BÀI 13: CÔNG TÁC LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 129)

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TRÍ TUỆ VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

Lê nin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng“121, “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”122.

Một Đảng chỉ thật sự là Đảng mác-xít chân chính, được suy tôn và xứng đáng là lực lượng lãnh đạo cách mạng khi Đảng ấy được trang bị và không ngừng phát triển một cách sáng tạo lý luận khoa học.

Cánh mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình hoạt động tự giác của hàng triệu quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm giải quyết hàng loạt nhiệm vụ cải tạo xã hội cũ, xây đựng xã hội mới đầy khó khăn, phức tạp. Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ thực tiễn đó và tránh những sai lầm, vấp váp rất dễ phạm phải, cần có sự chỉ dẫn của lý luận khoa học. Đối với bất cứ vấn đề lớn hay nhỏ, nếu chưa sáng tỏ về lý luận thì đi vào hoạt động thực tiễn cụ thể gặp lúng túng, thậm chí bế tắc, khi đó, dù muốn hay không cũng phải trở lại xem xét quan điểm lý luận.

Với tư cánh là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước và cả xã hội trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng phải thể hiện rõ vai trò tiên phong về lý luận, đủ sức giải đáp các vấn đề do thực tiễn đặt ra, đề ra đường lối đúng đắn đưa đất nước không ngừng tiến lên. Đường lối chính trị của Đảng chỉ thực sự mang tính cách mạng và khoa học, vừa đảm bảo tính nguyên tắc, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ khi nó được xây dựng trên nền tảng lý luận khoa học và thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển một cách sáng tạo lý luận cách mạng.

Trình độ lý luận cao của Đảng là cơ sở đầu tiên tạo cho Đảng bản lĩnh chính trị vững vàng, độc lập trước những biến động của tình hình quốc tế và trong nước, tránh được cả khuynh hướng sao chép, giáo điều lẫn khuynh hướng chủ quan, xem thường kinh nghiệm của các nước khác. Đại hội lần thứ VII của Đảng đã tổng kết

121

V.I.Lênin: Toàn tập, t,6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1975, tr.30

122

130

một trong những bài học kinh nghiệm của Đảng ta là: “Phải giữ vững tư duy độc lập và sáng tạo trong việc đề ra đường lối đổi mới phù hợp với đặc điểm tình hình của nước ta, đáp ứng đúng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân ta. Coi trọng học tập và tham khảo kinh nghiệm của thế giới, nhưng không lúc nào được giáo điều, sao chép máy móc cách làm của nước ngoài”123. Đương nhiên, để có được khả năng ấy, Đảng phải đạt tới trình độ lý luận cao và không ngừng nâng cao năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị của mình, nhạy bén, theo kịp những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thời đại.

Đảng là lãnh tụ chính trị của toàn xã hội, Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về sách lược và những chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra v.v. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Vì vậy, công tác lý luận của Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng và là chức năng hàng đầu của Đảng. Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, toàn thể xã hội hướng về Đảng, tin tưởng vào Đảng, trước hết vì Đảng có khả năng vạch ra mục tiêu, con đường, cũng như những bước đi, hình thức, biện pháp phù hợp đưa cách mạng vượt qua thử rhách, tiến lên giành những thắng lợi mới, định hướng tư tưởng - chính trị cho quần chúng trong mọi tình thế. Trình độ lý luận của Đảng quyết định chất lượng và tính thuyết phục của công tác tuyên truyền, cổ động chính trị đối với các tầng lớp nhân dân.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang trải qua những bước đầu tiên. Trong lãnh đạo Đảng ta đã có nhiều cố gắng tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng do còn có sự lạc hậu về lý luận nên Đảng cũng phạm phải nhiều sai lầm. Đại hội VI của Đảng đã khẳng định sự lạc hậu về lý luận là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân ”kìm hãm sự phát triển của đất nước. Những tiến bộ kinh tế - xã hội đạt được từ Đại hội VI đến nay bằt nguồn từ sự đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế của Đảng và xã hội. Mặt khác, những lúng túng trong việc giải quyết nhiệm vụ thực tiễn, sự chậm trễ trong việc đề ra các hình thức, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện dân chủ trong những năm gần đây cũng phản ánh sự bất cập của công tác lý luận so với những yêu cầu của thực tiễn. Nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta chưa được làm sáng tỏ; Nhiều quan điểm và chủ trương lớn của Đảng chưa hoàn thiện và cụ thể hóa. Đó là gốc rễ phát sinh những biểu hiện bảo thủ, ngại đổi mới, nóng vội, thậm chí cả sự dao động về tư tưởng và cơ hội về chính trị của một số người trong Đảng. Vì vậy, Cương lĩnh mới của Đảng xác định, Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, trước hết là đôỉ mới tư duy

123

131

lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, đề ra đường lối, chiến lược và sách lược đúng đắn, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn nước ta.

Sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội của nước ta còn phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách và hiện đang đứng trước những thời cơ, thử thách mới. Trên bình diện tư tưởng, lý luận, phải tiếp tục tìm tòi thử nghiệm để xác định những quan điểm, nội dung, bước đi, hình thức và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội sát hợp với hoàn cảnh đất nước. Công việc ấy lại tiến hành trong bối cảnh thời đại ngày nay chuyển biến nhanh chóng và phức tạp; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão; chủ nghĩa xã hội thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng cả về lý luận và thực tiễn; các thế lực thù địch ráo riết xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa xã hội và chống phá các phong trào cách mạng. Sự phát triển lý luận của Đảng không chỉ nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn, mà còn đáp ứng yêu cầu cấp bách khẳng định lý tưởng, mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm chỗ dựa cho niềm tin của nhân dân vào con đường đã lựa chọn và thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

II. THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CẤP BÁCH PHẢI ĐỔI MỚI

CÔNG TÁC LÝ LUẬN

Những năm qua, nhất là từ sau Đại hội VI, công tác lý luận của Đảng đã có những thành tựu và bước trưởng thành nhất định, tạo nên những tiến bộ mới về tư duy lý luận và sự lãnh đạo của Đảng. Công tác lý luận đã góp phần đắc lực vào quá trình đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đề xuất cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng đề ra nhiều chủ trương, chính sách về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Bước đầu công tác lý luận đã hình thành được những quan điểm về sự nghiệp đổi mới và về quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đóng góp phần quan trọng vào việc xây dựng Cương lĩnh, Chiến lược của Đảng. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, công tác lý luận đã kịp thời khẳng định được những nguyên tắc cơ bản của công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng tư tưởng, bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho đảng viên và nhân dân, góp phần xây dựng sự nhất trí trong Đảng, góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị và tư tưởng, phê phán những quan điểm lệch lạc trong Đảng và trong xã hội. Những kết quả nghiên cứu lý luận đó đã tạo cơ sở quan trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, ý thức xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước, nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực sáng tạo của cán bộ và nhân dân. Việc tổng kết các điển hình tiên tiến được chú trọng hơn. Sinh hoạt lý luận được dân chủ, cởi mở đáng kể, thu hút được trí tuệ của đông

132

đảo các cơ quan và cán bộ nghiên cứu tham gia thảo luận những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách.

Tuy vậy, nhìn chung trình độ lý luận của Đảng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, không theo kịp yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới. Công tác lý luận chưa nghiên cứu sâu sắc và chưa đưa ra lời giải đáp có căn cứ khoa học, đủ sức thuyết phục nhiều vấn đề mới về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ và quá trình đổi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; chưa cụ thể hoá một cách đồng bộ một số quan điểm lớn của Đảng đề cung cấp cơ sở khoa học cho việc vạch ra các chính sách, biện pháp quản lý kinh tế - xã hội phù hợp và cho việc giáo dục cán bộ và nhân dân. Tình trạng xa rời thực tiễn, tranh luận mang tính sách vở, ít tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, thiếu điều tra cơ bản trên tất cả mọi lĩnh vực trong hoạt động lý luận còn khá phổ biến. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân:

Về khách quan, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã qua mấy chục năm, nhưng vẫn còn là mới mẻ và là sự nghiệp cực kỳ khó khăn do những hoàn cảnh đặc thù của nước ta quy định. Trong khi đó, lý luận về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước anh em còn nhiều lúng túng, sai lầm.

