6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Những biểu hiện quan niệm phê bình cũ và mới
Bước sang thế kỷ XX, với sự hỗ trợ đắc lực của báo chí, việc tiếp nhận
Truyện Kiều trở nên sôi nổi hơn. Nhờ có tiếp xúc với các phương pháp phân
tích, khảo cứu tác giả, tác phẩm văn học của phương Tây mà thế hệ trí thức
Tân học đã có những ứng dụng khoa học vào nghiên cứu Truyện Kiều.
Thời kỳ Nam Phong, cách phê bình cho thấy còn mang tính chủ quan,
cảm xúc, có một số bài phê bình đã có sự phân tích, mang hơi hướng nghiên
cứu. Dễ dàng nhận thấy trên Nam Phong ta có thể gặp những bài viết của các
nhà cựu học chủ yếu bình giá nhân vật theo các chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Bên cạnh đó ta còn có thể tìm thấy nhiều bài khảo cứu hiện đại về hệ thống vấn đề và quan điểm, những bài khảo cứu chưa từng có trong thế kỷ XIX.
Chẳng hạn Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong năm 1922, dùng thể vấn đáp rất truyền thống để chủ yếu bình luận về từng nhân vật Truyện Kiều (mặc dù
tên bài viết là Văn chương và nhân vật trong Truyện Thúy Kiều). Năm 1924,
Vũ Đình Long đã công bố loạt bài khảo cứu về Văn chương Truyện Kiều từ
quan điểm nghệ thuật kể chuyện, điều mà chúng ta ngày nay gọi là nghệ thuật tự sự. Sở dĩ có thể khẳng định được Vũ Đình Long vận dụng phương pháp phân tích hiện đại vì căn cứ vào hệ thống các vấn đề được ông chia tách ra để lần lượt xem xét: phân tích cốt truyện và kết cấu, xét về văn chương, xét về cách kể chuyện (ông gọi là văn tự sự), ngôn ngữ đối thoại (văn vấn đáp), miêu tả nhân vật (văn tả người), miêu tả tâm lý (văn tả tình), văn tả cảnh, triết lý và
luân lý Truyện Kiều. Thậm chí ông quan tâm đi tìm những yếu tố kỹ thuật với
con mắt của người làm nghề sáng tác văn chương nhằm tìm ra những bài học
dấp của định nghĩa hiện đại “Tiểu thuyết là hình ảnh cuộc đời, mà đời người là một cuộc chiến đấu kịch liệt của người đối với vận mệnh” [27,115]. Mặc dù
có cảm tưởng là Vũ Đình Long vận dụng lý thuyết phân tích tác phẩm ở một số điểm chưa thật nhuần nhuyễn, rằng ông vẫn cố gắng minh họa cho các lý thuyết đó hơn là thâm nhập vào văn bản tác phẩm thật sự, vẫn phải ghi nhận đay là một trong những dấu ấn sớm nhất cho biết bắt đầu một thời kỳ mới
trong lịch sử đọc Truyện Kiều. Cũng trong thế kỷ XX, nhờ có tiếp xúc từ rất
sớm các phương pháp phân tích, khảo cứu tác giả, tác phẩm văn học của Tây Phươnng, mà thế hệ trí thức Tân học đã có những ứng dụng khoa học vào
nghiên cứu Truyện Kiều, đặt những viên gạch đầu tiên cho những công trình
nghiên cứu quy mô theo nhiều phương pháp khác nhau sẽ tiếp tục mãi cho đến
ngày nay. Nếu nhìn lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ góc độ phương pháp đọc
văn bản, lại thấy trong thế kỷ XX, đã diễn ra những chặng đường khác nhau, ở mỗi chặng đường, mỗi phương pháp đọc được lựa chọn đem lại kết quả khác nhau.
Trong một loạt bài về nghiên cứu, bình luận, vịnh về tác phẩm Truyện Kiều, chúng tôi thấy các tác giả chủ yếu tập trung xoay quanh nhân vật chính,
tỏ ý kiến của mình về rất nhiều khía cạnh liên quan đến nhân vật như: vẻ đẹp bên ngoài, cách hành xử, diễn biến tâm lý... Bên cạnh việc "ưu ái" cho nhân
vật chính, vấn đề về tác giả Nguyễn Du và nguồn gốc của tác phẩm Truyện Kiều cũng được bàn luận khá sôi nổi... Và trong số các tác giả tham gia viết về Truyện Kiều trên Nam Phong, tiêu biểu là Vũ Đình Long, Nguyễn Trọng
Thuật, Nguyễn Tường Tam… về một loạt bài nghiên cứu khá nghiêm túc và dày công trong việc tìm hiểu tác phẩm nổi tiếng của dân tộc. Ở mảng văn vần có nhà thơ Vũ Tích Cống, Thiện Trường... là những tác giả tốn nhiều giấy
mực cho áng văn chương tuyệt bút Truyện Kiều. Trong phong trào phê bình Truyện Kiều, cả hai phái cựu học và tân học đều lấy tiêu chí đạo đức làm cơ
sở đánh giá kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Quan điểm nhà Nho vẫn còn chi phối việc tiếp nhận văn học thời này khá mạnh. Tuy nhiên, ý thức tiếp nhận giá trị nghệ thuật của tác phẩm đã được quan tâm, thể hiện những đổi thay đáng kể trong việc tiếp nhận so với trước đó.
