BÀI 12: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 117)

làm công tác dân vận và thực hiện kỷ luật dân vận để dân mến, dân tin, dân ủng hộ, “đi dân nhớ, ở dân thương”. Tại đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (12-1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích mối quan hệ quân và dân: “Nếu không có Đảng, không có nhân dân, không có tập thể thì mọi người không trở thành anh hùng được. Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng, có tập thể anh hùng là vì có Đảng anh hùng, nhân dân anh hùng, dân tộc anh hùng”110. Đó là những bài học vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, cần phát huy và vận dụng thích hợp vào giai đoạn hiện nay.

Công tác quần chúng là công tác đối với con người, “phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người”111, hiểu biết và thực tế hơn sự phát triển toàn diện những đặc điểm mới, hình thành cơ cấu xã hội mới, những nét riêng trong thái độ của quần chúng. Do đó, cần hiểu biết thực tế hơn về trạng thái tinh thần và tâm lý của từng đối tượng nhân dân. Khoa học công tác quần chúng là khoa học về con người. Mác đã nói: “Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”112.

Cho nên trong việc tìm hiểu tình hình quần chúng và tiến hành công tác quần chúng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều môn khoa học xã hội và tự nhiên, để xử lý một cách khoa học, tính chủ quan, tùy tiện, duy ý chí, kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, rập khuôn v.v.. Khắc phục cách vận động quần chúng đơn giản, tùy tiện, quan liêu, hành chính hóa.

Việc tiến hành tìm hiều thực trạng quần chúng và công tác vận động quần chúng phải được tiến hành cả về chiều rộng lẫn về chiều sâu. Phải nghiên cứu, khảo sát không những tình hình tư tưởng chính trị của quần chúng mà cả tình hình đời sống vật chất và văn hóa, trình độ mọi mặt, những nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng trên từng địa bàn nhất định, trong từng lĩnh vực hoạt động.

Nghiên cứu tình hình quần chúng trong sự biến động, có căn cứ, tình hình đang diễn biến, dự báo sự chuyển biến trong tương lai, từ đó có biện pháp, hình thức giáo dục, tập hợp quần chúng, xây dựng tổ chức, đổi mới cán bộ, nội dung và phương thức hoạt động của Đảng, đoàn thể nhân dân và các cơ quan nhà nước. Giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân.

BÀI 12: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

110

Hồ Chí Minh: Về quan điểm quần chúng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1974, tr.83.

111

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.73.

112

118

I.. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ KẾT CẤU CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

Đối tượng của công tác tư tưởng là ý thức xã hội và ý thức cá nhân, nó tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của xã hội. Nói cách khác, đối tượng công tác tư tưởng là ý thức con người, với tất cả những diễn biến phức tạp và nội dung phong phú, nhiều mặt của nó.

Công tác tư tưởng của Đảng là tác động định hướng của Đảng lên trạng thái và quá trình vận động của ý thức xã hội theo quy luật riêng của nó. Tác động này nhằm định hướng nhận thức, giải quyết mâu thuẫn tư tưởng và phát triển tiềm năng sáng tạo của lĩnh vực tinh thần, góp phần hình thành những con người mới và xã hội mới. Nội dung cơ bản của nó là xác lập thế giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.

Trong nội bộ Đảng, công tác tư tưởng là hoạt động xây dựng về mặt trí tuệ, tư tưởng - chính trị, góp phần bảo đảm cho Đảng luôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đủ năng lực lãnh đạo chính trị toàn xã hội. Đại hội VII của Đảng xác định: “Công tác chính trị tư tưởng có nhiệm vụ làm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thấm nhuần trong Đảng và giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; nâng cao ý chí phấn đấu, xây dựng niềm tin vững chắc vào con đường xã hội chủ nghĩa, đấu tranh không khoan nhượng với các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng; Xây dựng phương pháp tư duy khoa học, chống chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa cơ hội dưới mọi mầu sắc. Khắc phục những biểu hiện bi quan, dao động, giảm sút ý chí phấn đấu, bảo thủ trì trệ, chủ quan nóng vội. Đặc biệt, chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ”113.

1. Phân tích theo các nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của công tác tư tưởng.

Công tác tư tưởng của Đảng có năm nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên sau:

Một là, phát triển lý luận gắn liền với tổng kết thực tiễn. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung nhằm bảo đảm cho Đảng không ngừng nâng cao tính tiên phong và năng lực lãnh đạo chính trị đối với xã hội. Sự chậm trễ hoặc phạm sai lầm trong công tác lý luận dẫn Đảng tới nguy cơ mắc sai lầm về đường lối chính trị hoặc mất vai trò lãnh đạo. Cơ sở lý luận còn vướng mắc thì sự nhất trí đối với các chủ trương, chính sách sẽ không cao, đi vào hoạt động thực tiễn sẽ không thống nhất.

113

Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội VII, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, Trang 18.

119

Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng nảy sinh nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp, đòi hỏi phải được làm sáng tỏ. “Chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo, bớt được sai lầm và những bước đi quanh co, phức tạp”114.

