1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI QUAN hệ lạm PHÁT và THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY

26 767 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 206,1 KB

Nội dung

MỐI QUAN hệ lạm PHÁT và THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY . LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN hệ lạm PHÁT và THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY , THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN hệ lạm PHÁT và THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY , GIẢI PHÁP VỀ MỐI QUAN hệ lạm PHÁT và THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lạm phát và thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đềugặp phải Việc xử lý lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm,bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triểnbền vững của mỗi quốc gia Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng vàngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế, tìnhtrạng lạm phát cũng ngày càng cao Vì vậy vấn đề lạm phát và thâm hụt ngân sách là mộttrong những mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam Vậy lạm phát

và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ với nhau hay không? Để tìm hiểu vấn đề này, trongbài viết này em xin trình bày chủ đề: Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sáchnhà nước giai đoạn 2010 – nay

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ THÂM

Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiềngiảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hànghóa ít hơn so với năm trước

Lạm phát phi mã (galloping inflation): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ hai

con số tới ba con số một năm những vẫn thấp hơn siêu lạm phát

Siêu lạm phát (hyper inflation): là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng

nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị Không có khái niệm siêu lạm phát được chấp nhấttổng quát, một cách hiểu đơn giản về siêu lạm phát đó là cứ một tháng thì giá cả lại tănggấp đôi Có bốn tiêu chí để xá định siêu lạm phát (1) Người dân không muốn giữ tài sản ởdạng tiền mặt, (2) Giá cả trong nước không tính bằng nội tệ nữa mà tính bằng ngoại tệ ổnđịnh, (3) Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời hạn tín dụng ngắn, (4)Lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và lạm phát cộng dồn lên tới 100%

1.1.3 Cách tính lạm phát

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượnglớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu đượcthu thập bởi các tổ chức Nhà nước)

Trang 4

Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra mộtchỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sảnphẩm Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ sốnày phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụthuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Tuy nhiên, thước đo lạm phátphổ biến nhất chính là CPI-Chỉ số giá tiêu dùng đo giá cả của một số lượng lớn các loạihàng hóa và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chỉ trả cho các dịch vụ ytế…, được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”

cơ cấu đầu tư…

1.1.4.1 Lạm phát do cầu kéo

Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cẩu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng laođộng, thì sẽ sinh ra lạm phát Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS Đường ADdịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùngtăng

Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta cócầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng Do đó có lạm phát

1.1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng Các

xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm.Mức giáchung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng

1.1.4.3 Lạm phát do cung ứng tiền tệ

Trang 5

Cung tiền tăng(chẳng hạn do [ngân hàng trung ương] mua ngoại tệ vào để giữ chođồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trungương mua [công trái] theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thôngtăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền tệ trong nền kinh tế quá nhiều,vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị nền kinh tế Cóthể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng cácnghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng Khi lượng tiền lưu thông quá lớn,

ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu…, thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất lớn theo

xã hội Áp lực cũng hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm pháttăng lên

1.1.4.4 Nguyên nhân khác gây lạm phát

Chính sách tiền tệ: Nếu điều tiết lạm phát ở mức độ ổn định và hợp lý sẽ có tácdụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hay nói cách khác là điều kiện đủ cho tăngtrưởng kinh tế, điều kiện cần là vấn đề của chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn

và công nghệ kỹ thuật,… Nghiên cứu bước đầu của IFM(2006) về mức độ lạm hát ở ViệtNam với các nước Đông Nam á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởngkinh tế ở các nước vùng Đông Nam á, trong đó có Việt Nam khoảng 3.6% trong khi cácnước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng

Lạm phát cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa chongười lao động Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiềncông cho người lao động trong nganh mình Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngànhkinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm Lạm phát này sinh vì điều đó

Lạm phát đẻ lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó làtâm lý dự trữ, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn địnhthì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nêncao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên => gây lạmphát

1.2 Thâm hụt ngân sách nhà nước

1.2.1 Khái niệm ngân sách nhà nước:

Trang 6

Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông quangày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhànước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

Hàm ngân sách có dạng đơn giản sau:

Xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN các khoản thu – luồng thu nhập quỹSNN, các khoản chi – xuất quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất địnhgiữa Nhà nước và người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan, đơn vị thụ hưởng quỹ

Từ đây có thể rút ra nhận xét: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền vớiquá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nướctham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện chức năng của Nhà nướctrên cơ sở luật định

1.2.2 Thâm hụt ngân sách nhà nước:

Thâm hụt ngân sách nhà nước (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước) là tìnhtrạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệchchính là thâm hụt ngân sách Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoảnchi được gọi là thặng dư ngân sách

Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử sụng chi tiêu tỷ lệ thâm hụt

so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước

Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau:

Trang 7

Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc).

