Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn 2006 nay và những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 59 - 69)

4. Đồng Euro (EUR)

4.1. Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn 2006 nay và những nguyên nhân

Biểu đồ 4. 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn từ năm 2006 – nay

Nguồn Yahoo Finance30

Dựa vào đồ thị diễn biến chính của tỷ giá trong giai đoạn từ đầu năm 2006 đến nay, có thể chia làm các thời kì chính như sau:

1/2006-6/2008: tỷ giá tăng

7/2008-10/2008: tỷ giá giảm giá mạnh 11/2008-2/2009: biến đổi bất ngờ của tỷ giá 3/2009-11/2009: tỷ giá tăng giá trở lại 11/2009-5/2010: tỷ giá giảm

6/2010-nay: hồi phục trở lại của đồng EUR

Giai đoạn 1/2006-6/2008

30http://finance.yahoo.com/echarts?

s=EURUSD=X+Interactive#chart7:symbol=eurusd=x;range=20050918,20100911;charttype=line;crosshair=on;ohlcv alues=0;logscale=on;source=undefined

Biểu đồ cho thấy xu hướng lên giá của đồng EUR so với đồng Đôla trong suốt giai đoạn này. Đồng EUR đã tăng 20% so với USD. Tuy nhiên, xu hướng này không đều đặn mà có sự ngắt quãng, dừng lại rồi tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể vào giai đoạn đầu của năm 2007, trước khi có sự tăng vụt với mức 6,5% ở giai đoạn sau, tỷ giá EUR/USD chỉ tăng nhẹ ở mức 3%.

Sự bất cân xứng trong thực trạng kinh tế dẫn đến sự suy giảm của USD. So với các đồng tiền khác, giá trị đồng EUR đã tăng lên đáng kể tuy nhiên giá trị đồng Đôla Mỹ vẫn trong tình trạng suy yếu. Đồng tiền Mỹ đang bị chịu tác động từ sự suy thoái nền kinh tế liên đới tới sự suy giảm giá trị của rất nhiều tài sản khác. Bắt đầu từ giai đoạn đầu của năm 2006, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đã chậm lại thay vào đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong khu vực đồng EUR.

Nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phát triển chậm lại, thể hiện qua thị trường bất động sản trầm lắng, hoạt động lĩnh vực dịch vụ đáng thất vọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Sự suy giảm nền kinh tế Mỹ có nguồn gốc sâu sa từ sự mất cân bằng mà đã tích tụ từ thập kỷ trước; bong bóng tài sản, sự căng phồng của các khoản nợ từ phía các hộ gia đình hay thâm hụt tài khoản vãng lai….Kết quả là, khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có nguy cơ bị suy giảm, ước tính ở thời điểm hiện tại là 2.5-3% thấp hơn so với giai đoạn giữa thập kỷ là 3-3.5%. Các nhà đầu tư ngày càng có cái nhìn bi quan hơn vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và đồng USD không phải là sự lựa chon tốt vào lúc này.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khối sử dụng đồng EUR là hết sức khả quan. Hai nền kinh tế Đức và Pháp, hai đầu tàu của khu vực đồng EUR, có sự phục hồi đáng kể. Tất cả điều này cũng góp phần vào việc nâng đỡ đồng EUR. Các nhà phân tích cho rằng, những số liệu về tốc độ phát triển của các nền kinh tế mà chính phủ các nước châu Âu công bố vừa qua cho thấy sự tăng trưởng mãnh mẽ của các nước này. Điều này càng củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào kinh tế châu Âu và đồng EUR.

Sự bất cân xứng trong nền kinh tế dẫn tới sự vận hành chính sách tiền tệ một cách bất cân xứng. Bất cân xứng tuần hoàn giữa Mỹ và Châu Âu tất yếu dẫn tới chính sách tiền tệ bất cân xứng. Sự phục hổi nền kinh tế châu Âu vào cuối năm 2005 đã cho phép ngân hàng TW của Châu Âu bước vào quá trình điểu chỉnh hướng đến tiêu chuẩn hóa lãi suất, đỉnh cao là 4% vào 6/2007. ECB luôn duy trì lãi suất cơ bản đồng EUR ở mức ổn định, phổ

biến ở mức 3,75%, và có nhiều động thái điều chỉnh tăng lãi suất trong giai đoạn này. Điều này đã khiến cho đồng EUR luôn giữ được giá trị của mình và tăng giá mạnh. Phát ngôn hùng hồn của ECB về vấn đề rủi ro lạm phát đã thể hiện sự kỳ vọng lớn vào tỷ lệ tăng vọt tới đầu năm 2008.