Hai là, truyền bá lý luận, nâng cao kiến thức chính trị, xây dựng phương pháp tư duy khoa học. Nhiệm vụ này bảo đảm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh được thấm nhuần trong toàn Đảng và giữ vị trí chi phối trong đời sống tinh thần xã hội. Nó góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên “có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, có thái độ tích cực đối với công cuộc đổi mới, đồng thời phải có trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ đổi mới”115.

Thực hiện yêu cầu này, công tác giáo dục của Đảng phải hướng vào nâng cao trình độ kiến thức và năng lực tổ chức thực tiễn cho cán bộ, đảng viên; đồng thời đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, không ngừng nâng cao trình độ dân trí.

Bà là, tuyên truyền và cổ động thực hiện các nhiệm vụ trước mắt. Tuyên truyền và cổ động nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa và quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Hoạt động này bảo đảm cho các chủ trương, chính sách trước mắt của Đảng và Nhà nước được phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, khiến mọi người hiểu đúng, tự giác chấp hành, khắc phục khó khăn và thực hiện có hiệu quả.

Bốn là, giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiệm vụ này có vị trí hết sức quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, được nhân dân tin yêu. Yêu cầu hiện nay là phải tiếp tục “đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng và trong xã hội. Chống sự tha hóa về phẩm chất chính trị, xa rời quần chúng, tham nhũng, làm ăn bất chính chạy theo tiền tài, danh vị, chia rẽ bè phái. Chống việc phục hồi hủ tục, mê tín, dị đoan”116.

Năm là, dự báo xu hướng phát triển của tình hình, diễn biến tư tưởng và các vấn đề lý luận sẽ nảy sinh. Công tác tư tưởng của Đảng nhất thiết phải làm được chức năng dự báo. Đối với cấp Trung ương và Tỉnh, Thành phố nhiệm vụ này có tầm quan trọng chiến lược. Đối với cấp quận, huyện và cơ sở thì đây là công việc thiết thân cho hoạt động “tác chiến” hàng ngày.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

114

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, Trang 56.

115

Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội VII, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, trang 23.

116

120

Một trong những kinh nghiệm của những năm đổi mới là: phải hết sức quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh. Vì thế, công tác tư tưởng phải “kịp thời nắm bắt, dự báo và giải đáp những vấn đề mới xuất hiện ở trong nước và quốc tế”117, không để bị bất ngờ.

Nếu nhiệm vụ phát triển lý luận được phép tiến hành trong những thời hạn tương đối dài, thì dự báo và định hướng tâm trạng xã hội đòi hỏi phải kịp thời, nhiều khi phải hành động ngay, phải đi trước một bước so với trình độ hiện có về lý luận. Bởi vì, ở đây tâm trạng xã hội cứ diễn biến theo tác động của thực tế khách quan, không chờ kết quả nghiên cứu lý luận. Muốn bớt đi bị động phải làm tốt công tác dự báo tình hình, dự báo lý luận.

Trong những thời điểm bước ngoặt, nhất là khi có khủng hoảng, nhiệm vụ này là hết sức quan trọng và đòi hỏi phải nhạy bén và càng khẩn trương. Ở đây tính kịp thời là cao hơn tính thật đầy đủ, tính cầu toàn.

Công tác tư tưởng của các cấp ủy Đảng nói chung đều bao gồm cả năm nhiệm vụ nêu trên. Song, tùy theo từng cấp, các nhiệm vụ đó có yêu cầu, mức độ và phạm vi khác nhau. Trong các địa phương khác nhau và các hoàn cảnh khác nhau, các nhiệm vụ đó cũng có nội dung cụ thể khác nhau. Vì vậy, từng cấp ủy Đảng phải căn cứ vào tình hình và đặc điểm của mình, địa phương mình mà xác định các nhiệm vụ cụ thể của công tác tư tưởng.

2. Phân tích công tác tư tưởng theo ngành (lĩnh vực hoạt động).

Hoạt động và giao tiếp theo phân công lao động xã hội là một cơ sở tạo ra tính riêng biệt, tính đặc thù trong đời sống tinh thần của những nhóm xã hội gắn với nhau trong mỗi cộng đồng. Vì thế, công tác tư tưởng của cấp ủy Đảng, trong khi thực hiện những yêu cầu chung phải tính đến những đặc trưng và yêu cầu riêng của hoàn cảnh, công việc và con người ở mỗi ngành, mỗi loại hoạt động và kiểu giao tiếp xã hội.

Hoạt động của mỗi loại đối tượng đều có đặc điểm khác nhau: tĩnh tại hay lưu động, tập trung hay phân tán; Hoạt động về kinh tế, giáo dục, văn hóa hay hành chính, quốc phòng, an ninh; Lao động chủ yếu bằng chân tay hay trí óc; Môi trường thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi; Giao tiếp hẹp, đơn giản hay rộng rãi, phức tạp; Giao tiếp trong nước hay với nước ngoài, v.v... Những sự khác biệt này đòi hỏi công tác tư tưởng của tổ chức đảng phải đi sâu vào tính ngành nghề, tinh tế và đa dạng, không thể rập khuôn chung chung.

