BÀI 14: CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 138)

Vị trí của công tác cán bộ gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ. Cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng.

Lênin chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”125.

Theo Lênin, muốn lật đổ chế độ Nga Hoàng giành chính quyền, phải có đội ngũ “cán bộ chuyên nghiệp”. Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, Lênin đã rất

125

139

coi trọng công tác cán bộ. Người cho mở các trường, lớp đào tạo cán bộ và chính Người đã giảng bài ở các trường, lớp đó. Cách mạng Tháng Mười không thể thành công nếu không có đội ngũ cán bộ được đào tạo như thế.

Khí có chính quyền, lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin tiến hành đánh giá, sắp xếp lại cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ mới. Năm 1922, Lênin lại khẳng định: “Nghiên cứu con người tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thể thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”126.

Qua thực tiễn cách mạng của mình, các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế đều khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bai đều do cán bộ tốt hay kém”127.

Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Để thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, Chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2000 và các nhiệm vụ chính trị do Đại hội VII của Đảng đề ra, công tác cán bộ, đặc biệt là bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt càng cấp bách. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, độ chính xác của đường lối, chính sách đều tùy thuộc cuối cùng, ở chất lượng của công tác cán bộ. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định, công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là nguyên nhân của những nguyên nhân.

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG

VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

1. Công tác cán bộ phải gắn liền với đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệ biện chứng. Có cán bộ lãnh đạo tốt mới có thể đề ra được đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng; Chỉ có trên cơ sở đường lối, nghiên cứu chính trị đúng mới có thể làm sản sinh ra đội ngũ cán bộ tốt. Cán bộ được đào tạo rèn luyện và trưởng thành mới thi hành đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng. Đường lối, nhiệm vụ chính trị sai sẽ đẩy hàng loạt cán bộ đến chỗ sai lầm. Có đường lối đúng mới xây dựng được lập trường, quan

126

Sđd, t.24, tr.449

127

140

điểm giai cấp đúng đắn cho đội ngũ cán bộ, mới có phương hướng và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đúng và có cơ sở để đánh giá, lựa chọn cán bộ chính xác.

Như vậy, đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng hay sai có tác dụng đến việc xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Song, như thế không có nghĩa là khi đường lối đúng thì không có cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm. Cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm không chỉ phụ thuộc vào đường lối, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như phụ thuộc vào cả bản thân người cán bộ. Cho nên, dù đường lối đúng đắn cũng vẫn có thể có những cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm. Nhưng đường lối đúng sẽ hạn chế tới mức thấp nhất cán bộ mắc sai lầm, nhất là sai lầm về khuynh hướng chính trị. Nó cũng hạn chế bọn cơ hội len lỏi vào trong Đảng và khó lòng lung lạc được đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Mặt khác, khi đường lối sai thì cán bộ sẽ mất phương hướng chính trị, đội ngũ bị rối loạn và đẩy hàng loạt cán bộ đến chỗ sai lầm, khuyết điểm. Song, trong những trường hợp như thế, bao giờ cũng có một bộ phận cán bộ đủ tỉnh táo, nhạy bén phân biêt đúng, sai, đủ bản lĩnh để thoát khỏi cái sai và đi theo quỹ đạo đúng. Tuy nhiên, để cho phong trào trở lại quỹ đạo đúng thì cách mạng phải trả một giá đắt về đội ngũ cán bộ.

Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với cán bộ là mối quan hệ nhân quả. Cán bộ cũng có vai trò rất quyết định đối với đường lối và nhiệm vụ chính trị. Đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể đề ra đường lối đúng, mới cụ thể hóa, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, mới có thể tổ chức thực hiện tốt đường lối. Không có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không thể thành hiện thực trong cuộc sống. Tức là cán bộ quyết định sự thành bại của bản thân đường lối.

Với ý nghĩa đó, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị. Công tác cán bộ phải xuất phát từ đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng. Muốn có đội ngũ cán bộ tốt, trước hết phải quan tâm xây dựng đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng. Các cấp, các ngành và từng cơ quan, đơn vị phải quan tâm xác định đúng nhiệm vụ chính trị cho cơ quan, đơn vị và từng cán bộ. Có xác định rõ nhiệm vụ chính trị, mỗi người mới có thể phấn đấu trở thành cán bộ tốt. Khi cán bộ thi hành đường lối và thực hiện nhiệm vụ chính trị, người làm công tác cán bộ phải theo dõi, kiểm tra để giáo dục, giúp đỡ, bồi dưỡng cán bộ. Tránh tình trạng làm công tác cán bộ theo kiểu quản lý hành chính chung chung không hiểu người, biết việc của cán bộ.

