sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Phải nói rằng, nhờ những vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
42
Minh, đưa tư tưởng của Người soi rọi vào cuộc sống hiện thực, mà dù sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu dẫn đến sự sụp đổ của các Đảng Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội ở các nước đó, cùng sự chống phá từ nhiều phía của kẻ thù và sự biến động phức tạp của thế giới hiện đại, Đảng ta, Nhân dân ta vẫn vững vàng bước vào thế kỷ XXI với hành trang bên mình là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới,Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Về xây dựng Đảng, Đảng ta có nhiều nghị quyết riêng, trong đó đặc biệt chú ý là các nghị quyết: Nghị quyết TW III (khoá VII) đã nêu lên toàn diện nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới; Nghị quyết TW III (khoá VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đã đề cập đến vấn đề có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở nước ta; Nghị quyết TW VI (lần hai) khoá VIII nêu lên những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách trong công tác Xây dựng Đảng hiện nay, đồng thời đã quyết định gắn việc triển khai nghị quyết xây dựng Đảng với việc tiến hành cuộc vận động, chỉnh đốn Đảng trong hai năm 5/1999 - 5/2001. Điều đó đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tác dụng. Chính điều đó, việc tìm hiểu, nắm vững, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng soi sáng hoạt động thực tiễn là hết sức cần thiết.
1. Trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đưa ra nguyên tắc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ai Quốc là một trí thức và là một nhà Nho yêu nước. Qua thực tiễn lăn lộn với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước trên thế giới, Nguyễn Ai Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên năm 1920. Năm 1923, ngay tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc...”28. Trên con đường cứu nước, Người đã xác định đúng đắn rằng, muốn thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ ngiã xã hội cho Việt Nam “trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức, vô sản giai cấp ở mọi nơi”29. “Đảng cách mạng” đó được Người sáng lập ngày 3 tháng 2 năm 1930. Đó là Đảng Cộng sản Việt
28
Hồ Chí Minh Toàn tập - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội - 1980 - Tập 1 - Trang 115
29
43
Nam. Sau này, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, dù phong trào công nhân và cộng sản quốc tế vẫn tồn tại hai xu hướng giáo điều và xét lại, Hồ Chí Minh đã đăng bài “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” trên tạp chí “Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội” số 02 - 1960 với sự khẳng định: “Đảng luôn đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân, biết vận dụng lý luận Mác-Lênin vào tình hình thực tế của nước ta và đề ra đường lối, chính sách đúng đắn”. “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”30. Luận điểm này của Hồ Chí Minh, không những có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với các nước có hoàn cảnh tương tự. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin, coi sự ra đời của Đảng là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân, mà đưa ra lý luận mới về những yếu tố cấu thành sự ra đời của Đảng trong hoàn cảnh mới. Người đã nêu tấm gương cho những người cộng sản phải luôn luôn làm giàu và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng nó lên tầm cao mới ngang tầm với sự phát triển của thời đại.
2. Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng cầm quyền.
Ở nước ta, Đảng cầm quyền tức là chính quyền thuộc về nhân và chính quyền do Đảng lãnh đạo; thông qua việc cầm quyền, Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội, chịu trách nhiệm về vận mệnh của dân tộc và xã hội. Phương thức lãnh đạo của Đảng từ 1945 đến nay đã thay đổi căn bản so với trước 1945. Nội dung của sự thay đổi căn bản đó là: Đảng phải coi trọng và tôn trọng chính quyền, không đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Đảng thực hiện dân chủ và công khai. Đảng phải có đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất, định ra đường lối, chủ trương, chính sách trên mọi lĩnh vực đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hội, với thời đại. Đảng luôn luôn phải đề phòng và tích cực chống quan liêu hoá, hành chính hoá, xa rời quần chúng, tham nhũng và cửa quyền.
