1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIEU QUHIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI - CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN 2 YẾU TỐ NÀY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNGA VA CONG BANG TRONG PHAN PHOI TAI CHINH CONG

29 2,9K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 386 KB

Nội dung

HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI - CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN 2 YẾU TỐ NÀY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG

Trang 1

      

BÀI TẬP NHÓMMÔN: TÀI CHÍNH CÔNG

Trang 2

M c L c ục Lục ục Lục

Trang

1 Đặc điểm Tài chính công hiện đại, bản chất và chức năng tài chính công 3

2 Hiệu quả Pareto và điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất 11

2.2 Hiệu quả Pareto: 11

2.2 Điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất 13

3 Tối đa hóa hiệu quả xã hội trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo 13

3.1 Định lý thứ nhất kinh tế học phúc lợi 13

3.2 Thất bại thị truờng trong phân bổ nguồn lực 15

- Thất bại của cạnh tranh 15

- Yếu tố ngoại lai 19

- Thị trường không hoàn hảo 20

- Thất bại về thông tin: 24

- Thất nghiệp, lạm phát, và mất cân bằng: 25

4 Công bằng, sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

1 Đặc điểm Tài chính công hiện đại, bản chất và chức năng tài chính công.

Tài chính công hiện đại phát triển gắn liền với bối cảnh nền kinh tế thị trườngvận hành theo cơ chế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước

1.1 Trong bối cảnh đó tài chính công hiện đại có những đặc điểm sau:

+ Quy mô tài chính công có xu hướng ngày càng tăng so với GDP

Nếu như trước năm 1914, tỷ lệ chi tiêu công ở hầu hết các nước tư bản so vớiGDP vào khoảng 10%, thì sau cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất, tỷ lệ này tăng lênrất nhanh Ở Pháp năm 1958 chỉ tiêu công chiếm tỷ lệ 58% GDP, Anh quốc 32%GDP

Với sự gia tăng nhanh về quy mô, chỉ tiêu công đã khiến cho Nhà nước khôngthể giải quyết các vấn đề của tài chính công biệt lập với việc giải quyết với những vấn

đề kinh tế Điều này có nghĩa là trong nền kinh tế hiện đại tài chính công không còntrung lập với hoạt động kinh tế như trong thời kỳ nền kinh tế tự do cạnh tranh

Sự gia tăng quy mô chi tiêu công làm cho chính phủ gặp nhiều khó khăn trongviệc kiểm soát thâm hụt của ngân sách Đó cũng là lí do giải thích tại sao chính phủphải đẩy mạnh chính sách phi tập trung hóa tài chính giữa chính quyền trung ương vàđịa phương nhằm giải tỏa gánh nặng chi tiêu Theo đó, quyền lực của các chính quyềnđịa phương ngày càng lớn dần và có nhiều quyền hơn trong quyết định ngân sách

+ Tính phi trung lập của tài chính công:

Với những vấn đề kinh tế xã hội xảy ra kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứnhất, Nhà nước không thể đứng ngoài các hoạt động kinh tế mà phải tham gia để khắcphục những khuyết tật của cơ chế thị trường thị do cạnh tranh nhằm bằng phẳng hóa

Trang 4

chu kỳ kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, sự can thiệp của Nhà nướcđược thực hiện qua pháp luật và các công cụ.

Trong bối cảnh đó tài chính công không những là công cụ để Nhà nước huy độngcác nguồn lực của xã hội để tài trợ mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn là công

cụ để Nhà nước can thiệp vào kinh tế- xã hội Về phương diện kinh tế, Nhà nước thựchiện chính sách thuế có phân biệt ưu đãi với các loại hàng hóa, ngành nghề, các địaphương để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, ổn định giá cả thị trường, góp phần thúc đẩykinh tế phát triển cân đối Đồng thời qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước tiến hànhtrợ cấp và chia sẻ những rủi ro với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong các lĩnhvực có lợi cho nền kinh tế Về phương diện xã hội, bằng việc phối hợp chính sáchthuế và chính sách chi tiêu công, Nhà nước hướng vào thực hiện chính sách điều tiết

và phân phối thu nhập công bằng giữa các đối tượng trong xã hội Về phương diệnquản lý, tài chính công hiện đại không nhất thiết luôn có sự cân bằng giữa thu và chi,

mà có thể hi sinh sự cân bằng này để góp phần đều chỉnh nên kinh tế vận hành theođịnh hướng Nhà nước Theo đó, khuôn khổ quản lý thu chi ngân sách không bị giớihạn trong 1 năm mà phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn

+ Tài chính công sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn lực cho Nhà nước.

