Diễn biến tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2006 đến nay và những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 31 - 46)

4. Đồng Euro (EUR)

3.1.Diễn biến tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2006 đến nay và những nguyên nhân

Biểu đồ 3. 1: Tỷ giá GBP/USD từ năm 2006 đến nay

Nguồn: YahooFinance

Dựa vào đồ thị diễn biến chính của tỷ giá BGP/USD trong giai đoạn từ đầu năm 2006 đến nay, có thể chia làm các thời kì chính như sau:

1/2006-10/2007: tỷ giá tăng 11/2007-7/2008: tỷ giá giảm nhẹ 8/2008-2/2009: tỷ giá giảm mạnh 3/2009-5/2009: tỷ giá tăng trở lại 6/2009-11/2009: biến động tỷ giá 12/2009-5/2010: tỷ giá giảm 6/2010-nay: tỷ giá tăng trở lại

Giai đoạn năm 2006 đến tháng 10 năm 2007

Do ảnh hưởng từ việc lạm phát tăng dẫn tới NHTW phải nâng lãi suất nhiều lần trong giai đoạn trên. Kinh tế Anh tăng trưởng nhanh và ổn định, cùng với việc lãi suất bảng Anh tăng cao đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong khi đồng USD có dấu hiệu suy yếu và không ổn định.

Năm 2006 đồng bảng Anh có xu hướng chung là tăng so với đồng USD. Ngân hàng TW Anh trong năm 2006 đã tăng lãi suất cơ bản tới 3 lần kể từ tháng 8.2005 do lo ngại mức lạm phát tăng kỷ lục trong tháng 12. Tháng 12/2006, thâm hụt thương mại của Anh ở mức 7,1 tỷ bảng Anh, xuất khẩu giảm 1,2% trong khi nhập khẩu tăng 0,2%. Tính trong cả năm 2006, thâm hút thương mại của Anh ở mức kỷ lục là 84,3 tỉ Bảng Anh (164,3 tỉ USD) do đồng bảng Anh tăng giá mạnh gây ảnh hưởng tới xuất khẩu.11

Biểu đồ 3. 2: Tỷ giá GBP/USD năm 2006

(Nguồn: Yahoo Finance)

Trong đầu năm đồng USD giảm giá so với USD là do nỗi lo ngại Ngân hàng Trung Ương nhiều nước đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của họ, theo đó sẽ giảm đáng kể tỷ trọng USD và tăng tỷ trọng đồng EUR. Sự lên giá thất thường của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác đã tạo tâm lý không thoải mái khi nhiều ngân hàng Trung Ương đang nắm giữ tỷ trọng lớn các giấy tờ có giá bằng đồng USD trong dự trữ ngoại tệ. Do vậy trong ngày 30 tháng 4 năm 2006, GBP/USD = 1,7685

Ngày 22 tháng 6 Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương Anh đã thông qua quyết định về giữ nguyên mức lãi suất 4,5%12 , mặc dù đã có những lo ngại về nguy cơ lạm phát. Lạm phát của Anh trong năm 2006 vào tháng 6 là 2,5% và có lúc đạt đến xấp xỉ 3% vào tháng 12 trong khi con số trong cả năm là 2,3335% cách khá xa so với mức 2,0% mà chính phủ đặt ra.

Nguyên nhân của việc lạm phát tăng là do giá điện và giá xăng dầu liên tục leo tháng trong năm này. Ngoài ra, giá nhập khẩu biến động và công suất các nhà máy trong nước hạn chế cũng là những nhân tố không kém phần quan trọng để gây áp lực lên tỷ lệ lạm phát.

Do những quyết định nâng lãi suất của ngân hàng TW Anh khiến có NHTW các nước tăng dần lượng ngoại hối dự trữ của mình bằng đồng bảng Anh thay thế cho đồng Yên Nhật như trước do bị hấp dẫn xét về khía cạnh tiền gửi. Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố hôm 10/7, ngân hàng trung ương các nước hiện đang giữ một lượng tiền dự trữ bằng đồng bảng Anh trị giá khoảng 115 tỷ USD, tương đương 4% tổng dự trữ ngoại hối của các quốc gia, cao nhất kể từ khi IMF bắt đầu thống kê vào năm 1999.

Như vậy, đồng bảng Anh đã chiếm vị trí thứ 3 của Yên Nhật trong số các đồng tiền được chọn lưu trữ nhiều nhất thế giới. Hai đồng tiền đứng đầu bảng là USD, chiếm 66,3% và EUR, chiếm 24,8%. Đồng bảng Anh ngày càng hấp dẫn do lãi suất tiền gửi của nó có khả năng còn cao hơn nữa từ mức 4,5% vào tháng 6, so với các ngoại tệ khác, chẳng hạn mức 2,75% của euro.

