BÀI 8: XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT VỮNG CHẮC TRONG ĐẢNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 78)

Như vậy, người bí thư cấp ủy phải thật sự tiêu biểu cho trí tụê, năng lực, phẩm chất, lối sống cách mạng và phong cách lãnh đạo của Đảng.

BÀI 8: XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT VỮNG CHẮC TRONG ĐẢNG

I. ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT LÀ QUY LUẬT TRƯỞNG THÀNH

CỦA ĐẢNG.

Mác và Ăngghen đã dành phần lớn trí tuệ và sức lực của mình để xây dựng chính Đảng độc lập, cách mạng của giai cấp công nhân. Hai ông rất coi trọng việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắc trong Đảng. Tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848, hai ông đã chỉ ra rằng lúc này (tức 1850) là lúc cách mạng sắp nổ ra, do đó, Đảng cần phải hành động có tổ chức nhất, thống nhất nhất, và độc lập nhất, nếu như nó không muốn bị giai cấp tư sản lợi dụng và kéo theo đuôi nó như năm 184872. Tháng 10 năm 1864, trong “Điều lệ tạm thời của Hội Liên hiệp công nhân Quốc tế”, hai ông khẳng định: “Sự thành công của phong trào công nhân trong mỗi nước chỉ có thể được bảo đảm bằng sức mạnh của sự thống nhất và tổ chức”73.

Trong thư gửi Ph.Bônte (1-1871), tổng kết sự hoạt động của Quốc tế I, Mác kết luận, Quốc tế không thể tồn tại được nếu không đập tan chủ nghĩa bè phái.

72

Xem C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Tập II, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1981, Trang 168.

73

79

Lênin đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắc trong Đảng. Người đấu tranh không mệt mỏi vì sự thống nhất đội ngũ đảng, tự mình khởi thảo nhiều nghị quyết và những lời kêu gọi về vấn đề này. Lênin cho rằng, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân và đó là nguồn sức mạnh vô địch và vô tận của Đảng. Người coi mục tiêu của xây dựng và củng cố Đảng là nhằm xây dựng và củng cố sự thống nhất đội ngũ Đảng.

Khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, Lênin đặc biệt coi trọng việc xây dựng khối thống nhất vững chắc trong Đảng và chỉ ra rằng, nội bộ Đảng càng đoàn kết, càng ít dao động thì ảnh hưởng của Đảng trước quần chúng càng rộng lớn. Tại Đại hội Đảng Cộng Sản (b) Nga lần thứ X (năm 1921), Lênin đã khởi thảo Nghị quyết đòi khai trừ ngay lập tức ra khỏi Đảng những kẻ gây chia rẽ, bè phái. Trong bài viết “Lại bàn về công đoàn...”, Lênin đã khẳng định: “Một điều rõ ràng là trong một nước đang thực hiện chuyên chính vô sản, thì một sự chia rẽ trong nội bộ giai cấp vô sản hoặc giữa Đảng của giai cấp vô sản với quần chúng vô sản, không phải chỉ là nguy hiểm mà còn cực kỳ nguy hiểm, nhất là nếu trong nước đó, giai cấp vô sản lại chỉ là thiểu số nhỏ bé trong dân cư”.

Trong các thời kỳ khác nhau của cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Ngay từ khi mới ra đời, tại Hội nghị lần thứ hai của ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết: Đảng không bao giờ dung túng bè phái. Điều lệ đầu tiên của Đảng ta được thông qua tại Đại hội I (tháng 3-1935), ghi rõ: Đảng là một khối thống nhất về tổ chức tư tưởng và hành động; Đảng tuyệt đối không thỏa hiệp với những xu hướng bè phái.

Đảng ta coi sự đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất giai cấp, là điều kiện để đoàn kết toàn dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. Đồng thời, Đảng ta coi sự chia rẽ là tội ác lớn nhất đối với Đảng. Đảng luôn nhắc nhở các cấp bộ Đảng, toàn thể Đảng viên phải hết sức quan tâm xây dựng và giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý giáo duc cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên ý thức xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Người dạy: “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Người cũng rất quan tâm chăm lo, bảo vệ sự thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Trước khi qua đời, trong Di chúc để lại cho đời sau, trước tiên Người dặn lại Toàn Đảng từ Trung ương đến các chi bộ phải coi trọng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

80

Kinh nghiệm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cho thấy, khi đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn phức tạp, khi cách mạng chuyển giai đoạn thì trong Đảng thường có nhiều ý kiến khác nhau về những chủ trương lớn. Nếu Đảng không được chuẩn bị tốt về tư tưởng, không giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, không có phương pháp để giải quyết tốt những ý kiến này thì dễ nảy sinh những bất đồng, sẽ dẫn đến sự chia rẽ trong Đảng. Một kinh nghiệm lớn của Đảng ta là trong nhiều thời điểm cách mạng gặp khó khăn, thậm chí có lúc “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng Đảng ta đã vượt qua được là nhờ đoàn kết nhất trí.

Trong tình hình hiện nay, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước vẫn đang phải đương đầu với những khó khăn to lớn. Nền kinh tế thị trường có nhiều tích cực nhưng đồng thời cũng có mặt trái, tiêu cực của nó, hàng ngày hàng giờ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội nên Đảng đòi hỏi mỗi cán bộ, Đảng viên phải cảnh giác, đề cao trách nhiệm, siết chặt hàng ngũ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất đội ngũ của Đảng.

Tóm lại, đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của Đảng, Đảng không thể phát triển vững vàng được nếu trong Đảng xảy ra tình trạng chia rẽ, bè phái.

II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG TA VỀ XÂY

DỰNG VÀ CỦNG CỐ KHỐI ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT.

Vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Mác, Ăngghen và Lênin, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và các Nghị quyết Đại hội Hội nghị Trung ương tiếp theo của Đảng ta đã tổng kết những bài học kinh nghiệm lớn về vấn đề này.

Bài học thứ nhất : Sự đoàn kết thống nhất phải dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách đúng của Đảng

Đây là bài học quan trọng đầu tiên, vì chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của đảng, Lênin dạy chúng ta rằng, trước khi thống nhất và để thống nhất phải phân biệt rõ ràng ranh giới về tư tưởng. Người nói: ”Chúng ta không được quên rằng nếu không có cái cơ sở tư tưởng chung thì không thể có vấn đề thống nhất”74

Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, dựa vào điều kiện lịch sử của đất nước, Đảng vạch ra đường lối chiến lược, sách lược. Đường lối đó phản ánh mục tiêu đấu tranh, phương hướng hành động, chủ trương thực hiện, những bước đi quan trọng của một giai đoạn cách mạng. Như vậy, đường lối của Đảng là sự định hướng chiến lược của một giai đoạn lịch sử, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, là ngọn cờ để tập hợp lực lượng, sự thống nhất về tư tưởng là tiền đề của sự thống nhất về tô chức.

74

81

Đảng đòi hỏi mọi Đảng viên phải nắm vững đường lối của Đảng. Đó là cơ sở tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, sự thống nhất trong hành động.

Đảng phải hết sức coi trọng việc xây dựng đường lối. Bởi vì, đường lối đúng đắn là tiền đề cho sự thống nhất về tư tưởng và hành động; nếu đường lối sai thì tất yếu sẽ dẫn đến một kết quả ngược lại. Đảng kiên quyết đấu tranh chông thái độ tùy tiện, vô trách nhiệm trong việc thực hiện đường lối.

Bài học thứ hai: Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng dựa trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ.

Dân chủ rộng rãi là điều quan trọng để có đường lối và những nghị quyết đúng. Đó là phương pháp căn bản để khắc phục những bất đồng về tư tưởng. Nhưng dân chủ rộng rãi không tách rời với tâp trung nghiêm ngặt. Tâp trung cao bảo đảm cho sự thống nhất về ý chí và hành động, bảo đảm cho kỉ luật của Đảng được chấp hành triệt để. Lênin chỉ ra rằng: “Cơ sở của sự thống nhất là kĩ luật giai cấp, là sự thừa nhận ý chí của đa số, là đồng tâm, nhất trí công tác trong hàng ngũ của đa số đó và ăn nhịp với đa số đó”75

Đảng cho phép mọi Đảng viên có quyền tự do tư tưởng, quyền bảo lưu ý kiến, nhưng “khi đã có kết luận của tập thể, đã thành nghị quyết, tất cả mọi cán bộ, Đảng viên không trừ một ai đều phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng”76. Nguyên tắc tập trung dân chủ vừa bảo đảm phát huy được trí tuệ, sức mạnh của tập thể đội ngũ Đảng, vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung và sự thống nhất tư tưởng, hành động của đội ngũ Đảng.

Bài học thứ ba: Thường xuyên bồi dưỡng tình thân ái, đồng chí cho cán bộ, Đảng viên là một biện pháp rất cần thiết để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Thái độ chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, tính khiêm tốn, biết thông cảm, hết lòng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ là những nét tiêu biểu của tình đoàn kết cộng sản.

Kinh nghiệm cho thấy, việc biết thông cảm với nhau khi gặp khó khăn, chân thành trong cuộc sống hàng ngày, biết tôn trọng cá nhân, biết lắng nghe ý kiến của đồng chí mình là một phong cách sống rất cần thiết để tạo nên bầu không khí đoàn kết trong tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn toàn Đảng trong Di chúc của mình rằng, người cộng sản “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”77. Trong điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường, Đảng cần dặc biệt quan tâm giáo dục phẩm chất, đạo

75

Sđd, t.25, tr 94

76

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI)

77

82

đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên, không để những lợi ích cá nhân làm phai nhạt tình đồng chí.

