Dự báo tỷ giá EUR/USD

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 69 - 88)

4. Đồng Euro (EUR)

4.2. Dự báo tỷ giá EUR/USD

4.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP)

Với diễn biến tình hình cuộc khủng hoảng nợ công đã có phần tích cực, tỷ lệ lạm phát của khu vực các nước liên minh tiền tệ đã giảm xuống 1,6% trong tháng 8/2010 so với tỷ lệ 1,7% của tháng trước, diễn biến này đã cho thấy triển vọng tích cực về lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. Đầu năm 2010, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB dự báo tỷ lệ lạm phát có thể đạt mức dưới 2% cho cả năm 2010 nhưng với diễn biến

35http://www.bantinchungkhoan.net/tai-chinh-quoc-te/4810-kinh-te-my-quy-22010-tang-truong-16.html

hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng cuối năm 2010, tỷ lệ lạm phát sẽ là 1,4% và dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 1,7%.38

Về tỷ lệ lạm phát ở Mỹ, Cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed cũng công bố vào tháng 7/2010 rằng rủi ro lạm phát ở Mỹ sẽ thấp: dự báo lạm phát liên quan đến tiêu dùng sẽ chỉ dao động 1% cho đến 1,1%39 trong thời gian tới.

Thời điểm ban đầu, 1 EUR = E0 USD Thời điểm t, 1 EUR = E1 USD

Sự thay đổi tỷ giá ∆E = (E1 - E0)/ E0 П1 : lạm phát tại EU

П2: lạm phát tại USA

Theo PPP thì ta có: 1.(1+ П1) EUR = E0. (1+ П2) USD Như vậy E1 = E0. (1+ П2)/ (1+ П1)

→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (П2 - П1)/(1+ П1)

Để đơn giản cho việc tính toán lấy lạm phát ở Mỹ là 1%. Như vậy tính tại thời điểm cuối năm 2010, tỷ giá sẽ thay đổi là

∆E = (0,01- 0,014)/(1+ 0,014) = -0,00394 = - 0,39%. Đây là mức thay đổi so với thời điểm đầu năm 2010.

Ở ngày 4/1/2010, tỷ giá là 1 EUR = 1,4417 USD. Với mức giảm 0,39% thì tỷ giá vào ngày 31/12/2010 sẽ là EUR/USD = 1,4361

Sang năm 2011, tính tương tự với lạm phát ở EU là 1,7% và ở Mỹ vẫn là 1%, thì ta sẽ có tỷ giá thay đổi là:

∆E = (0,01 – 0,017)/(1 + 0,017) = -0,00688 = -0,68%. Đây là mức giảm so với thời điểm cuối năm 2010.

→ Tỷ giá ngày 31/12/2011 sẽ là EUR/USD = 1,4263

Như vậy so với thời điểm hiện tại, ngày 24/9/2010, tỷ giá đang được giao dịch là EUR/USD = 1,3492 thì tỷ giá cuối năm 2010 sẽ tăng (1,4361 – 1,3492)/1,3492 = 6,4%, tỷ giá cuối năm 2011 sẽ tăng (1,4263 – 1,3492)/1,3492 = 5,7%.

4.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)

Theo báo cáo của FED, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010 của kinh tế Mỹ sẽ ở mức 3 - 3,5%, thấp hơn so với ngưỡng 3,2 - 3,7% cũng do cơ quan này đưa ra hồi tháng 4. FED cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở mức 9,5%, trong trường hợp khả quan nhất sẽ giảm xuống còn 9,2% vào cuối năm nay. Chính nguyên nhân này mà FED sẽ có thể tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0,25% - 0 % để thúc đẩy tăng trưởng sau khi nền kinh tế Mỹ.

Đầu tháng 9/2010, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cũng công bố tiếp tục giữ mức lãi suất ở 1% và lãi suất này được dự báo sẽ duy trì từ nay cho đến cuối năm 2011.40

Thời điểm ban đầu, 1 EUR = E0 USD Thời điểm t, 1 EUR = E1 USD

Sự thay đổi tỷ giá ∆E = (E1 - E0)/ E0 R1: lãi suất lại EU

R2: lãi suất tại USA

Theo học thuyết ngang giá lãi suất, tại thời điểm t 1. (1 + R1) EUR = E0 (1 + R2) USA

→ E1 = E0 (1 + R2)/(1 + R1)

→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (R2 - R1)/(1 + R1)

Trường hợp lãi suất FED duy trì là 0,25% và EU là 1%, thì sự biến động tỷ giá là: ∆E = (0,0025 – 0,01)/(1+0,01) = -0,0074 = -0,74%