Ngày 9/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố ngừng tăng lãi suất đồng USD sau khi đã có chuỗi tăng lãi suất 17 lần liên tiếp trong vòng 2 năm qua (từ tháng 6/2004). Lãi suất cơ bản đồng USD đứng lại ở mức 5,25%. Ngay sau khi có thông tin về quyết định của FED Đồng Euro cũng lập tức lên giá so với đồng USD, tăng 0,15% và ở mức 1,286 USD; đồng Bảng Anh cũng tăng thêm 0,14% trong tỷ giá với đồng USD, bằng 1,9096 USD.

Tháng 9, đồng bảng Anh mất giá khoảng 0.5% ở mức 1 bảng Anh = 1.8736 đôla. Nguyên nhân là do những biến động liên quan tới cương vị lãnh đạo của Thủ tướng Anh và ngày ông rời sở nhiệm. Đồng Bảng Anh đang đứng ở mức thấp nhất so với đồng đôla sau khi Thủ tướng Blair từ chối nói rõ ngày về hưu là ngày nào.

Giai đoạn từ 1/2007 – 10/2007

Theo Cục Thống kê quốc gia của Anh (ONS), lạm phát giá cả tiêu dùng tăng 3,1% trong tháng 3/2007 đồng thời tỷ lệ lạm phát giá bán lẻ cũng tăng tới 4,8%. Tỷ lệ lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm khiến áp lực phải tăng lãi suất cơ bản của đồng bảng Anh ngày càng cao.Đồng bảng Anh đã lên tới ngưỡng 2 USD lần đầu tiên kể từ năm 1992 trong lúc các nhà đầu tư đặt cược vào tỷ lệ lãi suất bảng Anh sẽ tiếp tục tăng để kìm hãm tốc độ lạm phát. Vào ngày 31 tháng 7, 1 đồng bảng Anh tăng ở mức cao nhất là 2.0338. Tỷ lệ lãi suất cơ bản trong tháng 4 của Anh ở mức 5,25%.13

Biểu đồ 3.3: Tỷ giá GBP/USD 10 tháng đầu năm 2007

Nguồn: YahooFinance

Xu hướng tăng giá của GBP cũng là xu hướng chung của các đồng tiền chủ chốt ở Châu Âu cũng như Châu Á trong khi đồng USD thì lại sụt giá. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá các đồng tiền, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của chính sách lãi suất trên khắp thế giới, sự mất cân đối thương mại, những điểm khác biệt về tăng trưởng kinh tế và chính sách kiểm soát tiền tệ.

Đồng USD đã chịu sức ép trong 4 năm qua do tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ và quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong năm qua. Gần đây, là những lo ngại về lĩnh vực cho vay thế chấp yếu, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Một nhân tố khác cũng có tác động đồng thời lên đồng

USD là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đồng USD yếu đã kích thích luồng vốn lớn từ nước ngoài đổ vào Mỹ. Nhờ vào việc đồng bảng Anh có sức mua mạnh, Anh có thể đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư và mua lại các công ty Mỹ. Năm 2000, châu Âu đã đầu tư 125 tỷ USD vào Mỹ dưới dạng FDI. Năm 2006, con số này đã giảm xuống chỉ còn 122 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2007 mới chỉ có 12,1 tỷ USD được giải ngân trong lĩnh vực này. Trong khi đó, luồng FDI từ Mỹ sang châu Âu đã tăng từ 77 tỷ USD năm 2000 lên 127 tỷ USD năm 2006, và trong 6 tháng đầu năm 2007, con số này cũng đã đạt 85 tỷ USD. Như vậy, tính từ năm 2006 đến nay, dòng vốn FDI có xu hướng chảy từ Mỹ sang châu Âu. Và xu hướng này cũng đã được kiểm chứng trên phạm vi toàn cầu khi mà trong 6 tháng đầu năm 2007, lượng vốn FDI vào Mỹ là 85 tỷ USD, trong khi lượng vốn chạy ra khỏi Mỹ lại lên tới 150 tỷ USD. Thêm vào đó là cán cân tài khoản vãng lai bị thâm hụt từ năm 1989 khiến cho các luồng tài chính phải chịu sức ép không thuận lợi của việc đồng USD mất giá.

