hiện đại hóa con người, làm cho con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện, tiến tới xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại

Bên cạnh những đặc điểm trên, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng cho rằng con người mới xã hội chủ nghĩa là những con người có bản lĩnh, dũng cảm và

Trang 24

có tinh thần tập thể, làm việc có trật tự, kỷ cương Biết kế thừa và phát huy được những giá trị tốt đẹp của dân tộc và thời đại để xây dựng nền móng của

xã hội mới tiến bộ, tốt đẹp hơn Điều này được thể hiện bởi quan điểm của C Mác khi ông cho rằng, con người mới chỉ có thể được hình thành trong đời sống tập thể, cộng đồng Vì thế mà bản thân mỗi con người muốn tự làm mới mình thì trước hết phải sống trong một tập thể nhất định, tôn trọng lợi ích và trật tự, kỷ cương của tập thể, cộng đồng Theo Lênin, con người mới xã hội chủ nghĩa cần phải có tinh thần lao động: “một thứ lao động làm ngoài tiêu chuẩn, không chờ một món thù lao nào, không đặt điều kiện đòi hỏi một món thưởng nào, một thứ lao động do thói quen lao động cho tập thể mà làm, và

do ý thức (đã trở thành thói quen) tự giác thấy phải làm vì lợi ích công cộng - một thứ lao động đã trở thành nhu cầu của một cơ thể lành mạnh” [83, tr.661]

Như vậy, chúng ta thấy chủ nghĩa Mác-Lênin đã vạch ra được những đặc điểm hết sức cơ bản của con người mới xã hội chủ nghĩa Và trên cơ sở của những định hướng về con người mới xã hội chủ nghĩa như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã chỉ ra những phương cách hay cách thức để xây dựng con người mới

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì sự hình thành của con người mới cần có những điều kiện nhất định của nó, và do vậy quá trình xây dựng con người mới là một quá trình có quy luật gắn liền với trình độ phát triển ở từng giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản và không thể làm nhanh được Theo quan điểm của C Mác, quá trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa gồm hai giai đoạn: xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Như vậy, theo lôgic của lý luận mácxit có thể hiểu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa cũng gồm có hai giai đoạn Ở giai đoạn đầu (giai đoạn xã hội chủ nghĩa), sự phân phối còn phải thực hiện theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, đến giai đoạn sau (giai đoạn cộng sản chủ nghĩa) mới

“làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” Và trên cơ sở của sự phân chia giai đoạn như vậy, ông cho rằng để chuyển từ giai đoạn một sang giai đoạn hai thì

phải có đủ ba điều kiện: một là, xã hội hoá tư liệu tư liệu sản xuất dưới một

Trang 25

hình thức duy nhất; hai là, lực lượng sản xuất phải phát triển thật mạnh mẽ;

ba là, phải tiến từ việc xoá bỏ các giai cấp bóc lột sang xoá bỏ hoàn toàn các

giai cấp, tiến tới thủ tiêu sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, biến lao động từ chỗ là phương tiện sinh sống thành nhu cầu bậc nhất đối với con người

Mặt khác, do còn có sự khác nhau về chất giữa hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, nên yêu cầu xây dựng con người mới cũng không thể đặt ra một cách chung chung mà phải thấy được yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn

để rồi từ đó có những bước đi, nội dung và biện pháp xây dựng thích hợp

Theo Lênin, xây dựng con người mới không có nghĩa là không có sự kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người cũ, mà đó là quá trình kết hợp giữa cải tạo con người cũ với xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa không phải từ đâu xa lạ, mà vừa thoát thai từ xã hội tư bản, hay phong kiến - thực dân mà ra, còn mang trên mình biết bao dấu vết của xã hội cũ Lênin đã từng

so sánh chủ nghĩa tư bản không giống như một cái xác chết có thể đem chôn,

mà “thối ra, tan rã giữa chúng ta, làm nhơ bẩn không khí chung quanh chúng

ta, đầu độc cuộc sống của chúng ta” [82, tr.82-83] Rằng: “Những tàn dư của

xã hội cũ sẽ tìm cách ẩn náu lâu dài trong ý thức của con người, nhất là tâm lý

“sống chết mặc bay, ai lo phận nấy” của chế độ tư hữu đã ăn sâu vào tim óc người ta, trở thành thói quen, thành truyền thống Cải tạo những con người được giáo dục hàng thế kỷ theo những thói quen như thế là một việc làm thật khó khăn, mất nhiều thời gian, bởi vì “sức mạnh của tập quán ở hàng triệu người và hàng chục triệu người là sức mạng ghê gớm nhất”” [81, tr.45-46] Vì thế, theo Lênin thì chỉ cải tạo những tư tưởng cũ, tâm lý cũ thôi thì vẫn chưa