Trường hợp FED giữ lãi suất là 0%, EU là 1% thì sự biến động tỷ giá là:

∆E = (0 - 0,01)/(1+0,01) = - 0,0099 = - 0,99%

Với tỷ giá đầu năm ngày 4/1/2010 là 1 EUR = 1,4417 USD thì tỷ giá vào cuối năm (31/12/2010) sẽ có 2 trường hợp:

+ Với lãi suất 0,25% thì tỷ giá giảm về EUR/USD = 1,4310 + Với lãi suất 0% thì tỷ giá giảm về EUR/USD = 1,4274

So sánh hai tỷ giá này với thời điểm hiện tại là ngày 24/9/2010, EUR/USD = 1,3492 thì tỷ giá sẽ tăng lần lượt là 6,06% và 5,79%.

Như vậy, tổng hợp từ hai phương pháp PPP và IRP thì tỷ giá cuối năm sẽ tăng khoảng từ 5,7 – 6,4% so với thời điểm hiện tại 24/9/2010.

4.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật

Sử dụng đồ thị tuần giai đoạn từ 5/2009 đến nay để dự báo xu hướng của tỷ EUR/USD

Đường Trung bình giản đơn MA25 (màu xanh) vẫn đang có xu hướng xuống, trong khi đó MA12 (màu vàng) đã quay đầu và phục hồi trở lại cho thấy đang có một xu hướng tăng điểm ngắn hạn. Kết thúc phiên 12/9, đường giá EUR/USD =1,2856 đã có tín hiệu vượt lên trên hai đường trung bình càng cho thấy sẽ có một tín hiệu tăng điểm xảy ra.

Việc đường giá EUR/USD chạm dải dưới của dải băng Bollinger vào đợt đầu tháng 6, đã có sự bật lên trở lại qua một loạt phiên tăng điểm. Có một số sự điều chỉnh nhẹ đan xen, song khi đường giá vẫn chưa chạm dải trên và vẫn đang nằm ở khoảng giữa của dải băng thì tín hiệu đi lên vẫn sẽ còn tiếp tục. Kết hợp với chỉ báo Parabolic SAR vẫn đang nằm dưới cho thấy xu hướng tăng vẫn khá vững chắc (đây là một chỉ báo này khá nhạy).

+ Chỉ báo dòng tiền MFI (14) đang đạt mức 71,2, đây là mức khá cao và đang tiến sát vùng 80 cho thấy dòng tiền đang tiếp tục chảy vào.

+ Song chỉ báo sức mạnh mua vẫn đang ở mức trung bình RSI (14) = 51+ MACD đã vượt trên đường tín hiệu và có khả năng sẽ tạo vùng cỏ ở trên. Quan sát đợt tăng giá trước, việc tạo vùng cỏ đã cho thấy tỷ giá EUR/USD duy trì được đà tăng khá mạnh.

+ Stochastic cũng đang có tín hiệu tốt khi đã bắt đầu có dấu hiệu vượt lên trên đường tín hiệu.

Như vậy kết hợp các chỉ báo về xu hướng cùng các đường tín hiệu, có thể thấy được xu thế đi lên ngắn hạn khá chắc chắn của tỷ giá EUR/USD. Tuy nhiên đà tăng của tỷ giá sẽ gặp phải các ngưỡng kháng cự theo Fibonaci. Mức gần nhất là 1,3074 theo tỷ lệ là 38,2%. Ở mức 1,3480 đây cũng sẽ là một ngưỡng kháng cự khá mạnh của tỷ giá EUR/USD. Song nếu vượt qua được các mức kháng cự này đà tăng của tỷ giá sẽ khá mạnh.

4.3. Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/USD tới Việt Nam

Sử dụng cặp tỷ giá chéo EUR/USD = (EUR/VND)/(USD/VND) để đưa ra tác động của biến động EUR/USD tới VND và những ảnh hưởng cụ thể khác. Các ảnh hưởng ở đây được xét theo mối quan hệ về xuất nhập khẩu, đầu tư. Đây là những trường hợp cơ bản nhất, không xét đến trường hợp khác như: việc tỷ giá EUR/USD tăng ảnh hưởng bởi cả EUR/VND và USD/VND cùng tăng hoặc cùng giảm, nhưng với mức tăng giảm khác nhau.

