Các ý kiến đánh giá về Truyện Kiều cùng thời với Nam Phong tạp chí

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí ( 1917 - 1934 (Trang 108)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các ý kiến đánh giá về Truyện Kiều cùng thời với Nam Phong tạp chí

Từ năm 1917 - 1934, phong trào Tranh luận Truyện Kiều không chỉ diễn ra trên Nam Phong tạp chí mà còn nhận được sự quan tâm "rầm rộ" của

các tác giả đăng trên nhiều tạp chí có tiếng đương thời. Có thể kể đến những bài bình luận và quan điểm của các tác giả như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Hoàng Ngọc Phách... đã tạo được hiệu ứng học thuật mạnh mẽ thời bấy giờ về phong trào nhìn nhận, khôi phục và khẳng định giá trị văn học của dân tộc.

Bắt đầu vào khoảng năm 1910, Pháp bắt đầu đầu tư cho người Việt Nam mở các tạp chí, tờ báo cho người Việt nhưng để tuyên truyền cho chính

sách thân Pháp: “Pháp – Việt đề huề”. Một trong những tờ báo đó là Nam Phong tạp chí và Đông Dương tạp chí. Phạm Quỳnh là chủ bút của Nam Phong tạp chí – đã từng là quan thượng thư ở Huế, “đứa con ngoan của chế độ thuộc địa”. Cũng bắt đầu từ năm 1910, tác phẩm Truyện Kiều được phát

hiện lại như một giá trị, được đề cao và tôn sùng, mà đỉnh điểm là bài diễn

văn bằng chữ Quốc ngữ về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh, được đọc tại lễ kỷ

niệm Nguyễn Du (năm 1924). Từ bài diễn văn của ông Phạm, cuộc tranh

luận, bàn luận về giá trị của Truyện Kiều bắt đầu được "nhìn" lại một cách

"nghiêm túc" từ nhiều tầng lớp của xã hội. Trong đó, tiêu biểu là lớp nhà nho cựu học và lớp trí thức tân học. Họ đã thể hiện "sự hiểu biết" và "thức thời" của mình khi nhìn về cùng một vấn đề, giá trị tư tưởng và giá trị văn chương mà một tác phẩm lớn của dân tộc đem lại. Vấn đề tiếp nhận và bình giải

Truyện Kiều ở mọi khía cạnh mà các nhà nho, nhà trí thức có thể bàn tới được đăng tải rầm rộ không chỉ trên Nam Phong trong suốt 17 năm mà còn rầm rộ

trên khắp các báo chí đương thời.

Sang thế kỷ XX, các ý kiến đánh giá về Truyện Kiều và nhân vật Thúy

Kiều tiếp tục có những bất đồng. Tất nhiên trong thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu không chỉ nhìn nhân vật từ góc độ đạo đức nữa mà đã bắt đầu nhìn nhân vật từ góc độ của nghệ thuật tự sự. Kỹ thuật phân tích nhân vật theo kiểu Tây phương bắt đầu được ứng dụng để phân tích tâm lí Kiều. nhưng tiêu chí đạo

đức vẫn là chỗ gây bất đồng lớn nhất. Năm 1919, Phạm Quỳnh viết “Kiều là một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết lấy nghĩa mà chế tình, thế là trúng với lý tưởng của đạo Nho. Lại là người rất khôn ngoan, biết đường kính trọng, biết lời phải chăng, đáng lẽ ở đời phải êm thấm trót lọt lắm là phải, thế mà chỉ gặp những sự hoạn nạn, khổ sở không biết ở đâu mà ra, bèn tin rằng bởi cái số phận đã định như thế, cái tiền duyên đã khiến như vậy, không sao mà cưỡng được, đành đem mình làm hi sinh cho vận mệnh, thế là khuynh hướg thiên về Phật” [43,491]. Năm 1922, Tùng Vân Nguyễn Đôn

Phục ca ngợi tấm gương trung hiếu của Kiều, coi giá trị đạo đức là lớn nhất:

