Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.
Trang 1Phần II: TỶ GIÁ JPY/USD 8
2.1 Diễn biến tỷ giá JPY/USD giai đoạn 2005 đến nay và những nguyên nhân 8
2.2 Dự báo JPY/USD 19
2.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) 19
2.2.2 Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) 21
2.2.3 Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật 22
2.3 Ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá JPY/USD tới Việt Nam 24
Phần III: TỶ GIÁ GBP/USD 28
3.1 Diễn biến tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2006 đến nay và những nguyên nhân 28
3.2 Dự báo tỷ giá GBP/USD 43
3.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) 43
3.2.2 Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) 45
3.2.3 Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật 46
3.2.4 Dự báo bằng phương pháp hồi quy 47
Phần IV: TỶ GIÁ EUR/USD 56
4.1 Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn 2006 - nay và những nguyên nhân 56
4.2 Dự báo tỷ giá EUR/USD 66
4.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) 66
4.2.2 Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) 68
4.2.3 Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật 69
4.3 Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/USD tới Việt Nam 71
KẾT LUẬN 75
PHỤ LỤC 79
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Từ lâu USD, EUR, JPY, GBP được thế giới công nhận là những đồng tiền mạnh vàđược sử dụng trong hầu hết các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế và chiếm một tỷtrọng lớn trong giỏ dự trữ ngoại tệ của các quốc gia Cũng chính vì vậy mà biến động tỷgiá giữa các đồng tiền này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ thế giới và đến mọi đốitượng có hoạt động liên quan đến chúng Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩuquan tâm biến động giữa các đồng tiền này để lựa chọn đồng tiền thanh toán; các nhà kinhdoanh ngoại hối theo dõi biến động tỷ giá để lựa chiến lược đầu tư, về phía chính phủ sẽlà cơ cấu lại giỏ dự trữ ngoại hối theo sự thay đổi sức mạnh các đồng tiền này Mặt khác,diễn biến tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt bộc lộ những vấn đề của nền từng quốc gia vàthể hiện sự thay đổi tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới.Đặc biệt cuộc khủng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ cuối năm 2007 đã làm tăng thêmtính biến động tỷ giá giữa bốn đồng tiền này Vậy, đâu là nguyên nhân của diễn biến này,xu hướng biến động ra sao và nó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam trong thời gian tới?
Nhằm làm rõ những vấn đề trên, nhóm I lớp Anh 5- TCQTb-K46 đã thực hiệnnghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay”
Bài nghiên cứu gồm 4 phần:
Phần I: Giới thiệu về các đồng tiền chủ chốt trên thế giớiPhần II: Tỷ giá JPY/USD
Phần III: Tỷ giá GBP/USDPhần IV: Tỷ giá EUR/USD
Nhóm xin chân thành cảm ơn T.S Mai Thu Hiền đã giúp đỡ chúng em hoàn thànhbài tiểu luận và rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài nghiên cứu thêm hoàn thiện.
Trang 3Nhóm 1- A5-TCQTB-K46BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
EMU Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
IRP Học thuyết ngang giá lãi suất
LIBOR Lãi suất liên ngân hàng Anh
MACD Đường trung bình hội tụ phân kỳ
ODA Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 2000 tới 2010 4
Bảng 2 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Mỹ công bố trong quý 2 năm 2008 14
Bảng 2 2: Một số chỉ tiêu kinh tế theo quý của Mỹ và Nhật Bản năm 2009 và nửa đầu 2010 17
Bảng 3 1: Số liệu lạm phát tại Anh và Mỹ năm T7/2008-T3/2009 36
Bảng 3 2: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2008 - 2009 36
Bảng 3 3: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2009 37
Bảng 3 4: Số liệu lạm phát tại Anh và Mỹ năm T6-T11/2009 39
Bảng 3 5: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm T6-T11/2009 39
Bảng 3 6: Số liệu lạm phát ở Mỹ 41
Bảng 3 7: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2010 42
Bảng 3 8: Tổng giá trị xuất nhập khẩu sang thị trường Anh 54
Bảng 4 1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2008-2010 74
Biểu đồ 1: % thay đổi giá trị của GBP, EUR, JPY so với USD giai đoạn 2000 - 2010 5
Biểu đồ 2 1: Tỷ giá JPY/USD từ năm 2005 đến nay 8
Biểu đồ 2 2: Mối quan hệ giữa tỷ giá JPY/USD và chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia 11
Biểu đồ 2 3: tăng trưởng GDP của Mỹ và Nhật Bản từ tháng 7/2007 đến tháng 3/2008 13
Biểu đồ 2 4: Giá vàng và dầu qua các năm 15
Biểu đồ 2 5: Lãi suất của Mỹ và Nhật Bản nửa cuối năm 2008 16
Biểu đồ 2 6: Chênh lệch lãi suất LIBOR 3 tháng bằng USD và JPY qua các năm 18
Biểu đồ 3 1: Tỷ giá GBP/USD từ năm 2006 đến nay 28
Biểu đồ 3 2: Tỷ giá GBP/USD năm 2006 29
Biểu đồ 3 3: Tỷ giá GBP/USD 10 tháng đầu năm 2007 31
Biểu đồ 3 4: Tỷ giá GBP/USD từ tháng 11/2007đến tháng 7/2008 33
Biểu đồ 3 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD T8/2008- T3/2009 33
Biểu đồ 3 6: Diễn biến tỷ giá GBP/USD T3/2009- T5/2009 36
Biểu đồ 3 7: Diễn biến tỷ giá GBP/USD trong năm 2009 37
Biểu đồ 3 8: Tỷ giá GBP/USD từ 12/2009 đến 9/2010 39
Biểu đồ 3 9: Tỷ giá GBP/USD từ 16/5/2010 đến 14/9/2010 41
Biểu đồ 4 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn từ năm 2006 – nay 55
Biểu đồ 4 2: Lãi suất ở US và European giai đoạn từ 1999-2008 57
Biểu đồ 4 3: Lãi suất tại Eurpean giai đoạn 6/2008 - 2/2009 58
Biểu đồ 4 4: Biến động tỷ giá EUR/USD giai đoạn 11/2008- 2/2009 58
Biểu đồ 4 5: Biến động tỷ giá EUR/USD trong giai đoạn 3/2009-11/2009 59
Biểu đồ 4 6: Thâm hụt ngân sách Mỹ qua các năm 2000-2009 61
Biểu đồ 4 7: Biến động tỷ giá EUR/USD giai đoạn 11/2009- 5/2010 62
Trang 5Phần I GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỒNG TIỀN CHỦ CHỐT TRÊN THẾ GIỚI
Các đồng tiền được coi là chủ chốt là do chúng chiếm tỷ trọng lớn trong các giaodịch quốc tế và sự biến động của chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường tiềntệ thế giới Hiện nay các đồng tiền chủ chốt trên thế giới được công nhận bao gồm USD,EUR, JPY, GBP Bằng chứng là, năm 1996 tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị trườngquốc tế, phần đầu tư bằng USD chiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhậtchiếm 12% Theo các tài liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế, phần vay bằng Đôla Mỹcủa các ngân hàng trên thị trường quốc tế chiếm 30% và bằng Yên Nhật 13%, còn phầntiền gửi bằng ngoại tệ tương ứng là 43%, 34% và 8% Tính đến thời điểm năm 2008, gần50% giá trị xuất nhập khẩu của thế giới thanh toán qua đồng USD và USD chiếm 40%khối lượng buôn bán ngoại tệ, các đồng tiền Châu Âu chiếm 35% và đồng Yên Nhật là10%1 SDR được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại tiền tệchính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ramột SDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó trong thương mại và tài chínhquốc tế Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMFthực hiện sau mỗi 5 năm
Bảng 1: Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 2000 tới 20102
1 GS, TS Võ Thanh Thu, Giáo trình Quan hệ tài chính quốc tế, NXB Thống Kê 2008, trang 385
2 IMF
Trang 6Năm 1971 chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ chế độ đổi đô la lấy vàng và tỷ giá cố định củađồng đô la bị bãi bỏ.
Những năm cuối thế kỷ 20 dưới thời tổng thống Mỹ Bill Clinton nền kinh tế Mỹmạnh hơn, đồng đô la Mỹ lên giá so với các loại tiền tệ khác Nhưng sang đầu thế kỷ 21,dưới thời tổng thống Bush, đặc biệt sau cuộc khủng bố tấn công vào nước Mỹ 11/9/2001,thị trường tài chính Mỹ lâm vào khó khăn kinh tế tài chính Sau gần 8 năm mở cuộc chiếntranh tại Iraq, Mỹ đã bỏ gần 3000 tỷ USD cho cuộc chiến, thêm vào đó do chính sách chovay tiền để xây nhà và đầu cơ vào bất động sản dễ dãi trong 5 năm (2003-2008), đồng đôla Mỹ bị mất giá bình quân 25% so với các đồng ngoại tệ mạnh cơ bản khác Ngoài ra,chính phủ Hoa Kỳ cố ý chủ trương duy trì đồng đô la yếu nhằm kích thích xuất khẩu,giảm nhập siêu, thu hút khách du lịch đến Mỹ, cũng là những nhân tố quan trọng làmmất giá USD
Biểu đồ 1: % thay đổi giá trị của GBP, EUR, JPY so với USD giai đoạn 2000 - 2010
(Nguồn : www.oanda.com)
Đồng Đôla Mỹ yếu thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa sử dụng các đồng tiền ngoại tệmạnh khác và vàng làm dự trữ tiền tệ quốc gia và quốc tế Tuy vậy, đồng USD yếu sẽ ảnhhưởng rất nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng khôngchỉ đến các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển.Đặc biệt nếu USD yếu, khả năng phục hồi kinh tế của châu Âu sẽ gặp rất nhiều khókhăn Vì vậy, ngân hàng trung ương các nước đều thống nhất là tìm cách phục hồi dần giátrị của USD.
