BÀI 15: PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 150)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt - luôn luôn là mắt khâu quan trọng nhất trong mọi giai đoạn cách mạng. Chất lượng người lãnh đạo được tạo thành bởi nhiều yếu tố: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ trí tuệ, năng lực thực tiễn, phong cách làm việc... Trong đó phong cách làm việc giữ vai trò quan trọng.

Một trong những bài học thành công trong hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam là: trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng luôn luôn coi trọng xây dựng phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng. Chỉ hai năm sau khi giành được chính quyền (10-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn sữa đổi lối làm việc để huấn luyện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, và bằng sự nêu gương rèn luyện của chính mình, Người đã để lại một phong cách làm việc mẫu mực cho các thế hệ cán bộ noi theo.

Từ năm 1976 lại đây, các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều nhấn mạnh việc đổi mới, xây dựng phong cách làm việc khoa học. Đại hội IV của Đảng khẳng định: “Cải tiến phương pháp lãnh đạo và tác phong công tác là một bộ phận không thể tách rời khỏi việc kiện toàn bộ máy tổ chức của Đảng, một yêu cầu bức thiết để nâng cao năng lực lãnh đạo và cải tiến tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng”130. Đại hội lần thứ V của Đảng nhấn mạnh: “Đây là một vấn đề lớn trong công tác lãnh đạo của Đảng ta là một yếu tố đặc biệt trọng yếu để bảo đảm tính chính xác của việc ra các quyết định và biến nó thành hiện thực”131. Đến Đại hội VI, Đảng ta coi việc đổi mới phong cách làm việc là một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới bản thân Đảng và sự lãnh đạo của Đảng. Và Đại hội VII của Đảng xác định: “đổi mới một bước cơ bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng”132 là một trong những yêu cầu đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong những năm tới.

Quan điểm xuyên suốt và nhất quán trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

130

Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng tại Đại hội IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.123.

131

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, t.III, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982, tr.118.

132

151

Một là, phong cách làm việc giữ vai trò quan trọng ở tất cả các khâu trong quy định hoạt động lãnh đạo của Đảng. Thực tế tiến hành lãnh đạo cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn đã cho thấy chất lượng và hiệu quả của việc ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, việc kiểm tra, tổng kết đều tùy thuộc một phần rất quan trọng ở phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp.

Hai là, phong cách làm việc là một trong những yếu tố quan trọng tạo thành chất lượng của đội ngũ cán bộ và từng người cán bộ. Do đó, nó là một nhân tố rất quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong công cuộc đổi mới. Với tư cách là người khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng chỉ có thể làm tròn sứ mệnh đó, khi xây dựng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của mình có phong cách làm việc thích ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Người cán bộ lãnh đạo với tư cách là những “mưu sĩ” của Đảng, người đầy tớ của nhân dân, người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc, không thể không phấn đấu hết mình để có được phong cách làm việc khoa học, có hiệu quả cao trong công cuộc đổi mới. Yêu cầu đó càng quan trọng bức thiết khi Đảng ta thực hiện chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Ba là, phong cách làm việc của người lãnh đạo phải đổi mới để thích nghi với yêu cầu và trình độ phát triển ngày càng cao của đối tượng lãnh đạo. Khi đã giành chính quyền, quần chúng nhân dân với tư cách là người chủ, với trình độ dân trí, dân chủ phát triển ngày càng cao, thì một yêu cầu khách quan đặt ra đối với Đảng Cộng sản là phải không ngừng đổi mới và xây dựng phong cách làm việc khoa học phù hợp với yêu cầu và trình độ mới của quần chúng nhân dân.

Bốn là, những thành tựu mới của cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo một bước chuyển lớn về chất trong tầm nhìn, cách nghĩ, lối làm ăn của con người trên khắp hành tinh; tạo ra những điều kiện và khả năng mới trong lao động, lãnh đạo, quản lý, làm xuất hiện những mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều giữa các quốc gia dân tộc có chế độ chính trị khác nhau. Nhân tố khách quan đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới, xây dựng phong cách làm việc khoa học là yêu cầu quan trọng, bức xúc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Năm là, những biến động chính trị diễn ra ở các nước Đông Âu và Liên Xô phản ánh sự khủng hoảng sâu sắc và toàn diện của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, dẫn đến tình hình một số Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo xã hội. Đó là bài học thực tiễn rất sinh động cho tất cả các Đảng Cộng sản đang nắm chính quyền về nhiều phương diện, trong đó, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và phong

152

cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng là những kinh nghiệm nổi bật, sâu sắc. Thực tiễn đó đủ giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng thấy được yêu cầu bức thiết phải đổi mới, xây dựng phong cách làm việc khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác đổi mới.

