- Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Dự án quốc gia "Kỹ thuật thương mại điện tử" và phổ biến kế hoạch 2001 - 2005 và kế hoạch 2002.
- Hội thảo về "Cơ hội tiếp cận thị trường EU và Nhật Bản"; về kỹ thuật xúc tiến thương mại; về chính sách đối với sản phẩm dầu khí của Việt Nam.
- Tổ chức họp Ban tư vấn Dự án về "Đánh giá nhu cầu và năng lực đào tạo về xuất khẩu tại Việt Nam".
Phần thứ ba
DỰ BÁO TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP I. XUẤT KHẨU I. XUẤT KHẨU
1. Dự báo
Hai tháng cuối năm xuất khẩu hàng hoá ước đạt 2,8 - 2,9 tỷ USD và cả năm đạt 15,5 - 15,6 tỷ USD, tăng 7,2 - 7,9% so với năm 2000; mặt hàng có thể tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu là: thuỷ sản, rau, quả, có khả năng tăng nhanh; nếu có hỗ trợ thoả đáng thì giày dép, hàng dệt may cũng có thể tăng nhanh.
2. Biện pháp thực hiện
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có khả năng tăng sản lượng như: thuỷ sản, rau, quả... theo chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu trong các tháng cuối năm của Chính phủ.
- Hướng dẫn doanh nghiệp vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, trong đó những doanh nghiệp sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu đã được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có hợp đồng xuất khẩu đầu tiên và các doanh nghiệp xuất khẩu 5 mặt hàng: gạo, thịt lợn, cà phê, rau quả hộp, thuỷ, hải sản sẽ được vay vốn ưu đãi với lãi suất 4,32%/năm với thời hạn tối đa 365 ngày.
- Hướng dẫn doanh nghiệp vay vốn tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi 0,36%/tháng để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ, với thời hạn tối đa là một năm.
- Trong khi chờ Nhà nước sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng, tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu qua biên mậu.
- Đề nghị Chính phủ thưởng xuất khẩu cho các mặt hàng chè, dệt may, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ.
- Chấn chỉnh các cơ quan thông tin đại chúng trong việc đưa tin không có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như đưa tin về dịch bệnh, gian lận thương mại.
II. NHẬP KHẨU
1. Dự báo
Hai tháng cuối năm xuất khẩu hàng hoá ước đạt3 tỷ USD và cả năm đạt 16 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2000; giá hàng hoá nhập khẩu vẫn ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2000 khoảng 8%; lượng nhập khẩu phân bón, xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp, máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện điện tử có thể giảm, ô tô nguyên chiếc, ô tô dạng linh kiện lắp ráp, tiếp tục tăng nhanh.
2. Biện pháp thực hiện
- Kiểm tra chặt chẽ việc nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe máy, ô tô theo qui định của Nhà nước về tỷ lệ nội địa hoá.
- Tăng cường kiểm tra nhập khẩu biên mậu và chống nhập lậu.
- Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế thuế đối với vật tư, phụ liệu tạm nhập để gia công hàng dệt may, giày dép dư thừa nhưng không tái xuất được, phải huỷ bỏ một cách lãng phí.
III. LƯU THÔNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA NỘI ĐỊA
1. Dự báo
- Hai tháng cuối năm tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 45 ngàn tỷ đồng và cả năm khoảng 240 ngàn tỷ đồng tăng 9,4% so với năm 2000. Thị trường ở các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ổn định, không có mặt hàng "sốt" giá.
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 0,5% so với tháng 12/2000, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2000.
2. Biện pháp thực hiện
- Chống các vi phạm qui định hoàn thuế, trong đó chủ yếu là cơ sở kinh doanh xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản dưới hình thức mua bán biên mậu.
- Sớm qui định khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ % áp dụng đối với nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến.
- Nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công văn 4951/VPCP - VI, ngày 19/10/2001, về sửa đổi hoá đơn, chứng từ hàng hoá lưu thông trên thị trường.
- Đôn đốc UBND các địa phương tăng cường trách nhiệm và phối hợp với các Bộ/ngành triển khai nhanh các kế hoạch chống buôn lậu.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2000 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU THƯƠNG MẠI NĂM 2001 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU THƯƠNG MẠI NĂM 2001
A-KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2000