Về chủ quan, tuy các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền đã có sự quan tâm nhất định tới công tác lý luận, nhưng nói chung lý luận chưa được đặt đúng vị trí, vai trò là cơ sở cho việc vạch ra chủ trương, chính sách, là khâu đầu tiên của quá trình ra các quyết định chính trị, kinh tế - xã hội. Do đó, chưa kịp thời vạch ra chương trình, chỉ ra các nội dung cần nghiên cứu trong từng thời kỳ; Đầu tư cho hoạt động lý luận quá thấp, thông tin và cơ sở vật chất, kinh phí cho nghiên cứu khoa học thiếu thốn, điều kiện tối thiểu để làm việc và sinh hoạt của cán bộ lý luận chưa được bảo đảm; Chưa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận có trình độ cao, đồng bộ và am hiểu thực tiễn; Các cơ quan nghiên cứu và giáo dục lý luận phân tán, chồng chéo, thiếu phối hợp chặt chẽ; Còn có sự tách rời giữa nghiên cứu và giảng dạy, giữa các cơ quan khoa học và các cấp, các ngành quản lý, v.v..

Vì vậy, tập trung sức đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lý luận là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa cơ bản của Đảng. Từ nay đến hết thế kỷ này là thời gian Đảng ta phải phấn đấu vượt bậc, tạo ra bước phát triển rõ rệt về trình độ lý luận và trong lãnh đạo, chỉ đao công tác lý luận để có được những căn cứ khoa học vững chắc cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn tháo gỡ khó khăn, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ rất nặng nề mà Cương lĩnh, Chiến lược đã vạch ra, chuẩn bị đưa đất nước vững vàng bước sang thế kỷ mới. Cần coi việc khắc phục sự lạc hậu về lý luận là một điều kiện quan trọng để tránh nguy cơ tụt hậu của đất nước.

133

CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC LÝ LUẬN

Công tác lý luận bao gồm hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau: nghiên cứu lý luận và giáo dục lý luận. Kết quả nghiên cứu lý luận là cơ sở để tiến hành công tác giáo dục lý luận. Muốn đổi mới căn bản công tác giáo dục lý luận chính trị phải đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu lý luận.

Phương hướng công tác nghiên cứu lý luận của Đảng ta trong những năm tới là: “Tổ chức tốt công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ và năng lực vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, góp phần xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng; lý giải những vấn đề mới mà cuộc sống đặt ra”124.

Theo phương hướng đó, công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Quán triệt và cụ thể hóa Cương lĩnh, Chiến lược, các nghị quyết của Đại hội

VII, VIII, IX và các văn kiện của Hội nghị đại biêu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng, góp phần đắc lực vào quá trình đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trình độ kiến thức và tính tự giác trong việc biến đường lối, chủ trương thành hành động cách mạng của toàn Đảng, phát triển và cụ thể hóa một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học đường lối đổi mới của Đảng. Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tập trung sức nghiên cứu các vấn đề sở hữu, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường, hình thức, bước đi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, ngân hàng, tiền tệ, chống lạm phát... Chú trọng nghiên cứu các vấn đề cơ cấu xã hội và chính sách xã hội, đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, các vấn đề lý luận về quốc phòng, an ninh, quan hệ quốc tế trong tình hình mới. Điều cốt yếu nhất là làm sáng tỏ nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

2. Nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào việc xây

dựng chủ trương, chính sách và giáo dục tư tưởng, đạo đức của toàn Đảng, toàn dân.

3. Nghiên cứu những vấn đề thời đại, đặc biệt là về kinh nghiệm cải cách, đổi

mới ở các nước xã hội chủ nghĩa; về cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện

124

134

đại; về những nét mới của chủ nghĩa tư bản; kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong khu vực.

4. Phát triển nhanh các ngành kinh tế học, xã hội học, luật học, khoa học chính

trị và khoa học quản lý, đặc biệt là khoa học quản lý kinh tế và quản lý Nhà nước.

5. Tiến hành điều tra một cách cơ bản và có hệ thống về các điều kiện tự

nhiên, về kinh tế, xã hội của đất nước, các khả năng quan hệ quốc tế.

6. Cung cấp những cơ sở lý luận và phương pháp luận cho các hoạt động trên

mặt trận tư tưởng nhằm tăng cường trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phê phán có sức thuyết phục những quan điểm lệch lạc, đấu tranh chống những tư tưởng là luận

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẠI HỌC HUẾ (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)