BÀI 6: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 52)

BÀI 6: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG HỆ

THỐNG TỔ CHỨC VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG.

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, là một đội ngũ thống nhất về chính trị, tư tưởng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, khoa học. Tính tổ chức của Đảng thể hiện trước tiên ở chỗ Đảng là một hệ thổng các cấp tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong hệ thống đó, các tổ chức cơ sở - chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở - lập thành nền tảng của Đảng. Nguyên lý này chỉ rõ vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong hệ thống tổ chức Đảng và trong hoạt động của Đảng.

1/ Học thuyết về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã khẳng định: các tổ chức cơ sở Đảng trong các giai đoạn phát triển là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Chính vai trò đó nói lên vị trí nền tảng của các Đảng bộ cơ sở, mà trên đó Đảng được xây dựng và trưởng thành.

Ngay từ những ngày đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân”61. Sau này, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức và tiến hành xây dựng một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Lênin đã phát triển tư tưởng đó và Người chăm lo xây dựng, nhằm xác lập vai trò lãnh đạo của các tiểu tổ công nhân dân chủ xã hội, cũng như khi các tiểu tổ đó phát triển thành những chi bộ cơ sở trong các nhà máy, công xưởng, những khu dân cư... của Đảng Bônsêvích Nga. Cách mạng chuyển sang giai đoạn thực hiện chuyên chính vô sản, Đảng trở thành lãnh tụ chính trị của toàn xã hội. Xuất phát từ vai trò đó, các tổ chức cơ sở Đảng đã tăng lên về số lượng và phong phú về nội dung,

61

53

phương thức hoạt động. Lênin viết: “Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn luyện minh, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống”62.

Vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng rất quan trọng ở thời kỳ Đảng tập trung sự lãnh đạo của mình vào lĩnh vực kinh tế. Khi chuyển sang lãnh đạo thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin cho rằng, để giành được thắng lợi trong bước chuyển biến chiến lược này, các tổ chức cơ sở Đảng có vai trò hết sức to lớn. Do vậy, Người đặt vấn đề các tổ chức Đảng, các tổ chức Xô viết “phải đem hết sức lực, đem hết chú ý để tao ra, để phát huy một tính chủ động lớn hơn ở cơ sở”63. Chỉ bằng con đường thực hiện nhiều biện pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đảng, chăm lo xây dựng, phát huy cao tính chủ động sáng tạo của cơ sở thì những nhiệm vụ và mục tiêu chính sách kinh tế mới của Nhà nước Xô viết mới được thực hiện trong thực tiễn và giành được thắng lợi. Lênin đánh giá rất cao tác dụng của những chuyển biến tích cực đó trong điều kiện Đảng có chính quyền lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2/ Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng các tổ chức cơ sở của mình.. Trong điều kiện hoạt động bí mật, Đảng đã chú trọng tổ chức và phát triển các chi bộ cộng sản ở các khu công nghiệp tập trung đông công nhân, những vùng nông thôn và trong học sinh, sinh viên, trí thức nhằm tuyên truyền, cổ động, tổ chức quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Sau này, trong kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn coi các tổ chức cơ sở Đảng là cấp tổ chức nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng. Chất lượng các Đảng bộ cơ sở là yếu tố tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, đến uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân. Từ bài học thành công và chưa thành công trong việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định: “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nổ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng. Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng”64. Sự khẳng định đó

62

V.I.Lêni, Toàn tập, Tập 41, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcova, 1978, Trang 232 - 233.

63

Sđd, Trang 279.

64

54

càng làm sâu sắc thêm nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”65.

Công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng. Những quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng dân chủ hóa, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của đơn vị cơ sở, khai thác tốt nhất tiềm năng lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật ... Nhằm phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn. Sự nghiệp đó càng đề cao vị trí nền tảng của các Đảng bộ cơ sở trong hệ thống tổ chức và trong mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã nêu: “Trong điều kiện chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế cơ sở, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, các tổ chức cơ sở Đảng phải thật sự làm hạt nhân lãnh đạo chính trị trong các tập thể lao động...”. Với vai trò đó, các Đảng bộ cơ sở bằng một chất lượng mới trong hoạt động thực tiễn của mình, bảo dảm cho công cuộc đổi mới được thực hiện trên thực tế ở đơn vị cơ sở. Đồng thời, từ thực tiễn cuộc sống đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước để hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, dù ở giai đoạn nào trên con đường phát triển cách mạng do Đảng lãnh đạo, với vị trí nền tảng của mình, các Đảng bộ cơ sở luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là người bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng được tổ chức thực hiện có kết quả ở đơn vị cơ sở và là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG

ĐIỀU KIỆN ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA..

1. Chức năng của tổ chức cơ sở Đảng.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, các tổ chức cơ sở Đảng được thành lập tại các đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức xã hội của Nhà nước ta. Căn cứ vào số lượng Đảng viên, đặc điểm về tổ chức và nhiệm vụ sản xuất, công tác ... của từng đơn vị cơ sở mà thành lập Đảng bộ cơ sở một cấp, hai cấp, ba cấp. Dù được tổ chức với hình thức, quy mô nào; dù hoạt động ở đơn vị hành chính, kinh tế hay đi công tác, các Đảng bộ cơ sở đều thực hiện chức năng lãnh đạo chính trị ở cơ sở và tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng.