đủ để xây dựng con người mới Điều quan trọng hơn đối với việc xây dựng con người mới là phải làm sao xây dựng cho được những tư tưởng mới, tình cảm mới nảy sinh từ trên cơ sở một nền kinh tế mà các tư liệu sản xuất đã được công hữu hoá Và một trong những nội dung quan trọng cần phải xây dựng cho con người mới là tinh thần và năng lực làm chủ nhà nước, làm chủ

xã hội mà thước đo tinh thần và năng lực làm chủ này là thái độ lao động mới

Trang 26

của con người xã hội chủ nghĩa Bởi vì từ nay những người lao động làm việc

là cho chính mình và giai cấp mình, chứ không phải cho các giai cấp bóc lột như trước kia nữa

Song, muốn có được những con người như thế rõ ràng là không thể dựa vào nguyện vọng chủ quan, mà phải có những biện pháp tổ chức và những lực lượng vật chất để thực hiện Tức là nói đến việc kiến tạo những điều kiện để xây dựng con người mới Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì những điều kiện đó sẽ là: Thiết lập được nền chuyên chính vô sản và phải sử dụng được một cách có hiệu quả nhất công cụ sắc bén này vào việc xây dựng con người mới mà trước hết là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa

xã hội, tức là “cái cốt vật chất” cho những tư tưởng và tình cảm của con người mới; xoá bỏ những thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại, xây dựng những phẩm chất và năng lực của con người mới

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì có hai vấn đề quan trọng cần phải lưu ý trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đó là: phải kết hợp giữa chống với xây; giữa giáo dục, rèn luyện với lao động, trong

đó, sự kết hợp giữa giáo dục, rèn luyện với lao động giữ vai trò quan trọng Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, đó không chỉ là một biện pháp để tăng thêm sản phẩm cho xã hội mà quan trọng hơn, nó còn là “phương pháp độc nhất để đào tạo những con người hoàn thiện” [86, tr.231]

Bên cạnh những biện pháp đó, về mặt tổ chức vận động quần chúng thực hiện trong thực tiễn cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: phải thiết lập được trong hệ thống chuyên chính vô sản những tổ chức quần chúng

có uy tín ở mọi nơi, trong tất cả những tập hợp người, phát huy một cách có hiệu quả nhất vai trò của những tổ chức này để xây dựng con người mới Nhưng quan trọng hơn hết là Đảng Cộng sản phải giữ được vai trò lãnh đạo, định hướng trong tất cả những tổ chức đó

Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của con người và xây dựng con người mới là một hệ thống những luận điểm sâu sắc

Trang 27

và lôgíc mang đậm tính nhân đạo và hiện thực Những quan điểm đó mang tính biện chứng cao cả về mặt lý luận và thực tiễn, vì như chúng ta đã biết, nếu như ở thời đại của C Mác và Ph Ăngghen các quan điểm trên là định hướng lý luận cho một tương lai tươi sáng thì sang đến thời kỳ của Lênin đây lại là những quan điểm được đúc rút từ trong thực tiễn của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện thực Vì thế, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của con người và xây dựng con người mới là nền tảng phương pháp và phương pháp luận đối với Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng con người mới thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người mới và xây dựng con người mới

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về tiêu chí con người mới:

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì, xây dựng con người mới trước hết phải có những định hướng, tiêu chí hay là bộ khung giá trị - hình mẫu của con người mới Hình mẫu hay là tiêu chí con người Việt Nam mới mà Hồ Chí Minh đã xây dựng lên mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

+ Có lý tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ; có tinh thần tập thể

xã hội chủ nghĩa; có tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; có tinh thần dám nghĩ, dám làm

+ Có đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân;

yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc

tế trong sáng; có lối sống lành mạnh, trong sạch

+ Có tác phong xã hội chủ nghĩa: lao động có kế hoạch, có biện pháp,

có quyết tâm; lao động có tổ chức, kỷ luật, có kỹ thuật; lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả; lao động quên mình, không sợ khó, sợ khổ vì lợi ích của

xã hội, của tập thể và của bản thân mình

+ Có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình và công việc mình đảm

nhiệm, để với tư cách là công dân tham gia làm chủ Nhà nước và xã hội; phải

Trang 28

không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ

+ Có tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong giải

quyết công việc, học tập và ứng xử

+ Có thể lực, sức khoẻ tốt để lao động, học tập và chiến đấu phục vụ

cho gia đình, xã hội, Tổ quốc và bản thân mình Bởi theo Hồ Chí Minh: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh khoẻ” [90, tr.212] Có thể nói đây là một quan điểm rất hiện đại, thể hiện cái nhìn toàn diện của Hồ Chí Minh về mẫu hình con người Việt Nam mới