“Xét ra trong Truyện Thúy Kiều, chỉ có hiếu nghĩa và đoan trang hai vẻ là đặc sắc mà thôi; còn thời nào hào hoa phong nhã; nào khuôn phép mối

rường; nào côn quyền hơn sức; nào kinh luân gồm tài; nào mày râu thì sặc sỡ, áo quần thì bảnh bao; nào đá vàng cũng dám quyết, phong ba cũng dám liều; rút cục lại thời đều là kẻ có tội với nhân loại cả” [43,491]. Nhân vật của Truyện Kiều được Nguyễn Đôn Phục phân tích từ góc độ bài học giáo huấn luân lý đạo đức: “Lịch sử Thúy Kiều, những tình là tình; lịch sử Thúy Kiều, những oan nghiệt là oan nghiệt; những bọn nữ lưu đời sau xem truyện Thúy Kiều, dược soi qua cái mảnh gương oan nghiệt tày liếp đó thực cũng nên khuyên nhau mà tu lại ít nhiều. Song đó cũng là sợ cái sóng tình ở trên nhân thế, nó thường lai láng vô cùng; chứ nhân vật cô Thúy Kiều thực cũng có một vẻ xứng đáng là nhân vật… Hiếu trung nhân nghĩa mà sung sướng, mà hiển vinh, hiếu trung nhân nghĩa cũng dễ ; hiếu trung nhân nghĩa mà nguy hiểm, mà nhọc nhằn, hiếu trung nhân nghĩa mới khó ; phải cái dây luân lí trông thấy rõ ràng, cái sức đạo đức co giữ bền chặt mới được” [21,96]. Vẫn là nhìn

nhân vật từ quan điểm đạo đức nhưng ông bênh vực Kiều.

Lập trường phê phán Thúy Kiều có các nhà nho như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Các cụ khác nhau về thân thế, sự nghiệp nhưng gặp nhau ở thái độ phê phán đạo đức của Kiều. Giới nghiên cứu từ lâu đã biết vì đâu có những lời lẽ nặng nề mà các cụ Ngô, cụ Huỳnh trút xuống đầu Kiều. Ngày nay ai cũng biết là trong câu chuyện này, các nhà nho một phần chủ yếu mượn có phê phán Kiều để phê phán Phạm Quỳnh. Tuy nhiên, trong khi phê phán Phạm Quỳnh, vô tình các cụ lại đã tỏ ra rất nghiệt ngã đối với Kiều, sự nghiệt ngã đã buộc một nhà thơ trẻ lúc đó là Lưu Trọng Lư đã phải lên tiếng

phản đối rất xác đáng. Năm 1924, Ngô Đức Kế viết: “Một đôi thiếu niên nam nữ, đối với phong hóa đạo đức đã là việc bất chính; mở đầu quyển sách như thế, dù sau có tô vẽ hiếu nghĩa gì đâu nữa cũng không đủ làm gương tốt cho đời”. Đến năm 1930, nhìn lại câu chuyện Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng

ấy: “Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít”.

Giới nghiên cứu đều biết sở dĩ các cụ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng

nặng lời với Kiều vì nhằm công kích Thúy Kiều và Truyện Kiều là do lập

trường của nhà nho chứ không đơn thuần là vì phản ứng với Phạm Quỳnh. Trong các cuộc tranh luận đương thời, có nhiều ý kiến trái chiều về giá

trị của Truyện Kiều. Trong đó, có 2 cuộc tranh luận Truyện Kiều được xem là

khá gay gắt trên báo chí đương thời. Đó cũng là hai cuộc tranh luận tiêu biểu bởi nó là đại diện cho hai lớp người có tư tưởng khác nhau, có xu hướng suy nghĩ khác nhau trong cùng một thời đại. Cuộc tranh luận thứ nhất là giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế. Cuộc tranh luận thứ hai là giữa Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng. Và lẽ dĩ nhiên, hai cuộc tranh luận này phản ánh cuộc xung đột giữa hai dòng văn học: theo kiểu truyền thống và những người tiếp nhận nền văn học mới (sau đó là thơ mới và thơ cũ).

Dưới đây chúng tôi sẽ sơ lược nêu lên những luận điểm chính trong hai bài viết của Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế để từ đó thấy được ảnh hưởng của cuộc tranh luận này và cũng có thể phần nào nhìn nhận một cách khách quan, đưa ra những nhận xét đúng đắn, thấy tính đúng đắn trong từng quan điểm.

Bài thứ nhất: “Bài diễn thuyết bằng Quốc văn” (Đọc tại lễ kỷ niệm Nguyễn Du, nhân ngày mất (10 tháng 3 âm lịch), do Hội khai trí (Ban văn học) tổ chức ngày 8.9.1924.) trên tạp chí Nam Phong tháng 8 năm 1924 có những luận điểm chính như sau:

- Nguyễn Du là bậc đại thi nhân gây dựng cho quốc âm ta thành văn chương. “Đặt ra một cuộc kỷ niệm để nhắc lại cho quốc dân nhớ đến công nghiệp một người đã gây dựng cho quốc âm ta thành văn chương để lại cho chúng ta một cái “hương hỏa” rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi.”