Trang 72 Đông Yên Nhật (JPY)
Đồng Yên được ngân hàng Nhật Bản phát hành năm 1895 có thể đổi lấy bạc tronggiai đoạn 1897-1917, có thể đổi lấy vàng trong giai đoạn 1929- 1933 Ngày nay đồng YênNhật không thể trực tiếp quy đổi ra vàng nhưng đồng Yên ngày càng lên giá (lên giá gần4 lần so với cách đây 20 năm) Cùng với sự phát triển của kinh tế Nhật, vị trí đồng Yênngày càng có vai trò lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới, đặc biệt các nước trong khu vựcChâu Á Thái Bình Dương.
Năm 1997-1998 nên kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nặng nề, chỉ riêng 6 tháng đầunăm 1998 đồng Yên Nhật bị mất giá 15% so với đồng đô la Mỹ Sự mất giá của đồng YênNhật đe dọa kinh tế đối ngoại của nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Ba năm gần đây 2006-2008, kinh tế Nhật Bản đã bước ra khỏi trì trệ kéo dài vàtăng trưởng ở mức 2-3% và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Hoa Kỳ Đồng Yên Nhậtlên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ đã tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩucủa Nhật Bản.
3 Đồng Bảng Anh (GBP)
Cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh,đồng Bảng Anh là đồng tiền mạnh được đảm bảo bằng vàng và được tự do chuyển đổi.Nhưng ngày nay sau nhiều năm liên tục nền kinh tế Anh bị suy thoái thì uy tín và vai tròcủa đồng Bảng Anh trên thị trường tiền tệ thế giới bị giảm sút, đặc biệt từ khi đồng BảngAnh rút ra khỏi hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) Từ năm 2000 đến 2008 đồng Bảng Anhlên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ , thời điểm cao nhất vào tháng 11/2007 tỷ giáUSD/GBP là 2.0907, và đến nay GBP mất giá so với USD.
4 Đồng Euro (EUR)
Thập niên 70 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, hệ thống bản vị lấyvàng làm gốc bảo đảm giá trị tiền tệ bị xóa bỏ, 2 nước Đức và Pháp đề xuất thành lập ‘hệthống tiền tệ Châu Âu ‘ lập ra tiền tệ thanh toán chung của 9 nước thành viên EEC lúc bấygiờ gọi là đồng ECU ( European Currency Unit) Đồng Ecu được hình thành năm 1979 từnhiều đồng tiền tệ của các nước hội viên theo phương pháp rổ tiền tệ Chức năng nhiệmvụ của đồng Ecu lúc bấy giờ tương tự như đồng SDR, nó chỉ là một chỉ số cho biết tỷ giáchuyển đổi giữa các đồng tiền của các quốc gia thuộc EMU (liên minh tiền tệ kinh tế)
Trang 8Năm 1995 tại hội nghị thượng đỉnh Madrid quyết định cho ra đời đồng Euro thaythế đồng Ecu Tháng 5/1998, tại Bruxell, Hội đồng Châu Âu đã công bố sự ra đời liênminh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (EMU) gồm 11 nước thành viên , thành lập Ngân hàngtrung ương Châu Âu chính thức chịu trách nhiệm vận hành một chính sách tiền tệ chungcủa Liên minh từ ngày 1/1/2009 Từ ngày 1/1/1999, đồng Euro chính thức đi vào lưu hànhvới đầy đủ tư cách của 1 đồng thực, chung và duy nhất cho 11 quốc gia thuộc EMU Từtháng 1/2000, Hy Lạp là thành viên thứ 12 gia nhập EMU Tuy nhiên các giao dịch bằngđồng Euro chỉ giới hạn trong các giao dịch ngân hàng không dùng tiền mặt đối với tất cảcác nước thành viên.
Giai đoạn từ 1/1/1999 đến 1/1/2000 là giai đoạn chuyển đổi của đồng Euro tronglưu thông không dùng tiền mặt, được tiến hành thông qua tỷ giá chuyển đổi song phươngcố định vĩnh viễn từ các đồng bản tệ thuộc 12 nước thành viên sang Euro Từ ngày1/1/2002, đồng Euro được chính thức đưa vào lưu thông Khoảng 60 tỷ đồng tiền giấy và37 tỷ tiền xu đã được phát hành trên khắp 12 nước thuộc khu vực EMU Công cuộc đổitiền đã được diễn ra liên tục trong 6 tháng và kết thúc vào 30/6/2002 Trong vòng 6 tháng,tại 12 nước thuộc khu vực đồng tiền trong lưu thông tiền tệ : đồng bản tệ và đồng Euro.Tuy nhiên các đồng bản tệ chỉ được coi là một biểu hiện khác của đồng Euro Kể từ ngày1/7/2002, các đồng bản tệ của 12 nước thành viên đã kết thúc lịch sử tồn tại của mình, rútkhỏi lưu thông và chính thức nhường chỗ hoàn toàn duy nhất cho đồng Euro lưu hành hợppháp Đến nay đồng Euro đã chính thức tồn tại ở 16 quốc gia và sử dụng không chínhthức tại 3 quốc gia.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự trữ ngoại tệ của thế giớiở đồng Euro liên tục gia tăng : năm 2001 là 13%, năm 2002 là 16,4%, năm 2003 là18,7%, tháng 9/2007 là 26,4%3 Sự ra đời của đồng Euro làm thay đổi cục diện của cácđồng tiền mạnh trên thế giới, làm cho hoạt động tài chính và thương mại thế giới ít lệthuộc hơn vào đồng đô la Mỹ
Phần II: TỶ GIÁ JPY/USD
3 GS, TS Võ Thanh Thu, Giáo trình Quan hệ tài chính quốc tế, NXB Thống Kê 2008, trang 385
Trang 92.1 Diễn biến tỷ giá JPY/USD giai đoạn 2005 đến nay và những nguyên nhân
Biểu đồ 2 1: Tỷ giá JPY/USD từ năm 2005 đến nay
Căn cứ vào biểu đồ trên có thể phân diễn biến tỷ giá thành các giai đoạn như sau:Năm 2005 - 6/2007: tỷ giá có xu hướng chính là tăng
Từ tháng 7/2007 - 3/2008: xu hướng chính là tỷ giá giảm mạnhTháng 7 – 8/2007: tỷ giá giảm mạnh
Trang 10đối của nền kinh tế Mỹ và chênh lệch lãi suất ngắn hạn với đồng EUR và JPY, đồng USDđã tăng giá trở lại Đầu tháng 1/2005, tỷ giá JPY/USD đạt mức thấp nhất là 101,67 nhưngngay sau đó đồng Yên lại giảm giá so với đồng Đôla Tỷ giá JPY/USD liên tục tăng.Ngày 21/7, đồng Nhân dân tệ CNY được định giá lại so với đồng USD Từ năm 1997 đếnngày 21/7/2005, đồng CNY luôn được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28CNY/USD Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), CNY đã bịgiảm đi đến 40% giá trị thực tế của nó, điều này đã tạo môi trường kinh doanh khôngcông bằng, thiếu tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Mỹ Trung Quốc trở thành“miếng nam châm” hút một lượng lớn ngoại tệ trên thế giới Trước tình hình này, Mỹ vàcác đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để buộc đồng nhân dân tệphải tăng giá Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá xuống còn 8,11CNY/USD Trong khi đó, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nhật trên thịtrường thế giới Khi Trung Quốc định giá lại hoặc thả nổi giá trị của đồng Nhân dân tệ(tức là cho phép đồng tiền này cao hơn và gần với giá trị thực tế hơn) xúât nhập khẩu củaNhật sẽ cạnh tranh được tốt hơn trên thị trường Mỹ và đồng tiền Nhật sẽ tăng giá TrungQuốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản hiện nay, chiếm 20.1% tổng thươngmại của Nhật năm 2004 đạt 206.56 tỷ USD và là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trườngNhật Bản Những đại công ty của Nhật Bản cũng bành trướng rất nhanh vào thị trườngTrung Quốc Năm 2004, Nhật Bản đã đầu tư 66,6 tỷ USD vào Trung Quốc; 50% tổngxuất khẩu của Nhật Bản là cho thị trường Trung Quốc Do vậy, việc điều chỉnh tỷ giáCNY/USD làm tỷ giá JPY/USD cũng giảm tạm thời Tuy nhiên ngay sau đó đã tăng trởlại Đến tháng 12, tỷ giá JPY/USD đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2003, ở mức 121,40, vàgiảm đến 16% so với mức 101,67 hồi đầu tháng 1
Đặc biệt, khi FED tăng lãi suất cơ bản lên 5% vào ngày 10/5/2006, thị trường đã cónhững phản ứng trái chiều so với trước đây: USD mất giá, JPY cũng như các ngoại tệkhác đều lên giá Trong khi FED liên tục tăng lãi suất cơ bản thì Ngân hàng trung ươngNhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp (0%) Trên lý thuyết, khi chênh lệch lãi suất giữaMỹ và Nhật càng gia tăng thì tỷ giá JPY/USD cũng tăng theo Các nhà đầu tư sẽ vay ở thịtrường Nhật với lãi suất thấp để đầu tư vào Mỹ nhằm hưởng mức lợi suất cao hơn Điềunày tạo nên trạng thái “carry trade” trên thị trường Tuy nhiên vào thời điểm này, thay vìtăng giá, đồng USD lại giảm giá do tác động của dự báo là chu kỳ tăng lãi suất cơ bản củaFED đã kéo dài 20 tháng (từ năm 2005) sắp kết thúc Thêm vào đó, thâm hụt tài khoản
Trang 11vãng lai của Mỹ đã ở mức kỷ lục là 224,9 tỷ USD vào Quý IV năm 2005 Trường hợp sựthâm hụt này tiếp tục tăng lên cũng đồng nghĩa với việc đồng USD cần phải được chuyểnđổi nhiều hơn sang các đồng tiền khác để chi trả cho hàng nhập khẩu Trong khi đó, báocáo của Cục Thương mại bán lẻ Mỹ cho thấy doanh số bản lẻ tháng 4 tăng trưởng thấphơn so với tháng 3 (0,5% so với 0,6%), và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.Doanh số bán lẻ chiếm gần một nửa tổng chi tiêu dùng tại Mỹ, trong đó, chi tiêu dùngchiếm tới 2/3 nền kinh tế Do đó, doanh số bán lẻ tăng thấp cũng đồng nghĩa với việc kinhtế Mỹ cần một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng Tính đến ngày10/5, giá USD đã giảm 7,67% so với đồng euro, 9,12% so với đồng bảng Anh và 5,45%so với đồng yên.
