Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 25 - 31)

4. Đồng Euro (EUR)

2.2.3.Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật

Đây là đồ thị của tỷ giá JPY/USD theo ngày, giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay. Nhìn vào đồ thị, cùng với việc vẽ đường xu hướng thì từ giai đoạn tháng 5/2010 đến 14/9/2010, tỷ giá JPY/USD có xu hướng giảm rõ rệt. Đồ thị tỷ giá nằm hoàn toàn trong kênh xu hướng giảm giá.

Đặc biệt, trong phiên kết thúc phiên 14/9, tỷ giá JPY/USD giảm sâu về mức 83,08, đây là mức thấp nhất trong hơn 15 năm qua, chạm mức đáy từ tháng 5/1995 (79,75 YEN/1 USD)

Tuy nhiên vào ngay phiên hôm sau 15/9, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm qua, bán yên ra mua đô la Mỹ vào để ngăn việc tăng giá của đồng yên. Điều này đã giúp tỷ giá JPY/USD tăng điểm mạnh trở lại trong phiên với một cây nến candlestick thân rất dài, với sự thắng thế hoàn toàn của bên mua.

Hai phiên tăng điểm tiếp sau, diễn biến tỷ giá đã hình thành nên điểm breakout. Đây là điểm phá vỡ xu hướng giảm của tỷ giá.

Với việc tăng điểm trong 3 phiên vừa qua, xu hướng giảm gần như đã chấm dứt hoàn toàn, đáy 83,08 đã được thiết lập.

Đồ thị tỷ giá đã vượt lên trên 2 đường trung bình MA12, MA25 và tiến sát vào dải băng trên của Bollinger band. Chỉ báo Parabolic SAR cũng đã đổi chiều. Như vậy các chỉ báo xu hướng đều đã cho thấy sự kết thúc chu kỳ giảm của tỷ giá, quay trở lại xu hướng tăng ngắn hạn.

Các chỉ báo kĩ thuật cũng đã có những chuyển biến rõ rệt, hai đường tín hiệu RSI và MFI có xu hướng tăng mạnh trở lại. Chỉ báo sức mạnh mua Bull cũng đã đổi chiều. Song ở chỉ báo MACD, vùng cỏ vẫn đang nằm ở dưới, có xu hướng ngắn lại và quay lên trên. Đây là một tín hiệu khá tốt, báo hiệu xu hướng tăng sắp tới của tỷ giá.

2.3. Ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá JPY/USD tới Việt Nam 2.3.1.Bối cảnh quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973. Kể từ đó, quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Hai nước đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc từ năm 1999 và Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam8.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, ngày 25/12/2008, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản được ký kết, theo đó, hai nước xây dựng lộ trình giảm thuế suất bình quân

đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước. Cụ thể, các mặt hàng như nông lâm thủy sản, khoáng của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế và thuế suất bình quân đánh vào hàng của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm dần. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, sơ bộ 7 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 4,15 tỷ USD. Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nhật Bản 4,87 tỷ USD.

Về đầu tư, Nhật Bản hiện đứng thứ 3 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hai nước cũng đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Kể từ năm 1992 đến nay đã là năm thứ 18 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam vay vốn ODA. Nhật cũng là quốc gia luôn ở vị trí dẫn đầu trong số các nhà tài trợ song phương cho Việt Nam thời gian qua, với tổng số vốn ODA cam kết cho đến cuối quý 1/2010 đã lên tới hơn 1.394 tỷ JPY.

Với vị trí quan trọng của Nhật Bản trong hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư đến Việt Nam, những biến động về tỷ giá JPY/VND sẽ có ảnh hưởng lớn đến một số lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Theo cơ chế tỷ giá chéo hiện hành, NHNN kiểm soát tỷ giá USD/VND, tỷ giá của các loại ngoại tệ khác quy đổi gián tiếp theo tỷ giá USD với ngoại tệ đó theo tỷ giá quốc tế. Như vậy, biến động của tỷ giá USD/JPY sẽ có ảnh hưởng lớn đến biến động của tỷ giá JPY/USD. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ, theo dự báo của Standard Chartered, sẽ ở mức 19.900 đồng đối một USD vào cuối năm nay. Đến cuối quý 1/2011, một USD có thể đổi được 20.000 đồng và con số này sẽ là 20.800 đồng vào cuối năm 20119. Đồng thời, theo dự báo đồng Yên có thể vẫn ở mức cao so với đồng Đôla Mỹ, ở mức 90 JPY đổi 1 USD vào cuối năm 201110. Như vậy, cùng với xu hướng giảm giá của VND so với USD, tỷ giá JPY/VND có thể sẽ tiếp tục tăng.