Một nghị quyết trung ương mà cách thức và mức độ phổ biến giống nhau cho mọi ngành là không cần thiết và kem hiệu quả. Những vấn đề tư tưởng riêng của mỗi

117

121

ngành cũng không thể chờ trung ương giải đáp hoặc nhờ cấp trên giải quyết hộ. Cấp ủy mỗi ngành nên thường xuyên chủ động tổng kết kinh nghiệm làm công tác tư tưởng của ngành mình theo cả 5 nhiệm vụ nói trên và từng bước nâng lên tầm lý luận.

3. Phân tích công tác tư tưởng của Đảng theo cấp hành chính

- Cấp trung ương phải làm nhiệm vụ công tác tư tưởng ở tầm vĩ mô mang tính chiến lược trên những vấn đề lớn và chung nhất đối với toàn đảng, hoặc toàn ngành.

- Cấp địa phương trực tiếp giải quyết những vấn đề tư tưởng chung và riêng nảy sinh trong địa phương mình gắn liền với truyền thống dân cư, hoàn cảnh và nhiệm vụ đặc thù của địa phương.

- Ở cấp cơ sở, công tác tư tưởng trực tiếp tác động trưc tiếp đến từng người, từng địa phương, từng số phận, từng việc vui buồn trong cuộc sống thường ngày.

Công tác tư tưởng của tổ chức đảng ở mỗi cấp khác nhau về nội dung, mức độ, phạm vi, yêu cầu, điều kiện, phương pháp, phương thức tiến hành. Càng xuống dưới công tác tư tưởng càng phải cụ thể, sâu sát, thiết thực và sống động hơn.

Tính máy móc, rập khuôn làm cho công tác tư tưởng thành chung chung, kém hiệu quả. Cần tổng kết kinh nghiệm để xây dựng thành lý luận, phương pháp công tác tư tưởng cho từng cấp. Cách làm công tác tư tưởng của trưởng ban tuyên giáo tỉnh chắc chắn có nhiều điểm khác với trưởng ban tuyên giáo huyện hoặc tuyên giáo của đảng bộ cơ sở.

Ngoài các cách phân tích trên đây, còn có cách phân tích theo các lực lượng và phương tiện chuyên nghiệp làm công tác tư tưởng, theo các kênh thông tin làm lan truyền tâm trạng xã hội, v.v..

II.. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ NỀN TẢNG CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

Công tác tư tưởng phải được tiến hành trên cơ sở khoa học, trong đó triết học duy vật biện chứng là một cơ sở khoa học quan trọng nhất, đóng vai trò phương pháp luận quyết định.

1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng ý thức xã hội có vai trò độc lập tương đối trong sự phát triển của nó

Nguyên lý này có hai nội dung quan hệ chặt chẽ với nhau và đã được luật chứng trong triết học, khi vận dụng vào công tác tư tưởng cần chú ý vai trò cuả từng nội dung, đồng thời không tách rời mặt này với mặt kia.

Nội dung thứ nhất là xuất phát từ lập trường duy vật khoa học làm cơ sở cho công tác tư tưởng. Nó ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí và áp đặt trong công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng phải luôn luôn xuất phát từ chỗ phân tích đời sống hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

122

thực của con người để nắm đúng thực chất sâu xa của các vấn đề tư tưởng đang nảy sinh, đồng thời đề xuất cách giải quyết, không thoát ly cơ sở tồn tại xã hội của các tư tưởng đó.

Cần tránh lối công tác tư tưởng theo một công thức, sơ đô định sẵn, thoát ly tồn tại xã hội. Chẳng hạn, cơ chế quản lý kinh tế cũ ít chú ý đến lợi ích cá nhân, làm cho người lao động kém hào hứng làm việc mà công tác tư tưởng của chúng ta lại cứ truy tìm nguyên nhân của sự thiếu hào hứng đó trong bản thân tư tưởng. Cho rằng nguyên nhân của tình trạng đó là do ý thức kỷ luật kém, chủ nghĩa cá nhân nặng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa thấp... nên đã lấy giải pháp cơ bản là tăng cường giáo dục chính trị về làm chủ tập thể, về đấu tranh giữa hai con đường v.v.. Kết quả là không giải quyết được căn bản tình trạng người lao động thờ ơ với kết quả và hiệu suất sản xuất và công tác. Chỉ từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới thì ý thức lao động mới có bước chuyển biến cơ bản.

Nội dung thứ hai là trong công tác tư tưởng, cần phát huy tính độc lập tương đối của ý thức, vai trò năng động “đi trước” của tư tưởng. Nó ngăn ngừa bệnh máy móc duy kinh tế, hoặc thụ động, thực dụng trong công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng cũng cần chú trọng đúng mức các nguyên nhân tinh thần đối với các tư tưởng đang nảy sinh. Nói chung các vấn đề tư tưởng, về gốc rễ tận cùng của nó đều có

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 117)