I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA PHONG CÁCH LÀM VIỆC KHOA HỌC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

1. Khái niệm

Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo là tổng hợp những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng có, tiêu biểu, ổn định mà người lãnh đạo sử dụng hành ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình. Phong cách làm việc được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiện hoạt động và sinh sống của người lãnh đạo.

Theo nghĩa đó, phương pháp, cách thức làm việc là bộ phận cấu thành phong cách làm việc. Đó là biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Phong cách làm việc (cái chung) đều được thể hiện thông qua các biện pháp, cách thức làm việc (cái riêng). Trong từng biện pháp, cách thức làm việc đều phản ánh phong cách làm việc riêng có của mỗi người lãnh đạo. Sẽ rất sai lầm nếu đồng nhất phong cách làm việc với các biện pháp, cách thức làm việc. Chẳng hạn, đi cơ sở, tiếp xúc với quần chúng là một biện pháp mà người cán bộ lãnh đạo đều sử dụng, nhưng tùy theo phẩm chất chính trị, đạo đức, trí tuệ và năng lực thực tiến của mỗi người sẽ hình thành phong cách làm việc ở cơ sở riêng có của mỗi người lãnh đạo.

Phong cách làm việc là cái đời thường, dung dị, nhưng lại phản ánh các phẩm chất bên trong của con người. Phẩm chất tuy là cái sâu kín, bên trong của con người, song nó không phải là cái trừu tượng mà được biểu hiện trong hành động bằng cử chỉ, hành vi trong thực thi nhiệm vụ, trong cách đối xử nhân thế.... Đó chính là phong cách làm việc của người cán bộ. Phong cách làm việc như tấm gương phản chiếu của tâm hồn, tư tưởng con người. Nói cách khác, phong cách làm việc chính là phẩm chất con người, là bản thân con người vậy.

2. Những đặc trưng chủ yếu của phong cách làm việc khoa học

Phong cách làm việc là sản phẩm của con người. Bởi vậy, ở mỗi cán bộ lãnh đạo, phong cách làm việc sẽ mang một sắc thái riêng, nhưng chúng đều có chung những đặc trưng chủ yếu sau:

a) Sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới.

153

Đây là đặc trưng nỗi bật trước nhất của phong cách làm việc khoa học. Phẩm chất hành đầu của người cán bộ lãnh đạo của Đảng (và mọi người cán bộ nói chung) là lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao độn trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước. Phẩm chất này quán xuyến trong mọi hoạt động của người cán bộ. Thường ngày, tùy hoàn cảnh, điều kiện và đối tượng cụ thể, người lãnh đạo có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhưng làm bất cứ công việc gì, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, người cán bộ lãnh đạo đều phải và luôn luôn phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, phải đúng với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong mọi hoạt động của người lãnh đạo đều phải đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết, trung thành với lợi ích của giai cấp và dân tộc, phải quán triệt mục đích phục vụ nhân dân, kiên định phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân mà xem xét, ra quyết định và xây dựng kế hoạch hành động, giải quyết mọi vấn đề, dũng cảm bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai.

Song, biện chứng của cuộc sống là mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển trong sự phong phú, đa dạng và rất nhiều màu vẻ của nó. Trong khi đó, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - dù có đúng đắn, chính xác tới mấy cũng là sản phẩm của con người trong một thời gian và không gian hữu hạn, do đó nó không thể là thứ thuốc “vạn năng” chung cho tất cả các “con bệnh”. Bởi vậy, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đồng thời với việc giữ vững quan điểm, lập thường, tính nguyên tắc, người cán bộ lãnh đạo phải rất chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy với sự phát triển mới của tình hình để tìm chọn giải pháp tối ưu, phù hợp với điều kiện, không gian, thời gian và đối tượng cụ thể.