Trường hợp Khả năng xảy ra Ảnh hưởng EUR/USD tăng EUR/VND tăng,

USD/VND không thay đổi

- Kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm

- Đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam tăng

- Quan hệ với Mỹ không chịu tác động nhiều

EUR/VND không thay đổi, USD/VND giảm

- Quan hệ với EU không thay đổi nhiều

- Xuất khẩu sang Mỹ giảm

- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm - Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng

EUR/VND tăng, USD/VND giảm

- Kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm

- Đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam tăng

- Xuất khẩu sang Mỹ giảm

- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm - Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng

EUR/USD giảm EUR/VND giảm, USD/VND không thay đổi

- Xuất khẩu vào EU giảm

- Luồng vốn đầu từ từ EU vào Việt Nam giảm

EUR/VND không thay đổi, USD/VND tăng

- Xuất khẩu sang Mỹ tăng

- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm

- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng

EUR/VND giảm, USD/VND không thay đổi

- Xuất khẩu vào EU giảm

- Luồng vốn đầu từ từ EU vào Việt Nam giảm

- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm

- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng

Đây là những trường hợp đánh giá cơ bản, tuy nhiên xét về biến động của tỷ giá đối với VND ta phải xét đều nhiều yếu tố, chẳng hạn như cán cân thương mại giữa Việt Nam và EU, Mỹ, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất của hai nước, chính sách điều hành tỷ giá…

Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, NHNN kiểm soát sự biến động của tỷ giá USD/VND, tỷ giá của các loại ngoại tệ khác quy đổi gián tiếp theo tỷ giá USD với ngoại tệ đó theo tỷ giá quốc tế. Như vậy, biến động của tỷ giá EUR/USD sẽ có ảnh hưởng lớn đến biến động của tỷ giá EUR/VND.

Như đã phân tích ở phần trên, tỷ giá EUR/USD được dự báo là sẽ tăng với mức tăng khoảng từ 5,7% đến 6,4% ở thời điểm cuối năm. Như vậy nếu tỷ giá USD/VND được kìm giữ như mức hiện nay 1 USD = 19.500 – 19.700 VND như hiện nay, thì dự báo tỷ giá EUR/VND cũng sẽ tiếp tục tăng.

Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/VND tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU cũng như việc tăng cường đầu tư từ khối các nước nước này vào Việt Nam.

EU hiện tại đang là một đối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam trong năm 2009, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các mặt hàng Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ hai (vốn FDI thực hiện) của Việt Nam.

Hiện nay thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu cũng như tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng.

Nội dung

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trị

giá

Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Tổng KN XK vào EU 10 17,6 10.6 6,0 12.1 14,2 KNXK các mặt hàng chủ lực 6.99 17,6 7.43 6,3 8.3 11,7 Dệt May 1.75 20,7 1.85 5,7 2.1 13,5 Giày dép 2.6 21,3 2.75 5,8 3 9,1 Thuỷ sản 1.1 20,6 1.25 13,6 1.45 16,0 Cà phê 820 -2,4 800 -2,4 850 6,3 Sản phẩm gỗ 720 20,0 780 8,3 900 15,4 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Với lợi thế về tỷ giá EUR/VND sẽ góp phần gia tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU không nhiều. Từ đó Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi thặng dư thương mại trong quan hệ thương mại hai chiều với EU, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tỷ giá giữa bốn đồng tiền chủ chốt trong giai đoạn 2005- nay có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn từ 2005- cuối 2007, nhìn chung USD giảm giá so với các đồng tiền còn lại. Giai đoạn sau từ đầu 2008- nay tỷ giá liên tiếp biến động mạnh. Giải thích hiện tượng này là do để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính các nước theo đuổi các chính sách khác nhau và yếu tố tâm lý tác động đến niềm tin của thị trường vào việc nắm giữ các đồng tiền nào.

Việc dự báo xu hướng tỷ giá trong thời gian tới gặp phải những khó khăn nhất định do chính sách của các nước sẽ còn có nhiều điều chỉnh. Song dù thế nào đi nữa thì những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới bao gồm hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế do Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, Anh hiện là những đối tác chiến lược.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến: giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê 2010.

2. GS.TS Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê 2008.

Tài liệu tiếng anh

1. Eurostatistic, EU economic data pocketbook, 1-2008. 2. EU Blue Book 2010.

3. European central Bank, annual report 2009.

4. Professor E.P. Howrey, Exchange rate forecasts with the Michigan Quarterly econometric Model of the US economy, Journal of Banking

and Finance 18 (pg. 27-41), 1994.

5. Oesterreichische Nationalbank (Austrian Central Bank), Monetary Policy & the Economy, 2010, issue 1, pages 6–25.

6. Toshitaka Sekine, Modeling and Forecasting Inflation in Japan, IMF working paper, 01/1982.

7. Theodore F. Peters, Jr.,Global Financial Stability Report: Meeting

New Challenges to Stability and Building a Safer System, International

Monetary Fund, 2010.

