BÀI 16: NỘI DUNG, THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG CƠ SỞ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 162)

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra và thi hành kỷ luật, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra cơ sở và đảng viên phải thường xuyên quán triệt, nắm vững nội dung, thủ tục khi tiến hành công tác quan trọng này.

I. NỘI DUNG VÀ THỦ TỤC TIẾN HÀNH CÔNG TÁC

KIỂM TRA Ở CƠ SỞ

Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Điều 30 của Điều lệ Đảng do Đại hội VIII thông qua quy định công tác kiểm tra của Đảng ở cơ sở có hai bộ phận chủ yếu là kiểm tra của cấp ủy cơ sở và kiểm tra của ủy ban cơ sở, với hai nhiệm vụ chủ yếu là: kiểm tra việc và kiểm tra người.

Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ: “Nội dung kiểm tra bao gồm việc kiểm tra chấp hành đường lối, chính sách và nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên”139.

Mỗi chủ thể kiểm tra có nội dung kiểm tra và thủ tục tiến hành riêng.

1. Nội dung và thủ tục tiến hành công tác kiểm tra của cấp ủy cơ sở

Ở cơ sở, sự lãnh đạo của các cấp ủy là toàn diện. Các cấp ủy không chỉ xác định nhiệm vụ chính trị, thông qua các quyết định, mà còn phải tổ chức việc thực

139

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, CTQG, ST, H, 1996, tr.150. Xem thêm “Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam” - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2001- Trang 44 - 46.

163

hiện và kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và các quyết định do cấp mình đề ra; không chỉ tiến hành kiểm tra mà còn phải chịu sự kiểm tra và tự kiểm tra.

Qua kiểm tra thường xuyên, cấp ủy phát hiện những thiếu sót, chưa phù hợp trong đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết... kịp thời phản ánh lên cấp ủy cấp trên để có biện pháp uốn nắn, bổ sung, hoàn thiện; Đồng thời, cấp ủy cơ sở cũng kịp thời phát hiện những sai sót trong các quyết định của cấp mình để tự uốn nắn, hoàn chỉnh các quyết định phù hợp với thực tế của cơ sở mình. Qua kiểm tra, phát hiện những tổ chức (chi bộ, chi ủy), đảng viên hoạt động sáng tạo, có hiệu quả, kịp thời cổ vũ, động viên, khen thưởng thích đáng.

Căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và các quyết định của cấp mình, cấp ủy cơ sở đề ra phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra phù hợp với từng giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể. Định kỳ nghe các chi ủy báo cáo kết quả hoạt động kiểm tra theo quy chế làm việc đã được cấp ủy xác định và cho ý kiến chỉ đạo; xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra thuộc thẩm quyền của mình; lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

Trong từng thời gian, cấp ủy chủ động xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, trong đó tập trung vào những nội dung, đối tượng, địa bàn chủ yếu. Nội dung kiểm tra của cấp ủy tập trung vào kiểm tra việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và của cấp mình; kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên thuộc đảng bộ cơ sở chấp hành Điều lệ Đảng; kiểm tra việc thi hành kỷ luật đối với đảng viên.

Khi tiến hành kiểm tra, cấp ủy cơ sở trực tiếp hoặc sử dụng các ban và ủy ban kiểm tra để kiểm tra các chi bộ, chi ủy, đảng viên theo chương trình, kế hoạch đã định; coi trọng kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (tháng, quý, năm), nhưng vẫn không xem nhẹ kiểm tra đột xuất. Đối với việc kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, cấp uy cơ sở - trước hết là các chi ủy - phải tiến hành thường xuyên, thông qua sinh hoạt thường kỳ, qua tự phê bình và phê bình của chi bộ, đảng viên mà kịp thời nhắc nhở, uốn nắn các biểu hiện sai trái; chủ động phòng ngừa các biểu hiện vi phạm Điều lệ. Nếu phát hiện thấy tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì cấp ủy, chi bộ quyết định hoặc báo cáo lên cấp ủy và Ủy ban kiểm tra cấp trên quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền

2. Nội dung và thủ tục tiến hành công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra cơ sở

164

a) Kiểm tra, đảng viên kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và nhiệm vụ đảng viên có quan hệ mật thiết với nhau, biểu hiện rõ bản chất, tư cách người đảng viên hoặc cấp ủy viên. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra, không nhất thiết phải đi vào kiểm tra tất cả các tiêu chuẩn, nhiệm vụ nêu trên mà phải qua sinh hoạt và sinh hoạt của đảng viên, qua các nguồn thông tin, nếu phải hiện thấy đảng viên có dấu hiệu vi phạm gì thì xác định đó là nội dung kiểm tra chính, cần phải tập trung kiểm tra, xem xét, kết luận rõ ràng.

