Đội ngũ tác giả tham gia nghiên cứu Truyện Kiều trên Nam Phong

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí ( 1917 - 1934 (Trang 49)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Đội ngũ tác giả tham gia nghiên cứu Truyện Kiều trên Nam Phong

Năm 1917, Nam Phong tạp chí ra đời do Đế quốc Pháp chủ trương

nhằm phục vụ chính sách cai trị của Pháp tại Việt Nam. Tờ báo do Phạm Quỳnh làm chủ bút phần Quốc ngữ và Pháp văn, Nguyễn Bá Trác làm chủ bút phần chữ Nho. Học giả Phạm Quỳnh dần chuyển nội dung của tạp chí sang hướng học thuật, tìm hiểu các nền văn hóa Đông Tây, đặc biệt là văn hóa Việt Nam. Đây là một tài liệu quý giá về văn học và văn chương bởi nó đề cập đến các lĩnh vực văn hóa Đông Phương và Việt Nam nhằm đối mặt với nền văn

minh của Pháp. Do xuất hiện ở những năm đầu thế kỷ XX nên đối tượng viết báo, nghiên cứu các ngành xã hội trong đó hẹp hơn nữa là nghiên cứu về

Truyện Kiều chủ yếu là giới sĩ phu, nhà Nho và tầng lớp trí thức đương thời.

Họ mang những suy nghĩ, những kiến thức của mình nắm bắt được trong buổi giao thời để nhìn nhận và đánh giá cũng như khẳng định những giá trị của

những tác phẩm văn học được xem là kiệt tác như Truyện Kiều. Trong các bài viết, có rất nhiều công trình viết về Truyện Kiều được đánh dấu như một mốc

lịch sử tiêu biểu trong giới phê bình Việt Nam như bài của Phạm Quỳnh, Nguyễn Trọng Thuật, Cao Hữu Tạo, Nguyễn Tường Tam, Vũ Đình Long…

Giai đoạn giao thời năm 1900 – 1930 là giai đoạn hình thành và tập hợp một đội ngũ tác giả đặc biệt phức tạp. Có thể nói, đây là thời kỳ chuyển giao giữa các thế hệ nhà văn, là giai đoạn chung của nhiều loại hình tác giả truyền thống và là thời kỳ phôi thai của những loại hình nhà phê bình hiện đại mà hoạt động sẽ kéo dài cho đến giai đoạn sau. Đồng thời, trong giai đoạn này, do đặc điểm giao thời giữa hai nền văn học, cũng xuất hiện những loại hình tác giả đặc thù chưa từng có trong quá khứ và cũng không xuất hiện trở lại trong những thời kỳ tiếp theo. Tính chất giao thời của văn học bao trùm lên tất cả mọi loại hình tác giả, làm cho ngay cả những tác giả theo kiểu truyền thống cũng có những nét đi ra ngoài khuôn khổ…

Trong giai đoạn tồn tại 1917 – 1934, trên Nam Phong tạp chí có khoảng gần 40 tác giả tham gia tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều. Các tác giả tiêu

biểu có thể kể đến là Cao Hữu Tạo, Đoàn Quý, Mai Khê, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Như Ngọc, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Kiệm, Phạm Quỳnh, R.Crayssac, Tùng Hoa, Trần Trọng Kim, Vũ Đình Long, Vũ Đoan Trang, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Chu Thế Hựu, Dương Mạnh Huy, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xuân Quýnh, Hoàng Ngọc Phách, Hà Mai Khôi, Tôn Quang Phiệt, Thiện Trường, Trần Mỹ, Vũ

Tích Cống… Dựa vào tư tưởng cũng như khuynh hướng tiếp nhận Truyện Kiều để chúng ta có thể chia thành 2 đội ngũ: Đội ngũ xuất thân cựu học và

đội ngũ nhà văn trí thức. Hai đội ngũ này xuất hiện tiếp nối nhau tạo góp phần tạo nên bước chuyển biến mới cho giai đoạn văn học hiện đại.

