MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử đã chứng tỏ mỗi vùng trên đất nước Việt Nam đều có tầm quan trọng và vị trí chiến lược khác nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tạo nên thế đứng và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa châu thổ sông Hồng với miền núi phía Bắc của Tổ quốc, trải qua những biến chuyển của lịch sử và thời đại, Thái Nguyên luôn nổi lên là một địa bàn trọng yếu trong bảo vệ và phát triển đất nước. Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, là cửa ngõ của vùng Việt Bắc, Thái Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập thời phong kiến, Thái Nguyên là phên giậu của Tổ quốc, che chắn mặt Bắc cho kinh thành Thăng Long. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thái Nguyên trở thành một bộ phận của căn cứ địa Việt Bắc, trở thành An toàn khu (ATK) bảo đảm an toàn cho các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ, chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Sự ra đời của An toàn khu trên đất Thái Nguyên đã thể hiện rõ sự đúng đắn và sáng tạo cách mạng của Đảng, đồng thời cũng chứng minh cho vị thế quan trọng của vùng đất Thái Nguyên trong những điều kiện lịch sử nhất định. Trải qua các thời kì cách mạng từ năm 1930 đến nay, truyền thống yêu nước của nhân dân Thái Nguyên luôn được phát huy cao độ. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, Thái Nguyên nằm trong vùng căn cứ địa cách mạng, là nơi ra đời Cứu quốc quân II (9/1941), là nơi đặt ATK II của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kì (1943-1945) và là nơi in ấn tài liệu của Đảng, là nơi đưa đón và bảo vệ cán bộ, là một trong những đầu mối liên lạc giữa đồng bằng với chiến khu Việt Bắc, đồng thời cũng là nơi thống nhất Cứu quốc quân với Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân (5/1945). Đặc biệt, do có vị trí chiến lược quan trọng nên trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Thái Nguyên cùng với Tuyên Quang, Bắc Kạn được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm An toàn khu Trung ương. Định Hóa - Thái Nguyên trở thành trung tâm của An toàn khu Trung ương, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh đặt đại bản doanh để lãnh đạo toàn quân, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thái Nguyên đã thực sự là một trong những hậu phương vững chắc trong kháng chiến. Mỗi bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đều có sự đóng góp to lớn, tích cực của nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Thái Nguyên. Việc nghiên cứu quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp sẽ góp phần làm rõ đường lối “kháng chiến và kiến quốc” của Đảng, qua đó nêu lên những đóng góp của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên vào sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc; làm rõ vị thế, vai trò của Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời góp phần vào việc tiếp tục nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay. Từ những lí do trên, tôi chọn “Quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945 - 1954” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MINH HUỆ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHÁNG CHIẾN - KIẾN QUỐC CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KÌ 1945 - 1954 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 66 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Đức Cường PGS.TS Đinh Quang Hải HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân Các số liệu sử dụng luận án là trung thực, những kết quả khoa học của luận án chưa có công bố bất kì công trình nào khác Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2016 Trần Thị Minh Huệ LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hợi Việt Nam Trong q trình thực hiện đề tài, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, nhà khoa học, cán bộ của Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đức Cường, PGS.TS Đinh Quang Hải - người thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để hoàn thành luận án này Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo Viện Sử học, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Viêt Nam, các Thầy, Cô giáo Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đọc và có nhiều chỉ dẫn khoa học xác đáng cho bản thảo của luận án Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp trường THPT Phú Bình Thái Nguyên đã động viên, quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với tơi śt q trình học tập nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cục Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IIII, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Sử học, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Thái Nguyên, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để được tiếp cận nguồn tài liệu quý phục vụ cho việc nghiên cứu Tôi xin được gửi tới gia đình lòng biết ơn sâu sắc vì đã đồng hành bên tôi, chia sẻ, thông cảm và hỗ trợ suốt chặng đường dài học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2016 Trần Thị Minh Huệ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 01 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 08 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 08 1.2 Những thành tựu nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết .17 Chương 2: XÂY DỰNG CƠ SỞ NỀN TẢNG CHO NHIỆM VỤ KHÁNG CHIẾN VÀ KIẾN QUỐC (9-1945 – 9-1947) 20 2.1 Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc tỉnh Thái Nguyên 20 2.2 Xây dựng sở tảng cho nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc 28 Tiểu kết chương 55 Chương 3: CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG VÀ XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN (10-1947 – 7-1954) .57 3.1 Thái Nguyên tham gia góp phần cuộc phản công Thu - Đông 1947 57 3.2 Tham gia đánh bại cuộc hành quân Phoque của thực dân Pháp, góp phần vào chiến thắng Biên giới năm 1950 77 3.3 Xây dựng hậu phương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc 82 3.4 Góp phần chi viện chiến trường 117 Tiểu kết chương 122 Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 123 4.1 Một số nhận xét .123 4.2 Một số kinh nghiệm .135 Tiểu kết chương 140 KẾT LUẬN 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC .167 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATK An toàn khu BDHV Bình dân học vụ ĐVbq Đơn vị bảo quản Nxb QĐND Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân UBHC Ủy ban hành chính UBKC Ủy ban kháng chiến UBKCHC Ủy ban Kháng chiến Hành chính DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1 Bảng thống kê sản xuất nông sản năm 1947 của tỉnh Thái Nguyên 41 Bảng 3.1 Bảng thống kê số vũ khí của du kích toàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 4-1948 88 Bảng 3.2 Bảng thống kê các xưởng thủ công, nhân công, số lượng sản xuất tỉnh Thái Nguyên năm 1948 92 Bảng 3.3 Bảng thống kê kết quả xóa nạn mù chữ tỉnh Thái Nguyên (1946-1950) 106 Bảng 3.4 Bảng thống kê kết quả xóa nạn mù chữ tỉnh Thái Nguyên (1951-1954) 106 Bảng 3.5 Bảng thống kê kết quả huy động dân công các huyện tỉnh Thái Nguyên từ tháng 1-1950 đến tháng 9-1950 120 MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài Lịch sử đã chứng tỏ mỗi vùng đất nước Việt Nam có tầm quan trọng và vị trí chiến lược khác nhau, bổ sung, hỗ trợ cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tạo nên thế đứng và sức mạnh của dân tộc Việt Nam Nằm vị trí chuyển tiếp giữa châu thổ sông Hồng với miền núi phía Bắc của Tổ quốc, trải qua những biến chuyển của lịch sử và thời đại, Thái Nguyên lên là một địa bàn trọng yếu bảo vệ và phát triển đất nước Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, là cửa ngõ của vùng Việt Bắc, Thái Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh Trong quá trình xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập thời phong kiến, Thái Nguyên là phên giậu của Tổ quốc, che chắn mặt Bắc cho kinh thành Thăng Long Trong lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thái Nguyên trở thành một bộ phận của cứ địa Việt Bắc, trở thành An toàn khu (ATK) bảo đảm an toàn cho các quan đầu não của Đảng và Chính phủ, chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước Sự đời của An toàn khu đất Thái Nguyên đã thể hiện rõ sự đúng đắn và sáng tạo cách mạng của Đảng, đồng thời chứng minh cho vị thế quan trọng của vùng đất Thái Nguyên những điều kiện lịch sử nhất định Trải qua các thời kì cách mạng từ năm 1930 đến nay, truyền thống yêu nước của nhân dân Thái Nguyên được phát huy cao độ Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, Thái Nguyên nằm vùng cứ địa cách mạng, là nơi đời Cứu quốc quân II (9/1941), là nơi đặt ATK II của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kì (1943-1945) và là nơi in ấn tài liệu của Đảng, là nơi đưa đón và bảo vệ cán bộ, là một những đầu mối liên lạc giữa đồng với chiến khu Việt Bắc, đồng thời nơi thống nhất Cứu quốc quân với Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân (5/1945) Đặc biệt, có vị trí chiến lược quan trọng nên cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Thái Nguyên với Tuyên Quang, Bắc Kạn được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm An toàn khu Trung ương Định Hóa - Thái Nguyên trở thành trung tâm của An toàn khu Trung ương, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh đặt đại bản doanh để lãnh đạo toàn quân, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Thái Nguyên đã thực sự là một những hậu phương vững kháng chiến Mỗi bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có sự đóng góp to lớn, tích cực của nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Thái Nguyên Việc nghiên cứu quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp góp phần làm rõ đường lối “kháng chiến kiến quốc” của Đảng, qua đó nêu lên những đóng góp của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên vào sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc; làm rõ vị thế, vai trò của Thái Nguyên kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời góp phần vào việc tiếp tục nghiên cứu lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm Từ những lí trên, chọn “Quá trình thực nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945 - 1954” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Trình bày mợt cách hệ thớng và toàn diện “Quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945-1954”, qua đó nêu lên những đóng góp to lớn của Thái Nguyên với tư cách vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến kháng chiến chống Pháp, từ đó làm rõ vị thế, vai trò và ý nghĩa lịch sử của Thái Nguyên toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Những nhân tố tác động đến nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc tỉnh Thái Nguyên - Công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền tỉnh Thái Nguyên từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Trình bày có hệ thống quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945 - 1954 các lĩnh vực trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục… - Làm rõ cuộc chiến đấu trực tiếp bảo vệ quê hương và ATK Trung ương của quân và dân tỉnh Thái Nguyên - Làm rõ vị trí, vai trò của hậu phương Thái Nguyên cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) cả nhiệm vụ xây dựng hậu phương và nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến - Rút một số đặc điểm, kinh nghiệm quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945-1954 3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là “Quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên thời kì 1945-1954”, đó tập trung vào nhiệm vụ kháng chiến - trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương và ATK Trung ương và nhiệm vụ kiến quốc - xây dựng hậu phương, chi viện cho chiến trường 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung Luận án tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, y tế năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Trên sở đó đánh giá thành tựu và hạn chế, phân tích nguyên nhân, rút đặc điểm và nêu lên một số kinh nghiệm góp phần phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng hiện * Về thời gian Luận án xác định thời gian nghiên cứu từ tháng năm 1945 đến tháng năm 1954, tức là toàn bộ thời gian diễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam Tháng năm 1945 là thời điểm thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ hai Tháng năm 1954 là thời điểm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ được kí kết * Về không gian Toàn bộ địa bàn của tỉnh Thái Nguyên thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp gồm Thị xã Thái Nguyên, các huyện: huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá và Đại Từ - Lốp xe đạp: đôi - Thuốc phiến: chai (ba lạng) 3- Tăng suất vụ mùa giồng thêm hoa màu - Làm có lúa: 1605 mẫu - Khoai: 1883 mẫu - Sắn: 84 mẫu - Rau: 345 mẫu - Ngô: 2999 mẫu - Chuối: 4247 mẫu - Phát bãi: 25 mẫu - Làm đất: 222 mẫu - Đỗ: mẫu - Mạ chiêm: 125 mẫu III- NHẬN XÉT A- Ưu điểm 1- Các cấp tích cực thi hành nhận được mệnh lệnh của Hồ Chủ Tịch - Tỉnh phân công cán bộ xuống các huyện để phổ biến và đôn đốc - Các huyện họp cán bộ để phổ biến và phân công cán bộ xuống xã hướng dẫn - Các xã thi đua thực hiện 2- Việc phổ biến thư của Hồ Chủ Tịch và công việc làm tuần lễ thi đua giết giặc lập công được rộng khắp đến đảng viên và nhân dân 3- Các nơi đã phới hợp qn, dân, chính, đảng để phới hợp chặt chẽ việc thực hiện tuần lễ này 4- Đã huy động và làm cho nhân dân phấn khởi tích cực tham gia mọi công việc tuần lễ 175 5- Đã biết nhằm những công tác chính tuần lễ hợp với hoàn cảnh địa phương 6- Việc chuẩn bị cho tuần lễ được chu đáo và tích cực B- Khuyết điểm 1- Việc tuyên truyền đôi nơi giải thích không kỹ làm cho dân có quan niệm sai, xong tuần lễ và tổng phản công (Phú Bình) 2- Trong thời gian chuẩn bị giải thích sâu rộng dân chúng C- Trở ngại Thi hành tuần lễ vào dịp trời mưa nhiều nên việc tăng suất một phần Lệnh phát động kíp quá (huyện xã) nên có nơi phổ biến không được kỹ KẾT LUẬN Thi hành mệnh lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung mọi khả năng, cán bộ, phương tiện vào việc thi hành đã đem lại nhiều thành tích, củng cố và phát triển du kích, chuẩn bị chiến trường, thực tập đề phòng thực dân Pháp tấn công, toàn dân canh tác, nên không kịp đánh lên Thái Nguyên đã đánh nhiều trận làm cho chúng thiệt hại rất nặng nề T/M BTV BCH TỈNH ĐẢNG BỘ Đã kí Trần Lê Nhân (Báo cáo Tổng kết tuần lễ thi đua giết giặc lập công, Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên, phông sớ 01, Hờ sơ sớ 155) 176 Hình Lán Khau Tý, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc ATK Định Hóa (20-5-1947) (Ảnh tác giả chụp năm 2015) Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc ATK Định Hóa năm 1947 (Ng̀n: Bảo tàng tỉnh Thái Ngun) 177 Hình Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc (10-1947) xóm Vang, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Ảnh tác giả chụp năm 2015) 178 Hình Lán Nà Đình, xóm Khn Tát, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc nhiều lần (11-1947 – 01-1954) (Ảnh tác giả chụp năm 2015) 179 Hình Nhân dân Thái Nguyên thực hiện tiêu thổ kháng chiến “Vườn không nhà trống” (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên) Hình Đội tự vệ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên diệt tên lính Pháp ngày 7-7-1947 (Ng̀n: Bảo tàng tỉnh Thái Ngun) 180 Hình Địa điểm làm việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn phòng Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam (1949-1954) đồi Khau Cuội, thôn Bảo Linh, xã Bảo Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Ảnh tác giả chụp năm 2015) 181 Hình Địa điểm làm việc Tổng Bí thư Trường Chinh, Văn phòng Trung ương Đảng (1949, 1952-1953) đồi Nà Mòn, xóm Phụng Hiển, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Ảnh tác giả chụp năm 2015) 182 Hình 10 Bức thư khen Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 16-8-1949) gửi đồng bào xã Dân Chủ, tỉnh Thái Nguyên bán gạo rẻ cho đội (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên 183 Hình 11 Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi chiến sĩ, cán đồng bào vùng mặt trận đăng Báo Thái Nguyên thông tin, số đặc biệt năm 1950 (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên) 184 Hình 12 Tỉnh Thái Nguyên Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng khen cơng tác thuế nông nghiệp năm 1952 (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên) 185 Hình 13 Tin thi đua: Số ngày 05-6-1953 công trường tỉnh Thái Nguyên Nội dung: Đại đội Dân Tiến huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên đầu tuần lễ thi đua từ ngày 25-5 đến ngày 30-5-1953 (Ng̀n: Bảo tàng tỉnh Thái Ngun) 186 Hình 14 Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, lán Tỉn Keo, xã Phú Đình, hụn Định Hóa, tỉnh Thái Ngun (06-12-1953) (Ng̀n:Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên) Hình 15 Lán Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị (6-12-1953) định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (Ảnh tác giả chụp năm 2015) 187 Hình 16 Chiếc áo Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bà Đỗ Thị Qúy, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bà tham gia vào lực lượng dân công hỏa tuyến năm 1953 (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên) 188 Hình 17 Nhân dân lực lượng vũ trang tỉnh Thái Nguyên Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên) 189