- Truyện Kiều là một bộ văn chương tuyệt tác

- Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng lớn đối với dân tộc ta. “Văn chương

người ta thiên kinh vạn quyển dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng hại gì. Văn chương mình chỉ độc một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư phúc âm của cả một dân tộc, ví lại khuyết nốt thì dân tộc ấy đến thế nào”.

- So sánh Truyện Kiều với văn học thế giới, cụ thể là văn học Trung

Quốc và văn học Pháp.

+ Văn học Trung Quốc: Phạm Quỳnh đã so sánh “Truyện Kiều” với “Ly Tao”, “Tây Sương”. Truyện Kiều nổi bật, có nét riêng ở nghệ thuật kết cấu, đa dạng về giọng điệu, đó là văn chương chân chính. “Cứ thực thì Truyện Kiều

dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu can văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc mà văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự “kết cấu”… “Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận

điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là

một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đơi như cái gương tầy liếp”.

+ Văn học Pháp: So sánh với văn học Pháp, Phạm Quỳnh khẳng định

Truyện Kiều là sự kết hợp cả tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Truyện Kiều có tính phổ thông, có tác động đến tình cảm của độc giả: “Người Nam

thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, lẩy Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu một cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu một cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều thấy làm vui tai, sướng miệng, khoái chí, tỉnh hồn”. Sau hàng loạt các lập luật Phạm Quỳnh đi đến kết luận

Bài thứ hai: Luận về chánh học cùng tà thuyết Quốc văn – Kim Vân Kiều – Nguyễn Du của Ngô Đức Kế trên báo Hữu Thanh số 21 ngày 1.9.1924 có những luận điểm cơ bản sau:

- Mối quan hệ giữa vận nước, nhân tâm thế đạo, lập luận về chính và tà. - Thực trạng nước Việt Nam bây giờ, về văn hóa học thuật và những hậu quả của nó.

- Phân biệt giữa Quốc văn và Quốc học.

- “Những người học thức kiến văn chưa được một nắm, nhân cách giá trị chẳng đáng là bao, mới lom lem những học thuyết ông Mạnh (Montesquieu), ông Lư (Rouseau), bập bẹ những cách ngôn họ Trang, họ Liệt, thì đã nghiễm nhiên tự lập làm một đấng văn hào, tự xưng khai hóa quốc dân, mà không ngó ngàng lại mình đã khai hóa hay chưa; thôi thì bài diễn văn chất đống, sách du ký đầy thùng, thôi thì tán xằng tán nhảm, nói bậy nói càn, không còn có nghĩa lý chính đáng chi nữa”. Trong đoạn này Ngô Đức Kế ngấm ngầm chĩa mũi nhọn vào Phạm Quỳnh.

- Ngô Đức Kế tiếp tục đưa ra hàng loạt các luận điểm lập luận phản bác,

phủ nhận sạch trơn giá trị của Truyện Kiều:

+ Truyện Kiều làm đảo lộn toàn bộ giá trị đích thực.

+ Tên sách – mối quan hệ giữa các đối tượng trong quá trình tiếp nhận, quan trọng là chủ thể tiếp nhận.

+ Truyện Kiều không có giá trị vì đề cập đến chuyện bậy bạ về đạo đức. + Truyện Kiều chỉ để ngâm vịnh chơi bời.

+ Truyện Kiều quá bi lụy

Trên cơ sở lập luận, Ngô Đức Kế cho rằng Truyện Kiều ảnh hưởng xấu

đến tầng lớp thanh niên An Nam lúc bấy giờ.

- Quan niệm văn học của Ngô Đức Kế (Quốc văn). Theo ông, tiểu thuyết là lối văn chương không cao quý. “Cứ như lời họ thì từ lúc Gia Long

lại nay, nước Nam ta có cái của rất quý báu mà người mình ngu dại không biết là quý, nay nhờ đức văn sỹ có cái đại nhãn, đại thức mà phát minh cái của báu ấy cho dân cho nước được nhờ, kể cái công phát kiến không kém gì ông Kha luân bố (Colombo) tìm được Mỹ châu vậy”.

Mục đích của việc tổng thuật một cách cụ thể các luận điểm, chúng tôi thấy được các luận điểm trong cuộc xung đột của hai con người, thấy được sự khác nhau trong quan niệm của hai thế hệ với việc thừa hưởng chế độ giáo dục khác nhau (Phạm Quỳnh kém Ngô Đức Kế 10 tuổi).