Đội ngũ tác giả là các nhà Nho (những người xuất thân cựu học) Trong lực lượng “phức hợp” rất đông đảo đội ngũ tác giả viết về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí, trước hết phải kể đến các nhà Nho. Năm 1909,

cái chết của Nguyễn Khuyến đánh dấu sự ra đi cuối cùng thuộc thế hệ những nhà Nho sáng tác văn chương thế kỷ XIX. Tuy nhiên, vai trò của nhà Nho trong địa hạt văn hóa không vì thế mà chấm hết. Sự nối tiếp của kiểu trí thức – tác giả phê bình văn học được thể hiện ở một thế hệ ưu tú tiếp theo trước khi nhà Nho lùi hẳn vào quá khứ. Xét về phương diện loại hình tác giả, nhà Nho chí sĩ là biến dạng của loại hình nhà Nho hành đạo – trung nghĩa, trong một hoàn cảnh lịch sử mới. Hoàn cảnh lịch sử cũng như những yêu cầu hoạt động cách mạng đã tác động, làm nên nhiều nét mới mẻ trong các sáng tác văn chương của nhà Nho chí sĩ. Tuy nhiên, những quan niệm của họ về văn chương, bản chất, nghĩa vụ, giá trị đích thực của văn chương vẫn nằm trong quỹ đạo của văn học truyền thống. Đối với họ, văn chương vẫn mang nặng chức năng hành đạo, giáo huấn. Hoàn toàn xa lạ với văn học hiện đại và văn học phương Tây, thấm nhuần truyền thống văn chương chính thống thời trung đại, con đường sáng tác của nhà Nho chí sĩ là con đường đi đến tận cùng những giới hạn khả năng của văn học truyền thống trong việc phản ánh những vấn đề lớn của cả thời đại và dân tộc.

Trên Nam Phong, những văn sĩ thuộc phái cựu học đóng một vai trò

khá quan trọng, họ là những người bắc chiếc cầu nối liền quá khứ với hiện tại, bảo tồn văn hóa truyền thống. Đại diện tiêu biểu nhất của phái này là Nguyễn Hữu Tiến. Bên cạnh Nguyễn Hữu Tiến, phái cựu học còn có sự góp mặt của

Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đôn Phục, Mai Khê… Nhiều bài viết của các tác giả như Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Vũ Đình Long, Nguyễn

Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật… về Truyện Kiều cũng được đăng tải trên tờ báo này. Những quan niệm bảo thủ về Truyện Kiều không thiếu trong những bài viết này. Điển hình là việc Nguyễn Trọng Thuật phê phán câu "chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa" là "xỉ mạ luân lí" hay Nguyễn Đôn Phục lên án Truyện Kiều là "làm ích cho nhân quần thì có ít, chỉ ham mê về tình thiên dục ải mà di độc cho xã hội thì phần nhiều"… Một số nhà nho vẫn đứng trên lập

trường đạo đức nghiêm khắc để xét đoán tác phẩm, cho rằng tuy văn chương

hay nhưng không thể tránh khỏi “cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục, tăng, bi”, rằng tác phẩm chỉ có ngâm vịnh chơi bời, chứ quyết “không phải là thứ văn chương chính đại”. Đối với các cụ, vấn đề Truyện Kiều trước hết là vấn đề

văn hóa đạo đức, vấn đề quốc học chủ trương nền quốc học phải gắn với Hán học, Khổng học chứ không thể đi với tác phẩm mua vui, giải trí như thế.

Khi các văn sĩ tài danh như Phạm Quỳnh, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn

Bá Học… đã tập hợp đông đủ nơi Nam Phong, cũng là lúc lối sống, lối làm

việc, nghiên cứu, sáng tạo, học tập của phương Tây đã du nhập vào Việt Nam làm thay đổi hẳn cách làm việc, cách tư duy, cách sinh hoạt ở các đô thị lớn. Những tư tưởng hết sức mới mẻ cùng hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng, các công trình nghiên cứu khoa học từ Tây Âu qua nhiều con đường đã tràn vào đất Việt, làm thay đổi hẳn quan niệm sống, sáng tác, tư duy do dự, thủ cựu của đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức nho học.

Lớp người đảm lĩnh trách nhiệm đón nhận và chuyển tải, phổ biến này vẫn là một thế hệ các nhà Nho, tiếp ngay sau thế hệ các chí sĩ yêu nước đứng đầu là hai cụ Phan- Phan Bội Châu (1867-1940) và Phan Chu Trinh (1872- 1926), và những người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục. Một thế hệ chủ yếu vẫn thuộc lớp người được đào tạo trong nền Hán học, nhưng đã sớm giác ngộ

sự cần thiết phải có cái vốn Tây học, để tiếp xúc với văn minh phương Tây; mong qua sự tiếp xúc ấy mà tìm ra lời giải và cách thức giải quyết các vấn đề bức xúc của dân tộc, về mặt văn hóa, tinh thần. Họ là lớp người chưa kịp tham gia hoặc tránh được sự đàn áp của chính quyền thực dân vào những năm Thân, năm Dậu (1908- 1909), rồi có hoàn cảnh tiếp nhận cái vốn học thuật Phương Tây, hoặc qua Tân Thư, hoặc trực tiếp qua nền giáo dục Pháp-Việt. Lớp người này đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo văn chương, học thuật trong một cuộc chuyển giao từ văn hóa cổ truyền sang nền học thuật mới trong hai thập niên đầu thế kỷ.

Do nguồn gốc học vấn gắn bó sâu sắc với nền cựu học nên những quan điểm phê bình của các nhà nho chủ yếu là theo con đường chuyển dịch những thể loại văn học mới, văn chương với họ vẫn chưa đi ra ngoài khuôn khổ quen thuộc của một thứ phương tiện giáo hóa. Trong một thời điểm lịch sử nhất định, hoạt động của các tác giả này đã tạo nên sự phong phú và sôi nổi cho đời sống văn chương đương thời. Các ông đã để lại cho văn học dân tộc nhiều dịch phẩm, nhiều bài phê bình văn học, nhiều công trình khảo cứu có giá trị.

Nằm trong toàn bộ chính sách văn hóa tư tưởng, báo chí luôn được thực

dân tận dụng như một vũ khí lợi hại. Tờ Đông Dương tạp chí vốn là một thứ

công cụ mà thực dân Pháp lợi dụng ngay từ ban đầu, khi tiến hành chính sách

“đồng hóa”. Đến năm 1915, tạp chí này được “phân thân” thành Trung Bắc tân văn (xuất bản bằng chữ quốc ngữ) và Công thị báo (xuất bản bằng chữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hán) cho phù hợp với sự thay đổi chính sách cai trị của Pháp, từ “đồng hóa” sang “hợp tác” trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo. Đây là những tờ báo với nội dung thiên về chính trị, kinh tế, chủ yếu phục vụ cho mục đích của thực dân,

nhằm tuyên truyền, cổ động những tư tưởng của chúng. Tuy nhiên, Đông Dương tạp chí dù có thay đổi hình thức thì cùng với thời gian cũng trở nên “lỗi mốt”. Phủ toàn quyền muốn có một tờ báo “tầm cỡ” hơn và Nam Phong

tạp chí ra đời, với tư cách là “công cụ văn hóa”, thực hiện chính sách “lỗ thoát hơi cần thiết” của Pháp ở Việt Nam. Thế nhưng thực dân Pháp không

thể ngờ rằng, tờ tạp chí với dung lượng khá lớn mỗi kỳ đó đã trở thành nơi tập hợp một đội ngũ sáng tác đông đảo, gồm các văn sĩ Nho học và Tây học ưu tú, để ở đó họ hoạt động văn hóa, văn học tùy theo mục đích, khả năng riêng

của mình. Nam Phong còn là một tờ tạp chí văn học nghệ thuật và khoa học

có tiếng đương thời. Hàng loạt các tác phẩm văn chương có giá trị đã được tờ tạp chí này giới thiệu cũ có, mới có, từ dịch thuật, tiểu thuyết, khảo cứu đến lý luận phê bình, tản văn, ký… tất cả được viết bằng thứ chữ mới của dân tộc – chữ quốc ngữ. Như vậy, bên cạnh chức năng “công cụ xâm lược, khai hóa”,

Nam Phong tạp chí đã trở thành địa bàn hoạt động văn chương sôi nổi của các

văn nghệ sĩ. Họ sáng tác dưới nhiều hình thức khác nhau, thể hiện những tư tưởng, quan điểm khác nhau làm hình thành nên một hệ thống thể loại phong phú, với nhiều nét mới theo hướg hiện đại, làm thay đổi bộ mặt của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Việc quân Pháp chiếm đánh và dần độc chiếm Việt Nam cùng với những chính sách cai trị thâm độc của chúng đã làm cho xã hội phong kiến Việt Nam bị lung lay tới tận gốc rễ. Một ý thức hệ Nho giáo tồn tại hàng ngàn năm tưởng chừng vững bền mãi nay đột ngột sụp đổ, nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của người Việt đổi thay theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Lớp người “nhạy cảm” nhất với những biến động của xã hội là giới trí thức, việc “hiện đại hóa” , “chuyên nghiệp hóa” đội ngũ trí thức đã diễn ra. Xuất hiện đúng vào thời điểm mà hoạt động văn hóa, văn học đang hết sức sôi động và có

những đổi thay không ngờ, Nam Phong – tờ tạp chí bách khoa nhưng luôn

giành vị trí trang trọng cho văn chương đã có những đóng góp đáng kể. Nó giúp cho việc lưu hành một lượng lớn tác phẩm văn học, đồng thời là địa bàn hoạt động khá tự do của nhiều văn nghệ sĩ.

Khi thực dân Pháp chưa xâm lược Việt Nam, đội ngũ trí thức là những nhà nho nguyên hợp, đồng nhất hóa tư tưởng từ trên xuống dưới theo một khuôn mẫu gần như công thức của “nhà nho hành đạo”, họ chăm chỉ rèn “Tâm, Chí, Đạo”, ít có ai hứng thú đi vào các vấn đề khoa học… Tóm lại, lớp trí thức nhà Nho dưới chế độ phong kiến đa phần là thụ động, họ không có nhu cầu “tư duy logic”, “tư duy khoa học”, khám phá sáng tạo… dẫn đến tình trạng trì trệ, kém phát triển về mọi mặt trong xã hội. Thực dân Pháp đến xâm lược Việt Nam đã làm thay đổi nếp sinh hoạt, nếp suy nghĩ của người Việt theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Việc hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ trí thức Việt Nam, sự phân công lao động nội tại của tầng lớp trí thức đã xảy ra, xuất hiện loại trí thức mà xưa nay chưa từng có như ký giả, văn sĩ chuyên nghiệp… Sự thay đổi trên đây như hệ quả tất yếu mang đến sự phong phú và đa dạng về đội ngũ tác giả, phong cách sáng tác, nghiên cứu, khảo cứu… cho văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ. Người ta bắt đầu xây dựng cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận dựa trên truyền thống văn học châu Âu mà đặc biệt là Pháp. Những công trình biên khảo, nghiên cứu, phẩm bình về một số loại

thể văn học, về một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như Nam Phong tạp chí

chính là kết quả của những tiền đề trên đây.

Những nhà văn – trí thức tân học

Ở phía đối cực với những tác giả "cựu học" là những nhà văn – trí thức "tân học". Tuy vậy, đây cũng là một nhóm nhà văn có tính cách không thuần nhất. Thế hệ các nhà văn tân học gồm những tên tuổi như Trương Vĩnh Kí, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn... Nhiều tên tuổi trong số này không chỉ là những nhà văn mà còn là những học giả lớn, có tầm vóc với những công trình khảo cứu có giá trị mở đường cho nhiều ngành khoa học xã hội ở Việt Nam. Một số người trong số họ lại là những dịch giả có những đóng góp to lớn trong việc giới thiệu

những giá trị phương Tây vào Việt Nam mà điển hình là Nguyễn Văn Vĩnh. Nét độc đáo của thế hệ này chính là sự hòa hợp khá sâu sắc hai nền văn hóa mang lại khả năng tự kiến tạo học vấn hết sức đáng khâm phục. Đa phần trong số này đều là những người có một học vấn đặc biệt uyên bác về văn hóa truyền thống: Trương Vĩnh Kí được đào tạo trong môi trường công giáo, Phạm Quỳnh đã từng có giai đoạn được đào tạo để theo đòi cử nghiệp và nhờ thế nên các ông đều là những người hiểu biết sâu sắc văn hóa Hán học. Ngay một người không được đào tạo đầy đủ về văn hóa truyền thống như Nguyễn Văn Vĩnh cũng có một kiến thức Hán học nhất định và khả tín thể hiện qua

bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp của ông. Ngược lại, các ông lại là

những người được tiếp nhận nền học vấn mới trong một giai đoạn còn hết sức sơ khai. Đa phần các ông đều chỉ được đào tạo trong trường Thông ngôn và khó có thể tin rằng cơ sở đào tạo này có thể cung cấp được cho người học một hiểu biết đầy đủ về văn hóa Âu Tây ngoại trừ một năng lực ngoại ngữ đủ để phục vụ cho bộ máy thực dân. Trường hợp của Trương Vĩnh Kí hay Nguyễn Trọng Quản là những cá biệt. Vậy mà, qua con đường tự học, các ông đã thâm nhập được rất sâu vào nền văn hóa Pháp. Điều này thể hiện qua những bài viết bằng tiếng Pháp của Phạm Quỳnh hay qua những tờ báo tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh.

Đây cũng là lớp người có vốn kiến thức sâu về văn hóa Phương Đông, nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ với văn hóa Phương Tây. Phan Kế Bính,

tác giả Việt Hán văn khảo và Việt Nam Phong tục, chuyên giữ mục Hán văn cho Đông Dương tạp chí nhưng theo Vũ Ngọc Phan người đọc vẫn cứ nghĩ

ông là nhà Tây học kiêm Hán học. Công việc sưu tầm biên khảo, dịch thuật ở

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí ( 1917 - 1934 (Trang 49)