Bàn về văn chương và giá trị tư tưởng trong Truyện Kiều
Nói về tư tưởng Truyện Kiều, hầu hết các nhà phê bình nghiên cứu trong Nam Phong tạp chí đều khẳng định Truyện Kiều là một áng văn bất hủ
của nền văn học dân tộc nói riêng và của nhân loại nói chung. Bước đầu, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận và đánh giá đúng tầm ảnh hưởng của tư tưởng
Truyện Kiều đối với thực tiễn cuộc sống từ khi ra đời đến nay. Dựa vào việc
đọc và bằng kiến thức uyên bác của mình, các nhà phê bình đã bàn đến những
tư tưởng nổi trội của Nguyễn Du, tư tưởng xuyên suốt Truyện Kiều như: “tài mệnh tương đố”, “chữ tài liền với chữ tai một vần” hay “hồng nhan bạc mệnh”… Tư tưởng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, theo họ, dù đúng dù
sai, dù có những hạn chế thì những áng văn chương thấm đẫm tinh thần nhân
văn, giá trị nhân đạo cũng tô điểm cho văn chương Truyện Kiều thêm đẹp
hơn, có ích hơn trong thực tiễn đời sống.
Ở mảng khảo cứu, nghiên cứu văn chương, chỉ riêng số lượng những
bài viết của các tác giả nghiên cứu về Truyện Kiều của Nguyễn Du đăng trên Nam Phong đã chiếm số lượng không nhỏ. Và người nghiên cứu văn chương ai cũng từng biết đến cuộc vịnh Kiều và tranh luận về văn chương Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí. Chất lượng những bài nghiên cứu về Truyện Kiều đến nay vẫn còn những giá trị khoa học nhất định.
Một điều rất dễ nhận thấy trong hàng loạt các bài báo nghiên cứu về tác
phẩm Truyện Kiều đương thời đó là cách nhìn nhận tác phẩm, nhìn nhận nhân
vật từ nội dung, các hành xử đối với những chuẩn mực, quy tắc của xã hội phong kiến. Do vậy, dẫn đến việc đánh giá, nhìn nhận tác phẩm thường ở góc
độ chủ quan, phiến diện. Tuy nhiên, trong rất nhiều những bài báo của các trí thức tân học đã cho thấy sự tiến bộ, cách nhìn nhận, đánh giá sắc sảo về một
tác phẩm nghệ thuật. Truyện Kiều cũng như thành công của Nguyễn Du được
“xét duyệt” qua tiêu chí về cách hành văn, các thủ pháp nghệ thuật mà đại thi hào dân tộc sử dụng để xây dựng nên nhân vật.
Khi bắt đầu mở quyển Truyện Kiều, bắt đầu đọc và bắt đầu suy ngẫm, ai cũng sẽ nhớ đến câu: “Trăm năm trong cõi người ta – Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Đó cũng chính là tư tưởng của cụ Nguyễn trong tác phẩm để
đời của mình. Ông đã sẵn sàng phản biện lại tư tưởng thống nhất, xuyên suốt
trong cả tác phẩm của Nguyễn Du. “Vừa mở quyển Kiều đọc, đã thấy một tư tưởng chán đời buồn gớm buồn ghê. Kẻ có tài lại số xấu, kẻ nào giỏi lại trời ghen, hồng nhan là bạc mệnh, son phấn la đa truân, tư tưởng mới lạc sai làm sao chứ! Nếu có ai tài cũng xấu số, nếu ai thật giỏi cũng trời ghen, thì làm gì còn có vĩ nhân xuất chúng anh hùng hiên ngang, còn có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, chúa Tây Sơn, bao phen đánh đuổi quân Tàu, tràn sang đất Bắc, làm vẻ vang cho lịch sử Việt Nam; bền vững cho nên độc lập. Làm gì có văn chương hào kiệt, ẩn sĩ thi nhân, còn có Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần Siêu thánh Quát, Thị Điểm, Thanh Quan, đem văn chương mà tô điểm giang sơn, đem thi tứ mà du dương trời đất. Duy ở đời tất phải gặp khó khăn, phải chịu điều khổ sở, mà người tài giỏi càng hay gặp, chẳng qua là tạo vật thử lòng, có chịu đựng được mới hưởng được phần đại phúc. Có trải qua cái cảnh bất thường mới tỏ được vẻ anh hùng can đảm, thì cái khó khăn khổ sở đó, chỉ là cái lối mà trời đã bày ra, để bước lên con đường bất hủ”[28,421].