Biểu đồ 2 2: Mối quan hệ giữa tỷ giá JPY/USD và chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia
(Nguồn: Reuters Ecowin)
Từ đầu năm 2007, đồng đồng Yên Nhật liên tục giảm giá so với USD với nhữngđợt giảm vào tháng 2 và tháng 6 Tháng 6/2007, tỷ giá JPY/USD là 124.14, cao nhất trongvòng 5 năm liên tiếp JPY tiếp tục đà giảm giá trên thị trường do chịu áp lực bởi sắc xanhcủa thị trường chứng khoán thế giới và sự gia tăng nhu cầu vay vốn ở các ngân hàng Nhậtđể đầu tư vào những tài sản có tỷ suất sinh lợi cao (do chi phí vay vốn giảm) Vốn mangdanh là đồng tiền “carry trade” (được vay do có lãi suất thấp để đầu tư vào các tài sản có
Trang 12tỷ suất sinh lợi cao hơn) nên khi các nhà đầu cơ dự đoán chính xác Ngân hàng Trungương Nhật Bản có ý định giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng JPY (0,25%/năm), làn sóng vayđồng JPY trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, từ đó gây ra áp lực khiến đồng tiền này giảmgiá liên tục trên thị trường
Giai đoạn từ tháng 7/2007 đến tháng 3/2008
Trong 2 tháng 7 và 8 năm 2007, đồng Yên Nhật liên tục tăng với tốc độ nhanh sovới USD, cụ thể 2/7/2007 tỷ giá JPY/USD đạt: 123.3959 đến ngày 13/8/2007 tỷ giá rơixuống mức kỉ lục là 113.9991 Đây là mức giá cao nhất của đồng Yên so với USD kể từtháng 4/2007, tuy nhiên so với cùng kì năm 2006 Yên hiện vẫn đang giảm giá
Nguyên nhân chính tác động đến tỷ giá JPY/USD trong thời gian này là do khủnghoàng của nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư vào đồng Yên Nhật.Cụ thể: Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, kinh tế Mỹ đang phục hồi kém khảquan, chỉ tăng 2%, thấp hơn so với 2.8% dự đoán đầu năm 2007 và so với tốc độ tăng3.3% năm 2006 Hơn nữa, nợ khó đòi của nhiều ngân hàng Mỹ trong việc cho vay cầm cốđể kinh doanh bất động sản đang có dấu hiệu tăng, thị trường bất động sản Mỹ ở mức trìtrệ Theo Hiệp hội kinh doanh bất động sản Mỹ, lượng nhà mới bán ra ở Mỹ tháng 7 giảmso với tháng trước và ở mức thấp hơn so với mức dự đoán của thị trường Thị trường nhàở đã kéo theo thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng, biểu hiện bởi sự sụtgiảm của hàng loạt chỉ số chứng khoán chính của Mỹ Tình trạng khủng hoảng này dẫntới nguy cơ suy thoái khả năng thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài của các thị trường tíndụng của Mỹ, vốn là yếu tố quan trọng giúp nước này bù đắp cho tình trạng thâm hụt cáncân thương mại của mình Lo ngại trước tác động của tình trạng khủng hoảng thị trườngcầm cố thế chấp của Mỹ lan rộng hơn, nhiều công ty Nhật, nhiều nhà đầu tư tăng cườngchuyển vốn từ USD sang JPY Thêm vào đó, sự sụt giảm trên thị trường chứng khoánchâu Á đã thúc đẩy các nhà đầu tư cắt giảm việc tận dụng vay đồng Yên với lãi suất thấp,tăng cường bán ra đồng Đôla Mỹ và các đồng tiền có lợi tức cao hơn đồng Yên Nhật.Diễn biến này cũng hỗ trợ cho sự tăng giá của đồng JPY
Hai tháng sau đó 9/2007 và 10/2007 tỷ giá JPY/USD chuyển hướng tăng nhẹ từ113.3401 lên 116.918, khiến đồng Yên Nhật giảm giá trở lại so với USD.
Trang 13Nguyên nhân chính được cho rằng sau sự can thiệp của FED và ECB giúp thịtrường chứng khoán Mỹ phục hồi phần nào và làm lắng dịu các lo ngại về thị trường tàichính toàn cầu Các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư trở lại vào đồng đôla Mỹ
Biểu đồ 2 3: tăng trưởng GDP của Mỹ và Nhật Bản từ tháng 7/2007 đến tháng 3/2008
(Nguồn: www.tradingeconomics.com)
Sau khi tỷ giá JPY/USD tăng đến đỉnh điểm vào tháng 10/2007 thì tỷ giá nhữngtháng sau đó bắt đầu tụt giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2007 đến tận tháng 3năm 2008 Cụ thể như sau: tháng 11/2007 tỷ giá đạt 108.1783, sau đó tiếp tục giảm còn106.9977 vào tháng 1/2008, đến tháng 3/2008 tỷ giá đã rơi xuống mức thấp đáng kể chỉ ở
Trang 14mức 99.2064 Sở dĩ đồng Yên Nhật tăng giá trở lại và đạt ở mức cao nhất so với năm2007 do sự can thiệp của ECB và FED đến nền kinh tế Mỹ vẫn bị hạn chế bởi các yếu tốkhác nên chưa thể đem lại sự phục hồi hoàn toàn cho kinh tế Mỹ Cụ thể, lãi suất USD lúcnày đang ở mức quá cao và khó có thể điều chỉnh tăng thêm nhiều nữa để giúp đồng USDtăng giá trở lại Trong khi đó, chính phủ Mỹ lại khó có thể tăng cao lãi suất trái phiếu dàihạn, vì như vậy sẽ gây ra rủi ro lớn cho thị trường bất động sản Thứ hai, đồng USD sẽtiếp tục bị mất giá do cán cân thương mại Mỹ ngày càng bị thâm hụt nặng nề và chưa cótín hiệu phục hồi Thứ ba, các ngân hàng trung ương châu Á giảm mua vào lượng USD đểdự trữ Trên thực tế các ngân hàng này đã chuyển sang mua EUR thay thế, nhằm đa dạnghóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình Với các nguyên nhân trên, nhu cầu đồng USD trênthị trường tài chính quốc tế tiếp tục giảm sút mạnh trong dài hạn, đồng thời giá trị củađồng USD so với các đồng tiền mạnh khác cũng giảm theo Vì vậy, sự tăng trưởng đầu tưtrở lại vào đồng Yên Nhật của các công ty tài chính và nhà đầu tư trên thế giới là tất yếu.
Sau một giai đoạn tỷ giá USD/JPY liên tục trượt dốc, chạm mức thấp nhất tronghơn một thập kỷ 99.21 JPY/USD, tỷ giá giữa Yên Nhật và Đô la Mỹ trải qua một giaiđoạn tăng từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 2008
Bảng 2 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Mỹ công bố trong quý 2 năm 2008
Chỉ tiêu kinh tếThực tếDự báoKỳ trướcTỷ lệ thất nghiệp 4.8% 5.0% 4.9%
Cán cân thương mại (tỷ
Trang 15khăn như lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất châu Âucũng đáng báo động, tình trạng thất nghiệp gia tăng… Điều này khiến cho đồng Đô la trởnên hấp dẫn hơn, có uy tín cao hơn đối với các nhà đầu tư, dẫn đến cầu về USD tăng làmtỷ giá tăng Ngày 15/08/2008, tỷ giá JPY/USD đạt mức 110.56.