Về những điều này Hồ Chí Minh đã từng rất quan tâm. Trong “Di chúc” để lại cho muôn đời sau, Hồ Chí Minh cũng căn dặn “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”31. Đảng cầm quyền, tức mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân không tự mình thực hiện quyền lực
30
Sđd, Tập 8, Trang 591
31
44
đó mà chọn Đảng làm người đại diện, lãnh đạo xã hội để thực hiện quyền lực và lợi ích của mình. Hồ Chí Minh đã từng quan niệm và quán triệt điều đó trong xây dựng Đảng là:
a) Khi Đảng trở thành một đảng cầm quyền thì có nhiều cán bộ, đảng viên dễ phạm những sai lầm nghiêm trọng như kiêu ngạo, cậy thế, hủ hoá, tư túi, chia rẽ v.v... Chính lẽ đó, ngày 1/3/1947, trong thư gửi các đồng chí đảng viên ở Bắc Bộ, Người nêu lên “những khuyết điểm cần khắc phục như địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi, vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hoá...”. Người nhấn mạnh “Kiên quyết khắc phục những khuyết điểm kể trên thì chúng ta mới chắc chắn đi đến hoàn toàn thắng lợi”32. Tháng 10 năm 1947, tróng tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm lỗi lầm. Người cho rằng, khuyết điểm, lỗi lầm nặng nề còn nguy hại hơn giặc ngoại xâm. Ngày 23 tháng 9 năm 1948, trong bài “Cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, Người viết: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi đến bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”33. Ngày 15 tháng 10 năm 1948, với bài “Chủ nghĩa cá nhân”, Người phê phán một số biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân: “Ngày thường thì kỷ luật kém, khi có vấn đề nghiêm trọng thì hoang mang. Lúc tính toán công việc thì đặt lợi ích cá nhân mình lên trên lợi ích chung... Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra quan liêu, kềnh càng; kiêu ngạo, chậm chạp, làm cho qua chuyện, ham chuộng hình thức”34. Trong báo cáo chính trị quan trọng đọc tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ hai của Đảng năm 1951, sau khi khẳng định những thắng lợi của cách mạng đưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, Người cũng đã chỉ rõ “những sai lầm khuyết điểm của Đảng”35 cần phải khắc phục. Tháng 1 năm 1965, nói chuyện tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, Người chỉ rõ, trong 35 năm qua “trong hàng chục vạn cán bộ và đảng viên xứng đáng, còn lẫn vào một số người thấp kém về tinh thần, đạo đức cách mạng, họ còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân trong mình... Chính vì vậy mà cuộc chỉnh huấn lần này của Đảng ta nhằm mục đích tẩy rửa chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản”. Người căn dặn: “Mỗi chúng ta đều phải biết đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, phải biết quên mình cho chủ nghĩa lớn. Muốn giữ gìn trong sáng chủ nghĩa Mác-Lênin thì trước hết phải tự mình trong sáng. Muốn đánh đổ kẻ
32
Xem Hồ Chí Minh, Những sự kiện, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội 1987, trang 115
33 Sđd, Trang 135, 233 34 Sđd, Trang 136 35 Xem Sđd, Trang 165
45
thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”36. Điều này còn được Người nhấn mạnh lại trong bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng trên báo “Nhân dâ” ngày 3 tháng 2 năm 1969.
b) Khi Đảng trở thành một Đảng cầm quyền, người Đảng viên phải hiểu mình làm việc cho ai. Người đã nhiều lần khẳng định: Đảng viên và bản thân Đảng, Chính phủ đều phải vì nhân dân mà phục vụ. Trọn đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng như vậy. Ở đây, trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể thấy rõ mấy điểm sau:
Một là, Đảng có quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo toàn diện đối với Nhà
nước và với toàn xã hội, nhưng đảng không có quyền lực nhà nước. Quyền lực của Đảng chủ yếu dựa trên quyền uy do uy tín, trí tuệ định hướng chính trị đúng đắn mang lại. Tức là Đảng phải có uy tín trong nhân dân, phải được dân tin yêu. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu. Đảng phải kiên quyết chống lại các thói hư tật xấu và bổ sung vào đó những phẩm chất mới như đạo đức cách mạng, vấn đề dân chủ, văn minh, trí tuệ.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Người viết tháng 10 năm 1947 và được Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản lần đầu tiên năm 1948, xuất bản lần thứ 7 năm 1959, cuốn sách gồm 6 phần nói về đạo đức, nhân cách, tác phong cách mạng của cán bộ Đảng viên, Người khẳng định: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”37. Trong bài “Thất bại và thành công” đăng trên báo Sự Thật ngày 19 tháng 8 năm 1949, Người nhắc nhở: “Cán bộ được dân tin, dân phục, dân yêu thì việc gì cũng thành công”38. Ngày 20 tháng 1 năm 1950, trong thư gửi cho Hội nghị Toàn quốc của Đảng, Người nhấn mạnh: “Riêng về Đảng, các đồng chí hãy kiểm thảo sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, và tổ chức, đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong Đảng, tổ chức việc học tập lý luận và sửa đổi lề lối làm việc, để cho Đảng ta thành một lực lượng rất mạnh, đưa dân tộc đến bước thành công”39. Trong bài viết “Người Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam phải như thế nào?” đăng trên báo Nhân dân ngày 25 tháng 3 năm 1951, Người nêu rõ: “Mỗi đảng viên là một người thay mặt Đảng và Chính phủ để giải thích chính sách của Đảng và Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ mà vui lòng thi hành. Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành thì người đảng viên ắt phải xung phong, làm gương mẫu, để quần chúng bắt chước làm theo. Mà muốn quần chúng nhe lời mình, làm theo lời mình thì người
36
Sđd, Trang 358, 359
37
Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1984, Tập 4, Trang 463
38
Hồ Chí Minh, Những sự kiện, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội 1987, Trang 48
39
46
đảng viên từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu. Thế là làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và Chính phủ”40.
Để chăm lo cho Đảng cầm quyền với tư cách là do uy tín, trí tuệ định hướng chính trị đúng đắn mang lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn giữ gìn, thực hiện và căn dặn cán bộ , đảng viên luôn nâng cao trình độ lý luận, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng nhằm giữ gìn uy tín của Đảng trong nhân dân, để dân yêu Đảng, tin Đảng, làm theo Đảng. Người luôn vừa nêu gương, vừa viết bài và nói chuyện nhiều về vấn đề này.
Người viết “Tự phê bình và phê bình” đăng trên báo Nhân Dân ngày 12 tháng 2 năm 1952. Trong báo cáo của mình đọc tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung Ương khoá II, Người nêu 5 yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên là: Kiên quyết chấp hành đúng chính sách của Đảng và Chính phủ; Đi đúng đường lối quần chúng; Quyết tâm thực hiện đạo đức cách mạng là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư, quyết tâm tẩy bỏ cho kỳ hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí; Làm gương mẫu trong mọi việc thi đua ái quốc: học tập, chiến đấu, tăng gia sản xuất v.v.. Thật thà tự phê bình và phê bình luôn tiến bộ”. Ngày 22 tháng 3 năm 1954, trên báo Nhân Dân, Người nhắc nhở “Toàn thể Đảng viên và cán bộ hãy quyết tâm theo đúng kỷ luật của Đảng”. Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam khoá II, Người lại chỉ rõ, cần phải thực hiện mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng, trong cơ quan chính quyền và phải hoan nghênh những lời phê bình thành thật của nhân dân. Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I, trường Nguyễn Ai Quốc (nay là Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh) năm 1957, Người đã chỉ ra những điều vô cùng quý báu cho chỉ đạo việc học tập lý luận của cán bộ, đảng viên ta. Người viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” thể hiện một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất các quan điểm cơ bản về đạo đức cách mạng. Tác phẩm này đã được đăng ở Tạp chí Học Tập sô 12 năm 195841. Nhân kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, và một trong các nhiệm vụ sắp tới của Đảng được Người nhấn mạnh là “Mọi Đảng viên đều phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác- Lênin, củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản”, “mỗi Đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học kỹ thuật”42.