Trong Dịch bài tựa Truyện Kiều, Đoàn Quý cũng đã bàn đến “chữ tài” và số mệnh “người khôn thì hay gặp gian truân, chuyện đời kéo lắm trò quanh quẩn” [41,78]. Tác giả cho rằng, trời thương người tài sắc, nhưng
người tài sắc lại không làm chủ được số mệnh nên thường gặp những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Đoàn Quý xoay quanh số phận của nhân vật Thúy Kiều, xét cho cùng, số phận “đoạn trường mười khúc” của Kiều cũng đáng thương…
Khác với hướng nghiên cứu của các tác giả khác, Nguyễn Anh Tuấn
trong Bàn góp ít câu Truyện Kiều đã có cách nhìn nhận thiết thực hơn về văn bản của Truyện Kiều. Tác giả đã có sự “tiến bộ” hơn trong việc đi tìm bản chính, bản gốc của Truyện Kiều để hiểu một cách đúng đắn, toàn diện nhất về
tác phẩm. Và Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, do điều kiện chữ viết không đồng nhất và do nhiều lần sao chép nên cũng khó tìm được bản chính của Nguyễn Du. Sự sao lục và dịch thuật theo cách hiểu của người đó sẽ dễ khiến văn bản sai lệch. Những người sao lục, dịch thuật nhiều khi không hiểu thì nên cước chú rõ ràng, không nên sửa đổi. Đây là cách nhìn nhận tác phẩm trên phương diện văn tự, đây được xem là một thành công trong việc tìm hiểu và đánh giá tác phẩm, đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội khá hạn chế về học thuật, lý luận
phê bình. Mặt khác, tác giả cho rằng, “nhiều bản Truyện Kiều có những đoạn bất nhất với nhau, cách chú thích không hợp lý với nghĩa của câu thơ dẫn đến hiểu sai lệch văn bản”[61,513]. Từ việc nghiêm túc nghiên cứu, xem xét văn
tự tác phẩm, Nguyễn Anh Tuấn đã liệt kê rất nhiều lỗi của các bản sao chép
Truyện Kiều, ông cho rằng văn chương Truyện Kiều sành sỏi, ý vị khôn cùng,
khi đọc cần ngẫm và hiểu đúng cái hay của nó.
Cùng xu hướng nghiên cứu với tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Như
Ngọc trong bài viết Bàn góp về Truyện Kiều cũng đặt ra những vấn đề khó khăn khi tiếp cận văn bản Truyện Kiều. “Văn chương Truyện Kiều thâm thúy, mỗi câu đều có ý nghĩa sâu xa. Tuy nhiên Nguyễn Du lại viết bằng chữ Nôm cổ nên nhiều chữ lầm lẫn khó nhận ra, mỗi bản dịch lại có chỗ khác nhau, dẫn đến nhiều câu mỗi người cho ra nghĩa một khác”[35,221]… Và bằng vốn học
thuật và sự tìm tòi, đối chiếu của mình, ông đã liệt kê rất nhiều lỗi của các bản
sao chép Truyện Kiều, ông cho rằng “văn chương Truyện Kiều sành sỏi, ý vị
khôn cùng , khi đọc cần ngẫm và hiểu đúng cái hay của nó”. Chính những nghiên cứu khá nghiêm túc về mặt văn bản tác phẩm, Nguyễn Anh Tuấn và
Nguyễn Như Ngọc đã giúp những nhà nghiên cứu, khảo cứu Truyện Kiều hiện nay tránh được những cách hiểu chưa đúng khi đọc Truyện Kiều từ các bản
sao.
R.Crayssac tiếp cận Truyện Kiều theo quan điểm văn hóa học, chú ý so
sánh văn hóa đông-tây. Nhà nghiên cứu R.Crayssac đã tìm thấy xã hội phong
kiến phương Đông qua cách ông đọc và nghiên cứu Truyện Kiều. Trong bài Truyện Kiều và xã hội Á Đông, R.Crayssac đã tìm thấy được những phong tục
riêng của xã hội Á Đông, có thể phác họa, hình dung được trật tự cũng như những tư tưởng có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân. Và ông
cũng đã thấy được “Gốc xã hội nước Tàu và nước Nam là cái “gia trưởng chế độ”: cái quyền độc tôn của người phụ huynh trong nhà. Người phụ huynh trong nhà vừa là ông giáo chủ, vừa là quan thẩm phán… Hết thảy con em phải kính trọng, phải vâng lời, nếu sai thời là phạm tội bất hiếu bất đễ, là một tội trong mười tội “đại ác” [44,444].