Cùng với đó, giá dầu và vàng trong giai đoạn này có xu hướng giảm Diễn biến xấucủa thị trường tài chính Mỹ ngày càng gia tăng trong quý III/2008, đồng thời sự suy giảmkinh tế ngày càng lan rộng tại nhiều nước, hiện tượng tích trữ dầu nhằm mục đích đầu cơdiễn ra rộng rãi trong khoảng thời gian trước giờ đã phản tác dụng, đẩy giá dầu tụt dốc.Đối với vàng, cầu cũng giảm do tăng trưởng các nước chậm dần lại, đơn cử như nhu cầutừ Ấn Độ, một trong những quốc gia có nhu cầu lớn về vàng không còn được như trước.
Biểu đồ 2 4: Giá vàng và dầu qua các năm
(Nguồn: theoildrum.com)
Nhìn chung giai đoạn tăng của tỷ giá USD/JPY là theo xu hướng chung xuất pháttừ cầu về Đô la tăng.
Trang 16Tuy nhiên trong quý cuối năm 2008, áp lực lạm phát đối với các nền kinh tế đãsuy giảm, chính sách nới lỏng tiền tệ để đối phó với suy thoái kinh tế là xu hướng chủ đạotại hầu hết các nước trên thế giới Ngày 29/10/2008, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) raquyết định giảm lãi suất cho vay USD xuống còn 1% Điều này làm USD trở nên hấp dẫnhơn với các nhà đầu tư so với các đồng tiền trừ đồng Yên Nhật
Biểu đồ 2 5: Lãi suất của Mỹ và Nhật Bản nửa cuối năm 2008
(Nguồn: http://www.tradingeconomics.com)
Ngày 1/11/2008, Nhật Bản hạ lãi suất đồng Yên xuống 0.3%, vẫn giữ nguyên vị trínước phát triển có lãi suất thấp nhất thế giới Như vậy, so với USD, JPY vẫn có mức hấpdẫn hơn trong việc đầu tư tư nhân Lãi suất USD tiếp tục giảm trong suốt giai đoạn cuốinăm 2008 Đến ngày 16/12/2008, lãi suất được FED công bố là 0 – 0.25%, tiếp đó trongtháng 12/2008, Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng công bố lãi suất với đồng Yên Nhật
Trang 17là 0.2% Có thể thấy Nhật Bản luôn duy trì mức lãi suất thấp hơn Mỹ, và trong giai đoạnnày, mức lãi suất thấp này làm tỷ giá JPY/USD giảm nhanh Tháng 12/2008, tỷ giá xuốngmức thấp nhất 89.45.
Có thể thấy trong giai đoạn còn lại - 2009 và nửa đầu 2010, xu hướng chung là tỷgiá đi xuống Diễn biến tỷ giá trong thời điểm năm 2009 và nửa đầu năm 2010 có nhiềuđiểm tương đồng:
Bảng 2 2: Một số chỉ tiêu kinh tế theo quý của Mỹ và Nhật Bản năm 2009 và nửa đầu2010
QuýChỉ tiêu
(Nguồn: tổng hợp từ http://stats.oecd.org và http://www.tradingeconomics.com)
Nhìn vào bảng, có thể thấy trong quý đầu của năm 2009 và 2010, nền kinh tế Mỹcó những tín hiệu tốt Đối với năm 2009, việc ông Barack Obama nhậm chức tổng thốngMỹ vào giữa tháng 1, lập tức thông qua các gói kích cầu và giải pháp cho kinh tế Mỹ đãcó tác động nhất định tới kết quả kinh tế và khiến đồng USD lên giá trong bối cảnh kinh
Trang 18tế Châu Âu đang khó khăn, khiến cho tỷ giá JPY/USD tăng Còn đối với năm 2010, thôngtin hỗ trợ cho đà tăng của đồng USD là trong quý 4/2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)của nước này đã tăng 5.0% và trở thành quý tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 6 nămqua, vượt mức dự báo 4.7% được đưa ra trước đó Thêm vào đó, thông tin về chỉ số PMIChicago và niềm tin tiêu dùng cũng là tác nhân cổ vũ cho sự tăng giá của đồng USD.Chicago Purchasing Manager từ mức 58.7 trong tháng 12 đã tăng lên 61.5 điểm trongtháng 1 còn niềm tin tiêu dùng cũng tăng 2 điểm từ mức 72.8 lên 74.4 trong kỳ báo cáo.Trên thị trường chứng khoán, sự thất vọng đối với cổ phiếu khối công nghệ, năng lượngvà nguyên liệu cũng khiến thị trường rời bỏ xu hướng kinh doanh rủi ro để trở về vớiUSD Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản tuy có những bước cải thiện nhất định nhưng chưaấn tượng do hiện tượng giảm phát vẫn còn trong thời gian này và tăng trưởng GDP chưacao.
Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài do các yếu tố khiến tỷ giá tăng chỉ trongngắn hạn Xu hướng giảm được quyết định bởi việc đồng Yên tiếp tục tăng giá Hiện nayJPY đã lên mức cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây và tăng hơn 40% kể từ đầu cuộckhủng hoảng đến nay Sự mạnh lên này không bắt nguồn từ sức mạnh của kinh tế nội địaNhật Thay vào đó, sự mạnh lên của đồng Yên là sản phẩm của tiền đầu tư từ lĩnh vực tưnhân và nhà đầu tư quốc tế.
Biểu đồ 2 6:Chênh lệch lãi suất LIBOR 3 tháng bằng USD và JPY qua các năm
Trang 19(Nguồn: Thomson Reuters)
Nhìn vào biểu đồ chênh lệch lãi suất của đồng USD và JPY có thể thấy trongkhoảng thời gian 2 năm trở lại đây, khoảng cách lãi suất giữa hai đồng tiền này dần đượcthu hẹp Điều này làm cho hoạt động “carry trade” khó đem lại được lợi nhuận cho nhàđầu tư Như vậy, nguyên nhân quan trọng khiến cho đồng Yên Nhật lên giá trong giaiđoạn này cũng tương tự như giai đoạn trước, các nhà đầu tư trước đây vay JPY với lãisuất thấp để mua tài sản, kinh doanh bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) hưởng lãi suất caohơn Khi chênh lệch lãi suất không còn đáng kể, cơ hội kiếm lợi trở nên khó khăn khiếncho các nhà đầu tư đồng loạt bán tài sản, mua JPY để hoàn trả khoản vay Điều này dẫnđến cầu về Yên Nhật càng tăng cao và làm đồng Yên Nhật tăng giá
Sự can thiệp từ Trung Quốc cũng là một nguyên nhân khiến JPY tăng giá Theo sốliệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, Trung Quốc đã tăng cường mua trái phiếu chính phủ Nhậtlên 6,2 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2010, cao gấp đôi con số kỷ lục vào năm 2005.Nửa đầu năm 2010, Trung Quốc liên tiếp tăng cường mua trái phiếu chính phủ Nhật.Trong tháng 6, Trung Quốc tiếp tục mua 456,4 tỷ Yên (5,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủNhật Tháng 5/2010, lượng trái phiếu Nhật mà Trung Quốc mua đạt 735,2 tỷ yên Việcmua trái phiếu của Trung Quốc càng làm nhu cầu về Yên Nhật trở nên nóng hơn
Hơn nữa, đà tăng của Yên Nhật trong giai đoạn này được duy trì một phần do cácnhà chức trách Nhật Bản không có chính sách can thiệp vào tỷ giá Bộ trưởng Tài chínhNhật tuyên bố sự tăng giá của đồng Yên sẽ chịu sự chi phối của thị trường đồng thờiNgân hàng Trung ương Nhật Bản cũng không có động thái từ gì sau lần cuối cùng dùngchính sách bán Yên Nhật trên thị trường mở vào năm 2003.
Ngày 14/09/2010, đồng JPY tăng lên mức cao 15 năm sau, tức là tỷ giá JPY/USDcòn 83.022 chiến thắng của Thủ tướng Naoto Kan, tiếp tục đà giảm của tỷ giá JPY/USD.
Nhận xét chung:
Cũng như các tỷ giá khác, tỷ giá JPY/USD cũng chịu tác động không nhỏ củanhững diễn biến kinh tế, chính trị trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng Cuộc khủng
Trang 20hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho đồng Đô la Mỹ trở nên yếu hơn so với tất cả cácngoại tệ mạnh khác, trong đó có đồng Yên Nhật Trước khủng hoảng, tỷ giá JPY/USD giữở mức khá cao Sau khủng hoảng, tỷ giá giảm nhanh chóng Các biến số kinh tế như tăngtrưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát… của hai nước và của các nền kinh tế kháccũng có ảnh hưởng đến sự lên hoặc xuống giá của Đôla Mỹ và Yên Nhật Tuy nhiên, cóthể nói yếu tố tác động mạnh nhất đến diễn biến tỷ giá là sự tăng giảm lãi suất theo cácchính sách tiền tệ của Mỹ và Nhật Bản trong từng giai đoạn Thời kỳ tiền khủng hoảng,với việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản liên tục duy trì mức lãi suất thấp, còn FED lạităng lãi suất nhiều lần làm cho chênh lệch lãi suất giữa 2 nước ở mức khá xa Điều này đãtạo ra trạng thái “carry trade” trên thị trường, khiến tỷ giá JPY/USD luôn giữ ở mức cao.Ở giai đoạn sau, khi FED đã cắt giảm dần lãi suất để vực dậy nền kinh tế sau khủnghoảng, khoảng cách lãi suất đã dần được thu hẹp khiến cho các nhà đầu tư rút dần vốn ởnước ngoài về Đồng thời tình trạng thặng dư thương mại càng làm cho đồng Yên khôngngừng mạnh lên
2.2 Dự báo JPY/USD
2.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP)
Từ năm 2009-2010, Nhật Bản phải đối mặt với tỷ lệ giảm phát kéo dài Theo báocáo của IMF, tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản đến cuối năm 2010 được dự đoán là -1,4%.Song trước dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, các chuyên gia kinh tế và chínhphủ Nhật Bản nhận định tình trạng giảm phát sẽ được cải thiện hơn đến năm 2011 và đạtmức khoảng -0.5%4.