Do chi tiêu công có quy mô ngày càng tăng nên Nhà nước phải sử dụng nhiềucông cụ để tạo lập nguồn lực tài chính Thuế không còn là công cụ duy nhất như trongthời kỳ tài chính cổ điển Bên cạnh thuế, Nhà nước thường sử dụng công trái Khoahọc tài chính công hiện đại đã dần dần xây dựng nền tảng mới về quy mô hoạt độngnguồn lực của Nhà nước Khi đưa thêm các công cụ tài chính để gia tăng nguồn lựccho Nhà nước, muốn cho hợp lý, muốn cho khoa học yêu cầu Nhà nước phải giảiquyết bài toán rất phức tạp, trong đó phải xác lập biến cố về GDP của nền kinh tế, khảnăng đóng góp của xã hội, các yếu tố động lực của tăng trưởng kinh tế Có thể nói, tài

Trang 5

chính công vừa là yếu tố chủ động vừa thụ động, có ảnh hưởng đến các hoạt độngkinh tế, nhưng ngược lại cũng bị các yếu tố kinh tế chi phối mạnh mẽ.

+ Cải cách tài chính công không xuất phát từ quốc gia riêng lẻ mà phải tính đến các yếu tố của toàn cầu hóa.

Sự hội nhập yêu cầu các quốc gia cải cách và tổ chức lại thể chế tài chính côngngày càng đạt được quy chuẩn của quốc tế về chính sách thuế, chính sách quản lý nợ,chi tiêu cũng phải hướng tới kết quả- đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực khuvực công, kế toán và sự minh bạch thông tin về ngân sách Hơn nữa sự hội nhập sẽ tạođiều kiện cho nền kinh tế dễ dàng tiếp cận và khai thác các khoản vay trên trườngquốc tế, nhưng đều đó cũng đặt ra là tài chính công ty gánh chịu nhiều rủi ro khôngchỉ bao gồm các khoản nợ trực tiếp, rõ ràng mà còn có những khoản nợ khác

1.2 Bản chất và chức năng tài chính công:

1.2.1 Bản chất tài chính công:

Như đã phân tích trên ta thấy, với triết lý Nhà nước can thiệp vào kinh tế đã thayđổi quan điểm về tài chính công Cho nên, khi nhận thức tài chính công cần xem xéttrên 2 gốc độ:

-Bản chất kinh tế

Tài chính công phản ánh tổng thể mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hộitrong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính Bản chất kinh tế của tài chính côngbắt nguồn từ sự quan tâm của Chính phủ đến quy mô chiếc bánh kinh tế Hoạt độngthu, chi của Chính phủ phải hướng tới làm tối đa hóa hiệu quả của nền kinh tế

Thật vậy, tài chính công, xét về hiện tượng phản ánh hoạt động thu chi bằng tiềncủa Nhà nước Nhưng đằng sau hiện tượng đó là ẩn dấu mâu thuẫn về lợi ích kinh tếgiữa Nhà nước và xã hội trong mối quan hệ phân phối nguồn lực tài chính biểu hiện ra

Trang 6

là mâu thuẫn giữa khả năng đóng góp nguồn lực tài chính của xã hội cho Nhà nướcthông qua nộp thuế với nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Về tổng thể, nguồn lực tàichính biểu hiện dưới 2 dạng: Khối lượng tiền tệ hiện hữu mà các chủ thể kinh tế- xãhội đang nắm giữ và khối lượng tài sản tiềm năng có thể chuyển hóa thành tiền củachủ thể đó Trong một nền kinh tế, nguồn lực kinh tế luôn có sự giới hạn nhất định vềquy mô và khả năng tạo lập Đều này cũng có nghĩa là khu vực tư cũng không cónhiều khả năng để cung cấp nguồn lực tài chính dồi dào cho Nhà nước Bản thân khuvực này luôn cần có nguồn lực tài chính ở quy mô nhất định để trang trải cho các nhucầu tiêu thường xuyên vào đầu tư Vả lại, đây là những nhu cầu rất cần thiết để tạo ra

sự tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, trong chính sách huy động nguồn lực của mình,Nhà nước cần chú trọng sử dụng những công cụ của tài chính công ở chừng mực saocho tạo lập nguồn lực tài chính với quy mô thích hợp trong sự cân bằng về lợi ích kinh

tế với khu vực tư để nhằm tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Nếu vì nhu cầuchi tiêu công ngày càng tăng, Nhà nước lại thực hiện chính sách tập trung cao độnguồn lực tài chính của xã hội, thì đều này không những làm triệt tiêu động lực kinh tếcủa khu vực tư mà còn tăng thêm gánh nặng cho xã hội Cũng cần thấy rằng, việc khuvực tư đóng nộp thuế cho Nhà nước thể hiện một sự hy sinh, một phần thu nhập của

họ trong tiêu dùng hay đầu tư Vì vậy, chi tiêu công và sự can thiệp của Nhà nước vàokinh tế cần phải tạo ra những lợi ích nhất định và ít ra là phải đủ để bù lại sự hy sinhcủa khu vực này

-Bản chất chính trị

Bản chất chính trị của tài chính công bắt nguồn từ sự quan tâm của chính phủ đến

sự phân phối chiếc bánh kinh tế và các mục tiêu nâng cao phúc lợi, xã hội: an sinh xãhội, giáo dục, y tế…

Tài chính công từ cội nguồn xa xưa đã gắn bó chặt chẽ với quyền lực chính trịcủa Nhà nước Thực tiễn hệ thống chính trị là yếu tố cơ bản và chi phối toàn bộ hoạt

Trang 7

động tài chính công Tài chính công không thể vận hành bên ngoài khuôn khổ chínhtrị, vì không có chính trị thì không thể nào thỏa mãn được các mục tiêu có tính xã hội.Nói khác đi, với quyền lực chính trị giúp cho Chính phủ có được nguồn lực tài chínhcông, qua đó trạng thái các nhu cầu chi tiêu công nhằm đảm bảo thực hiện các mụctiêu xã hội Nhưng quyền lực đó phải thống nhất với sở thích của xã hội Khó khănlớn nhất đặt ra ở đây là làm thế nào để Chính phủ có thể tổng hợp sở thích của các cánhân chuyển thành chính sách cung cấp công Đôi khi cũng có những thất bại củaChính phủ.

Tài chính công thuộc sở hữu của Nhà nước và là công cụ để thực hiện các nhiệm

vụ kinh tế- xã hội mà Nhà nước đã nhận, trong đó tái phân phối và đảm bảo công bằng

là nhiệm vụ trọng tâm Trong nền kinh tế hiện đại, các nhiệm vụ kinh tế- xã hội củaNhà nước trong từng thời kỳ phát triển bở cơ quan quyền lực cao nhất- đó là Quốc hội(nền dân chủ đại diện) Quốc hội là chủ thể duy nhất phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, quyết định cơ cấu, nội dung, mất độ các khoản thu chi của tài chính công tươngứng với các nhiệm vụ của Nhà nước theo chiến lược đã hoạch định nhằm đảm bảothực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ đó

Như vậy, chính trị là nền tảng tổ chức các mặt hoạt động của xã hội, cho nên khinghiên cứu tài chính công, phải chú trọng mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hệ thốngquyền lực quốc gia Tuy nhiên, do vừa mang tính chất tương tác và lan tỏa đôi khi cótính định đoạt đối với việc hình thành các thể chế, tài chính công tạo thành một tập thểrất phong phú và phản ánh đầy đủ mối quan hệ kinh tế- xã hội

1.2.2 Chức năng của tài chính công.

Tài chính công có các chức năng sau đây:

- Huy động nguồn lực;

- Phân phối nguồn lực tài chính công;

Trang 8

- Tái phân phối thu nhập;

- Giám sát

a Chức năng huy động nguồn lực tài chính

Sự tồn tại khu vực công yêu cầu cần có một nguồn lực tài chính tương ứng nhằmtrang trải các nhu cầu chi tiêu và phát triển của khu vực này Do vậy, tài chính côngphải có chức năng tổ chức huy động nguồn lực Thực hiện chức năng này, Nhà nướcthiết lập các công cụ tài chính với nhiều hình thức huy động khác nhau: huy độngcưỡng chế, huy động tự nguyện….từ các chủ thể kinh tế- xã hội để tập trung nguồnlực tài chính tài trợ cho nhu cầu chi tiêu công

