6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Phê bình Truyện Kiều trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX
Trên thực tế, việc tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều là biểu hiện của
một phong trào rộng lớn ở diễn ra ở Việt Nam hồi ba thập niên đầu thế kỉ XX, thậm chí ở miền Nam, từ cuối thế kỉ XIX: bảo tồn những giá trị truyền thống của người Việt. Ở Nam Kì, từ cuối thế kỉ XIX, một số nhà học giả mà điển hình là Trương Vĩnh Kí đã có ý thức sưu tập, phiên dịch và chú giải nhiều giá trị truyền thống của người Việt, từ kho tàng văn hóa dân gian đến truyện Nôm Lục Vân Tiên. Ở miền Bắc, từ đầu thế kỉ XX, đặc biệt là với sự hình thành của giáo dục Pháp Việt, công việc tổng kiểm kê lại di sản văn hóa và văn chương Việt Nam ngày càng trở nên một phong trào thu hút được sự quan
tâm của nhiều trí thức. Khuynh hướng đề cao Truyện Kiều là một hệ quả của
Trước sức ép phải xây dựng một chương trình Quốc văn mà phần giảng văn phải được hình dung theo khuôn mẫu văn chương Pháp, người ta bắt đầu chợt nhận ra một thực tế là trong suốt một thời gian dài, những giá trị mà người Việt sùng bái và đưa vào chương trình học tập đều là của người Hoa và bằng chữ Hán. Người Việt đứng trước sức ép phải tìm kiếm những tác phẩm văn học cổ điển thuần túy Việt Nam để có được một chương trình văn học sử
Việt tương tự như văn học sử Pháp. Truyện Kiều trở thành một phát hiện. Một
phong trào suy tôn Kiều được khởi lên bởi sáng kiến của người Pháp cũng
như người Việt mà trong đó đáng kể nhất là bản dịch Truyện Kiều sang tiếng
Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh được đăng trên Đông Dương tạp chí từ năm
1913. Những hoạt động của Nam Phong chỉ là sự tiếp nối phong trào này. Và
không chỉ bài diễn thuyết của Phạm Quỳnh mà nhiều bài viết của nhiều tác giả khác như Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Vũ Đình Long,
Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật… về Truyện Kiều cũng được đăng tải trên tờ báo này. Những quan niệm bảo thủ về Truyện Kiều không thiếu
trong những bài viết này. Điển hình là việc Nguyễn Trọng Thuật phê phán câu "chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa" là "xỉ mạ luân lí" hay Nguyễn Đôn
Phục lên án Truyện Kiều là "làm ích cho nhân quần thì có ít, chỉ ham mê về tình thiên dục ải mà di độc cho xã hội thì phần nhiều". Ở phương diện này, quan niệm của nhiều người trên Nam Phong là không khác với quan niệm của
Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng.
Tất cả những quan điểm ấy, không gì khác chính là quan niệm nhìn văn chương qua lăng kính luân lí, coi văn chương là kẻ phục tùng luân lí của thời Trung đại. Vấn đề là trong dàn đồng ca bảo thủ ấy, vẫn có thể nhận thấy những biến chuyển quan trọng của quan niệm văn học. Trước hết là một sự thức tỉnh về tính dân tộc của văn chương. Với đặc điểm lịch sử của Việt Nam, khó lòng có thể gạt bỏ toàn bộ di sản văn học bằng chữ Hán khỏi kho tàng
văn chương dân tộc, thế nhưng, ít nhất, cuộc tiếp xúc với phương Tây đã làm cho người Việt thức tỉnh về giá trị của văn chương viết bằng tiếng mẹ đẻ. Từ đây, văn học Nôm có một giá trị ngang bằng với văn học Hán. Nó thoát khỏi cái thân phận thứ yếu phải chịu trong suốt thời Trung đại. Chính nó là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ (thực tế chỉ là một phương án phiên âm tiếng Việt tương tự như chữ Nôm, có điều sử dụng một công cụ khác). Thứ hai, cùng với ý thức về đặc tính dân tộc là một ý thức ngày càng rõ nét về đặc tính sáng tạo nghệ thuật của văn chương. Ngay trong chính bài diễn văn của Phạm Quỳnh, nếu gạt sang một bên những lời lẽ phóng đại, khoa trương dễ gây ra sự phản cảm, kiểu như coi
Truyện Kiều vừa là kinh, vừa là truyện, là thánh thư phúc âm của cả một dân
tộc thì thấy Phạm Quỳnh, ít nhất, đã làm được một điều: đánh giá đúng giá trị của một tác phẩm văn chương với tư cách là một tác phẩm văn chương chứ không phải là một biểu hiện của luân lí hay tư tưởng.
Nhìn rộng ra toàn bộ phong trào sùng bái Truyện Kiều, có thể nhận thấy
trong xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỉ, bắt đầu hình thành dần một ý thức về văn chương với tư cách một nghệ thuật độc lập. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong các bài viết của Vũ Đình Long và Nguyễn Tường Tam về văn chương
Truyện Kiều. Các ông đánh giá Truyện Kiều không từ góc độ luân lí, từ việc
chiêu tuyết hay phê phán Kiều trên lập trường của một nhà đạo đức. Các ông
ứng xử với Truyện Kiều như ứng xử với một tác phẩm văn chương nghĩa là
phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật, văn phong của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều. Dù chưa thể có được một hệ thống lí luận hoàn bị để phân tích
tác phẩm văn chương nhưng rõ ràng những bài viết của Vũ Đình Long hay Nguyễn Tường Tam đã đánh dấu một thay đổi quan trọng trong trường văn học liên quan đến quan niệm, cách hình dung về văn học.
Sự chuyển biến trong quan niệm văn chương của giai đoạn đương thời cũng được thể hiện qua chính bộ mặt những phần văn chương trên một số tạp
chí quan trọng, điển hình là Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí. Nói về “Truyện Kiều” đã khó nhưng hiểu về “Truyện Kiều” càng khó hơn. Cuộc tranh luận “Truyện Kiều” đầu thế kỷ XX đã qua đi nhưng dư âm của nó vẫn
còn đọng lại để mọi người chúng ta cùng suy ngẫm, cùng tìm hiểu. Và nhìn lại một chặng đường lịch sử đã qua cũng là lúc chúng ta có cái nhìn công bằng hơn đối với những cống hiến của Phạm Quỳnh và cũng để một lần nữa
khẳng định giá trị trường tồn của “Truyện Kiều” mang đậm nét văn học, văn
hoá dân tộc Việt, tâm hồn Việt.
Khi nghiên cứu những đóng góp của Nam Phong tạp chí, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Nam Phong trong việc truyền tư tưởng, học
thuật của phương Tây vào nước ta. Khi nghiên cứu về việc tiếp nhận và bình
giải Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí, chúng ta cần tìm hiểu về đội ngũ tác gải tham gia nghiên cứu Truyện Kiều trên Nam Phong để thấy được quan điểm phê bình của hai thế hệ tân – cựu ảnh hưởng đến cách nhìn nhận Truyện Kiều. Bên cạn đó, một lần nữa nhìn nhận lại công lao cũng như sự nghiệp, sự
ảnh hưởng to lớn của Phạm Quỳnh trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà.