Thị trường xuất khẩu chưa mở rộng thêm được nhiều: thị trường Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (66,8%); thị trường Âu Mỹ và châu Ph

Một phần của tài liệu Luận văn: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) docx (Trang 33 - 36)

Tây Nam Á giảm.

2. Nhập khẩu

- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ ước đạt 16,4 tỷ USD.

Nhập khẩu hàng hoá ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 15% so với mục tiêu đầu năm và

tăng 31% so với năm 1999. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 10,85 tỷ USD, chiếm 71,4%, tăng 32%, các doanh nghiệp FDI ước đạt 4,35 tỷ USD, chiếm 28,6%, tăng 28% so với năm 1999.

Nhập khẩu dịch vụ ước đạt 1,2 tỷ USD, chủ yếu ở các lĩnh vực: ngân hàng

605 triệu USD, bưu chính viễn thông 184 triệu USD...

- Về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: so với mục tiêu định hướng đầu

năm, có 13 trong số 14 nhóm đạt và vượt kế hoạch. So với cùng kỳ, hầu hết các mặt hàng, nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu đều có số lượng tăng khá: linh kiện xe gắn máy, linh kiện ô tô lắp ráp, thép thành phẩm, xăng dầu...

- Về thị trường nhập khẩu: không biến động lớn so với năm 1999. Quy mô

các thị trường đều tăng.

Tuy vậy: Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị từ khu vực công nghệ cao (Âu - Mỹ) vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp.

3. Nhập siêu

Ước cả năm cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ xuất siêu 100 triệu USD: về dịch vụ xuất siêu khoảng 1 tỷ USD, về hàng hoá, nhập siêu 900 triệu USD vượt 500 triệu USD so với kế hoạch Nhà nước là 400 triệu USD.

Kinh tế thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ khá nhưng có nhiều khả năng thấp hơn năm 2000. GDP trong nước dự kiến tăng 7,5%, thu nhập và đời sống của dân cư có cơ hội được cải thiện hơn, lương tối thiểu của cán bộ công chức tăng từ 180 ngàn lên 210 ngàn sẽ góp phần kích cầu.

Dự báo năm 2001, thị trường và hoạt động thương mại nước ta tiếp tục phát triển nhưng phải đương đầu với nhiều khó khăn tiềm ẩn và những yếu tố phát triển chưa thật vững chắc của năm 2000: thị trường ngoài nước cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường được đánh giá là có khả năng và tiềm năng phát triển chưa hy vọng có những thay đổi lớn. Thị trường trong nước: có dấu hiệu phát triển thuận lợi do các ngành Công nghiệp, Nông nghiệp,... tăng nhu cầu tiêu dùng trên cơ sở tăng đầu tư phát triển mạnh và thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng lấy hiệu quả làm thước đo và ngày càng coi trọng sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao.

Sau đây là một số mục tiêu cụ thể:

1. Lưu thông hàng hoá trong nước

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 2001 dự kiến đạt khoảng 235-240 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2000.

Đảm bảo cân đối cung cầu ở các địa bàn trong cả nước, đặc biệt là các mặt hàng chủ yếu góp phần ổn định giá cả. Tăng cường tổ chức việc mua nông - lâm sản kết hợp với việc cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng chính sách trên địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo.

2. Xuất khẩu, nhập khẩu

2.1 Xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá tăng 16%, dịch vụ tăng 18% so với năm 2000; tương ứng 19,2 tỷ USD, bao gồm:

- Xuất khẩu hàng hoá: dự kiến đạt 16,6 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp

23%, các doanh nghiệp FDI đạt 7,3 tỷ USD (kể cả dầu thô), chiếm 44%, tăng 8,5% so với năm 2000.

Về mặt hàng xuất khẩu: sẽ tập trung tăng vào một số nhóm hàng chính là thuỷ sản, hàng dệt - may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm chế biến, nhựa và lâm sản.

Về thị trường xuất khẩu: dự kiến tỷ trọng thị trường châu Á - Thái Bình Dương chiếm 58,4%, thị trường Âu - Mỹ chiếm 37% và thị trường châu Phi - Tây Nam Á chiếm 4,6%.

- Xuất khẩu dịch vụ: dự kiến đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào

các lĩnh vực: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch và xuất khẩu lao động.

2.2 Nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hoá tăng 15%, dịch vụ tăng 13% so với năm 2000, tương ứng 18,8 tỷ USD, trong đó:

- Nhập khẩu hàng hoá: dự kiến đạt 17,4 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ USD so với năm 2000, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 12 tỷ USD, chiếm năm 2000, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 12 tỷ USD, chiếm 69%, tăng 11%; các doanh nghiệp FDI đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 31%, tăng 24% so với năm 2000.

Về mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, tập trung vào thiết bị công nghệ, máy móc và nguyên, nhiên, vật liệu.

Về thị trường nhập khẩu: dự kiến tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương chiếm 76%, thị trường Âu - Mỹ chiếm 20,8%, thị trường châu Phi - Tây Nam Á chiếm 3,2%.

- Nhập khẩu dịch vụ: dự kiến đạt 1,35 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các

Một phần của tài liệu Luận văn: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) docx (Trang 33 - 36)