Về tỷ lệ lạm phát ở Mỹ, Cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed cũng công bố vào tháng7/2010 rằng rủi ro lạm phát ở Mỹ sẽ thấp: dự báo lạm phát liên quan đến tiêu dùng sẽ chỉdao động 1% cho đến 1,1%5 trong thời gian tới
Tại thời điểm ban đầu, t=0: 1 JPY = E0 USDTại thời điểm t: 1 JPY = E1 USDTa có sự thay đổi tỷ giá : ∆E = (E1 - E0)/ E0
5 Những dự báo về kinh tế Mỹ, 18/7/2010, từ: http://phapluattp.vn/2010
Trang 21Gọi: П1 : lạm phát tại NhậtП2: lạm phát tại MỹTheo PPP thì ta có:
1.(1+ П1) JPY = E0 (1+ П2) USDNhư vậy
E1 = E0 (1+ П2)/ (1+ П1)
→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (П2 - П1)/(1+ П1)
Để đơn giản cho việc tính toán lấy lạm phát ở Mỹ là 1% Như vậy tính tại thờiđiểm cuối năm 2010, tỷ giá sẽ thay đổi là
∆E = [0,01 – (- 0,014)] / [1 + (- 0,014)] = 2,43 % Đây là mức thay đổi so với thờiđiểm đầu năm 2010.
Ở ngày 4/1/2010, tỷ giá là USD/JPY= 92.41296 Với mức tăng 2,43% thì tỷ giá vàongày 31/12/2010 sẽ là USD/JPY = 90.221
Sang năm 2011, tính tương tự với lạm phát ở Nhật Bản là -0,5% và ở Mỹ vẫn là1%, thì ta sẽ có tỷ giá thay đổi là:
∆E = [0,01 – (-0,005)] / [1 + (- 0,005)] = 1,51%Đây là mức tăng so với thời điểm cuối năm 2010.
→ Tỷ giá ngày 31/12/2011 sẽ là USD/JPY = 88.879
Như vậy so với thời điểm hiện tại, ngày 24/9/2010, tỷ giá đang được giao dịch làUSD/JPY = 84.1964 thì tỷ giá cuối năm 2010 sẽ tăng :
90.221 – 84.1964)/84.1964 =7.16%,
Tỷ giá cuối năm 2011 sẽ tăng : (88.879 – 84.1964)/84.1964 = 5.56%.
2.2.2 Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)
s=USDJPY=X+Interactive#chart1:symbol=usdjpy=x;range=5y;indicator=volume;charttype=line;crosshair=on;ohlcvalues=0;logscale=on;source=undefined
Trang 22Theo báo cáo của FED, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010của kinh tế Mỹ sẽ ở mức 3 - 3,5%, thấp hơn so với ngưỡng 3,2 - 3,7% cũng do cơ quannày đưa ra hồi tháng 4 FED cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở mức 9,5%,trong trường hợp khả quan nhất sẽ giảm xuống còn 9,2% vào cuối năm nay Chínhnguyên nhân này mà FED sẽ có thể tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục0,25% - 0 % để thúc đẩy tăng trưởng sau khi nền kinh tế Mỹ.
Trong cuộc họp diễn ra 14/10/2009, ngân hàng trung ương Nhật Bản đưa ra chínhsách tiền tệ cụ thể về việc duy trì mức lãi suất cơ bản ở mức 0,1% từ năm 2008 đến nay7.
Tại thời điểm ban đầu, t=0: 1 JPY = E0 USDTại thời điểm t: 1 JPY = E1 USDTa có sự thay đổi tỷ giá : ∆E = (E1 - E0)/ E0Gọi : R1: lãi suất tại Nhật Bản
R2: lãi suất tại Mỹ
Theo học thuyết ngang giá lãi suất, tại thời điểm t
1 (1 + R1) JPY = E0 (1 + R2) USA→ E1 = E0 (1 + R2)/ (1 + R1)→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (R2 - R1) /(1 + R1)
Trường hợp lãi suất FED duy trì là 0,25% và Nhật là 0.1%, thì sự biến động tỷ giálà:
Trang 23+ Với lãi suất 0,25% thì tỷ giá giảm về USD/JPY = 92.274 + Với lãi suất 0% thì tỷ giá giảm về USD/JPY = 92.505
So sánh hai tỷ giá này với thời điểm hiện tại là ngày 24/9/2010, USD/JPY =84.1964 thì tỷ giá sẽ tăng lần lượt là 9,59% và 9,87%.
2.2.3 Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật
Đây là đồ thị của tỷ giá JPY/USD theo ngày, giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay.Nhìn vào đồ thị, cùng với việc vẽ đường xu hướng thì từ giai đoạn tháng 5/2010 đến14/9/2010, tỷ giá JPY/USD có xu hướng giảm rõ rệt Đồ thị tỷ giá nằm hoàn toàn trongkênh xu hướng giảm giá
Đặc biệt, trong phiên kết thúc phiên 14/9, tỷ giá JPY/USD giảm sâu về mức 83,08,đây là mức thấp nhất trong hơn 15 năm qua, chạm mức đáy từ tháng 5/1995 (79,75 YEN/1 USD)
Tuy nhiên vào ngay phiên hôm sau 15/9, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiềntệ lần đầu tiên trong 6 năm qua, bán yên ra mua đô la Mỹ vào để ngăn việc tăng giá của
Break out
Trang 24đồng yên Điều này đã giúp tỷ giá JPY/USD tăng điểm mạnh trở lại trong phiên với mộtcây nến candlestick thân rất dài, với sự thắng thế hoàn toàn của bên mua.
Hai phiên tăng điểm tiếp sau, diễn biến tỷ giá đã hình thành nên điểm breakout.Đây là điểm phá vỡ xu hướng giảm của tỷ giá.
Với việc tăng điểm trong 3 phiên vừa qua, xu hướng giảm gần như đã chấm dứt hoàntoàn, đáy 83,08 đã được thiết lập.
Đồ thị tỷ giá đã vượt lên trên 2 đường trung bình MA12, MA25 và tiến sát vào dảibăng trên của Bollinger band Chỉ báo Parabolic SAR cũng đã đổi chiều Như vậy các chỉbáo xu hướng đều đã cho thấy sự kết thúc chu kỳ giảm của tỷ giá, quay trở lại xu hướngtăng ngắn hạn.
Các chỉ báo kĩ thuật cũng đã có những chuyển biến rõ rệt, hai đường tín hiệu RSIvà MFI có xu hướng tăng mạnh trở lại Chỉ báo sức mạnh mua Bull cũng đã đổi chiều.
Trang 25Song ở chỉ báo MACD, vùng cỏ vẫn đang nằm ở dưới, có xu hướng ngắn lại và quay lêntrên Đây là một tín hiệu khá tốt, báo hiệu xu hướng tăng sắp tới của tỷ giá.
2.3 Ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá JPY/USD tới Việt Nam2.3.1.Bối cảnh quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973 Kể từđó, quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực và đặc biệtlà lĩnh vực kinh tế Hai nước đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc từ năm 1999 và NhậtBản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam8
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, ngày 25/12/2008, Hiệp định đối tác kinh tế ViệtNam – Nhật Bản được ký kết, theo đó, hai nước xây dựng lộ trình giảm thuế suất bìnhquân đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước Cụ thể, các mặt hàng như nônglâm thủy sản, khoáng của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế và thuếsuất bình quân đánh vào hàng của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm dần Theosố liệu từ Tổng cục thống kê, sơ bộ 7 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản là thị trường xuấtkhẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 4,15 tỷ USD Việt Namcũng nhập khẩu từ Nhật Bản 4,87 tỷ USD
Về đầu tư, Nhật Bản hiện đứng thứ 3 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vàoViệt Nam Hai nước cũng đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng11/2003 Kể từ năm 1992 đến nay đã là năm thứ 18 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản choViệt Nam vay vốn ODA Nhật cũng là quốc gia luôn ở vị trí dẫn đầu trong số các nhà tàitrợ song phương cho Việt Nam thời gian qua, với tổng số vốn ODA cam kết cho đến cuốiquý 1/2010 đã lên tới hơn 1.394 tỷ JPY.