Biểu đồ 4. 2: Lãi suất ở US và European giai đoạn từ 1999-200831

Nguồn: ECB

Trong khi đó để thúc đẩy nền kinh tế, Cục dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất và duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ thì Fed đã có động thái cắt giảm 50bp đầu tiên vào 18/9/2007. Kể từ sau đó, Fed theo đuổi chính sách cắt giảm tỷ giá khá táo bạo, cắt giảm tỷ giá của Fed xuống còn 3% trong tháng 1/2008. Dấu hiệu trên các thị trường cho thấy, quá trình này vẫn còn tiếp diễn, tiếp tục cắt giảm 50- 100bp trong năm 2008. Về mặt tổng thể và theo từng thời kỳ biến động, mức chênh lệch lãi suất dự báo vẫn có lợi cho đồng EUR.

Giai đoạn 7/2008-10/2008

Trong 2 quý đầu năm 2008, sự mất giá của đồng USD so với đồng EUR có vẻ chững lại khi châu Âu bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế khiến cho EUR cũng không còn là đồng tiền an toàn đối với các nhà đầu tư nữa.

Giải thích cho sự mất giá của USD trong giai đoạn này, trong quý III năm 2008, hiện tượng người dân Mỹ bán tháo tài sản, chứng khoán nợ bị giảm giá trị và thắt chặt chi tiêu tiến hành tiết kiệm trở nên phổ biến làm cho cầu Đôla Mỹ tăng, Đôla lên giá. Đầu quý IV, tháng 10/2008, ECB quyết định hạ lãi suất làm cho đồng EUR càng mất giá hơn so với Đôla cho đến cuối tháng 11/2008 (lãi suất giảm dẫn đến đầu tư ra nước ngoài tăng và do đó cầu USD tăng, USD lên giá). Tỷ giả đã giảm về mức thấp kỷ lực EUR/USD = 1,25

Biểu đồ 4. 3: Lãi suất tại Eurpean giai đoạn 6/2008 - 2/2009

Giai đoạn 11/2008-2/2009

Tháng 11/2008, tỷ giá EUR/USD chỉ còn 1 EUR tương đương hơn 1,20 USD, rồi sau đó tiếp tục “nhảy múa” và leo lên mức 1 EUR đổi được hơn 1,50 USD vào tháng 12/2009.

Nguồn: Yahoo finance

Diễn biến tỷ giá trong bối cảnh tình trạng tài chính toàn cầu có những tiến triển và viễn cảnh phục hồi kinh tế thế giới. Những căng thẳng trên các thị trường tài chính và xu thế không chắc chắn cao về triển vọng kinh tế toàn cầu đầu năm 2009 dẫn đến sự tháo ra của carry trades (những giao dịch tiền tệ mà vay đồng tiền có lợi suất thấp và đầu tư vào đồng tiền có lợi suất cao) và dịch chuyển danh mục vốn đầu tư, đóng góp vào biến động tỷ giá song phương. Các nhân tố này cùng với chính sách giảm lãi suất và viễn cảnh không ủng hộ cho sự phát triển của khu vực euro và EU nói chung, góp phần vào sự suy yếu của đồng EUR, được đo lường với tiền tệ của 21 đối tác thương mại quan trọng của khu vực châu Âu, giảm giá hơn 3% trong 2 tháng đầu năm 2009.

Giai đoạn 3/2009-11/2009

(Nguồn: Yahoo Finance)

Tỷ giá hiệu quả của EUR trải qua những dao động với xu hướng tăng trong toàn giai đoạn từ tháng 2 đến hết tháng 11/2009. Tỷ giá từ 1 EUR đổi được 1,2555 USD vào 4/3/2009 và lên đỉnh 1,5120 vào 3/12/2009.