65

55

a) Là hạt nhân lãnh đạo chính trị tại đơn vị cơ sở.

Để thực hiện vai trò là đội tiên phong chính trị của toàn xã hội trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng cần tăng cường mối liên hệ giữa tổ chức Đảng và Đảng viên với nhân dân; chú trọng xây dựng và kiện toàn tổ chức, phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò của các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội. Với ý nghĩa đó, các tổ chức cơ sở Đảng là tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân và là người trực tiếp bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tại đơn vị cơ sở. Vai trò đó thể hiện ở chỗ quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và cơ quan cấp trên cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị để đề ra chủ trương, phương hướng công tác của Đảng bộ; và trong tổ chức thực hiện bằng một quá trình dân chủ, biến những chủ trương, phương hướng đó thành nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu cụ thể của đơn vị cơ sở. Sự lãnh đạo của Đảng bộ còn nhằm xây dựng và kiện toàn các tổ chức chính quyền, các đơn vị kinh tế cơ sở và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng lựa chọn cán bộ đưa ra ứng cử, hoặc giới thiệu với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở để bố trí, sử dụng. Tiến hành giám sát, kiểm tra các hoạt động ở đơn vị cơ sở nhằm ngăn chặn những tiêu cực, biểu dương những ưu điểm, bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của Đảng bộ được thực hiện có hiệu qủa. Toàn bộ các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở nhằm vào phát triển sản xuất, cải tiến công tác, làm tốt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chăm lo đơn vị cơ sở về mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện. Sự lãnh đạo của các Đảng bộ cơ sở là yếu tố có tính quyết định bảo đảm cho các đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu... trở thành “môi trường xây dựng phong cách lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, nơi thể hiện tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người mới và nền văn hóa mới”66.

Là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, các tổ chức Đảng thực hiện vai trò của mình ở tất cả các hoạt động trên. Không thể có sự phân chia đối với các loại hình khác nhau và tổ chức cơ sở Đảng ở những đơn vị cơ sở khác nhau, làm mất đi tính toàn diện của sự lãnh đạo đó. Tuy nhiên, ở từng loại đơn vị cơ sở do những đặc điểm về tổ chức, về chức năng, nhiệm vụ, phạm vị hoạt động khác nhau nên phương thức, quyền hạn, trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động giữa tổ chức Đảng với người thủ trưởng, với các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội cần được cụ thể hóa trong

66

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự Thạt, Hà Nội, 1991, Trang 15.

56

quy chế hoạt động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức Đảng.

b) Tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng.

Những hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng và tổ chức của Đảng bộ cơ sở nhằm nâng cao chất lượng của chính bản thân mình và nhằm nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng. Với ý nghĩa đó, công tác xây dựng nội bộ của các tổ chức Đảng là mắt khâu trọng yếu của toàn bộ công tác xây dựng Đảng nói chung.

Mỗi loại hình cơ sở Đảng có những phương thức và kế hoạch xây dựng nội bộ Đảng không hoàn toàn như nhau. Song, nhìn chung đều phải thực hiện những công việc chủ yếu: Củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức, các cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ; Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên và kết nạp Đảng viên mới; Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình, kiểm tra Đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; Trực tiếp hoặc gián tiếp bầu các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng và tham gia vào xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Các tổ chức cơ sở Đảng trong khi tiến hành các hoạt động xây dựng chi bộ phải bảo đảm nghiêm nghặt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ nội bộ, tăng cường kỷ luật, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và các quyền của Đảng viên. Đồng thời với tư cách là một thành viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở, tổ chức Đảng thông qua chức năng của mình, có trách nhiệm cùng các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

2. Những nhiệm vụ cơ bản của tổ chức cơ sở Đảng.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII thông qua đã quy định nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng:

k. Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và căn cứ vào tình hình của đơn vị đề ra chủ trương, nhiệm vụ của Đảng bộ, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm cho nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh.

l. Lãnh đạo quần chúng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng, xây dựng mối liên hệ mật thiết với quần chúng, xây dựng chính quyền, bộ máy quản lý, lực lượng dân quân tự vệ, an ninh nhân dân và các đoàn thể nhân dân.

m. Xây dựng Đảng bộ và đội ngũ cán bộ ở đơn vị, chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ kiến

57

thức và năng lực công tác của Đảng viên; Tuyên truyền phát triển ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng và kết nạp Đảng viên mới; Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, kiểm tra Đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất của Đảng; Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, Đảng viên; Thu nộp Đảng phí.

n. Tham gia và lãnh đạo quần chúng tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững ý kiến, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời giải quyết, báo cáo trung thực tình hình và hoạt động của Đảng bộ lên cấp trên.67

Những nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn không được xem nhẹ nhiệm vụ nào.. Song, do những đặc điểm riêng của từng loại đơn vị cơ sở, các Đảng bộ cần quán triệt và vận dụng sáng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)