Khi cách mạng chuyển giai đoạn, đường lối và nhiệm vụ chính trị thay đổi, công tác cán bộ cũng phải được đổi mới.

141

2. Công tác cán bộ phải gắn liền với tổ chức.

Cán bộ là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu và là nhân tố “động” nhất của tổ chức. Cán bộ là người lập ra tổ chức và điều hành bộ máy tổ chức. Song, đến lượt mình, cán bộ lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức. Tổ chức quyết định phương hướng và hành động của cán bộ. Tổ chức buộc cán bộ phải hành động theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định. Tổ chức đúng sẽ nhân sức mạnh của cán bộ lên gấp bội. Cán bộ chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chức và nhân danh tổ chức. Tách khỏi tổ chức thì cán bộ mất sức mạnh quyền lực và hiệu lực do tập thể tạo nên.

Đảng ta khẳng định tổ chức mạnh khiến từng người mạnh và từng người mạnh khiến cả tổ chức mạnh. Do đó, muốn có cán bộ tốt phải gắn công tác cán bộ với tổ chức, chăm lo xây dựng tổ chức. Xây dựng tổ chức phải đi đối với xây dựng con người và xây dựng con người phải gắn liền với xây dựng tổ chức.

Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị mà xây dựng tổ chức, xác định cần bao nhiêu cán bộ, những loại cán bộ gì, tiêu chuẩn ra sao. Căn cứ vào đó mới lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp, làm cho cán bộ luôn thích ứng với tổ chức, làm điều kiện cho sự phát triển của cả tổ chức và cán bộ. Để kết hợp công tác cán bộ với tổ chức, phải thực hiện nguyên tắc từ tổ chức, từ công việc mà bố trí, xếp sắp cán bộ, chứ không phải làm ngược lại.

3. Công tác cán bộ phải gắn liền với phong trào cách mạng của quần chúng

Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biện chứng, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải kết hợp với phong trào cách mạng của quần chúng mới có hiệu quả.

Phong trào cách mạng của quần chúng làm sản sinh những cán bộ tốt. Đó là môi trường rèn luyện, thử thách và sàng lọc cán bộ. Mặt khác, cán bộ lại là người tuyên truyền, tổ chức, duy trì phong trào cách mạng của quần chúng.

Không thể có đội ngũ cán bộ tốt nếu không xây dựng và duy trì được phong trào cách mạng của quần chúng và cũng không thể có phong trào cách mạng sôi nỗi, liên tục nếu không có đội ngũ cán bộ tốt. Do đó, muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì khi tiến hành công tác cán bộ phải quan tâm xây dựng phong trào cách mạng của quần chúng, thông qua phong trào để lực chọn cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ được đào tạo rồi lại phải được thử thách, rèn luyện trong phong trào cách mạng của quần chúng.

142

Đại hội VI của Đảng đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược trong quá trình cách mạng ở nước ta. Tại Đại hội, Đảng ta đã nghiêm túc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm, khẳng định các quan điểm, phương hướng, chủ trương đổi mới toàn diện, trong đó đội ngũ cán bộ, đặc biệt là “đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp, là

mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng”.

Để có thể đổi mới được chất lượng đội ngũ cán bộ lám cho phẩm chất và năng lực của cán bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, Đại hội VI chỉ rõ: nhất thiết phải đổi mới công tác cán bộ và đổi mới đội ngũ những người làm công tác cán bộ. Qua thực tiễn, Đại hội VII của Đảng lại khẳng định: “tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và kết tục sự nghiệp cách mạng”. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là một vấn đề vừa cơ bản, vừa bức xúc, đòi hỏi phải được đổi mới cả quan điểm, tổ chức, phương pháp, quy chế quản lý và chính sách đãi ngộ cán bộ.

Việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, việc mở rộng quan hệ với nước ngoài, cũng như cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đang đặt ra những vấn đề rất mới về công tác cán bộ.