Đồng USD đang chịu sức ép từ việc giá dầu mỏ gần tiến tới ngưỡng 100 USD/thùng và việc các nhà đầu tư đang xem vàng là tài sản đầu tư hấp dẫn. Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện những dấu hiệu về một cuộc khủng hoảng tài chính mới lan rộng trong nền kinh tế Mỹ do các ngân hàng tiếp tục thắt chặt các điều kiện cho vay đối với các khoản vay thế chấp, các khoản nợ mua ô tô và các khoản vay tiêu dùng.

Trong khi đó, đồng bảng Anh có lãi suất hấp dẫn các nhà đầu tư ở mức trên 5% trong năm 2007 dẫn đến việc tăng giá đồng tiền ở nước này. Tăng trưởng kinh tế cũng làm gia tăng nhu cầu đối với tiền tệ và nâng giá trị đồng tiền. Trong năm 2007, GDP của Anh đã tăng 3,1% so với năm 2005. Đồng bảng Anh tăng mạnh chính là do tình trạng phục hồi chắc chắn của nền kinh tế Anh cũng như tỷ lệ lạm phát tưởng đối cao và mức lãi suất hấp dẫn.

Tháng 11/2007 – tháng 7/2008

Lạm phát ở Anh bắt đầu tăng cao từ tháng 10 năm 2007 ở mức 2,0349% và xu hướng tăng vẫn tái diễn cho đến năm 2008. Trong cả năm 2008, mức lạm phát là 3,6132% - một mức lạm phát cao đủ khiến cho Anh nói riêng và cả châu Âu nói chung phải chùn tay.

Nguồn: YahooFinance

Ngày 10/01/2008 Ngân hàng Trung Ương Anh đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 5,5% do lo ngại tình trạng lạm phát gia tăng. Trong tháng 12.2007 Ngân hàng TW Anh đã tiến hàng đợt cắt giảm lãi suất 0,25% nhằm tạo cú hích lớn đối với nền kinh tế Anh. Thâm hụt thương mại của Anh tiếp tục tăng trong tháng 11/2007 bất chấp đồng bảng Anh suy yếu so với các ngoại tệ khác. Tăng trưởng kinh tế ở Anh có dấu hiệu chậm lại ở mức 2,3%/năm.

Các quyết định về giữ nguyên lãi suất của BOE đã khiến đồng bảng Anh rớt giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Ngày 31/01/2008 tỷ giá GBP/USD xuống mức 1.9698. Đến tháng 1 năm 2008 đồng bảng Anh đã mất giá tới 6% so với USD kể từ đầu tháng 7 năm 2007, mức mất giá kỷ lục trọng vòng 26 năm qua.

Một nguyên ngân nữa khiến đồng bảng Anh mất giá là các nhà đầu tư quan ngại về tình hình kinh tế của nước Anh. Vào thời điểm này, nền kinh tế bị chững lại là xu hướng chung và vấn đề kinh tế mà Anh gặp phải cũng không khác gì Mỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009

Nguồn: Yahoo Finance

Sau khi bắt đầu có xu hướng giảm giá từ tháng 11/2007, đến tháng 8/2008, đồng bảng Anh bước vào giai đoạn rớt giá mạnh so với USD, chạm đáy ở mức thấp kỷ lục là 1,3723 vào ngày 10/3/2009. Trong giai đoạn này, NHTW Anh liên tục cắt giảm lãi suất từ mức 5% vào tháng 8/2008 xuống tới mức 2% vào tháng 12/2008 để hỗ trợ nền kinh tế. Các báo cáo về chỉ số thất nghiệp gia tăng một cách đáng kể, đạt mức cao kỷ lục trong vòng 16 năm trở lại đây, thị trường bất động sản ế ẩm, báo cáo GDP quí III giảm 0.5%14, ... là những dấu hiệu rõ ràng về sự suy thoái của nền kinh tế Anh, khiến cho các nhà đầu tư lo lắng.

24/10/2009, đồng bảng đã rớt giá với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1992, giảm 25%15 giá trị so với USD sau khi thống đốc ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King đưa ra những nhận xét không mấy khả quan về nền kinh tế, và Thủ tướng Anh Gordon Brown cũng đã chính thức xác nhận rằng suy thoái kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với mức dự báo của các chuyên gia. Điều này đã gia tăng quan ngại rằng Anh chính là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trên thị trường ngoại hối, các nhà đầu tư liên tiếp bán ra đồng bảng để cắt lỗ, đồng thời chuyển sang đầu tư vào một đồng tiền ít rủi ro là Đô la Mỹ. Ngoài ra, lạm phát tại Mỹ có xu hướng giảm nhanh và đến đầu năm 2009 thì đã chạm mốc 0%, trong khi tại Anh chỉ số lạm phát chỉ giảm tương

đối. Tất cả những điều này đã làm cho GBP rớt giá so với USD, khiến cho tỷ giá GBP/USD chạm đáy ở mức kỷ lục.

