Chương 3 CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG
3.3. Xây dựng hậu phương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc
3.3.1. Xây dựng hậu phương về chính trị và quân sự
Sau thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947, quân Pháp buộc phải chuyển từ chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang chiến lược
“đánh lâu dài”. Đặc biệt, từ sau chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950, Thái Nguyên là tỉnh hoàn toàn nằm trong vùng tự do. Vì vậy là, việc xây dựng và củng cố địa bàn Thái Nguyên ngày càng vững mạnh nhiệm vụ hết sức khẩn trương và cấp bách.
Đảng bộ Thái Nguyên tập trung mọi cố gắng để xây dựng và củng cố
trung tâm căn cứ địa - Thủ đô kháng chiến. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, làm tròn nhiệm vụ căn cứ địa đầu não của cuộc kháng chiến, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu được Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
83
là công tác xây dựng, củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và phát triển đội ngũ đảng viên.
Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và tăng cường công tác phát triển Đảng.
Những phần tử cơ hội, hoang mang dao động, bỏ vị trí chiến đấu, gây ảnh hưởng xấu trong quần chúng bị đưa ra khỏi tổ chức Đảng. Quý I năm 1948, Đảng bộ tỉnh thi hành kỉ luật 119 đảng viên (trong đó có 32 đảng viên bị kỉ luật phê bình, 41 đảng viên bị cảnh cáo, 11 đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng có kì
hạn, 17 đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng không kì hạn và 18 đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng vĩnh viễn).
Cùng với việc rà soát, sàng lọc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng, Đảng bộ đã chú trọng lãnh đạo công tác phát triển đảng viên mới, công tác này đã được các cấp ủy đảng chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục. Ba tháng đầu năm 1948, Đảng bộ đã kết nạp được 247 quần chúng ưu tú vào Đảng (được lựa chọn trong số dân quân, du kích và những người có tinh thần chiến đấu tốt trong thời kì Pháp tấn công, càn quét Thu - Đông 1947), nâng số đảng viên của Đảng bộ lên 2.836 đảng viên. Quý II năm 1948, Đảng bộ kết nạp thêm 124 đảng viên mới. Toàn Đảng bộ tỉnh có 126 chi bộ: 10 chi bộ dân quân, du kích, 80 chi bộ xã, 36 chi bộ cơ sở xí nghiệp. Công tác phát triển đảng viên mới trong Đảng bộ 6 tháng đầu năm 1948 đảm bảo phương châm “trọng chất lượng hơn số lượng”, thực sự bổ sung cho Đảng bộ
sức chiến đấu mới. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định của Đảng bộ
trong công tác xây dựng, củng cố và phát triển Đảng [2, tr.234].
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đội ngũ đảng viên, Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác xây dựng chính quyền và các đoàn thể quần chúng, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh đủ 7 ủy viên do Lê Trung Đình làm Chủ tịch, Đặng
84
Đức Thái làm Phó Chủ tịch. Các Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính các huyện đều làm việc tận tâm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đối với cấp xã, sau khi Ủy ban Kháng chiến Hành chính được củng cố, kiện toàn, làm việc có tiến bộ hơn. Tuy không được trợ cấp hằng tháng, năng lực còn hạn chế nhưng ủy viên các Ủy ban Kháng chiến Hành chính xã vẫn có tinh thần hi sinh, tận tụy thi hành những nhiệm vụ, mệnh lệnh của cấp trên.
Ngày 08-6-1948, tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ II. Đại hội đã khẳng định những thành công của của công cuộc kháng chiến và kiến quốc, xây dựng và bảo vệ trung tâm căn cứ địa kháng chiến, giải quyết các khó khăn kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II, gồm 9 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu ông Lê Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy, Lê Trung Đình làm Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư Đảng đoàn chính quyền - Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II, Đảng bộ đã
thành lập mới và kiện toàn các phòng, ban giúp việc cho cấp ủy các cấp, cử
nhiều cán bộ là người địa phương và các dân tộc thiểu số đi học chính trị, văn hóa, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực lãnh đạo, năng lực nghiệp vụ công tác chuyên môn. Đến cuối tháng 9-1948, Tỉnh ủy đã mở nhiều lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ và ủy viên cấp huyện, xã. Những cán bộ có năng lực đã được đề bạt vào các cương vị lãnh đạo, chỉ đạo trong bộ máy Đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh.