Trong hoàn cảnh, điều kiện mới, Đảng phải xác định được hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách cán bộ tương đối hoàn chỉnh, ổn định. Trên cơ sở đó, định ra những nội dung, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới đội ngũ cán bộ. Nội dụng đổi mới cán bộ và công tác cán bộ theo tinh thần Đại hội VI, Đại hội VII, Nghị quyết Trung ương ba (khóa VII), Đại hội VIII, Đại hội IX gồm các vấn đề sau:

1. Mục tiêu đổi mới công tác cán bộ

Đổi mới công tác cán bộ nhằm đạt các mục tiêu sau:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng. Đồng bộ là đổi mới đồng thời các loại cán bộ, bao gồm cán bộ lãnh đạo chính trị; cán bộ quản lý Nhà nước; cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh; cán bộ tham mưu và chuyên gia trên các lĩnh vực. Trong đó, nòng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và cơ sở, trước hết là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ phù hợp với giai đoạn cách mạng mới.

- Bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục giữa ba thế hệ cán bộ một cách vững vàng. Đề bạt kịp thời, xếp đúng việc đối với những cán bộ trẻ, được đào tạo, đã qua thử thách trong thực tiễn, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực vào các cương vị

143

lãnh đạo, để bảo đảm tính năng động và sự kế thừa liên tục ở các cơ quan lãnh đạo. Coi trọng kết hợp cán bộ lớn tuổi với cán bộ trẻ.

- Ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, không để lọt những phần tử cơ hội tham vọng chính trị, những cán bộ tham nhũng vào trong các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở tất cả các cấp; thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo, quản lý sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.

- Đổi mới công tác cán bộ nhằm thu hút được nhân tài của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế bao gồm cả người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài, không phân biệt người trong Đảng hay người ngoài Đảng.

2. Về tiêu chuẩn cán bộ

Có tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh cán bộ.

Về tiêu chuẩn chung, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, tiêu chuẩn cán bộ phải khác nhau. Tiêu chuẩn đó do đường lối, nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng quy định. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng thay đổi, hoàn cảnh và điều kiện mới xuất hiện, thì tiêu chuẩn cán bộ phải thay đổi. Tiêu chuẩn cán bộ trong cách mạng dân tộc dân chủ khác tiêu chuẩn cán bộ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện hòa bình xây dựng đất nước

Mỗi loại cán bộ khác nhau cũng có tiêu chuẩn khác nhau. Tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn cách mạng hiện nay được Đại hội VII xác định là:

- Có phẩm chất cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm và tinh thần đổi mới.

- Có kiến thức và năng lực tổ chức thực tiễn, thực hiện đổi mới, có tinh thần học tập để không ngừng nâng cao trình độ.

- Trung thực và thẳng thắn

- Có lối sống lành mạnh, có khả năng đoàn kết, có phong trào dân chủ tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật, nói đi đôi với làm, được nhân dân tín nhiệm

Gần đây, Đảng ta đã cụ thể hóa tiêu chuẩn trên:

a) Về phẩm chất chính trị

Tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ lãnh đạo là phải có lập trường chính trị vững vàng, kiên định và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới; kiêm quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng:

144

- Biết phân tich đúng, sai đối với các sự kiện lớn xảy ra trên thế giới và những diễn biến khó khăn trong nước, dám đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, không mơ hồ, bi quan, dao động.

- Chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, những quy định của tập thể, giáo dục, thuyết phục cán bộ xung quanh chấp hành. Không lợi dụng những sơ hở của pháp luật, cơ chế quản lý... để làm sai trái, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và tập thể.

- Có ý thức đấu tranh bảo vệ danh dự, uy tính của cách mạng, của Đảng và Nhà nước, của ngành, đơn vị và cá nhân.

b) Về năng lực lãnh đạo, quản lý

Biết vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ động sáng tạo tham gia các quyết định của tập thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả:

- Năng lực nắm bắt, dự báo tình hình, định ra mục tiêu, quyết sách kinh tế, xã hội...

- Năng lực xây dựng tổ chức ngành, địa phương. Tổ chức điều hành bộ máy và kiểm tra quá trình thực hiện để đạt mục tiêu, nghiên cứu đề ra, nhất là mục tiêu kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)