8. Bank of Japan Annual Review 2010, The Bank's Business Operation, Bank of Japan, 2010.

9. BOE Cuts Growth Forecast, 11/8/2010.

10.DTI Statistical & Analysis Directorate, Strategy Unit.

11.David Kern, Economic Forecast – September 2010, BCC UK. 12.Financial markets monthly, Royal Bank of Canada, Sep 8th, 2010.

13.Forex market outlooks Q3 2010, Forex.com.

14.Graeme Wearden, Sterling falling at fastest rate since Black

Wednesday, The Guardian, 24/10/2008.

15.Kathy Lien, GFT 2009 Currency Market outlook, One World Financial Center.

16.KEY SHORT-TERM INDICATORS FOR OECD MEMBER AND SELECTED NON-MEMBER COUNTRIES.

17.Market Perspective, Dollar vs. Euro: What’s Next, ING Market, 3/3/2010.

18.Rasmus Fatum, Official Japanese Intervention in the JPY/USD,

Exchange Rate Market: Is It Effective, and through Which Channel Does ItWork?

19.Monetary and economic studies, School of Business, University of

Alberta, 11/2009.

20.The euro/dollar exchange rate and the fundamentals: how to explain recent trends, Economic Research Department,19/2/2008.

21.U.S. Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C. 2003 • Website +http://www.imf.org/ +http://uk.reuters.com +http://stats.oecd.org + https://www.bankofengland.co.uk +http://www.ecb.int + http://www.statistics.gov.uk/

+ http://www.federalreserve.gov/econresdata/releases/statisticsdata.htm + http://www.bea.gov/national/index.htm + http://www.bls.gov/ +http://www.fbs.com +www.nationwide.co.uk +http://www.forexrate.co.uk/new_forex_charts/usdjpy.php +http://www.tradingeconomics.com/ + http://www.rateinflation.com/ + http://www.oanda.com/ +http://theoildrum.com/ +http://finance.yahoo.com +http://www.mof.go.jp/ +http://asean2010.vn +http://ebank.vnexpress.net +http://www.dailymarkets.com/forex/2010 +http://cafef.vn +http://www.boj.or.jp/ +http://finance.varolmak.com

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

DỮ LIỆU KINH TẾ MỸ

Quý (mil $)M2 US GDP (bil $) US rs (%) CPI (%) Trade Balance (bil $) 2005 Q1 6440.7 12,534.1 2.3533333 191.9333 -166.3 2005 Q2 6496.4 12,587.5 2.7066666 194.5 -171.6 2005 Q3 6591.7 12,683.2 3.2233333 196.8667 -180.9 2005 Q4 6674.6 12,748.7 3.7033333 197.8667 -195.3 2006 Q1 6758.1 12,915.9 4.35 198.9333 -191.4 2006 Q2 6834.7 12,962.5 4.67333 202.3 -191 2006 Q3 6929.9 12,965.9 4.9433333 203.4333 -198.8 2006 Q4 7075.2 13,060.7 5.016666 201.7 -178.1 2007 Q1 7163.6 13,099.9 5.11 203.7557 -177.2 2007 Q2 7274.8 13,204.0 4.7766666 207.6623 -179.1 2007 Q3 7407 13,321.1 4.2666667 208.2353 -173.1 2007 Q4 7505 13,391.2 3.45 209.7163 -172.6 2008 Q1 7688.5 13,366.9 2.12 212.1003 -181.5 2008 Q2 7749.5 13,415.3 1.5166667 216.7567 -185.5 2008 Q3 7896.9 13,324.6 1.39 219.2777 -187.6 2008 Q4 8257.5 13,141.9 0.1366667 213.0753 -144.2 2009 Q1 8412.2 12,925.4 0.123333 212.015 -90.5 2009 Q2 8455.3 12,901.5 0.1133333 214.263 -80.4 2009 Q3 8461.1 12,973.0 0.11 215.718 -99.4 2009 Q4 8544.4 13,149.5 0.04 216.152 -104.7 2010 Q1 8526 13,238.6 0.066667 217.0197 -115.2 2010 Q2 8611.2 13,556.3 0.1266666 218.0507 -132.1

Phụ lục 2:

DỮ LIỆU KINH TẾ ANH Quý Retail M4 (mil £) GDP (bil £) UK rs (%) CPI (%) Trade Balance (bil £) 2005 Q1 859.153 319.8 4.75 98.9 -9.536 2005 Q2 880.116 322.1 4.75 99.9 -9.333 2005 Q3 902.271 324.1 4.593333 100.367 -13.106 2005 Q4 919.78 326.4 4.5 100.8 -10.872 2006 Q1 941.573 329.9 4.5 100.833 -9.6

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w