Khi tiến hành kiểm tra, cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

1. Nắm tình hình, xử lý các thông tin qua các nguồn, các “kênh” khác nhau, phát hiện các đảng viên có dấu hiệu vi phạm, lựa chọn nội dung cần kiểm tra. Chú ý, không được xem nhẹ hoặc bỏ qua các nguồn thông tin từ các cơ quan, doanh nghiệp... nơi đảng viên làm việc hay phụ trách; địa bàn dân cư nơi đảng viên cư trú; đoàn thể chính trị - xã hội nơi đảng viên tham gia v.v.

2. Lập kế hoạch kiểm tra, định rõ yêu cầu, nội dung, đối tượng, mốc thời gian kiểm tra, lực lượng tham gia; có thể nêu những vấn đề cần đi sâu để đảng viên chuẩn bị.

3. Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đảng viên được kiểm tra và cho cấp ủy quản lý đảng viên đó. Việc thông báo có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi với đảng viên được kiểm tra.

4. Nếu đảng viên được kiểm tra là cấp ủy viên cùng cấp hoặc cán bộ do cấp ủy cấp mình quản lý thì sau khi trình bày ở chi bộ, tùy tình hình người đó có thể phải trình bày ở cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn... mà đảng viên đó là thành viên. Cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn... góp ý kiên, kết luận ưu, khuyết điểm, mức độ vi phạm của đảng viên (nếu có), nhất là những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ cấp trên giao. Trường hợp đảng viên tham gia nhiều cấp ủy thi kiểm điểm ở cấp ủy nào sẽ tùy nội dung kiểm tra mà ủy ban kiểm tra (cấp tiến hành kiểm tra) quyết định.

5. Việc kết luận cuối cùng (ưu, khuyết điểm, nội dung vi phạm của đảng viên) do ủy ban cấp kiểm tra thực hiện. Trường hợp đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì ủy ban kiểm tra đề xuất ý kiếm xử lý để đảng ủy quyết định thi hành kỷ luật. Nếu đảng viên vi phạm pháp luật nhà nước, ủy ban kiểm tra vẫn phải xem xét, kết luận những vi phạm pháp luật đó (nếu kết luận được) dưới góc độ nhiệm vụ của

165

đảng viên để xử lý kỷ luật đảng; nếu chưa kết luận được thì chuyển cơ quan pháp luật xem xét, xử lý.

b) Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới (chi bộ, chi ủy có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ.

Khi tiến hành kiểm tra, ủy ban kiểm tra cần chú ý những biểu hiện sai trái, có dấu hiệu sai phạm của tổ chức đảng như: không chấp hành, chấp hành sai, chấp hành tùy tiện, chấp hành không nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; các nghị quyết, chỉ thị, xây dựng quy chế làm việc; việc ra quyết định và thực hiện các quyết định; giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hiện chế độ báo cáo, thông tin đối với cấp trên và cấp dưới v.v...

Để tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới được tốt, cần thực hiện nghiêm túc các khâu, các bước:

1. Thu thập thông tin và xử lý các thông tin; phát hiện và lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra.

2. Lập kế hoạch kiểm tra.

3. Thông báo kế hoạch kiểm tra cho tổ chức đảng nội dung kiểm tra.

4. Nghiên cứu thảo luận báo cáo kiểm tra. Thu nhập tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra để thẩm tra, xác minh.

5. Kết luận, làm rõ ưu khuyết điểm và mức độ vi phạm (nếu có). Nếu tổ chức đảng vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì ủy ban kiểm tra phải báo cáo, đề xuất ý kiến xử lý để đảng ủy ra quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.

c) Giải quyết tố cáo tổ chức đảng và đảng viên.

Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết các tố cáo có nội dung liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ đảng viên (đối với đảng viên), việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ (đối với tổ chức đảng). Những nội dung tố cáo liên quan đến việc tuân thủ pháp luật, kinh tế không phức tạp, nghiêm trọng nhưng thể hiện vi phạm nhiệm vụ đảng viên, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ thì ủy ban kiểm tra vẫn phải xem xét, giải quyết. Những tố cáo về các vấn đề có nội dung, tính chất vi phạm nghiêm trọng, phức tạp hoặc đến mức phải truy tố thì chuyển cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết. Tố cáo nghi vấn hoạt động chính trị phản động, về lịch sử chính trị, quan điểm chính trị... thì chuyển cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ, ban tổ chức đảng ủy xem xét, giải quyết.

Không giải quyết những tố cáo đã được tổ chức có thẩm quyền cao nhất giải quyết, nay tiếp tục tố cáo nhưng không có nội dung gì mới; tố cáo không nêu nội

166

dung cụ thể, không có cơ sở thẩm tra, xác minh; người tố cáo mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức (có giám định của cơ quan y tế có thẩm quyền); tố cáo mà đối tượng bị tố cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo, không có khả năng bình phục. Những tố cáo giấu tên, mạo tên, nếu nêu rõ nội dung, sự việc, có cơ sở thẩm tra, xác minh thì vẫn được tiến hành xem xét.