Chức năng huy động nguồn lực của tài chính công được thực hiện dựa trên mộttiến trình phân tích các yếu tố chính sách:

- Đánh giá nguồn lực tài chính tiềm năng của nền kinh tế

- Tính toán nhu cầu về chi tiêu công và mối quan hệ giứa chính sách thu côngvới các biến vĩ mô

- Lựa chọn những công cụ tài chính đưa vào sử dụng để huy động nguồn lực tàichính

- Đánh giá hiệu quả của chính sách huy động nguồn lực tài chính

- Đánh giá phản ứng của thị trường đối với chính sách thu công

Tuy nhiên, chính sách huy động nguồn lực của tài chính công cần có sự giới hạnnhất định về quy mô, bởi lẽ:

Lý thuyết tài chính đã khẳng định: cơ sở kinh tế cho việc hình thành nguồn thi tàichính công chủ yếu là bắt nguồn từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nềnkinh tế Cho nên, một sự tăng lên nguồn thu từ thuế chỉ là kết quả trực tiếp của quátrình tăng trưởng kinh tế, biểu hiện ra là thu nhập bình quân đầu người tăng Nếu thu

Trang 9

thuế không tính đến mức độ tăng GDP thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tiếtkiệm đầu tư của doanh nghiệp và dân cư, do đó gây kìm hãm đến sự phát triển và pháttriển nền kinh tế- xã hội.

b Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính

Tiếp liền theo chức năng huy động là chức năng phân bổ nguồn lực của tài chínhcông Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính của tài chính công thể hiện qua việc sắpxếp, lựa chọn và đánh đổi giữa các nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước trong sự giớihạn của nguồn lực tài chính công để hướng vào thực hiện theo những ưu tiên pháttriển kinh tế xã hội đã được hoạch định Nói khác đi, qua chức năng phân bổ nguồnlực của tài chính công, các quỹ tiền tệ chuyên dùng được hình thành với những quy

mô nhất định tương ứng với nhu cầu chi tiêu công Mức phân bổ theo chi tiêu đượcphản ánh trong dự toán ngân sách hàng năm và khuôn khổ ngân sách trung hạn

Về khía cạnh kỹ thuật, chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công thể hiệnqua việc lập kế hoạch chiến lược chi tiêu Kế hoạch này gồm 2 phần:

(i) quyết định phân bổ cơ bản, bao gồm lựa chọn các danh mục chi tiêu để

tài trợ

(ii) xác lập các khoản mục ưu tiên, lựa chọn và đánh đổi các mục tiêu trong

sự so sánh các nguồn lực sẵn có

c Chức năng tái phân phối thu nhập

Trên cơ sở thực hiện chức năng huy động và chức năng phân bổ nguồn lực, tàichính công có chức năng phân phối thu nhập Chức năng này của tài chính công đượcthể hiện qua 2 chương trình:

(i) Chính phủ thu thuế từ các chủ thể trong xã hội;

Trang 10

(ii) Sau đó, thực hiện phân bổ và chuyển giao nguồn thu này theo xã hội theo

cơ chế:

- Cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mọi đối tượng cho xã hội Cơ chế này khôngphân biệt đối tượng có nộp thuế hay không có nộp thuế; mọi đối tượng trong xã hộiđều có cơ hội như nhau trong việc hưởng thụ những lợi ích từ hàng hóa công do Nhànước cung cấp

- Hỗ trợ để ổn định giá cả của những mặc hàng hóa thiết yêu trong đời sốngkinh tế- xã hội

- Hỗ trợ có chọn lọc cho một số đối tượng đặc biệt thông qua các chương trìnhtín dụng chỉ định của Nhà nước, bảo hiểm y tế

d Chức năng giám sát

Chức năng này bắt nguồn từ nhận thức bản chất kinh tế và bản chất chính trị củatài chính công Mục đích của chức năng giám sát tài chính là để nâng cao hiệu quảhoạt động của tài chính công, qua đó thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế- xã hộicủa Nhà nước, chức năng giám sát của tài chính công được thực hiện xuyên suốt trongquá trình huy động nguồn lực và phân bổ nguồn lực Nội dung kiểm tra của tài chínhcông bao gồm:

- Kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn lực tài chính công,bao gồm kiểm tra tính tuân thủ, chấp hành pháp luật và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạtđộng

- Cung cấp thông tin cho người quản lý để đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoạtđộng của tài chính công

- Đo lường hành vi phản ứng của thị trường đối với các chính sách can thiệp vàtái phân phối của chính phủ

Trang 11

2 Hiệu quả Pareto và điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất.

2.1 Hiệu quả Pareto:

Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đạithường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia WilfredoPareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909.Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được gọi là hiệu quảPareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác saocho một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại

ít nhất cũng không bị thiệt hại gì Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quảPareto, người ta không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họtrở nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại

Ta có thể minh hoạ định nghĩa trên bằng cách sử dụng hình 1, mô tả các giới hạnphân bổ hàng hóa giữa các nhóm xã hội Giả sử trong xã hội có hai nhóm người X và

Y Đường giới hạn AB cho biết số lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể tạo ra

được cho một nhóm khi một số lượng hàng hóa nhất định đã được sản xuất và phân bổ

cho nhóm kia Những điểm nằm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả Pareto Chẳng hạn, xét một điểm E bất kỳ nằm trên đường giới hạn AB Từ E, chúng

ta không thể dành nhiều hàng hóa hơn cho X mà lại không giảm số hàng hóa dành cho

Y và ngược lại Trong khi đó, những điểm nằm phía trong đường giới hạn lại không

phải là điểm hiệu quả Từ một điểm như điểm F (nằm trong đường giới hạn), bằng

cách dịch chuyển lên trên hoặc sang phải hoặc vừa sang phải lẫn lên trên song chưa đi

ra ngoài đường giới hạn, ta hoàn toàn có thể cải thiện lợi ích của X (hoặc của Y) màkhông buộc Y (hoặc X) phải nghèo đi

Trang 12

Có thể mở rộng cách hiểu "khá giả hơn", hoặc "nghèo đi" Chẳng hạn, trong phân

bổ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, khi sản lượng X tăng lên ta coiđiều đó tương đương với X trở nên "khá giả hơn", còn nếu sản lượng X giảm được coitương đương với X trở nên "nghèo đi" Với cách hiểu quy ước như vậy, ta dễ dàngthấy các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cũng là những điểm hiệuquả Pareto

Từ khái niệm hiệu quả nói trên, có thể thấy điểm hiệu quả có thể không phải làmột điểm duy nhất Trên các đường giới hạn chúng ta vừa nêu, tồn tại cùng một lúcmột loạt điểm hiệu quả - những điểm nằm trên đường giới hạn Mặt khác, hiệu quả vàcông bằng là những khái niệm khác nhau Xã hội có đang ở một trạng thái hiệu quảsong đó có thể không phải là trạng thái công bằng được chấp nhận Một điểm nằm

trên đường giới hạn AB ở hình 1 là một điểm hiệu quả, nhưng nếu đó là điểm D có

hoành độ gần sát 0, thì đó là một trạng thái mà X được phân phối quá ít hàng hóa,

Trang 13

trong khi Y lại có quá nhiều hàng hóa Một điểm khác như điểm M chẳng hạn lại được

xem là công bằng hơn

Như vậy, hiệu quả Pareto là một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quảPareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất mộtngười được lợi hơn mà không làm thiệt hai đến bất kỳ ai khác

2.2 Điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất.

Cạnh tranh dẫn đến hiệu quả bởi vì khi quyết định mua bao nhiêu hàng hóa nào

đó, người ta thường so sánh lợi ích cận biên (tăng thêm) mà họ sẽ nhận được từ việctiêu dùng thêm một đơn vị có chi phí cận biên do mua thêm đơn vị hàng hóa đó, mà

đó chính là giá mà họ phải trả Các hãng, khi quyết định bán bao nhiêu hàng hóa,thường cân nhắc giữa giá mà họ sẽ nhận được với chi phí cận biên của việc sản xuấtthêm một đơn vị sản phẩm Do đó, lợi ích tăng thêm của việc tiêu dùng thêm một đơn

vị được đo bằng chi phí cận biên

Hiệu quả đòi hỏi lợi ích cận biên phù hợp với việc sản xuất thêm 1 đơn vị của bất

kỳ hàng hóa nào (lợi ích tăng thêm do sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa) phải ngangbằng với chi phí của nó – như vậy có nghĩa là chi phí tăng thêm phù hợp với việc sảnxuất thêm 1 đơn vị hàng hóa Vì nếu lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên, xã hội

sẽ được lợi nhờ sản xuất thêm hàng hóa; và nếu lợi ích cận biên thấp hơn chi phí cậnbiên, xã hội sẽ được lợi nếu giảm sản xuất