Với vị trí quan trọng của Nhật Bản trong hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư đếnViệt Nam, những biến động về tỷ giá JPY/VND sẽ có ảnh hưởng lớn đến một số lĩnh vựckinh tế của Việt Nam Theo cơ chế tỷ giá chéo hiện hành, NHNN kiểm soát tỷ giáUSD/VND, tỷ giá của các loại ngoại tệ khác quy đổi gián tiếp theo tỷ giá USD với ngoạitệ đó theo tỷ giá quốc tế Như vậy, biến động của tỷ giá USD/JPY sẽ có ảnh hưởng lớnđến biến động của tỷ giá JPY/USD Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ, theo dự báocủa Standard Chartered, sẽ ở mức 19.900 đồng đối một USD vào cuối năm nay Đến cuối
8 http://asean2010.vn/asean_vn/news/18/2DA7C3/Quan-he-giua-Viet-Nam-va-Nhat-Ban
Trang 26quý 1/2011, một USD có thể đổi được 20.000 đồng và con số này sẽ là 20.800 đồng vàocuối năm 20119 Đồng thời, theo dự báo đồng Yên có thể vẫn ở mức cao so với đồng ĐôlaMỹ, ở mức 90 JPY đổi 1 USD vào cuối năm 201110 Như vậy, cùng với xu hướng giảmgiá của VND so với USD, tỷ giá JPY/VND có thể sẽ tiếp tục tăng.
2.3.2.Ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu
Có thể nói JPY tăng giá là một tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và đang ở vị thế xuất siêu đối vớiViệt Nam Do vậy, khi đồng JPY lên giá sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa ViệtNam tại thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh giá trị và khối lượng xuất khẩu vào một trongnhững thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam góp phần làm tăng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam, đồng thời giúp làm giảm giá trị nhập siêu từ thị trường này ViệtNam xuất chủ yếu sang Nhật là hàng dệt may, máy tính và linh kiện điện tử… nhưng chủyếu vẫn là sản phẩm gia công, giá trị gia tăng thực tế không cao Đồng thời lại nhập khẩutừ Nhật hàng máy móc thiết bị, sản phẩm công nghệ với hàm lượng kĩ thuật cao Thựctế, năm 2009, tốc độ giảm xuất khẩu nhiều hơn tốc độ giảm nhập khẩu; 6 tháng đầu năm2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31% - cao gần gấpđôi tốc độ tăng chung, và bằng tốc độ tăng của nhập khẩu Trong khi đó, nhập siêu từNhật Bản 6 tháng đầu năm là 500 triệu USD Theo dự báo nhập siêu cả năm sẽ thấp hơnmức 1,1 tỷ USD nhập siêu cuả năm trước
Như vậy, cần tận dụng cơ hội tăng giá của JPY để tăng xuất khẩu vào Nhật, đồngthời giảm dần nhập siêu, tiến tới lấy lại vị thế xuất siêu đối với thị trường lớn này Tuynhiên cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào củamặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thịtrường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả Như vậy, đối với hoạtđộng xuất nhập khẩu nói chung và sang Nhật nói riêng, việc duy trì đồng VND yếu để cảithiện cán cân thương mại có thể chưa thực sự mang lại hiệu quả.
2.3.3.Ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư
9 http://ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/Tin-tuc/Nha-dau-tu/2010/09/3BA20220/10 http://www.fbs.com/analytics/news_markets/view/3475
Trang 27JPY tăng giá không hoàn toàn là một dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế ViệtNam Nó đang tạo gánh nặng đối với các khoản vay ODA và thương mại bằng JPY Hiệnnay, Nhật Bản là nước đứng đầu trong các nước và vùng lãnh thổ có lượng vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam Như vậy, nợ thực của Việt Nam tính theo tỷgiá mới cũng sẽ tăng Đi cùng với nguồn vốn tài trợ đó là sự tiếp nhận của nhiều doanhnghiệp Việt Nam, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng… Nhiềudoanh nghiệp đã tiếp nhận vốn để triển khai các công trình lớn như Nhiệt điện Phả Lại,Nhiệt điện Phú Mỹ, Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, quốc lộ 10, quốc lộ 18, cầu Bính…Thông thường, vốn tài trợ có lãi suất ưu đãi, nhưng rủi ro hiện hữu là biến động của tỷgiá Đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ODA của Nhật, tỷ giá tăng sẽ khiến doanhnghiệp phải ghi nhận một khoản chi phí lớn do chênh lệch tỷ giá Một số doanh nghiệpkhi yêu cầu trích lập dự phòng đã san bằng cả khả năng chia cổ tức cho cổ đông Điểnhình trong thời gian qua là Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại (PPC) Năm gần nhất,2009, khoản nợ ngoại tệ tại công ty này là 34,35 tỷ JPY; với mức tăng của tỷ giáJPY/VND trong năm 2009, PPC phải ghi nhận tăng chi phí khoản chênh lệch tỷ giá là540,7 tỷ đồng Một điểm đáng chú ý là khoản vay bằng JPY tại PPC hay tại nhiều doanhnghiệp khác theo nguồn ODA thường có kỳ hạn dài, có từ 5 - 10 năm, thậm chí lên tới 15năm Rủi ro từ biến động tỷ giá theo đó “đeo bám” doanh nghiệp trong một thời gian dài,trong khi khả năng chống đỡ của doanh nghiệp là thụ động, biết trước mà khó tránh.
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng kì hạn,tương lai, quyền chọn hoặc hoán đổi Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các Ngânhàng chỉ được cung cấp 2 sản phẩm: giao dịch mua bán kì hạn ngoại tệ và hợp đồng hoánđổi ngoại tệ, trong đó VND là đồng tiền cơ sở Việc cung ứng các sản phẩm trên, các tổchức tín dụng trong nước đều phải thực hiện tái bảo hiểm với các tổ chức tín dụng nướcngoài ở nước ngoài Tuy nhiên, hạn chế trong cung cấp các sản phẩm này là hạn mức giaodịch kỳ hạn là rất ngắn và đồng VND không có khả năng chuyển đổi cao nên rất khó khăncho các ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm có kỳ hạn lớn hơn 3 và 6 tháng; trongkhi kỳ hạn của các khoản vay ODA của các doanh nghiệp thường là trung và dài hạn 5 -10 năm, thậm chí là 15 năm.
Như vậy, việc không khớp kì hạn khiến cho doanh nghiệp chỉ có thể được bảohiểm một phần rủi ro tỷ giá đối với các khoản vay bằng ngoại tệ của mình Không chỉ với
Trang 28các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ODA, rủi ro tỷ giá JPY/VND tăng cao cũng khiếnnhiều doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các khoản vay thương mại bằng JPY gặp khókhăn Do vậy, để đề phòng những biến động khó lường của tỷ giá JPY/VND, doanhnghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng đến hiệu quả của các khoản vay bằng JPY, hoặc trongtrường sử dụng vốn vay, cần nghĩ đến các công cụ bảo hiểm tỷ giá.
Phần III: TỶ GIÁ GBP/USD
3.1 Diễn biến tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2006 đến nay và những nguyên nhân
Biểu đồ 3 1: Tỷ giá GBP/USD từ năm 2006 đến nay
Trang 29Nguồn: YahooFinance
Dựa vào đồ thị diễn biến chính của tỷ giá BGP/USD trong giai đoạn từ đầu năm2006 đến nay, có thể chia làm các thời kì chính như sau:
1/2006-10/2007: tỷ giá tăng11/2007-7/2008: tỷ giá giảm nhẹ8/2008-2/2009: tỷ giá giảm mạnh3/2009-5/2009: tỷ giá tăng trở lại6/2009-11/2009: biến động tỷ giá12/2009-5/2010: tỷ giá giảm6/2010-nay: tỷ giá tăng trở lại
Giai đoạn năm 2006 đến tháng 10 năm 2007
Do ảnh hưởng từ việc lạm phát tăng dẫn tới NHTW phải nâng lãi suất nhiều lầntrong giai đoạn trên Kinh tế Anh tăng trưởng nhanh và ổn định, cùng với việc lãi suấtbảng Anh tăng cao đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong khi đồng USD có dấu hiệu suy yếuvà không ổn định.