Sau một vài biến động vào tháng 3 và tháng 4, EUR bắt đầu tăng giá vào tháng 5/2009 khi tình trạng thị trường tài chính đang được cải thiện. Sau khi mạnh lên khoảng 5% vào cuối tháng 10/2009, EUR đứng gần về mức đỉnh được ghi nhận vào cuối 2008. Vào 2 tháng đầu năm 2009, EUR giảm giá khoảng 9% so với USD khi những dòng vốn đầu tư vào một vài khu vực thị trường US do một sự giảm lãi suất khu vực phía bên kia đại dương. Sau tháng 3/2009, khi những căng thẳng trên thị trường tài chính bắt đầu dịu bớt dần, EUR bật trở lại so với đôla Mỹ. Cùng thời điểm đó, sự xuất hiện lại của các giao dịch carry trades có lẽ đã được hỗ trợ bởi sự giảm những biến động, dường như đóng góp vào việc suy yếu của đồng Đôla Mỹ. Thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 10, EUR lên giá khoảng 19%. Vào tháng 12, Đôla Mỹ tăng giá so với EUR vào khoảng 4%. Vào 31/12/2009, EUR giao dịch ở tỷ giá 1 EUR đổi được 1.44 USD, khoảng 3.5% cao hơn so với đầu năm 2009 và 2% thấp hơn so với trung bình năm 2008.

Trong tháng 3/2009, EUR đã tăng 7,8% so với USD. Lý giải cho sự lên giá của đồng EUR, các chuyên gia kinh tế đều nhận định một nguyên nhân quan trọng chính là do việc trong thời gian vừa qua FED đã có những động thái mạnh mẽ và quyết liệt để tăng cung tiền trong lưu thông nhằm khuyến khích cho vay, kích thích nền kinh tế như tung ra hàng loạt kế hoạch về các gói kích cầu hay các chương trình mua trái phiếu. Gói kích thích kéo dài hai năm của Mỹ trị giá lên đến 787 tỷ USD tương đương với 6% GDP. Vào tháng

3/2009, cục dự trữ liên bang thông báo bắt đầu chương trình bơm tiền ồ ạt vào lưu thông. Ngân hàng trung ương mua bổ sung 750 triệu đôla những chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (mortgage- backed securities- MBS) nâng tổng lượng MBS nắm giữ lên tới 1,25 nghìn tỉ USD và tăng thu mua nợ cơ quan lên 200 triệu USD (cả hai chương trình này được thực hiện đến cuối quý 1 năm 2010). Một sự mua bổ sung 300 triệu USD chứng khoán kho bạc dài hạn- phương pháp đưa tiền vào lưu thông hàng đầu là giảm lãi suất liên bang từ 0%- 0,25% diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2009.

Chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Euro làm dịch chuyển vốn giữa hai khu vực và như vậy tác động đến tỷ giá song phương. Mặc dù khi lãi suất liên bang Mỹ giảm, ECB cũng thực hiện giảm lãi suất nhưng hết sức thận trọng (lãi suất của EUR vẫn cao hơn lãi suất USD (Fed đã hạ lãi suất xuống gần mức 0%)). Sau một sự cắt giảm 175bp vào quý thứ IV 2008, ngày 5/3, ECB đã hạ lãi suất xuống còn 1,5% từ 2%, mức thấp nhất kể từ tháng 1/1999. Ngày 2/4, ECB tiếp tục hạ lãi suất 25 bp xuống còn 1,25%. Sau đó, lãi suất ngân hàng trung ương ECB được giữ cố định, với lãi suất tái cấp vốn là 1%, lãi suất tiền gửi cơ sở 0,25% và lãi suất cho vay 1,75%.

Ảnh hưởng từ khủng hoảng niềm tin vào vị thế đồng USD và khả năng phục hồi kinh tế Mỹ làm tỷ giá tăng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất cơ bản đồng USD về khoảng 0 - 0,25%. Ngay từ khi FED còn đang áp dụng mức lãi suất mục tiêu 1%, lãi suất qua đêm liên ngân hàng ở Mỹ thực tế đã giảm xuống mức gần 0%. Do đó, quyết định hạ lãi suất của FED không có tác dụng điều chỉnh lãi suất trên thực tế mà chỉ gửi đi một thông điệp tiêu cực về tình trạng kinh tế Mỹ. Điều này làm niềm tin càng thêm suy giảm. Thêm vào đó, dưới con mắt đánh giá của giới đầu tư, sự bơm tiền ồ ạt vào lưu thông sớm muộn cũng sẽ gây ra lạm phát. Hơn nữa, Chính phủ liên bang ghi nhận một con số kỷ lục về thâm hụt ngân sách $1.4 nghìn tỷ trong năm tài khóa 2009, cao hơn $960 triệu so với năm 2008. Tỉ lệ thâm hụt so với gross domestic product (GDP) từ 3.1% năm 2008 tăng lên 9.9% năm 2009 — con số thâm hụt cao nhất kể từ 1945. Những thông tin về việc các nước Trung Đông có ý định loại đồng USD ra khỏi giao dịch dầu lửa. Ngân hàng trung ương các nước bắt đầu thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc cũng góp phần đẩy đồng USD suy giảm.

Cùng thời điểm đó, hội đồng điều phối châu Âu đã tiến hành cùng những biên pháp như là hạ lãi suất xuống 1% (ngày 7/5/2009), mua vào một số loại thương phiếu nợ thế chấp công nhằm kích thích kinh tế, ngày 24/6 ECB tiếp tục bơm thêm 442 tỷ EUR cứu ngành ngân hàng. Kết quả là điều kiện tài chính được cải thiện đáng kể, phản ánh sự giảm tính không ổn định của thị trường tiền tệ và châu Âu chính thức bước ra khỏi suy thoái khi GDP quý III đạt con số 0,7%. Thêm mối lo về nguy cơ lạm phát cùng với sự hoài nghi về hiệu quả của các chính sách kích thích mà chính phủ Mỹ đã áp dụng khiến đồng EUR được lựa chọn là kênh đầu tư tiềm năng, hỗ trợ cho sự lên giá của đồng tiền này trong thời gian vừa qua.

Giai đoạn từ 11/2009 đến 5/2010

(Nguồn: Yahoo Finance)

Diễn biến tỷ giá trong giai đoạn cuối năm 2009 đến nay có thể được lý giải dựa trên những biến động về tình hình kinh tế vĩ mô ngược chiều nhau của liên minh kinh tế EU và Mỹ.

• EU

Những tháng cuối năm 2009 và quý đầu năm 2010 là thời kì phát triển đáng mừng nhất của kinh tế Mỹ kể từ khủng hoảng tài chính nhưng trong khi đó, khu vực kinh tế chung châu Âu lại xuất hiện những bất ổn mà bắt nguồn từ quốc gia Hy Lạp. Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp ngày càng trầm trọng, gây ra nguy cơ hiệu ứng “domino” cho toàn châu Âu khiến cho đồng EUR giảm tương đối so với USD. Tháng 5 là tháng tồi tệ nhất với kinh tế châu Âu, cuộc khủng hoảng về nợ công không còn của riêng Hy Lạp mà đã trở thành cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu với những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp như Tây Ban Nha, Ý… và kéo theo cả Pháp, Đức cũng bị hệ lụy; đó cũng là thời điểm tỷ giá EUR/USD giảm mạnh nhất. Trước tiên có thể thấy sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu sẽ chậm hơn và khá khiêm tốn khi mà Đức và Pháp sẽ phải chia sẻ gánh nặng lớn từ gói cứu trợ những thành viên khó khăn trong cộng đồng, do vậy, nguồn lực cho những chính sách tài khóa trong nước họ sẽ ít hơn.

Trong khi kinh tế châu Âu xuất hiện những bất ổn nghiêm trọng thì tình hình kinh tế tại Mỹ lại khả quan hơn khi nhà đầu tư trên thế giới bắt đầu xem đồng tiền này với trọng trách là một hầm trú ẩn an toàn. Cơ sở của vấn đề này bao gồm: kỳ vọng tăng lãi suất trong tương lai của FED làm tăng tính hấp dẫn của đồng USD.

Kinh tế Mỹ quý 1/2010 tăng trưởng 3,2; cùng với quý 4/2009 tạo nên 6 tháng tăng truởng mạnh nhất kể từ năm 2003. Tiêu dùng người dân quý 1/2010 cũng tăng truởng mạnh nhất trong 3 năm. Tiêu dùng người Mỹ, đóng góp 70% vào tăng truởng kinh tế Mỹ, tăng truởng 3,6% trong quý 1/2010, cao hơn dự báo tăng truởng 3,3% của giới chuyên gia. 32

Tháng 3/2010, giới chủ lao động Mỹ tuyển dụng thêm 162 nghìn lao động, con số lớn nhất trong 3 năm. Tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức 9,7%. 33

Diễn biến ngược chiều của tình hình kinh tế EU so với Mỹ tạo nên không ít lo ngại với giới đầu tư toàn thế giới và điều này làm cung – cầu tiền tệ EUR, USD lệch hẳn về phía cầu USD. Tỷ giá đã giảm từ mức đỉnh 1,514 (26/11/2009) xuống mức 1,3293 vào 30/4/2010 và giảm sâu xuống 1,1917 vào 7/6/2010 trước khi phục hồi vào giai đoạn sau.

Giai đoạn từ 6/2010 đến nay

Sau khi tình hình khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp lắng dịu do chính phủ Hy Lạp đã

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w