3 Tối đa hóa hiệu quả xã hội trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo

3.1 Định lý thứ nhất kinh tế học phúc lợi

Kinh tế học phúc lợi khẳng định rằng các điểm cân bằng thị trường là hiệu quảPareto Trong một nền kinh tế trao đổi , điều kiện đủ để định lý thứ nhất đúng đó là ýthích được thỏa mãn với mọi mức độ Định lý thứ nhất của kinh tế học phúc lợi cũngđúng đối với mọi nền kinh tế sản xuất với những hàm sản xuất có tính chất khác nhau

Trang 14

Định lý cũng giả sử thị trường và thông tin hoàn hảo Đối với các thị trường chịu ảnhhưởng bởi ngoại tác, vẫn đạt điểm cân bằng nhưng điểm này không hiệu quả.

Định lý này mang đến thông tin hữu ích cho các tác nhân kinh tế vì nó chỉ ra cácnguyên nhân dẫn đến không hiệu quả của các thị trường Với các giả thiết ở trên, bất

cứ điểm cân bằng thị trường nào cũng hiệu quả Điểm cân bằng nào không hiệu quả là

do thất bại thị trường

Định lý thứ nhất cho rằng, với những điều kiện nhất định, thị trường cạnh tranhdẫn đến phân bổ các nguồn lực với một đặc tính rất đặc biệt: không có sự bố trí lạinguồn lực (không thể thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng), cho nên ai đó có thể cólợi, đồng thời lại làm cho ai đó bị thiệt Chắc chắn là có nhiều cách phân bổ nguồn lựckhác mà chúng có thể làm cho một hoặc nhiều người hơn có lợi Nhưng trong mỗimột trường hợp đó có một số người vẫn có thể bị thiệt Các phân bổ nguồn lực có đặctính không làm cho ai được lợi hơn, cũng không có ai bị thiệt, được gọi là hiệu quảPareto (hay tối ưu Pareto), mang tên nhà kinh tế xã hội học Vilfredo Pareto (1848-1923) Hiệu quả Pareto là cái mà các nhà kinh tế thường ngụ ý khi họ bàn về hiệu quả

Có một cách trình bày hiệu quả Pareto của nền kinh tế bằng biểu đồ Hãy cho một nềnkinh tế đơn giản với hai người mà chúng ta gọi là Robinson Crusoe và Friday Giả sửrằng chúng ta xác định rõ một người khá giả ở mức nào đó và gọi mức đó là độ hữudụng, vậy thì chúng ta hãy đặt câu hỏi: với độ hữu dụng đã xác định của một người,chúng ta có thểlàm cho người kia cũng khá giả được không? Có thể đạt độ hữu dụngcao đến mức nào? Đường cong cho thấy mức độ hữu dụng tối đa mà một người có thểđạt được với mức độ hữu dụng của người kia đã xác định, được gọi là đường khả nănghữu dụng

Định lý cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng: trong các điềukiện nhất định, các cơ chế thị trường cạnh tranh dẫn đến các kết quả hiệu quả Pareto

Ngày đăng: 06/04/2014, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.2.B Hình 3.2 Định giá độc quyền. - HIEU QUHIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI - CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN 2 YẾU TỐ NÀY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNGA VA CONG BANG TRONG PHAN PHOI   TAI CHINH CONG
Hình 3.2. B Hình 3.2 Định giá độc quyền (Trang 18)
Hình 4.1  Đánh đổi công bằng và hiệu quả. Muốn có nhiều công bằng thì nói   chung phải hy sinh một phần hiệu quả - HIEU QUHIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI - CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN 2 YẾU TỐ NÀY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNGA VA CONG BANG TRONG PHAN PHOI   TAI CHINH CONG
Hình 4.1 Đánh đổi công bằng và hiệu quả. Muốn có nhiều công bằng thì nói chung phải hy sinh một phần hiệu quả (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w