Bài học thứ tư: Thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình là một phương pháp căn bản để tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Tự phê bình và phê bình là một phương pháp căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, tạo nên sự nhất trí cao trong đảng. Phải xác định rõ mục đich của tự phê bình và phê bình là nhằm phát huy ưu điểm, tìm ra khuyết điểm để giúp nhau sữa chữa, nâng cao nhận thức, giải quyết những bất đồng trong nội bộ. Do đó, phải có phương pháp và thái độ đúng đắn khi thực hiện tự phê bình và phê bình. Đảng nghiêm khắc phê phán hiện tượng lợi dụng phê bình để đả kích lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”78.

Bài học thứ năm: Xây dựng và bảo vệ hạt nhân lãnh đạo thật sự là trung tâm cho khối đoàn kết thống nhất của Đảng.

Tại Đại hội của Đảng Cộng sản (b) Nga, Lênin nói rằng, sự đoàn kết chặt chẽ và vững chắc của Ban chấp hành Trung ương là điều kiện chủ yếu để bảo đảm khối đoàn kết thống nhất của Đảng, Người khẳng định: “Không có một trung tâm lãnh đạo, không có một cơ quan Trung ương thống nhất thì không thể có thống nhất thực sự của Đảng.”79. Thực tế lịch sử cho thấy, Đảng cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản ở Đông Âu đổ vỡ bắt đầu từ sự chia rẽ ngay ở bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương.

Đảng ta sở dĩ có một truyền thống đoàn kết thống nhất cực kì quý báu là do từ ngày thành lập Đảng tới nay, trãi qua nhiều giai đoạn đấu tranh phức tap, nhưng Ban chấp hành Trung ương Đảng, mà hạt nhân là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ Chính trị luôn luôn vững vàng, tiêu biểu cho sự đoàn kết thống nhất của toàn Đảng.

Trong suốt các thời kì hoạt động của mình, Đảng ta luôn quan tâm tới việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương khóa I (11-1939) đã chỉ ra rằng, các cấp ủy Đảng phải “tiêu biểu được ý chí thống nhất của Đảng”80.

Kinh nghiệm thực tiễn trong điều kiện Đảng có chính quyền ở nước ta cũng như ở nhiều nước anh em trên thế giới cho thấy, để giữ gìn và củng cố khối đoàn kết

78

Hồ Chí Minh: Về xây dựng Đảng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr 237

79

V.I.Lênin: Toàn tập, t.11, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1979, tr 210

80

83

thống nhất vững chắc trong Đảng, cần phải chú ý giải quyết tốt nhũng vấn đề sau đây:

a) Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội. Một khi Đảng đã có chính quyền thì thường mất đi sự sàng lọc tự nhiên, mặt khác, sức hấp dẫn của đảng cầm quyền lại lớn, nên bọn cơ hội thường tìm mọi cách chui vào Đảng.

Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội. Sự rạn nứt đi đến tan rã là xu hướng vận động của một tổ chức trong đó có sự hoạt động của chủ nghĩa vô chính phủ. Giữa chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa vô chính phủ có quan hệ biện chứng với nhau. Chủ nghĩa vô chính phủ là một biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội về mặt hình thức. Bè phái, phe nhóm là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa cơ hội trong Đảng. Đại hội lần thứ V của Đảng ta đã chỉ ra rằng: “Bè phái chính là đặc trưng của chủ nghĩa cơ hội”81. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rút ra kết luận rằng, do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức kĩ luật, kém tinh thần trách nhiệm...82

b) Trong Đảng có sự khác nhau về ý kiến, về chủ trương, biện pháp..v..v.. là điều bình thường, nhất là những bước ngoặt của lịch sử. Đảng phải biết chờ đợi, bình tĩnh, dân chủ để giải quyết những ý kiến khác nhau đó, không được để phát triển thành những bất đông, xung đột cá nhân.

Khi Đảng cầm quyền rất nhiều vấn đề mới mẽ đặt ra, đòi hỏi Đảng phải giải quyết, vì vậy, so với giai đoạn trước lúc này ý kiến khác nhau ở trong Đảng thường nhiều hơn và đa dạng hơn. Vấn đề quan trong là Đảng phải có biện pháp tốt để giải quyết, không để cho những ý kiến khác nhau đó trở thành nguồn gốc tư tưởng gây nên chia rẽ về tổ chức.

c) Đảng phải xóa bỏ tình trạng đặc quyền, đặc lợi về điều kiện sinh hoạt và các chế độ đãi ngộ khác trong Đảng. Lênin coi tình trạng đặc quyền, đặc lợi là “nguồn gốc gây nên sự tan rã trong Đảng và làm uy tín của các đảng viên cộng sản bị giảm sút”83. Bất bình đẳng về lợi ích không thể tạo nên được sự thống nhất về tư tưởng cũng như hành động. Ăngghen nói rằng “Ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và càng không thể có sự thống nhất về hành động được”84.

d) Đảng phải quan tâm xây dựng một đường lối, chính sách đúng, cơ chế tổ chức hợp lý, quy chế làm việc rõ ràng, phong cách dân chủ, kiên quyết chống bệnh quan liêu, gia trưởng. Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu thiếu những điều kiện đó thì ở đó

81

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, t.III, NXB Sự thật, Hà Nội, 1982, tr 65

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)