Năm 2006 đồng bảng Anh có xu hướng chung là tăng so với đồng USD Ngân
hàng TW Anh trong năm 2006 đã tăng lãi suất cơ bản tới 3 lần kể từ tháng 8.2005 do longại mức lạm phát tăng kỷ lục trong tháng 12 Tháng 12/2006, thâm hụt thương mại củaAnh ở mức 7,1 tỷ bảng Anh, xuất khẩu giảm 1,2% trong khi nhập khẩu tăng 0,2% Tínhtrong cả năm 2006, thâm hút thương mại của Anh ở mức kỷ lục là 84,3 tỉ Bảng Anh(164,3 tỉ USD) do đồng bảng Anh tăng giá mạnh gây ảnh hưởng tới xuất khẩu.11
Biểu đồ 3 2: Tỷ giá GBP/USD năm 2006
11 U.S Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C 20233
Trang 30(Nguồn: Yahoo Finance)
Trong đầu năm đồng USD giảm giá so với USD là do nỗi lo ngại Ngân hàng
Trung Ương nhiều nước đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của họ, theo đó sẽ giảm đáng kểtỷ trọng USD và tăng tỷ trọng đồng EUR Sự lên giá thất thường của đồng USD so vớicác đồng tiền chủ chốt khác đã tạo tâm lý không thoải mái khi nhiều ngân hàng TrungƯơng đang nắm giữ tỷ trọng lớn các giấy tờ có giá bằng đồng USD trong dự trữ ngoại tệ.Do vậy trong ngày 30 tháng 4 năm 2006, GBP/USD = 1,7685
Ngày 22 tháng 6 Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương Anh đãthông qua quyết định về giữ nguyên mức lãi suất 4,5%12 , mặc dù đã có những lo ngại vềnguy cơ lạm phát Lạm phát của Anh trong năm 2006 vào tháng 6 là 2,5% và có lúc đạtđến xấp xỉ 3% vào tháng 12 trong khi con số trong cả năm là 2,3335% cách khá xa so vớimức 2,0% mà chính phủ đặt ra
Nguyên nhân của việc lạm phát tăng là do giá điện và giá xăng dầu liên tục leotháng trong năm này Ngoài ra, giá nhập khẩu biến động và công suất các nhà máy trongnước hạn chế cũng là những nhân tố không kém phần quan trọng để gây áp lực lên tỷ lệlạm phát
Do những quyết định nâng lãi suất của ngân hàng TW Anh khiến có NHTW cácnước tăng dần lượng ngoại hối dự trữ của mình bằng đồng bảng Anh thay thế cho đồngYên Nhật như trước do bị hấp dẫn xét về khía cạnh tiền gửi Theo thống kê của Quỹ tiềntệ quốc tế (IMF) công bố hôm 10/7, ngân hàng trung ương các nước hiện đang giữ một
12 http://www.bankofengland.co.uk/mfsd/iadb
Trang 31lượng tiền dự trữ bằng đồng bảng Anh trị giá khoảng 115 tỷ USD, tương đương 4% tổngdự trữ ngoại hối của các quốc gia, cao nhất kể từ khi IMF bắt đầu thống kê vào năm 1999.Như vậy, đồng bảng Anh đã chiếm vị trí thứ 3 của Yên Nhật trong số các đồngtiền được chọn lưu trữ nhiều nhất thế giới Hai đồng tiền đứng đầu bảng là USD, chiếm66,3% và EUR, chiếm 24,8% Đồng bảng Anh ngày càng hấp dẫn do lãi suất tiền gửi củanó có khả năng còn cao hơn nữa từ mức 4,5% vào tháng 6, so với các ngoại tệ khác,chẳng hạn mức 2,75% của euro
Ngày 9/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố ngừng tăng lãi suất đồngUSD sau khi đã có chuỗi tăng lãi suất 17 lần liên tiếp trong vòng 2 năm qua (từ tháng
6/2004) Lãi suất cơ bản đồng USD đứng lại ở mức 5,25% Ngay sau khi có thông tin về
quyết định của FED Đồng Euro cũng lập tức lên giá so với đồng USD, tăng 0,15% và ởmức 1,286 USD; đồng Bảng Anh cũng tăng thêm 0,14% trong tỷ giá với đồng USD, bằng1,9096 USD.
Tháng 9, đồng bảng Anh mất giá khoảng 0.5% ở mức 1 bảng Anh = 1.8736 đôla.Nguyên nhân là do những biến động liên quan tới cương vị lãnh đạo của Thủ tướng Anhvà ngày ông rời sở nhiệm Đồng Bảng Anh đang đứng ở mức thấp nhất so với đồng đôlasau khi Thủ tướng Blair từ chối nói rõ ngày về hưu là ngày nào.
Giai đoạn từ 1/2007 – 10/2007
Theo Cục Thống kê quốc gia của Anh (ONS), lạm phát giá cả tiêu dùng tăng 3,1%trong tháng 3/2007 đồng thời tỷ lệ lạm phát giá bán lẻ cũng tăng tới 4,8% Tỷ lệ lạm pháttăng cao trong những tháng đầu năm khiến áp lực phải tăng lãi suất cơ bản của đồng bảng
Anh ngày càng cao Đồng bảng Anh đã lên tới ngưỡng 2 USD lần đầu tiên kể từ năm
1992 trong lúc các nhà đầu tư đặt cược vào tỷ lệ lãi suất bảng Anh sẽ tiếp tục tăng để kìmhãm tốc độ lạm phát Vào ngày 31 tháng 7, 1 đồng bảng Anh tăng ở mức cao nhất là2.0338 Tỷ lệ lãi suất cơ bản trong tháng 4 của Anh ở mức 5,25%.13
Biểu đồ 3.3: Tỷ giá GBP/USD 10 tháng đầu năm 2007
13 1&ExtraInfo=true&Travel=NIx
Trang 32http://www.bankofengland.co.uk/mfsd/iadb/Index.asp?first=yes&SectionRequired=I&HideNums=-Nguồn: YahooFinance
Xu hướng tăng giá của GBP cũng là xu hướng chung của các đồng tiền chủ chốt ởChâu Âu cũng như Châu Á trong khi đồng USD thì lại sụt giá Có nhiều nhân tố ảnhhưởng đến giá các đồng tiền, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của chính sách lãi suất trên khắpthế giới, sự mất cân đối thương mại, những điểm khác biệt về tăng trưởng kinh tế vàchính sách kiểm soát tiền tệ.
Đồng USD đã chịu sức ép trong 4 năm qua do tình trạng thâm hụt tài khoản vãnglai của Mỹ và quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trongnăm qua Gần đây, là những lo ngại về lĩnh vực cho vay thế chấp yếu, gây tác động tiêucực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới này Một nhân tố khác cũng có tác động đồng thờilên đồng USD là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đồng USD yếu đã kích thích luồngvốn lớn từ nước ngoài đổ vào Mỹ Nhờ vào việc đồng bảng Anh có sức mua mạnh, Anhcó thể đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư và mua lại các công ty Mỹ Năm 2000, châu Âu đãđầu tư 125 tỷ USD vào Mỹ dưới dạng FDI Năm 2006, con số này đã giảm xuống chỉ còn122 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2007 mới chỉ có 12,1 tỷ USD được giải ngân tronglĩnh vực này Trong khi đó, luồng FDI từ Mỹ sang châu Âu đã tăng từ 77 tỷ USD năm2000 lên 127 tỷ USD năm 2006, và trong 6 tháng đầu năm 2007, con số này cũng đã đạt85 tỷ USD Như vậy, tính từ năm 2006 đến nay, dòng vốn FDI có xu hướng chảy từ Mỹsang châu Âu Và xu hướng này cũng đã được kiểm chứng trên phạm vi toàn cầu khi màtrong 6 tháng đầu năm 2007, lượng vốn FDI vào Mỹ là 85 tỷ USD, trong khi lượng vốnchạy ra khỏi Mỹ lại lên tới 150 tỷ USD Thêm vào đó là cán cân tài khoản vãng lai bị
Trang 33thâm hụt từ năm 1989 khiến cho các luồng tài chính phải chịu sức ép không thuận lợi củaviệc đồng USD mất giá.
Đồng USD đang chịu sức ép từ việc giá dầu mỏ gần tiến tới ngưỡng 100USD/thùng và việc các nhà đầu tư đang xem vàng là tài sản đầu tư hấp dẫn Bên cạnh đó,cũng đã xuất hiện những dấu hiệu về một cuộc khủng hoảng tài chính mới lan rộng trongnền kinh tế Mỹ do các ngân hàng tiếp tục thắt chặt các điều kiện cho vay đối với cáckhoản vay thế chấp, các khoản nợ mua ô tô và các khoản vay tiêu dùng.
Trong khi đó, đồng bảng Anh có lãi suất hấp dẫn các nhà đầu tư ở mức trên 5%trong năm 2007 dẫn đến việc tăng giá đồng tiền ở nước này Tăng trưởng kinh tế cũnglàm gia tăng nhu cầu đối với tiền tệ và nâng giá trị đồng tiền Trong năm 2007, GDP củaAnh đã tăng 3,1% so với năm 2005 Đồng bảng Anh tăng mạnh chính là do tình trạngphục hồi chắc chắn của nền kinh tế Anh cũng như tỷ lệ lạm phát tưởng đối cao và mức lãisuất hấp dẫn.
Tháng 11/2007 – tháng 7/2008
Lạm phát ở Anh bắt đầu tăng cao từ tháng 10 năm 2007 ở mức 2,0349% và xuhướng tăng vẫn tái diễn cho đến năm 2008 Trong cả năm 2008, mức lạm phát là 3,6132%- một mức lạm phát cao đủ khiến cho Anh nói riêng và cả châu Âu nói chung phải chùntay.
Biểu đồ 3.4: Tỷ giá GBP/USD từ tháng 11/2007đến tháng 7/2008
Nguồn: YahooFinance
Trang 34Ngày 10/01/2008 Ngân hàng Trung Ương Anh đã quyết định giữ nguyên lãi suấtcơ bản ở mức 5,5% do lo ngại tình trạng lạm phát gia tăng Trong tháng 12.2007 Ngânhàng TW Anh đã tiến hàng đợt cắt giảm lãi suất 0,25% nhằm tạo cú hích lớn đối với nềnkinh tế Anh Thâm hụt thương mại của Anh tiếp tục tăng trong tháng 11/2007 bất chấpđồng bảng Anh suy yếu so với các ngoại tệ khác Tăng trưởng kinh tế ở Anh có dấu hiệuchậm lại ở mức 2,3%/năm.