Như vậy, qua các tiêu chí trên đây về con người Việt Nam mới mà Hồ Chí Minh đưa ra, chúng ta thấy đó là những mẫu hình con người khá hoàn chỉnh, chỉn chu về cả phương diện nhân cách, lối sống, trình độ và thể lực Song điều quan trọng hơn là, những mẫu hình con người mà Hồ Chí Minh đã vạch ra đó có những nét rất hiện đại so với thời điểm mà Người đang sống Điều này thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng thế hệ mới cho dân tộc

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người mới và cách thức xây dựng con người mới:

Về vai trò của con người và xây dựng con người mới, Hồ Chí Minh cho rằng con người là chủ thể của cách mạng, chủ thể của xã hội và sự phát triển

xã hội Bởi sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội

thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” [94, tr.310] Cũng chính vì thế mà Người đã khẳng định, đối với sự phát triển của dân tộc, đất nước thì:

Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người

Có thể nói đây là những quan điểm mang tính biện chứng rất cao của

Hồ Chí Minh về vấn đề vai trò của con người đối với xã hội và sự phát triển của xã hội Hồ Chí Minh đã từng đưa ra một định nghĩa rất độc đáo về con người là: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa

Trang 29

rộng là đồng bào cả nước Rộng hơn nữa là cả loài người” [93, tr.644] Với cách hiểu này, con người theo quan điểm của Hồ Chí Minh trước hết là con người xã hội, là một thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định và cao hơn thế, con người là chủ thể, là trung tâm của xã hội và sự phát triển của xã hội Theo Hồ Chí Minh thì: “Vô luận việc gì, đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ xa đến gần, đều thế cả” [88, tr.454] Và cũng vì thế cho nên, theo Hồ Chí Minh thì: “Con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn nhất” [92, tr.310], con người là động lực cơ bản của sự vận động và phát triển của cách mạng và do vậy mà cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân (mà ở đây tác giả hiểu theo nghĩa nhân dân là con người)

Trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh đã viết: “Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này (tức là cuộc chiến đấu chống lại những

gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi - tác giả), cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [94, tr.505] Nghĩa là Người đã coi trọng vai trò là chủ thể, là động lực, lực lượng hay nguồn lực to lớn của nhân dân (con người theo cách hiểu của tác giả) đối với xã hội và sự phát triển của xã hội Và ngược lại, chủ nghĩa xã hội tự thân nó cũng sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Có thể hiểu con người xã hội chủ nghĩa ở đây chính là những con người mới được hình thành trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bản thân quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là quá trình xây dựng con người mới và ngược lại Do vậy, không phải chờ cho kinh tế, văn hoá phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải là xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa

xã hội, mà việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phải đặt ngay ra từ đầu và phải được Đảng, Nhà nước, nhân dân, mỗi gia đình và cá nhân đặc biệt quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhưng, cần có những con người xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là tất cả mọi người phải và

có thể trở thành con người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh ngay một lúc, mà trước hết cần có những con người tiên tiến, có được những phẩm

Trang 30

chất, những nét tiêu biểu của con người xã hội chủ nghĩa để làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo Vì thế, trước hết cần xây dựng cho được những tấm gương con người mới, tức là phải trồng người Sự nghiệp trồng người này phải được tiến hành, chăm lo thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội, trong suốt cuộc đời của mỗi con người, trong quá trình phát triển của mỗi tập thể, cộng đồng người và quan trọng hơn là nó phải đạt được những kết quả cụ thể qua từng chặng đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh thì, xây dựng con người mới là xây dựng những bản chất, phẩm chất và nhân cách mới cho con người, thể hiện hay biểu hiện và là đại diện cho bản chất của một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn

Về biện pháp hay cách thức xây dựng con người mới, theo Hồ Chí

Minh là phải kết hợp giữa cải tạo con người cũ với xây dựng con người mới

Có thể nói, đây là một luận điểm rất biện chứng và sâu sắc của Hồ Chí Minh

Trong Đường kách mệnh Người đã chỉ rõ rằng: Cách mạng là đổi cái cũ ra cái

mới, do đó xây dựng con người mới cũng phải trên cơ sở của lý luận cách mạng ấy Tuy nhiên, các quan hệ xã hội không phải là nhất thành bất biến: có loại thay đổi nhanh, có loại thay đổi chậm; có loại tồn tại tương đối lâu dài, trong đó những gì tốt đẹp được xã hội thừa nhận như là những chuẩn mực thì vẫn được giữ lại, được kế thừa, phát triển trong những điều kiện lịch sử mới (như: quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc, giá trị văn hoá, ), có loại lại