Sự quan hệ cha con là cái then chốt của cả xã hội nước tàu và nước Nam. Cả các cơ quan mật thiết trong xã hội ấy, có người không hiểu cho là kỳ dị phiền phức lắm, nếu muốn rút lại làm một thời có thể thu cả lại một cái mối quan hệ cha con đó” [44,445]. Bên cạnh đó, ở phương Đông, gia đình là bản
vị của xã hội, nhưng nhiều nhà họp lại sẽ thành một bản vị lớn hơn, đó là một làng, một huyện, tỉnh… Sự quy chiếu đó thể hiện ngay trong mối quan hệ giữa người với người, và quan trọng hơn hết, người có quyền tuyệt đối trong một đất nước đó chính là nhà vua. Nhìn nhận một cách sâu sắc về xã hội Á Đông, R.Crayssac đã phân tích những hành động của Thúy Kiều từ góc nhìn
của xã hội. R.Crayssac cũng đồng tình với việc Kiều bán mình chuộc cha. Ông cho rằng đó như một lẽ tất yếu bởi xã hội Á Đông coi trọng đạo hiếu,
“phụ trái tử hoàn, tử trái phụ bất can”.
Từ việc đọc Truyện Kiều, R.Crayssac còn tìm hiểu được những nghi lễ
trong xã hội Á Đông, trong đó có việc nghiên cứu về “cái chết” của người phương Đông. Đó là khi một người chết đi, những người thân còn sống luôn thờ phụng, cúng giỗ chạp, luôn nhớ về người đã khuất. R.Crayssac đã mượn lời của ông văn sĩ Paul Morand, người viết cuốn sách “Cảm tưởng phương
Đông” để tả về tâm lý của người Á Đông đối với sự chết: “Ở Đông Phương sự sống không bằng sự chết… Chết đây không phải cái chết ghê gớm dữ dội như ở Tây phương, nhưng là một sự chuyển dịch tự nhiên ở cái trạng thái này sang cái trạng thái khác vậy; hay là nói như thế này thì đúng hơn, là người ta không phải lấy cái chết dodói với cái sống, nhưng người sống vẫn thường có giao dịch luôn với cõi chết, cõi sống cõi chết tựa hồ như là một vậy…”
[44,445].
Một khía cạnh nữa đã được R.Crayssac nhìn nhận xuyên suốt tác phẩm
Truyện Kiều, đó là xã hội Á Đông ảnh hưởng một cách sâu sắc đạo Nho của Khổng Tử và tư tưởng Phật giáo. Chính trong Truyện Kiều cũng “đằm thắm cái ý vị của Phật giáo”. Nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra, ảnh hưởng của Phật
giáo cốt nhất ở cái thuyết về nghiệp báo. Theo thuyết này thì hồn người ta luân chuyển kiếp này sang kiếp khác. Kiếp trước tạo nhân thế nào, kiếp sau kết quả như thế. Nàng Kiều có cái nợ ái tình với Kim Trọng mà không trả được vì phải bán mình chuộc cha, nên than thân mà tự nguyện rằng, kiếp sau
xin “làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai”.
Chi phối đời sống tinh thần của người Á Đông, ngoài Nho giáo và Phật giáo, Lão giáo chi phối về việc siêu hình, lai sinh. Và đặc tính của người Á Đông là phục tòng lễ phép và rất mực khoan dung đối với các đạo khác…
Ngoài những bài nghiên cứu thuần túy, có một nội dung đứng riêng việt
thành một chủ đề “thơ Vịnh Kiều” trên Nam Phong tạp chí để thấy được, sức ảnh hưởng của Truyện Kiều và các nhân vật trong tác phẩm đối với các học
giả đương thời. Do đặc điểm của thể tài là thơ “ngâm vịnh”, nên thơ “vịnh
Kiều” trên Nam Phong mặc dù khá nhiều, thế mà vẫn “thiếu”, vì chủ yếu là
thơ vịnh các nhân vật gắn với các chi tiết về đặc điểm, hoặc cảnh ngộ của nhân vật gắn với các chi tiết về đặc điểm, hoặc cảnh ngộ của nhân vật trong
tác phẩm “Truyện Kiều”, mà chua đi sâu vào những phương diện khác thuộc
về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, như việc nghiên cứu
“Truyện Kiều” ở giai đoạn sau. Nhưng dù sao, thơ vịnh Kiều trên Nam Phong
vẫn là một món quà tặng thú vị cho cả người sáng tác và người thưởng thức
văn chương Truyện Kiều vào thời bấy giờ.
Trong những bài thơ ngâm vịnh về đề tài Truyện Kiều phải kể đến tác giả