Các quyết định về giữ nguyên lãi suất của BOE đã khiến đồng bảng Anh rớt giámạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác Ngày 31/01/2008 tỷ giá GBP/USD xuống mức1.9698 Đến tháng 1 năm 2008 đồng bảng Anh đã mất giá tới 6% so với USD kể từ đầutháng 7 năm 2007, mức mất giá kỷ lục trọng vòng 26 năm qua
Một nguyên ngân nữa khiến đồng bảng Anh mất giá là các nhà đầu tư quan ngại vềtình hình kinh tế của nước Anh Vào thời điểm này, nền kinh tế bị chững lại là xu hướngchung và vấn đề kinh tế mà Anh gặp phải cũng không khác gì Mỹ
Giai đoạn từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009
Biểu đồ 3 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD T8/2008- T3/2009
Nguồn: Yahoo Finance
Sau khi bắt đầu có xu hướng giảm giá từ tháng 11/2007, đến tháng 8/2008, đồngbảng Anh bước vào giai đoạn rớt giá mạnh so với USD, chạm đáy ở mức thấp kỷ lục là1,3723 vào ngày 10/3/2009 Trong giai đoạn này, NHTW Anh liên tục cắt giảm lãi suất từmức 5% vào tháng 8/2008 xuống tới mức 2% vào tháng 12/2008 để hỗ trợ nền kinh tế.
Trang 35Các báo cáo về chỉ số thất nghiệp gia tăng một cách đáng kể, đạt mức cao kỷ lục trongvòng 16 năm trở lại đây, thị trường bất động sản ế ẩm, báo cáo GDP quí III giảm0.5%14, là những dấu hiệu rõ ràng về sự suy thoái của nền kinh tế Anh, khiến cho cácnhà đầu tư lo lắng
24/10/2009, đồng bảng đã rớt giá với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1992, giảm25%15 giá trị so với USD sau khi thống đốc ngân hàng Trung ương Anh (BoE) MervynKing đưa ra những nhận xét không mấy khả quan về nền kinh tế, và Thủ tướng AnhGordon Brown cũng đã chính thức xác nhận rằng suy thoái kinh tế đang diễn ra nhanhchóng hơn nhiều so với mức dự báo của các chuyên gia Điều này đã gia tăng quan ngạirằng Anh chính là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàncầu Trên thị trường ngoại hối, các nhà đầu tư liên tiếp bán ra đồng bảng để cắt lỗ, đồngthời chuyển sang đầu tư vào một đồng tiền ít rủi ro là Đô la Mỹ Ngoài ra, lạm phát tạiMỹ có xu hướng giảm nhanh và đến đầu năm 2009 thì đã chạm mốc 0%, trong khi tạiAnh chỉ số lạm phát chỉ giảm tương đối Tất cả những điều này đã làm cho GBP rớt giá sovới USD, khiến cho tỷ giá GBP/USD chạm đáy ở mức kỷ lục
Bảng 3 1: Số liệu lạm phát tại Anh và Mỹ năm T7/2008-T3/2009
h 4.4 4.7 5.2 4.5 4.1 3.1
Mỹ 5.6 5.4 4.9 3.7 1.1 0.1 0.0 0.2 -0.4
Nguồn: TradingEconomic.com
Bảng 3 2: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2008 - 2009
Đơn vị: triệu USD
ThángXuất khẩuNhập khẩuNet
14 Office for National Statistics report.
15 “Sterling falling at fastest rate since Black Wednesday”,Graeme Wearden, 24/10/2008, The Guardian.
Trang 36Biểu đồ 3 6: Diễn biến tỷ giá GBP/USD T3/2009- T5/2009
Nguồn: Yahoo Finance
Bắt đầu từ giữa tháng 3, tỷ giá GBP/USD đã bắt đầu tăng trở lại trước những thôngtin về thị trường nhà đất ở Anh có dấu hiệu phục hồi Lòng tin của người tiêu dùng ở Anhđang ở mức cao nhất trong cả năm, đảo ngược với xu thế thấp điểm trong suốt khoảngthời gian trước đây Thêm vào đó, giá nhà đất, vốn bị thua lỗ và sụt giảm trong cả quí 3,
Trang 37quí 4 năm trước, nay đã tăng lên (tăng 1.2%16 vào tháng 5), trái ngược hẳn với dự báo củacác chuyên gia Điều này góp phần củng cố lòng tin của người dân với thị trường trongnước, đồng thời tăng tính hấp dẫn của đồng bảng Anh Trong giai đoạn này, cán cânthương mại của Mỹ với Anh vẫn thâm hụt, nghĩa là nguồn cung USD vào Anh vẫn đangtăng, điều này cũng góp phần làm cho tỷ giá GBP/USD trong giai đoạn này tăng lên.
Bảng 3 3: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2009
Đơn vị: triệu USD
ThángXuất khẩuNhập khẩuNetTháng 1/2009 3,539.3 4,282.7 -743.4
Trang 38Nguồn: Yahoo Finance
Qua biểu đồ ta có thể thấy, vào nửa đầu năm 2009 tỷ giá GBP/USD đã có xuhướng tăng tuy nhiên từ tháng 6/2009 đến tháng 11 tỷ giá lại chững lại và giao động nhỏtrong khoảng 200 pip hay giao động trong khoảng 1.6366 đến 1.6539 Trong giai đoạnnày tỷ giá ở mức thấp nhất vào tháng 10 tại 1.61854 và đạt mức cao nhất vào tháng 8 ở1.65421, chênh lệch giữa 2 tháng này là 356.7pip, kết quả này không phải là sự giao độnglớn vì GBP/USD là một cặp tỷ giá có sự biến động rất mạnh mỗi lần giao động lên tớihàng trăm pip.
Nguyên nhân do sự chững lại của GBP/USD trong giai đoạn này đầu tiên phải kểđến là do nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, tiêu biểu là khu vực các nước mới nổiChâu Á và Mỹ; tại Mỹ, sản xuất công nghiệp đã chạm đáy và đang bắt đầu một chu kỳmới; niềm tin kinh doanh và tiêu dùng đã được cải thiện; thị trường bất động sản cũng đãổn định hơn Các nhân tố hỗ trợ cần thiết cho quá trình khôi phục tăng trưởng là chínhsách tài khóa hiệu quả và các nỗ lực hỗ trợ thị trường tài chính, phản ứng lành mạnh củathị trường tài sản, sự tăng trở lại của hoạt động tồn kho và các đơn hàng về ô tô và hàngtiêu dùng lâu bền Tuy nhiên trái ngược với nó là sự phát triển dưới mức kì vọng của khốiEU, chỉ tăng 0.1%17 so với quí trước trong quí thứ 4 Thêm vào đó là việc NHTW Anh(Bank of England), trong thời gian này, đã tăng dần lãi suất của trái phiếu chính phủtrung và dài hạn bằng USD lên, đây cũng là một nguyên nhân khiến USD hấp dẫn nhàđầu tư hơn Tuy hấp dẫn hơn so với GBP nhưng xét về tỷ lệ lạm phát 2 nước và cán cânthương mại, ta thấy trong khi lạm phát Mỹ tăng thì lạm phát Anh lại giảm nhẹ
17 Oesterreichische Nationalbank (Austrian Central Bank), Monetary Policy & the Economy, 2010, issue 1, pages 6–25
Trang 39Bảng 3 4: Số liệu lạm phát tại Anh và Mỹ năm T6-T11/2009
Bảng 3 5: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm T6-T11/2009
Đơn vị: triệu USD
ThángXuất khẩuNhập khẩuNetTháng 6 4,200.0 3,752.6 447.4
Trang 40Nguồn: Yahoo Finance
Qua đồ thị trên ta có thể thấy trong giai đoạn từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010,tỷ giá GBP/USD giảm mạnh từ mức thấp cao nhất 1.6239 vào tháng 12/2009 xuống mứcthấp nhất còn 1.4627 vào tháng 5/2010, tương ứng 1612 pip; giai đoạn này tỷ giá giảmtrong khoảng 1100 pip.
Tỷ giá giảm mạnh là do sự ảnh hưởng về lòng tin vào GBP do cuộc khủng hoảngnợ công Hy lạp diễn ra vào cuối năm 2009 và chính thức bùng nổ vào năm 2010 Anh vàHy lạp có một điểm chung là đều là nước có lượng nợ công lớn; Anh có mức nợ công£170.8 bilion trong năm 2009 và dự đoán £167.9 billion18 trong năm 2010, với con sốnày, có thể Anh sẽ vượt qua Hy Lạp trở thành nước có mức nợ công cao nhất liên minhEU; chính vì lý do đó mà các nhà đầu tư dự đoán rằng Anh có thể rơi vào tình trạngkhủng hoảng như Hy lạp và do đó GBP không hấp dẫn các nhà đầu tư; cộng với sự ảnhhưởng của khủng hoảng Hy lạp khiến nền kinh tế khối EU bất ổn dẫn tới các nhà đầu tưchuyển sang nắm giữ USD khiến cho USD hấp dẫn Thêm vào đó là một số tồn tại trongnền kinh tế Anh trong giai đoạn này cũng khiến cho GBP kém hấp dẫn: Thâm hụt thươngmại tăng từ 8.3 tỷ £ lên 9.5 tỷ £ trong Q1/2010; trong đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụđứng yên, nhập khẩu tăng1.4% Tỷ lệ thất nghiệp trong 3 tháng tính đến hết tháng 3/201018 Số liệu và dự báo của IMF