bị thay thế bởi cái khác, khi những điều kiện lịch sử cụ thể để nó tồn tại đã không còn nữa (quan hệ sản xuất, quan hệ giai cấp) Và từ đó có thể thấy rằng bản chất con người cũng biến thiên theo sự biến thiên của lịch sử, của các quan hệ xã hội, nhưng sự biến đổi ấy là trên cơ sở của sự kế thừa, tiếp nhận và phát triển giữa cái cũ và cái mới, bởi đây chính là quy luật tiến hoá của cách mạng, của xã hội loài người Chính vì điểm này mà ngay từ những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng: ở Đông Dương, sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản thực dân đã chuẩn bị sẵn mảnh đất rồi, những người cộng sản chỉ còn làm việc gieo hạt giống cách mạng nữa thôi Và quy chiếu vào vấn đề xây dựng con người mới cũng vậy, truyền thống, tinh hoa văn hoá của dân tộc đã chuẩn bị sẵn đất rồi, nhiệm vụ của chúng ta trong sự

Trang 31

nghiệp xây dựng con người mới là gieo những hạt giống tốt tươi trên mảnh đất ấy mà thôi

Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới trước hết phải

tập trung vào việc đầu tư, giáo dục cho thế hệ trẻ, những người sẽ nắm giữ vận mệnh của dân tộc trong tương lai Có thể nói, đây là một quan điểm thể

hiện cho tầm nhìn xa, trông rộng của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đất nước, của dân tộc trong tương lai Sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn với những đòi hỏi mới, khác nhau và do vậy mà một thế hệ sẽ không thể nào làm hết và xong ngay được, nó đòi hỏi phải có sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ con người Chính vì thế mà, muốn cho cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn thì cần phải xây dựng, đào tạo những thế hệ, những lớp người kế cận cho thật tốt, bởi lẽ, nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn, mà ngay cả những gì đã có, đã giành được cũng khó có thể gìn giữ, bảo tồn Và xây dựng thế hệ kế cận cho cách mạng, cho tương lai theo Hồ Chí Minh phải được bắt đầu ngay từ thanh thiến niên, nhi đồng Theo Người: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [90, tr.167] Và tuổi trẻ mà trước hết là thanh niên, theo Hồ Chí Minh, phải trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, phải “là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [92, tr.488] Cũng vì thế, trong thư gửi cho học sinh, sinh viên nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của chế độ mới, Người đã viết: “Ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [90, tr.33] Khẳng định vai trò

to lớn của thế hệ trẻ - nhất là vai trò của thanh niên - đối với vận mệnh của

Trang 32

dân tộc, nên trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định:

“Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ (thanh niên Việt Nam)

để đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên” [91, tr.217] Theo Hồ Chí Minh, xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, những lớp người kế cận, nắm giữ vận mệnh, tương lai của đất

nước, của dân tộc cần tập trung vào ba vấn đề lớn và cơ bản: thứ nhất là, bồi

dưỡng đạo đức cách mạng, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa và gột rửa chủ

nghĩa cá nhân; thứ hai là, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hoá, khoa học, kỹ thuật; và thứ ba là, bồi dưỡng về thể chất cho thế hệ trẻ

1.1.3 Khái lược về quan điểm định hướng xây dựng con người mới của Đảng trước thời kỳ đổi mới

Ngay từ quá trình vận động thành lập Đảng, trong Đường kách mệnh

Hồ Chí Minh đã đưa ra những tiêu chí về người cán bộ cách mạng Người

viết: Tư cách một người cách mạng, tự mình phải: cần kiệm, hòa mà không

tư, cả quyết sửa lỗi mình Cẩn thận mà không nhút nhát Hay hỏi, nhẫn nại (chịu khó) Hay nghiên cứu, xem xét Vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo Nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững Hy sinh, ít lòng

ham muốn về vật chất Bí mật; Đối với người phải: Với từng người thì khoan

thứ Với đoàn thể thì nghiêm Có lòng bày vẽ cho người Trực mà không táo

bạo, hay xem xét người; Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng Quyết

đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể [39, tr 16] Ở cả góc độ lý luận và thực tiễn có thể coi đây cũng là những định hướng, tiêu chí xây dựng con người mới ở Việt Nam trong quá trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dân chủ nhân dân Các tiêu chí này đã được Đảng kế thừa, quán triệt trong nhiều nghị quyết, văn kiện của Đảng về sau

Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng năm 1930 viết: Về phương

diện xã hội thì: Dân chúng được tự do; Nam nữ bình quyền, v.v Phổ thông giáo dục theo công nông hóa [40, tr 2] Đây không chỉ là quan điểm thể hiện mục tiêu xây dựng một xã hội mới của Đảng trong quá trình tiến hành cách mạng mà ở góc độ quyền con người thì đây còn là tiêu chí xây dựng con