D Chi thường xuyên

E Chi đầu tư

F Cho vay thuần(= cho vay mới – thu nợ gốc)

Trong đó: A + B + C = D +E +F Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm sẽ nhưsau:

Thâm hụt NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E +F) – (A + B) = C

Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, NSNN không cần thiết phải cân bằng theotháng, theo năm Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bịthâm hụt quá lớn và kéo dài Tuy vậy, trong nhiều nước, đặc biệt là các nước đang pháttriển, các Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài khóa thận trọng, trong đó chi ngânsách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách để tránh tình trạng thâm hụt

1.2.3 Phân loại thâm hụt NSNN:

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơcấu và thâm hụt chu kỳ

Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùybiến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xá hội hay quy mô chi tiêucho giáo dục, quốc phòng…

T hâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế,nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân Ví dụ khi nền kinh

tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khichi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên

Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu vad thâm hụt chu kỳ được tính toán nhưsau:

Thâm hụt ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong

một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm)

Thâm hụt ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu

nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng

Trang 8

Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động do dự vận động theo chu kỳ

của nền kinh tế thị trường Thâm hụt ngân sách chu kỳ được tính bằng hiệu số giữa ngânsách thực có và ngân sách cơ cấu

Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữachính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động Việcphân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởngthực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt

sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện phápđiều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế

1.2.4 Nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách:

Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra thâm hụt NSNN:

Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh Khủng hoảng làm cho

thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khókhăn mới về kinh tế và xã hội Điều đó làm cho mức thâm hụt NSNN tăng lên, ở giaiđoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăngtương ứng Điều đó làm giảm mức thâm hụt NSNN Mức thâm hụt do tác động của chu

kỳ kinh doanh gây ra được gọi là thâm hụt chu kỳ

Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước Khi

Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mứcthâm hụt NSNN Ngước lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nướcthì mức thâm hụt NSNN sẽ giảm bớt Mức thâm hụt do tác động của chính sách cơ cấuthu chi gây ra được gọi là thâm hụt cơ cấu

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,…), tổng hợpcủa thâm hụt chu kỳ và thâm hụt cơ cấu sẽ là thâm hụt NSNN

1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt NSNN

Lạm phát và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau:Thâm hụt ngân sách cao sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại

Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nướcnhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội khi sản lượng của nền kinh tế thấp dướimức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận thâm

Trang 9

hụt để thúc đẩy hoạt động kinh tế Vì vậy thâm hụt ngân sách không chỉ diễn ra phổ biếnđối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộcnhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD) Đối với các nước đang phát triển,thâm hụt ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cở sở hạ tầng ban đầunhư: Giao thông, điện, nước… Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vựcĐông Á và Đông Nam Á cũng vẫn thâm hụt ngân sách Tuy nhiên chính mức tăng chitiêu của Chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch

vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo, song song với việc giá cả hànghóa và dịch vụ tăng cũng sẽ kéo theo các chi phí sản xuất tăng dẫn đến lạm phát do chiphí đẩy

Mặt khác khi các nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao mà ngân sách nhà nướclại thiếu hụt dẫn đến không đủ nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển Để bù đắpphần thiếu hụt, Nhà nước có thể sử dụng chính sách phát hành thêm tiền và đưa ra lưuthông Tuy nhiên việc tăng chi tiêu của Chính phủ trong trường hợp này sẽ gây “tăngtrưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia Nếu nhà nước pháthành thêm quá nhiều tiền để bù đắp thâm hụt NSNN thì sẽ gây ra tình trạng lạm phát tiềntệ

Ngược lại khi lạm phát cao, nhà nước phải cung tiền để kích cầu đảm bảo quan hệcân bằng tiền – hàng ổn định giá cả, kinh tế vĩ mô Điều này sẽ dẫn đến chi nhiều hơn thutrong bảng cân đối kế toán và sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách

Trang 10

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT VÀ THÂM

HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010-NAY

2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

(Nguồn: EIU)

EIU đánh giá tình hình tài chính Việt Nam tiếp tục yếu ớt đến năm 2014, do chi tiêu nhiều

và liên tục Việt Nam sẽ dựa vào nguồn vốn từ các nhà tài trợ và có khả năng phát hànhtrái phiếu quốc tế từ nay đến năm 2014

2.1.1 CPI năm 2010:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, lạm phát tăng trong năm 2010 trước áp lực về nguồncung và tăng giá hàng tiêu dùng thế giới Tỉ lệ lạm phát sẽ ở mức trung bình 9,2% tronggiai đoạn 2010-2011 và giảm còn 7,2% giai đoạn 2012-2014

