CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Đó cũng là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng. Nó đảm bảo cho sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vô địch của một Đảng cách mạng. Đây là nguyên tắc phân biệt chính Đảng của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính với các Đảng phái khác. Đây cũng là điểm mà mọi thế lực chống đối thường công kích nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
1. Tập trung dân chủ là tất yếu khách quan trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
21
31
Chế độ tập trung dân chủ dựa trên cơ sở đòi hỏi khách quan của phong trào vô sản. Chính vì địa vị của mình trong nền sản xuất xã hội, gắn liền với đại sản xuất cơ khí nên giai cấp công nhân hướng tới sự tổ chức và tập trung thành hàng ngũ của mình. Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, giai cấp vô sản phải đương đầu với một kẻ thù giai cấp có tổ chức, có bộ máy Nhà nước hùng hậu, đó là giai cấp tư sản. Muốn chiến thắng nó giai cấp vô sản phải đoàn kết thống nhất lại. Ngoài ra trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột và qua kinh nghiệm của mình, giai cấp công nhân tin tưởng chắc chắn rằng, lực lượng của mình sẽ lớn mạnh cùng với việc nâng cao trình độ tổ chức và hướng toàn thể nhân dân lao động vào mục đích là đấu tranh để giải phóng khỏi ách bóc lột tư bản. Từ những điều kiện đó, tất yếu dẫn đến việc thành lập một Đảng chiến đấu của giai cấp vô sản.
Xét về bản chất, giai cấp công nhân có tính dân chủ sâu sắc, quan hệ giai cấp của họ là quan hệ bình đẳng. Sau khi chiến thắng tư bản, giai cấp công nhân tạo điều kiện cho toàn thể nhân dân lao động có thể phát huy tính tích cực chủ động và tham gia rộng rãi vào hoạt động xã hội. Đảng macxit-lêninnit do giai cấp công nhân thành lập từ trong đội ngũ của mình, lãnh đạo cuộc đấu tranh đó, Đảng hoàn toàn phù hợp với giai cấp công nhân về những đặc điểm và phẩm chất cơ bản. Đảng là lãnh tụ của giai cấp và là bộ phận tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chính bản chất và những nhiệm vụ lịch sử của Đảng đòi hoi phải xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tư tưởng về xây dựng một Đảng vô sản trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ đã được Mác và Ăngghen, những người sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, đưa vào “Điều lệ Hội liên hiệp công nhân quốc tế”. Điều lệ cũng xác định cả cơ cấu tổ chức của Liên đoàn. Cơ cấu đó thấm nhuần tinh thần tập trung dân chủ. Nhiều chi bộ cơ sở hợp thành một công xã gồm từ 3 đến 20 thành viên. Đó là cơ sở của Đảng, là trung tâm và hạt nhân của công tác chính trị của Đảng trong quần chúng lao động.
Nhiều công xã hợp thành một quận, đứng đầu là quận ủy của Đảng. Cơ quan cao nhất của Liên đoàn là Đại hội hàng năm và giữa hai kỳ Đại hội là Ban Chấp hành Trung ương.
Liên đoàn được xây dựng trên cơ sở dân chủ triệt để, mọi Đảng viên đều bình đẳng, các cơ quan lãnh đạo của Đảng được bầu ra có thể bị thay thế và bãi miễn; Đảng viên được tự do thảo luận những vấn đề về sinh hoạt Đảng; tranh luận trong khuôn khổ tính Đảng v.v.. Cơ cấu của Liên đoàn thật sự dân chủ, Các ban chấp hành được bầu ra và có thể bị thay thế bất kỳ lúc nào. Do đó ngăn chặn được mọi âm mưu
32
và thủ đoạn chiếm độc quyền trong Liên đoàn. Mác và Ăngghen nhấn mạnh: dân chủ phải thống nhất với tập trung, với kỷ luật chặt chẽ, bộ phận phải phục tùng toàn thể, thiểu số phải phục tùng đa số.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Mác và Ăngghen đã nêu gương đấu tranh có nguyên tắc để củng cố sự thống nhất vể tư tưởng và tổ chức của các tổ chức vô sản, kiên quyết đấu tranh chống bọn cơ hội, xét lại, chống lại tất cả những kẻ nào không tôn trọng và không chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng. Chẳng hạn, hai ông đã vạch trần những quan điểm chống chủ nghĩa xã hội của bọn Bacunin và những bọn cơ hội khác thâm nhập vào Quốc tế I. Bọn này đã không tôn trọng kỷ luật và tính tập trung mà còn mưu toan xây dựng không phải là một Đảng vô sản mà là một tổ chức bí mật, hẹp hòi của những người đầy âm mưu. Theo yêu cầu của Mác, Hội nghị Luân Đôn của Quốc tế I đã giáng một đòn chí mạng vào Bacunin và đồng bọn, khai trừ bọn chúng ra khỏi đội ngũ Hội Liên hiệp công nhân quốc tế.
Sau khi Mác và Ăngghen qua đời, những tư tưởng và truyền thống về tổ chức cũng như quan điểm chính trị của các ông đã bị các lãnh tụ của Quốc tế II xuyên tạc, phản bội. Họ đã lái các Đảng Xã hội Dân chủ thích nghi với hoạt động nghị trường thuần túy, đã xóa bỏ tinh thần cách mạng và biến các Đảng đó thành Đảng cải lương. Trong điều kiện lịch sử mới, khi cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp, kế tục sự nghiệp của Mác và Ăngghen, Lênin đã xây dựng, luận chứng và áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tất yếu trong xây dựng và hoạt động của Đảng cách mạng của giai cấp công nhân.
Ở nước Nga, ngay từ khi Đảng vô sản được thành lập, bọn Mensêvich và những kẻ cơ hội đã đấu tranh gay gắt chống lại chế độ tập trung dân chủ. Vào những năm 1903 - 1904, thời kỳ diễn ra Đại hội II của Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga và sau đó, Đảng macxit lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, khi đứng trước những thử thách to lớn, phải đấu tranh chống bọn cơ hội trên những vấn đề về nguyên tắc tổ chức Đảng. Những người cơ hội như Máctốp, Acxenrốt đã coi thường và hạ thấp ý nghĩa vấn đề tổ chức của Đảng, vấn đề tập trung thống nhất của phong trào công nhân. Họ chủ trương, Đảng viên của Đảng không cần tham gia sinh hoạt trong một tổ chức Đảng, không cần chấp hành nghị quyết và phục tùng kỷ luật của Đảng, Đảng không cần thành tổ chức rõ rệt.
Lênin đã kiên quyết vạch trần những sai lầm của phái Mactốp và đã đánh bại chủ nghĩa cơ hội trên vấn đề tổ chức của Đảng. Người cho rằng, đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo toàn xã hội không chỉ bằng cương lĩnh, bằng tư tưởng, đường lối, mà còn bằng tổ chức. Tổ chức Đảng có được xây dựng và củng cố vững mạnh thì mới bảo đảm cho cương lĩnh, đường lối của Đảng được thực hiện.
33
Nói cách khác, sức mạnh về chính trị, tư tưởng của Đảng được thực hiện bằng tổ chức và thông qua tổ chức. Lênin nhiều lần nhấn mạnh: “Sức mạnh của giai cấp công nhân là ở tổ chức. Không tổ chức quần chúng thì giai cấp vô sản không là cái gì hết. Được tổ chức, giai cấp vô sản sẽ là tất cả”22.
Bài báo “Tổ chức lại Đảng” của Lênin, là cơ sở của Nghị quyết “Tổ chức lại Đảng” được thông qua ở Hội nghị Tammacpho của các Đảng viên Bônsêvích, họp vào năm 1905. Trong nghị quyết đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được thừa nhận hoàn toàn. Như vậy, thuật ngữ “tập trung dân chủ” được nêu lên đầu tiên, với tính cách là nguyên tắc chính thức hợp pháp, biểu hiện bằng nghị quyết Đảng của những người Bônsêvích. Sau đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi trong Điều lệ và được thông qua tại Đại hội IV của Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (1906).
Tư tưởng trên đây của Lênin, đặt nền móng cho việc xây dựng Đảng ở Nga, sau đó đã được các Đảng trong Quốc tế Cộng sản thừa nhận. Điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản là các Đảng phải được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, vận dụng sáng tạo học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam để giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Đảng. Người đã quán triệt đầy đủ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ rõ rằng, Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, do đó tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Dưới sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, toàn Đảng ta là một khối thống nhất về ý chí và hành động, có sự nhất trí cao về đường lối chính trị, bảo đảm thống nhất tư tưởng và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng. Người chỉ rõ: trong lãnh đạo, các cấp bộ Đảng, phải thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, “mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể. Khi đã quyết định rồi thì phân công công tác phải rạch ròi, giao cho một hoặc mấy đồng chí làm đến nơi đến chốn”23.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, dân chủ phải đi đôi với tập trung, “phải kiên quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương”24. Người căn dặn Đảng ta phải chống lại mọi biểu hiện tập trung quan liêu, độc đoán, dân chủ hình thức, đồng thời cũng phải chống lại mọi biểu hiện
22
V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 14, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcova, 1980, Trang 163.
23
Hồ Chí Minh, Về xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1981, Trang 123.
24
34
phân tán, cục bộ, hẹp hòi, bè phái, tự do vô kỷ luật. Hồ Chí Minh không chỉ nói về tập trung dân chủ mà chính Người luôn luôn gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tập trung dân chủ, từ bài học gần đây của các Đảng anh em và qua hoạt động thực tiễn, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1) Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng đều do bầu cử lập ra.
2) Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
3) Ban chấp hành Đảng bộ các cấp báo cao và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước Ban chấp hành Đảng bộ cấp trên và dưới, định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
4) Nghị quyết của Đảng phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội Đại biểu Toàn quốc, Hội nghị Đại biểu Toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5) Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được biểu quyết với sự tán thành của trên một nửa số thành viên trong cơ quan đó. Trước khi biểu quyết, các Đảng viên được phát biểu hết ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó, nếu thấy thực tiễn chứng minh là đúng thì tiếp thu. Tổ chức Đảng không được phân biệt đối xử với Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6) Tổ chức Đảng cấp dưới được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên”25 (Chương II, Điều 9).
Như vậy, một mặt, tập trung dân chủ có nghĩa là tất cả các cơ quan Đảng đều phải do bầu cử mà ra và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thông báo tình hình của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị
25
35
quyết của Đảng. Mặt khác tập trung dân chủ có nghĩa là kỷ luật nghiêm ngặt và thống nhất đối với toàn thể Đảng viên, là phục tùng ý chí và nghị quyết của đa số, là các cơ quan cấp dưới có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Điều đó sẽ bảo đảm cho công tác và sự lãnh đạo của Đảng được tập trung, đoàn kết, tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng.
Những nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trên là dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua kinh nghiệm của các Đảng anh em và qua hoạt động thực tiễn của Đảng. Thế nhưng vừa qua, ở một số nước, cũng như ở nước ta vẫn còn có người muốn đặt lại vấn đề nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng với ý đồ đi tới xóa bỏ nó. Những đòi hỏi xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ của họ thường vin vào những sai lầm quan liêu, độc đoán, mất dân chủ của một số người lãnh đạo ở một số nước, lợi dụng sự tan vỡ của một số Đảng Cộng sản. Họ không thấy nguyên nhân của tình trạng đó chính là do đã hiểu sai và thực hiện sai nguyên tắc tập trung dân chủ của lý luận xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Tính thống nhất của tập trung dân chủ.
Tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất của hai mặt tập trung và dân chủ. Sự thống nhất đó không phải là ngẫu nhiên, mà nó được quy định bởi những nhân tố khách quan của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và bởi việc Đảng Cộng sản phải lãnh đạo cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi cuối cùng.
Tập trung có nghĩa là Đảng Cộng sản phải có một Cương lĩnh cách mạng chung, trong đó nêu lên mục tiêu của cách mạng và được toàn thể Đảng viên quán triệt và thực hiện; có nghĩa là trong Đảng phải có một Điều lệ thống nhất thể hiện những tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng mà tất cả tổ chức Đảng và toàn thể Đảng viên phải tuân theo. Tập trung còn thể hiện ở việc lãnh đạo các tổ chức Đảng, các công tác của Đảng do một trung tâm thực hiện là Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Các nghị quyết của Đại hội và Ban Chấp hành Trung ương Đảng với tính cách là biểu hiện ý chí của toàn Đảng, bắt buộc các tổ chức và toàn thể Đảng viên phải thi hành. Tập trung đòi hỏi một kỷ luật thống nhất, tinh thần tuân thủ những tiêu chuẩn sinh hoạt