Thực tế đã và đang chứng minh tính mục đích phải luôn luôn “cứng rắn”, nhưng biện pháp để đạt tới mục đích phải hết sức linh hoạt, “mềm dẻo”. Đó là con đường đi tới giành thắng lợi. Bài học này có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong quá trình đổi mới. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi mà thế giới đã và đang diễn ra sự đan xen lẫn nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác, vừa đối thoại vừa đối đầu, thì bài học này càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Bản chất của sự năng động, sáng tạo hoàn toàn thống nhất với lòng trung thành. Thực vậy, lòng trung thành - hiểu theo nghĩa cách mạng của từ này - hoàn toàn xa lạ với tính thụ động, giáo điều, rập khuôn máy móc. Lòng trung thành của người lãnh đạo, quản lý trong cơ chế quản lý mới hiện nay phải được thể hiện ở lói tư duy sáng tạo, ở phong cách làm việc khoa học, luôn luôn đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

154

Sự nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi một phong cách làm việc thực sự năng động, sáng tạo, luôn luôn tình chọn con đường, biện pháp tối ưu để hoàn thành công việc, để đạt hiệu quả cao trong lãnh đạo và quản lý sản xuất, để vươn lên đáp ứng yêu cầu thị trường về giá, chất lượng và mỹ thuật sản phẩm. Nhưng sự nhanh nhạy, năng động, sáng tạo trong sản xuất - kinh doanh phải thống nhất với tính đảng, phải trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân. Nghĩa là, mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh đều phải đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phải theo hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể và cá nhân người lao động. Không được vì lợi ích của địa phương mình, ngành mình, tập thể mình làm phương hại đến lợi ích quốc gia, của địa phương khác, ngành khác. Cách làm theo lối “giữ cho tròn” hoặc ngược lại “bung ra hết cỡ”, làm giàu bằng mọi giá, cũng đều sai lầm và hoàn toàn đối lập, xa lạ với tính năng động, sáng tạo có tính Đảng, tính nguyên tắc cao trong phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo.

b) Sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, khoa học.

Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo. Lòng thiết tha yêu nước, thương dân là động lực thôi thúc người lãnh đạo đêm ngày chuyên tâm lo toan cho công việc. Chỉ có tận tụy, say mê, trăn trở với công việc, người lãnh đạo mới có sự tìm tòi sáng tạo, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới hình thành được những phương án sáng tạo để thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Chỉ có thực sự vì dân, vì nước, vì sự nghiệp cách mạng - sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh - người cán bộ lãnh đạo mới có đủ sáng suốt, lòng dũng cảm chỉ ra và kiên quyết gạt bỏ những “vật cản” kìm hãm sự phát triển, để xây dựng lối làm ăn mới có hiệu quả, thực sự khai thác được mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển. Những cán bộ không vì mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, thì toàn bộ “trí tuệ anh minh” của họ chỉ lo chạy theo tiền tài, danh vọng, chức quyền, bổng lộc. Họ sẵn sàng “hy sinh” tất cả, kể cả việc bán rẻ đạo đức, nhân phẩm và thậm chí không từ hành động nhúng tay vào tội ác để thu được nhiều tiền và giữ được địa vị cá nhân của mình.

Song, nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chỉ thực sự đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của nhân dân khi thống nhất với tính trung thực, tôn trọng và tuân theo quy luật khách quan. Trong mọi công việc đều phải nghiên cứu, phân tích khoa học thực tế khách quan, với thái độ trung thực, đánh giá đúng thực chất tình hình, xem xét, cân nhắc kỹ hoàn cảnh cụ thể, xác định rõ những quan hệ bên trong các sự kiện đang xảy ra và những yếu tố bên ngoài có liên quan (địa phương

155

khác, ngành khác, trong nước và thế giới), từ đó mà tìm ra những mắt khâu chủ yếu để đi đến những quyết định chính xác, tối ưu. Đồng thời phải có tầm nhìn xa, trông rộng, biết giải quyết một cách khoa học giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, không khi nào lãng quên tính hiệu quả trong công việc. Người lãnh đạo giữ chức vụ càng cao, trách nhiệm càng lớn, thì việc xây dựng một phong cách làm việc khách quan, khoa học lại càng quan trọng và cần thiết. Thực tiễn đã bắt chúng ta phải trả giá rất đắt cho sự chủ quan, nóng vội, đem thay thế sự phân tích đánh giá khách quan, bằng cách đánh giá tình hình theo cảm tính chủ quan, áp đặt.

Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tri thức khoa học. Nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chỉ đem lại hiệu quả cao khi họ có trí thức, thực sự am hiểu công việc, đặc biệt phải tinh thông nghiệp vụ theo cương vị mình phụ trách. Có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tới làm sai đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại một cách vô ý

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 150)