Trang 33

người mới Tiếp đó, Đại hội II của Đảng năm 1951 cũng đã đưa ra những quan điểm định hướng xây dựng con người mới là: “Cổ động nhân dân thực

hiện đời sống mới, theo khẩu hiệu: cần, kiệm, liêm, chính của Hồ Chủ tịch; cổ động và phát triển đạo đức dân chủ mới gồm những điểm chính dưới đây:

hiểu nghĩa vụ và quyền lợi làm dân, phục vụ nhân dân và phụ trách trước mặt dân, tin tưởng ở quần chúng, biết yêu ghét cho đúng (căm thù đế quốc và bọn phản quốc, ghét ăn bám và bóc lột, ngu dân và phỉnh dân; yêu nhân loại, yêu

Tổ quốc và nhân dân, yêu lao động và khoa học)” [41, tr 110]

Đại hội III của Đảng năm 1960 đã tiếp tục bổ sung thêm các quan điểm định hướng và tiêu chí xây dựng con người mới Văn kiện Đại hội chỉ rõ:

“Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa Bảo vệ và bồi

dưỡng sức khỏe con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của các ngành y tế

và thể dục thể thao dưới chế độ ta” [42, tr.556]; “Công tác giáo dục và đấu

tranh tư tưởng phải nhằm nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội chủ

nghĩa, tinh thần yêu nước, ý chí thống nhất nước nhà và ý thức làm chủ của nhân dân ta, chống lại mọi biểu hiện của tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng

tiểu tư sản, tiếp tục xóa bỏ mọi tàn tích của tư tưởng phong kiến và những tư tưởng sai lầm khác

Phải làm cho nhân dân thấm nhuần quan điểm lao động xã hội chủ nghĩa, tự giác phục tùng kỷ luật lao động mới, căm ghét bóc lột và kiên quyết trừ bỏ mọi tàn tích của tư tưởng bóc lột của giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản

Phải bồi dưỡng cho nhân dân tinh thần yêu thương giai cấp cao độ, ý thức tập thể sâu sắc, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản

và tư sản

Phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc trong nhân dân, kết hợp với tinh thần quốc tế của giai cấp vô sản, xóa bỏ mọi tàn tích của tư tưởng tự ti và tư tưởng dân tộc hẹp hòi” [42, tr.551]; “Bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ

Trang 34

xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới” [42, tr.552]

Những quan điểm, chủ trương trên đây cho thấy, mặc dù đất nước còn đang trong điều kiện có chiến tranh, song Đại hội III của Đảng cũng đã rất coi trọng đến vấn đề con người và xây dựng con người mới, đưa ra được những tiêu chí định hướng về xây dựng con người mới khá hoàn chỉnh và có tầm nhìn xa, trông rộng

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất tạo điều kiện để cả nước đi vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh là muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, Đại hội IV của Đảng năm 1976 đã tiếp tục khẳng định, bổ sung và cụ thể hóa thêm các quan điểm, chủ trương định hướng xây dựng con người mới Văn kiện Đại hội chỉ rõ: “Chế độ làm chủ tập thể xã hội

chủ nghĩa đòi hỏi phải có những con người mới phù hợp với nó Con người

mới vừa là sản phẩm của của xã hội mới vừa là chủ thể có ý thức xây dựng nên xã hội mới Tiến hành ba cuộc cách mạng, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là tạo ra những điều kiện xã hội hết sức quan trọng để có con người mới Song, con người mới không thể hình thành một cách tự phát, mà phải trải qua quá trình xây dựng một cách tích cực và chủ động Hơn nữa, hoàn cảnh nước ta đòi hỏi chúng ta

và cho phép chúng ta xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới, không phải chờ đến sau khi đã có sự phát triển cao của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Làm như thế thì ba cuộc cách mạng sẽ được đẩy mạnh hơn, chế độ làm chủ tập thể, nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và nền văn hóa mới

sẽ được xây dựng một cách nhanh hơn” [43, tr.520-521]

Về tiêu chí xây dựng con người mới, Đại hội IV nêu rõ: “Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người Việt Nam mới mà những đặc trưng nổi bật là: làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế

Trang 35

vô sản Đó cũng là sự kết tinh và phát triển những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và cốt cách Việt Nam hun đúc qua bốn nghìn năm lịch sử

Con người mới là con người có tư tưởng đúng và tình cảm đẹp, có tri thức và năng lực để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân

Con người mới tất yếu phải là con người lao động, biết phát huy truyền thống lao động cần cù và đấu tranh anh dũng của dân tộc, lao động với tinh thần tự nguyện, tự giác cao, với đầy đủ nhiệt tình, tận tụy, sẵn sàng cống hiến mọi sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; là con người

có tinh thần cách mạng tiến công, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào, coi lao động là vinh dự, là hạnh phúc, là lẽ sống; là con người lao động thật thà, kiên quyết đoạn tuyệt với thái độ chây lười, khinh lao động; thích sống ăn bám, coi thường kỷ luật lao động mới, nói dối, làm dối; là con người biết quý trọng và bảo vệ của công, lao động một cách có kỷ luật, có kỹ thuật, có sáng tạo và đạt năng suất cao” [43, tr.521]

Ngoài ra, Đại hội IV cũng cho rằng: Con người mới là con người có lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa nồng nàn kết hợp nhuần nhuyễn với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng Con người mới là con người mới là con người có tình thương yêu sâu sắc đối với nhân dân lao động, biết đoàn kết, hợp tác giúp

đỡ nhau trong lao động, chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới, lấy việc xây dựng cuộc sống tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người làm lý tưởng cao đẹp, làm hạnh phúc lớn của mình Con người mới là con người biết xây dựng gia đình hạnh phúc trên cơ sở của một xã hội hạnh phúc, có trách nhiệm đầy đủ

và tình yêu chân thật trong quan hệ vợ chồng, có trách nhiệm cao với việc xây dựng con cái thành những con người mới Xây dựng con người mới như vậy

là xây dựng con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tập thể và cuộc sống

cá nhân hài hòa, phong phú [43, tr.521-522]

Từ những quan điểm định hướng và tiêu chí về con người mới như vậy, Đại hội IV của Đảng năm 1976 cũng đã chỉ rõ những biện pháp xây dựng con người mới Văn kiện Đại hội nêu rõ: “Con người mới là sản phẩm của các

Trang 36

quan hệ xã hội Phải bằng kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, phải thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua lao động và đấu tranh thì những thành viên trong xã hội mới cải tạo được mình và dần dần trở thành con người mới Việc tiến hành ba cuộc cách mạng, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới phải xuất phát từ yêu cầu xây dựng con người mới, phải nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh việc xây dựng con người mới

Phải xây dựng con người mới từ lúc lọt lòng mẹ và ở tất cả mọi lứa tuổi, trong tất cả các tổ chức quần chúng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, các hoạt động xã hội, ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình Phải xây dựng con người mới từ những con người ra đời trong chế độ mới và những con người do chế độ cũ để lại

Xây dựng con người mới là một công việc rất công phu Nó phải được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch trên quy mô toàn xã hội và đối với từng người Phải có nhiều biện pháp về các mặt: tư tưởng và tổ chức, giáo dục

và hành chính, chính trị và văn hóa, pháp chế và kinh tế Trong các biện pháp ấy, tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa, áp dụng phổ biến phương pháp tự phê bình và phê bình, là biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt ” [43, tr.522-523]

Như vậy, đến Đại hội IV năm 1976, Đảng đã đưa ra được một hệ thống các quan điểm xây dựng con người mới khá toàn diện, trong đó vạch rõ được mục tiêu, vai trò, tiêu chí con người mới và các biện pháp xây dựng con người mới Đó là những quan điểm định hướng đúng đắn của Đảng trong một giai đoạn phát triển mới của đất nước - giai đoạn cả nước thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Các quan điểm, định hướng đúng đắn này sẽ là cơ

sở để Đảng tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương xây dựng con người mới khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những điều kiện, thời cơ mới

Trang 37

Tóm lại, từ những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về xây dựng con người mới thời kỳ trước đổi mới có thể hiểu, con người mới là những con người: được hình thành trong quá trình cải tạo và phát triển của xã hội loài người Họ là những người

có tư duy và thể lực tốt, có năng lực lao động và sáng tạo mới, có phẩm chất đạo đức, lối sống, nếp sống mới, nhân cách mới đại diện cho một xu hướng phát triển mới của xã hội; họ là những người sống có bản lĩnh và lý tưởng cao đẹp, mang bản chất của một xã hội mới, tiến bộ hơn song đồng thời cũng mang trong mình cả những đặc điểm được kế thừa và phát triển nên từ nền tảng của xã hội cũ

Đặc điểm đầu tiên, đó là sự biến chuyển về tình hình chính trị thế giới

Đó là sự chuyển từ thế giới hai cực sang thế giới đa cực với sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa và sự kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh - đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Có thể nói đây là đặc điểm quan trọng nhất của tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, bởi nó chi phối đến sự phát triển của hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới

Có điều đó là vì, sự đối đầu giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cùng với sự phát triển của cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới

đã không chỉ kéo vào nó sự phụ thuộc của các nước thành viên ở một trong

Trang 38

hai hệ thống, mà bên cạnh đó nó còn kéo theo sự ảnh hưởng, tác động và phụ thuộc của nhiều khu vực vào trong guồng máy chiến tranh, chạy đua vũ trang trong sự đối đầu ấy Chiến tranh lạnh và sự chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã làm cho tình hình thế giới luôn luôn đặt trong tình trạng bị uy hiếp của tâm lý chiến tranh

Mặt khác, việc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh đã tiêu huỷ một khối lượng lớn chất xám của loài người vào việc chế tạo ra những thứ vũ khí để tự huỷ diệt chính bản thân xã hội loài người, ở tất cả các khu vực trên thế giới Hàng loạt các loại vũ khí nguy hiểm, có thể giết người hàng loạt, thậm chí là huỷ diệt loài người đã được chế tạo ra trong cuộc chạy đua vũ trang đó Và cũng chính điều đó đã tiêu huỷ đi những nguồn lực để phục vụ cho sự phát triển của con người, bởi lẽ tài nguyên môi trường và các nguồn lực khác đều được con người tìm đủ mọi cách để khai thác và phục vụ cho nhu cầu tăng tiềm lực kinh tế, quân sự trong cuộc chạy đua vũ trang

Và cũng do mải miết với cuộc chay đua vũ trang ấy mà các giá trị khác của cuộc sống, liên quan trực tiếp đến con người đã không được quan tâm Có thể nói, ở thời kỳ này, loài người đã ngủ mê với chiến tranh và tiềm lực quân

sự và với nguồn lợi khổng lồ mà việc buôn bán vũ khí trong chiến tranh đã mang lại Do đó, các giá trị khác như văn hoá, con người và phát triển con người không được coi là quan trọng vì tư tưởng sự giàu có sẽ mang lại hạnh phúc và tự do cho con người

Bên cạnh đó, cuộc chay đua vũ trang trong chiến tranh cùng với sự phổ biến của các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều quốc gia, dân tộc và khu vực trên thế giới đã làm cho các thứ vũ khí giết người và giết người hàng loạt được phổ biến ở nhiều nơi cùng với tâm lý chiến tranh và giết người của những con người hiếu chiến Điều này đã làm cho tính nhân bản của con người bị coi thường và huỷ hoại

Tất cả những điều đó đã được thế giới cảnh báo vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX với sự ra đời của phong trào thập niên văn hoá thế giới do

Trang 39

UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization -

Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - Từ đây viết tắt

là UNESCO) phát động (năm 1987) và sau đó là phong trào phát triển con người với lý thuyết coi con người là trung tâm của sự phát triển năm 1990

Như vậy, có thể nói sự chấm dứt của việc đối đầu và chạy đua giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa bằng sự sụp đổ và tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của nền chính trị thế giới, từ hai cực sang thế đa cực và hợp tác, cùng phát triển Điều này đã tạo ra điều kiện để các quốc gia, dân tộc có điều kiện để chăm lo đến

sự phát triển con người, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của con người - động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội

Đặc điểm thứ hai là sự phát triển đến đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật

và công nghệ và sự bùng nổ thông tin toàn cầu với sự ra đời và phổ biến rộng rãi của mạng thông tin toàn cầu Internet những năm 90 của thế kỷ trước Điều này không những làm cho sự phổ biến và cập nhật thông tin trên toàn thế giới trở nên năng động, sôi động hơn, mà nó còn làm biến đổi tư duy phát triển, lập nghiệp của bản thân mỗi con người với sự phổ cập, cập nhật và năng động thông tin ấy Nó đã làm thay đổi quan điểm phát triển của hầu hết tất cả các nước bởi sự bùng nổ của thông tin đã buộc người ta phải xoay chuyển tư duy kinh doanh, từ chỗ thụ động và giữ bí mật thông tin đến chỗ chủ động cập nhật, nắm bắt thông tin để tìm đường hướng chiến lược phát triển Và điều đó

sẽ đòi hỏi ở mỗi quốc gia phải có chiến lược xây dựng và phát triển con người cho phù hợp với thời kỳ bùng nổ thông tin, làm sao cho con người có được đầy đủ và sử dụng được một cách hiệu quả nhất các thông tin cập nhật được

để phát triển

Đặc điểm thứ ba là xu thế hội nhập, toàn cầu hoá Điều này được bắt

nguồn từ sự bùng nổ của thông tin toàn cầu và nó đã làm cho các công ty xuyên quốc gia, các quốc gia và khu vực, vùng lãnh thổ xích lại gần nhau hơn, tìm ra những giải pháp để cùng hợp tác và phát triển Trong thời đại