Bảng 3. 1: Số liệu lạm phát tại Anh và Mỹ năm T7/2008-T3/2009

7/2008 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009

Anh 4.4 4.7 5.2 4.5 4.1 3.1 3.0 3.2 2.9

Mỹ 5.6 5.4 4.9 3.7 1.1 0.1 0.0 0.2 -0.4

Nguồn: TradingEconomic.com

Bảng 3. 2: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2008 - 2009

Đơn vị: triệu USD

Tháng Xuất khẩu Nhập khẩu Net

Tháng 7/2008 4,803.3 5,650.1 -846.9 Tháng 8/2008 4,447.5 5,016.7 -569.2 Tháng 9/2008 3,887.4 4,696.8 -809.4 Tháng 10/2008 4,330.8 5,154.6 -823.9 Tháng 11/2008 3,546.1 4,105.0 -558.8 Tháng 12/2008 3,583.4 3,917.8 -334.4 Tháng 1/2009 3,539.3 4,282.7 -743.4 Tháng 2/2009 3,748.6 4,251.9 -503.3 Tháng 3/2009 4,216.3 4,676.1 -459.8

Nguồn: U.S. Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C. 2003

Giai đoạn từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2009

Nguồn: Yahoo Finance

Bắt đầu từ giữa tháng 3, tỷ giá GBP/USD đã bắt đầu tăng trở lại trước những thông tin về thị trường nhà đất ở Anh có dấu hiệu phục hồi. Lòng tin của người tiêu dùng ở Anh đang ở mức cao nhất trong cả năm, đảo ngược với xu thế thấp điểm trong suốt khoảng thời gian trước đây. Thêm vào đó, giá nhà đất, vốn bị thua lỗ và sụt giảm trong cả quí 3, quí 4 năm trước, nay đã tăng lên (tăng 1.2%16 vào tháng 5), trái ngược hẳn với dự báo của các chuyên gia. Điều này góp phần củng cố lòng tin của người dân với thị trường trong nước, đồng thời tăng tính hấp dẫn của đồng bảng Anh. Trong giai đoạn này, cán cân thương mại của Mỹ với Anh vẫn thâm hụt, nghĩa là nguồn cung USD vào Anh vẫn đang tăng, điều này cũng góp phần làm cho tỷ giá GBP/USD trong giai đoạn này tăng lên.

Bảng 3. 3: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2009

Đơn vị: triệu USD

Tháng Xuất khẩu Nhập khẩu Net

Tháng 1/2009 3,539.3 4,282.7 -743.4

Tháng 2/2009 3,748.6 4,251.9 -503.3

Tháng 3/2009 4,216.3 4,676.1 -459.8

Tháng 4/2009 3,561.2 3,847.6 -286.4

Tháng 6/2009 4,200.0 3,752.6 447.4

Tháng 7/2009 3,829.5 4,198.9 -369.4

(Nguồn: U.S. Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C. 20233)

Giai đoạn từ tháng 6/2009 đến 11/2009

Biểu đồ 3. 7: Diễn biến tỷ giá GBP/USD trong năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Yahoo Finance

Qua biểu đồ ta có thể thấy, vào nửa đầu năm 2009 tỷ giá GBP/USD đã có xu hướng tăng tuy nhiên từ tháng 6/2009 đến tháng 11 tỷ giá lại chững lại và giao động nhỏ trong khoảng 200 pip hay giao động trong khoảng 1.6366 đến 1.6539. Trong giai đoạn này tỷ giá ở mức thấp nhất vào tháng 10 tại 1.61854 và đạt mức cao nhất vào tháng 8 ở 1.65421, chênh lệch giữa 2 tháng này là 356.7pip, kết quả này không phải là sự giao động lớn vì GBP/USD là một cặp tỷ giá có sự biến động rất mạnh mỗi lần giao động lên tới hàng trăm pip.

Nguyên nhân do sự chững lại của GBP/USD trong giai đoạn này đầu tiên phải kể đến là do nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, tiêu biểu là khu vực các nước mới nổi Châu Á và Mỹ; tại Mỹ, sản xuất công nghiệp đã chạm đáy và đang bắt đầu một chu kỳ mới; niềm tin kinh doanh và tiêu dùng đã được cải thiện; thị trường bất động sản cũng đã ổn định hơn. Các nhân tố hỗ trợ cần thiết cho quá trình khôi phục tăng trưởng là chính sách tài khóa hiệu quả và các nỗ lực hỗ trợ thị trường tài chính, phản ứng lành mạnh của thị

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 31 - 46)