2.1.2 CPI năm 2011:

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước (thấp hơn nhiều

so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010) Tháng 12 là thángthứ 5 liên tiếp trong năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%

Trang 11

Biểu đồ 2.1: Lạm phát năm 2011 so với năm 2010

So với tháng 12 năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 17,05%, cách chỉ tiêulạm phát năm 18% một khoảng không xa, tạo sức ép đối với chỉ số giá trong 2 tháng cònlại của năm nay

Tương tự, so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tiếp tục rời xa đỉnh,

từ mức tăng 22,42% trong tháng trước hạ xuống 21,59% ở tháng này

2.1.3 CPI năm 2012:

Theo số liệu của Tổng cục thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng9,21% so với bình quân năm 2011 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2013 cả nước tăng0,49% so với tháng 9/2013 So với cuối năm 2012, chỉ số tăng 5,14% và tăng 5,92% sovới cùng kỳ 2012

Nhìn lại năm 2012, CPI tháng 12 chỉ tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉmức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 vàmức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường Bởi vì,CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mứctăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục

Bên cạnh đó, trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các thángchỉ tăng dưới 0,5% Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay

Trang 12

là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào 2 tháng giữa năm là tháng 6 và tháng7.

2.1.4 CPI năm 2013

Biểu đồ 2.2 Diễn biến CPI năm 2013

Theo Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ NHNN, kết quả cuộc điều tra kỳ vọng lạm pháttháng 10 của các tổ chức tín dụng cho thấy, CPI tháng 10 được kỳ vọng tăng khoảng0,76%, thấp hơn so với mức tăng 1,06% của tháng 9 và 0,85% của cùng kỳ 2012 Tốc độtăng CPI cả năm 2013 cũng được dự kiến ở quanh mức 7%

2.1.5 CPI năm 2014

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 6/2014 (tăng 0,3% so với tháng 5) tuy tăngcao hơn so với tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 5 tháng đầu năm (0,18%), nhưng vẫnthuộc loại thấp Tháng 6/2014 so với tháng 12/2013, CPI tăng 1,38%, thấp nhất so với con

số tương ứng của cùng kỳ từ năm 2002 đến nay (bình quân tăng 5,91%)

Nếu tính theo năm như thông lệ quốc tế, tức là CPI tháng 6 năm nay so với tháng 6năm trước, tăng 4,98%, cũng thấp so với con số tương ứng của nhiều tháng trước đó; bìnhquân 6 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 4,77%

Như vậy, dù nhận diện dưới góc độ nào, thì CPI tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 cũngthuộc loại thấp so với các chỉ số tương ứng của các tháng trước và cùng kỳ các năm trước

Trang 13

2.2 Thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2010 đến nay

(ĐVT: nghìn tỷ đồng và phần trăm GDP)

(Nguồn tham khảo)

Biểu đồ 2.3: Cán cân ngân sách qua các năm

Tổng thu ngân sách 2013 ước đạt 819.334 tỷ đồng, vượt 0.4% dự toán; nếu loại trừkhoản ghi thu NSNN thì thu cân đối thấp hơn 1,3% so với dự toán Thâm hụt ngân sách

2013 ước đạt 190.200 tỷ đồng, tương đương 5,15% GDP, thấp hơn mức Quốc hội thôngqua vào cuối năm là 5,3% Nguồn thu bị ảnh hưởng bởi làn sóng DN phá sản đã buộcChính phủ tăng cường một số khoan thu nội địa, bao gồm thu cổ tức DNNN và lợi nhuận

để lại từ các Tập đoàn, Tổng công ty (29.190 tỷ đồng), tiền lãi dầu khí (3.980 tỷ đồng) vàgần 12000 tỷ đồng khác

Mức thâm hụt vượt 5% GDP và cao hơn 2 năm liền trước đang đặt ra những hoàinghi về tính bền vững của ngân sách và khả năng kiểm soát nợ công Trong khi nguồn thugiảm đi do doanh nghiệp suy yếu thì chi ngân sách không giảm tương ứng với nguồn thu.Sau 2 năm có dấu hiệu được kiềm chế thì thâm hụt ngân sách tăng vọt trong 2 năm 2012,

2013 Việc phải đi vay nợ nhiều hơn sẽ ảnh hưởng lên thị trường vốn, dù có thể khôngtrực tiếp nhưng vẫn tiềm tang những rủi ro, như kỳ vọng về lạm phát cao sẽ làm giảm lưulượng các hoạt động kinh tế hoặc giữ cho lãi suất cho vay không giảm nữa Hiện nợ công

Ngày đăng: 01/03/2015, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w