2.3.2.Ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu

Có thể nói JPY tăng giá là một tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và đang ở vị thế xuất siêu đối với Việt Nam. Do vậy, khi đồng JPY lên giá sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh giá trị và khối lượng xuất khẩu vào một trong những thị

9 http://ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/Tin-tuc/Nha-dau-tu/2010/09/3BA20220/

trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời giúp làm giảm giá trị nhập siêu từ thị trường này. Việt Nam xuất chủ yếu sang Nhật là hàng dệt may, máy tính và linh kiện điện tử… nhưng chủ yếu vẫn là sản phẩm gia công, giá trị gia tăng thực tế không cao. Đồng thời lại nhập khẩu từ Nhật hàng máy móc thiết bị, sản phẩm công nghệ... với hàm lượng kĩ thuật cao. Thực tế, năm 2009, tốc độ giảm xuất khẩu nhiều hơn tốc độ giảm nhập khẩu; 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31% - cao gần gấp đôi tốc độ tăng chung, và bằng tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong khi đó, nhập siêu từ Nhật Bản 6 tháng đầu năm là 500 triệu USD. Theo dự báo nhập siêu cả năm sẽ thấp hơn mức 1,1 tỷ USD nhập siêu cuả năm trước.

Như vậy, cần tận dụng cơ hội tăng giá của JPY để tăng xuất khẩu vào Nhật, đồng thời giảm dần nhập siêu, tiến tới lấy lại vị thế xuất siêu đối với thị trường lớn này. Tuy nhiên cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Như vậy, đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và sang Nhật nói riêng, việc duy trì đồng VND yếu để cải thiện cán cân thương mại có thể chưa thực sự mang lại hiệu quả.

2.3.3.Ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư

JPY tăng giá không hoàn toàn là một dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó đang tạo gánh nặng đối với các khoản vay ODA và thương mại bằng JPY. Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu trong các nước và vùng lãnh thổ có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Như vậy, nợ thực của Việt Nam tính theo tỷ giá mới cũng sẽ tăng. Đi cùng với nguồn vốn tài trợ đó là sự tiếp nhận của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng… Nhiều doanh nghiệp đã tiếp nhận vốn để triển khai các công trình lớn như Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Phú Mỹ, Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, quốc lộ 10, quốc lộ 18, cầu Bính…Thông thường, vốn tài trợ có lãi suất ưu đãi, nhưng rủi ro hiện hữu là biến động của tỷ giá. Đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ODA của Nhật, tỷ giá tăng sẽ khiến doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản chi phí lớn do chênh lệch tỷ giá. Một số doanh nghiệp khi yêu cầu trích lập dự phòng đã san bằng cả khả năng chia cổ tức cho cổ đông. Điển hình trong thời gian qua là Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại (PPC). Năm gần nhất, 2009, khoản nợ ngoại tệ tại công

ty này là 34,35 tỷ JPY; với mức tăng của tỷ giá JPY/VND trong năm 2009, PPC phải ghi nhận tăng chi phí khoản chênh lệch tỷ giá là 540,7 tỷ đồng. Một điểm đáng chú ý là khoản vay bằng JPY tại PPC hay tại nhiều doanh nghiệp khác theo nguồn ODA thường có kỳ hạn dài, có từ 5 - 10 năm, thậm chí lên tới 15 năm. Rủi ro từ biến động tỷ giá theo đó “đeo bám” doanh nghiệp trong một thời gian dài, trong khi khả năng chống đỡ của doanh nghiệp là thụ động, biết trước mà khó tránh.

Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng kì hạn, tương lai, quyền chọn hoặc hoán đổi. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng chỉ được cung cấp 2 sản phẩm: giao dịch mua bán kì hạn ngoại tệ và hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, trong đó VND là đồng tiền cơ sở. Việc cung ứng các sản phẩm trên, các tổ chức tín dụng trong nước đều phải thực hiện tái bảo hiểm với các tổ chức tín dụng nước ngoài ở nước ngoài. Tuy nhiên, hạn chế trong cung cấp các sản phẩm này là hạn mức giao dịch kỳ hạn là rất ngắn và đồng VND không có khả năng chuyển đổi cao nên rất khó khăn cho các ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm có kỳ hạn lớn hơn 3 và 6 tháng; trong khi kỳ hạn của các khoản vay ODA của các doanh nghiệp thường là trung và dài hạn 5 - 10 năm, thậm chí là 15 năm.

Như vậy, việc không khớp kì hạn khiến cho doanh nghiệp chỉ có thể được bảo hiểm một phần rủi ro tỷ giá đối với các khoản vay bằng ngoại tệ của mình. Không chỉ với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ODA, rủi ro tỷ giá JPY/VND tăng cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các khoản vay thương mại bằng JPY gặp khó khăn. Do vậy, để đề phòng những biến động khó lường của tỷ giá JPY/VND, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng đến hiệu quả của các khoản vay bằng JPY, hoặc trong trường sử dụng vốn vay, cần nghĩ đến các công cụ bảo hiểm tỷ giá.

Phần III: TỶ GIÁ GBP/USD

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 25 - 31)