Trang 40

bùng nổ thông tin thì không một quốc gia nào, một công ty hay tập đoàn kinh

tế nào có thể đứng riêng lẻ mà phát triển lên được Và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa cũng đồng thời đòi hỏi con người phải có những năng lực mới, phẩm chất mới để có thể thích ứng được với nó Đó là sự năng động, sáng tạo, chủ động và linh hoạt trong nắm bắt và xử lý, sử dụng thông tin Điều này đặt ra nhu cầu là con người phải có những hiểu biết nhất định về tình hình thế giới

và về khoa học, kỹ thuật - công nghệ Và quan trọng hơn là có những hiểu biết về văn hóa của nhau, ngôn ngữ của nhau để có thể qua đó thấu hiểu nhau, tin cậy nhau, bắt tay hợp tác với nhau cùng phát triển

Đặc điểm thứ tư là bên cạnh những xu thế nhìn chung là tiến bộ đó của

nhân loại thì, thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI vẫn còn phải chứng kiến thường xuyên ở đâu đó những cuộc chiến tranh đẫm máu của các bộ tộc, các tôn giáo và các dân tộc với nhau Bên cạnh đó, thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cũng đã được chứng kiến những sự suy thoái, xuống cấp nghiêm trọng về môi trường sống của con người, do sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không hoặc ít có sự cải tạo Điều đó đã ảnh hưởng to lớn đến sự sinh tồn và phát triển của con người nói chung và của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng cả về mặt giống nòi lẫn văn hóa tinh thần và sự cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt vật chất

Với những đặc điểm cơ bản như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy

xu hướng phát triển chính, chủ yếu của thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá dựa trên nền tảng của sự phát triển nở rộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là, mặc dù người ta đã không thể phủ nhận được vai trò to lớn của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đối với sự phát triển của thế giới loài người những năm qua, nhưng cũng trên cơ sở của những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thì người ta cũng ngày càng nhận ra rằng: Con người mới là trung tâm của sự phát triển thế giới, của

xã hội loài người Hay nói khác đi là, chính con người mới giữ vai trò quyết

Ngày đăng: 21/05/2016, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty ADUKI (1996), Vấn đề nghèo ở Việt Nam (lưu hành nội bộ), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nghèo ở Việt Nam (lưu hành nội bộ)
Tác giả: Công ty ADUKI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1996
2. Phan Huy Lê, Chung Á (chủ biên, 1997), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập III, Xưởng in Giao thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay
3. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Thông tin
Năm: 2002
4. Ph. Ăngghen (1959), Nguyên lý chủ nghĩa cộng sản, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý chủ nghĩa cộng sản
Tác giả: Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1959
5. Ph. Ăngghen (1971), Chống Đuyrinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuyrinh
Tác giả: Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1971
6. Ph. Ăngghen (1971), Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép biện chứng của tự nhiên
Tác giả: Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1971
7. C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, J.Stalin (1976), Về xây dựng con người mới xó hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng con người mới xó hội chủ nghĩa
Tác giả: C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, J.Stalin
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1976
8. C. Mác, Ph. Ăngghen (1971), Tuyển tập, tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C. Mác, Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1971
9. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác, Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1995
10. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Văn hoá với thanh niên - thanh niên với văn hoá - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Xưởng in Tổng cục Công nghiệp Quốc phũng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá với thanh niên - thanh niên với văn hoá - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Năm: 2002
11. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng môi trường văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Xưởng in Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trường văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Năm: 2004
12. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá X (dành cho cỏn bộ chủ chốt và bỏo cỏo viờn), lưu hành nội bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá X (dành cho cỏn bộ chủ chốt và bỏo cỏo viờn)
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2007
13. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
14. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hoá và con người, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá và con người
Tác giả: Nguyễn Trần Bạt
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Thông tin
Năm: 2006
15. Nguyễn Đức Bình (2005), Một số vấn đề về công tác lý luận tư tưởng và văn hóa (tái bản có bổ sung), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công tác lý luận tư tưởng và văn hóa (tái bản có bổ sung)
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2005
16. Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở (1997), Một số vấn đề về xây dựng làng - ấp văn hóa hiện nay, Nxb. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về xây dựng làng - ấp văn hóa hiện nay
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở
Nhà XB: Nxb. Hà Nội
Năm: 1997
17. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Kỷ yếu Hội nghị tổng kết công tác văn hóa thông tin năm 2001, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội nghị tổng kết công tác văn hóa thông tin năm 2001
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 2002
143. Báo điện tử Công an Nhân dân: http://ca.cand.com.vn 144. Website Chứng khoán: http://chungkhoan247.vn 145. Nguồn http://drdvietnam.com Link
147. Báo điện tử Hải Phòng: http://www.baohaiphong.com.vn 148. Website UNDP: http://www.undp.org/ Link
150. Nguồn http://vietnamnet.vn/giaoduc/200912/Het-hoc-ky-1-hon-26000-hoc-sinh-bo-hoc-883789/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w