+ Ngô Đức Kế là người cuối cùng đại diện cho văn học truyền thống, văn học nhà Nho yêu nước chống Pháp. Ông là đại diện cuối cùng đánh dấu cho sự thất bại của loại hình nhà nho yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Báo hiệu sự cáo chung, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của loại hình nhà nho này.

Với Ngô Đức Kế: Ông quan niệm giá trị quan trọng nhất của văn chương là đạo đức, nghệ thuật bị xếp dưới đạo đức, luân lý. Chức năng của văn học là “treo gương dạy đời”. Theo ông đó mới là văn chương đích thực. Văn chương với ông là quốc văn – tất cả những tri thức nói chung của con người. Theo nghĩa rộng tất cả những tri thức thuộc về tinh thần của con người đều là văn học. Quan điểm này có phần thực dụng, cực đoan. Ngô Đức Kế cho rằng văn học phải phục tùng đạo lý, trong các giá trị của văn học thì các giá trị luân lý, đạo đức là cao nhất.

Nhìn một cách toàn diện, chúng ta có thể thấy việc tranh luận với những ý kiến bất đồng gây nên “tiếng vang lớn” cho nền học thuật đương thời. Cuộc tranh luận nổ ra nhân dịp lễ kỷ niệm Nguyễn Du vào năm 1924 do Hội Khai trí tổ chức. Trong buổi lễ, Phạm Quỳnh đã đọc diễn văn cực lực suy tôn tán

tụng Truyện Kiều mà ông cho là một tác phẩm được toàn dân mến là một thánh kinh, quốc hồn, quốc túy, liên hệ đến vận mệnh dân tộc, cho nên Truyện Kiều là một niềm tin tưởng của sự tồn tại dân tộc: “Truyện Kiều còn, tiếng ta

còn, nước ta còn”. Bài diễn văn đó có đăng ở Nam Phong số 86 (1924). Ông đánh giá Truyện Kiều “không những đối với văn hóa nước nhà mà với văn học thế giới cũng chiếm một địa vị cao quý”. Khuynh hướng đề cao Truyện Kiều xuất phát từ những số đầu của tờ Nam Phong do ông Phạm chủ trương, ông đã có những bài đề cao Truyện Kiều. Từ khi Nguyễn Du trước bạ với văn học dân tộc, đã không ít giới tinh hoa nhận định, phán xét Truyện Kiều. Tuy

nhiên, Phạm Quỳnh đã có sự thay đổi lớn trong cách đánh giá tác phẩm bởi

trong hệ quy chiếu mà ông Phạm lấy làm căn cứ để đánh giá Truyện Kiều. Ông coi Truyện Kiều là một tác phẩm văn chương và ông đặt nó trong thế so

sánh với văn chương Trung Quốc và Pháp để từ đó khẳng định vị trí độc đáo

không thể phủ nhận của Truyện Kiều trong nền văn học thế giới. Và đáng lưu

tâm hơn nữa là thái độ của Phạm Quỳnh sau bài diễn văn trứ danh.

Bài viết của Phạm Quỳnh đã mở màn cho cuộc tranh luận Truyện Kiều với những phản ứng trái chiều. Khuynh hướng đề cao Truyện Kiều xuất hiện từ những số đầu của Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương. Ông coi Truyện Kiều là một tác phẩm văn chương và đặt nó trong thế so sánh với văn chương

Trung Quốc và Pháp để từ đó khẳng định vị trí độc đáo không thể phủ nhận

của Truyện Kiều trong nền văn học thế giới. Do cách đề cao Truyện Kiều của

Phạm Quỳnh sẽ tất yếu gây ra những phản ứng trái chiều.

Một tháng sau, trong Hữu thanh tạp chí số 21 tháng 9-1924, ông Ngô

Đức Kế viết bài Luận về chánh học cùng tà thuyết, quốc văn, Kim Vân Kiều, Nguyễn Du. Dẫu không nêu đích danh nhưng dụng ý hướng vào Phạm Quỳnh là có thể thấy rõ trong bài viết của nhà chí sĩ họ Ngô. Phạm Quỳnh chọn giải

pháp im lặng và vẫn cho đăng các bài về Truyện Kiều trên Nam Phong. Đến

năm 1930, Phan Khôi viết bài “Sau khi đọc bài trả lời của Trần Trọng Kim

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí ( 1917 - 1934 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)