Trên cơ sở làm tốt công tác xây dựng và đào tạo đôi ngũ cán bộ, Đảng bộ đã hướng dẫn công tác xây dựng Đảng thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm là
xây dựng chi bộ vững mạnh và phát triển đảng viên. Thực hiện chỉ tiêu mỗi xã, mỗi trung đội du kích tập trung có một chi bộ, mỗi thôn (hoặc làng) có
85
một tổ Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã mở “Cuộc vận động phát triển đảng viên”. Trong cuộc vận động này, nhiều quần chúng xuất sắc trên các lĩnh vực hoạt động ở khắp các địa bàn trong tỉnh đã được Đảng bộ bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện kết nạp vào Đảng. Công tác phát triển đảng viên được các cấp ủy đảng lãnh đạo chặt chẽ hơn, đã hướng vào những vùng chưa có đảng viên và những nơi quan trọng.
Bước sang năm 1949, công tác xây dựng và củng cố chính quyền các cấp trong tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển mới. Sau bầu cử Hội đồng Nhân dân xã (24-4-1949), Ủy ban Kháng chiến Hành chính các xã trong toàn tỉnh đã được củng cố, kiện toàn với tổng số 567 ủy viên (có 2/3 số ủy viên được tái cử). Sau khi được củng cố, kiện toàn, mỗi Ủy ban Kháng chiến Hành chính các huyện đã phân công một người làm ủy viên chuyên trách theo dõi, chỉ đạo xây dựng, củng cố căn cứ địa (gọi tắt là ủy viên căn cứ địa). Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh và các ngành chuyên môn của tỉnh được củng cố, kiện toàn đủ số lượng [88, tr.267-268].
Cùng với việc xây dựng tổ chức đảng và chính quyền các cấp từ tỉnh xuống đến cơ sở, Thái Nguyên đã tập trung xây dựng, củng cố các cơ quan, đoàn thể quần chúng. Tháng 6-1948, Đại hội Việt Minh các cấp trong tỉnh được tổ chức, Ban Chấp hành Việt Minh các cấp cũng được bầu lại và kiện toàn tổ chức. Ban Chấp hành Việt Minh tỉnh đã cử ủy viên sang làm Bí thư Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc. Bộ máy Mặt trận, Dân vận từ tỉnh xuống các cơ sở xã, thị trấn được xây dựng, củng cố thu hút nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc (thành viên của Mặt trận Việt Minh). Thông qua hoạt động của Mặt trận, các Hội Cứu quốc tỉnh, huyện, xã
đã động viên đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia phong trào xây dựng vào bảo vệ căn cứ địa kháng chiến.
86
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III (2-7- 1949), công tác xây dựng và phát triển Đảng năm 1949 đã giành được nhiều thành tựu mới. Trong năm 1949 Đảng bộ đã kết nạp được 1.480 quần chúng ưu tú vào Đảng và thành lập thêm 18 chi bộ Đảng mới [2, tr.247]. Số đông cán bộ, đảng viên được sự giáo dục, rèn luyện đã trở thành những người con trung với nước, hiếu với dân, không quản hi sinh gian khổ, khắc phục khó
khăn, bám sát cơ sở.
Bước sang năm 1950, thực hiện chỉ thị của Trung ương, Đảng bộ đã
chuyển trọng tâm công tác xây dựng Đảng từ phát triển sang củng cố, liên tiếp phát động các cuộc vận động nhằm củng cố cơ sở và nâng cao chất lượng đảng viên.