Để tiến hành giải quyết tố cáo được tố, cần tuân thủ nghiêm ngặt các khâu, yêu cầu, nguyên tắc sau:

1. Tổ chức cho đảng viên, tổ chức đảng bị tố cáo trình bày ý kiến trước chi bộ, chi ủy, ban thường vụ cấp ủy...

2. Ủy ban kiểm tra chủ động phối hợp với các cơ quan nội chính cùng cấp trong việc giải quyết các vụ tố cáo liên quan đến kinh tế, pháp luật; đồng thời báo cáo và đề nghị cấp ủy chỉ đạo chặt chẽ sự phối hợp này.

3. Nếu kết luận tổ chức đảng hoặc đảng viên bị tố cáo có vi phạm đến mức phải xử lý lỷ luật thì ủy ban kiểm tra cơ sở đề nghị cấp ủy quyết định thi hành lỷ luật.

4. Thông báo các quyết định giải quyết tố cáo đến các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Một số yêu cầu cụ thể:

+ Người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc, chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng minh đưa ra; ghi rõ họ tên, địa chỉ. Không được gửi hoặc phổ biến nội dung cho những tổ chức và cá nhân không có trách nhiệm giải quyết tố cáo.

+ Tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo phải nghiêm túc báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền về những nội dung bị tố cáo, có quyền đưa ra bằng chứng để bác bỏ tố cáo không đúng.

+ Tổ chức đảng có thẩm quyền phải tổ chức xem xét, giải quyết kịp thời các tố cáo.

Một số nguyên tắc cần nắm vững

+ Tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải đảm bảo bí mật cho người tố cáo.

+ Không để tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo hoặc người tố cáo chủ trì việc giải quyết tố cáo.

+ Xử lý kỷ luật thích đáng các trường hợp trù dập, trả thù người tố cáo; cản trở, không giải quyết tố cáo; bao che cho người bị tố cáo; lợi dụng quyền tố cáo, lợi dụng dân chủ để vu cáo, đả kích nhau...

167

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết hành chính, về lịch sử chính trị, tính tuổi đảng... thì gửi lại cho người khiếu nại, hướng dẫn họ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Không giải quyết những thư khiếu nại quá thời hạn quy định; thư khiếu nại đã được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, kết luận; thư khiếu nại của đảng viên bị tòa án xử phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên nhưng chưa được tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy án vì không có tội; khiếu nại của thân nhân đảng viên bị kỷ luật đã chết; thư khiếu nại thay cho đảng viên; khiếu nại của đảng viên cố tình không chịu kiểm điểm, khước từ dự hội nghị v.v...

Ủy ban kiểm tra của đảng ủy cơ sở có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật của đảng viên do chi bộ quyết định, nhưng không có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ, mà phải đề nghị lên đảng ủy cơ sở quyết định.

Để giải quyết tốt việc này cần:

+ Người, tổ chức đảng khiếu nại phải tự giác, trung thực, nhận rõ ưu, khuyết điểm, sai lầm của mình, không đổ lỗi cho khách quan.

+ Khi nhận được khiếu nại kỷ luật, cấp ủy, ủy ban kiểm tra phải báo cáo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết.

+ Tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật phải thực sự lắng nghe ý kiến trình bày của người khiếu nại; xem xét nghiêm túc quyết định của mình trước đây và phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên.

II. NỘI DUNG VÀ THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG Ở CƠ SỞ

Điều 35, Điều lệ Đảng quy định: “tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh. Chính xác, kịp thời”. Mọi đảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải chịu kỷ luật của Đảng. Xử lý phải đồng bộ. Kỷ luật đảng không thay thế cho kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể. Đảng viên vi phạm pháp luật phải đưa ra pháp luật xem xét. Tài sản bị chiếm đoạt sai trái phải thu hồi.

Về hình thức kỷ luật, đối với tổ chức đảng có 3 hình thức; khiển trách, cảnh cáo, giải tán; Đối với đảng viên chính thức có 4 hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; Đối với đảng viên dự bị có 2 hình thức: khiển trách, cảnh cáo; hết thời kỳ dự bị, chi bộ vẫn xem xét công nhận chính thức, nếu vi phạm nghiêm trọng, xét không đủ tư cách đảng viên thì quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị.

1. Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng

Ở cơ sở, chỉ có chi bộ và đảng ủy cơ sở mới có thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng. Đảng ủy bộ phận không được quyền thi hành kỷ luật mà chỉ có trách nhiệm đề

168

nghị hoặc nghiên cứu, thẩm định đề nghị thi hành kỷ luật của các chi bộ đã đề đạt ý kiến với đảng ủy cơ sở quyết định. Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở không có thẩm quyền thi hành kỷ luật và chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ kỷ luật đảng viên mà chỉ kiểm tra, xem xét để đề xuất ý kiến về công tác kiểm tra và kỷ luật với đảng ủy cơ sở ủy ban kiểm tra cấp trên.

Hội nghị chi bộ (bao gồm chi bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ cơ sở và đảng bộ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)