Tuy nhiên, về công tác xây dựng Đảng, việc phát triển đảng viên không đều giữa các khu vực (nông thôn, miền núi, thị xã, thị trấn…), việc củng cố
chi bộ giữa các vùng còn chênh lệch quá lớn, ở các vùng xung yếu, vùng cơ sở cách mạng, vùng Công giáo, trong các dân tộc ít người và các cơ quan chính quyền tỉnh và huyện, công tác xây dựng và phát triển Đảng chưa được đẩy mạnh. Năng lực công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng để phát triển Đảng của chi bộ và đảng viên cấp xã còn nhiều hạn chế, tính năng động, sáng tạo, chủ động trong điều hành công việc hằng ngày chưa cao. Trong đội ngũ cán bộ cấp ủy và đảng viên từ tỉnh xuống các huyện, các xã còn mắc các bệnh xa rời quần chúng, cục bộ địa phương…, ảnh hưởng xấu đến uy tín và công tác lãnh đạo của cấp ủy.
Để khắc phục những hạn chế đó, Đảng bộ đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ công tác cho các đại biểu Hội đồng Nhân dân tham gia chính quyền các cấp. Hầu hết các Tỉnh ủy viên đã được huấn luyện, bồi dưỡng, có trách nhiệm cao, luôn bám sát cấp huyện, nhiều người xuống tận cơ sở chi bộ để theo dõi, nắm tình hình và chỉ đạo công tác. Về xây
87
dựng bộ máy chỉ đạo, Ủy ban Kháng chiến Hành chính các huyện được chấn chỉnh, tăng cường các ủy viên có năng lực, biết điều hành công tác. Hầu hết ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính các huyện đều là đảng viên, nội bộ
đoàn kết tốt.
Như vậy, các thành tựu mà Đảng bộ đã đạt được trong công tác xây dựng Đảng những là điều kiện tiên quyết và cơ bản nhất để Đảng bộ triển khai công tác xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đó là
sức mạnh chính trị, tinh thần không gì lay chuyển nổi của công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Bên cạnh việc xây dựng lực lượng chính trị, Thái Nguyên còn xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh để bảo vệ vững chắc trung tâm Căn cứ địa, thủ đô kháng chiến của cả nước.
Từ ngày 15 đến ngày 31-1-1948, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Thái Nguyên đã mở lớp bồi dưỡng, huấn luyện chiến đấu cho 43 cán bộ chỉ huy du kích các huyện, xã. Các cấp ủy, chi bộ Đảng ở cơ sở cử 221 đảng viên vào làm nòng cốt lãnh đạo, chỉ huy trong các lực lượng dân quân, du kích [23, tr.225]. Ban chỉ huy dân quân các cấp từ tỉnh xuống huyện, xã được củng cố, kiện toàn.
Do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của Đảng bộ nên lực lượng dân quân, du kích Thái Nguyên nhanh chóng được củng cố và phát triển.
“Năm 1948, số lượng dân quân, du kích toàn tỉnh lên tới 20.012 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 4.514 du kích xã, 315 du kích tập trung huyện và tỉnh” [23, tr.226].
Lực lượng dân quân, du kích toàn tỉnh được trang bị súng trường, súng kíp, súng máy, súng lục, lựu đạn, mìn
88
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng vũ khí của du kích toàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 4-1948.
HUYỆN SÚNG KÍP
SÚNG
TRƯỜNG SÚNG MÁY
SÚNG LỤC
LỰU
ĐẠN MÌN ĐỊA LÔI
MÃ
TẤU KIẾM
Phú
Bình 222 100 2 3 430 10 9 245 29
Định
Hóa 146 20 0 1 880 0 0 0 79
Võ
Nhai 192 12 0 0 474 0 0 0 0
Đồng
Hỷ 323 7 0 0 1.179 20 25 0 0
Phú
Lương 197 4 0 0 561 0 6 0 89
Đại
Từ 314 55 1 3 963 42 0 0 43
Phổ
Yên 187 13 0 0 903 9 0 0 0
Tổng 1.581 211 3 7 5.390 81 40 245 240
(Nguồn: 113, tr.7)
Bên cạnh việc xây dựng và phát triển dân quân, du kích, tỉnh Thái Nguyên còn xây dựng lực lượng bộ đội địa phương vững mạnh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Từ tháng 10 năm 1949, thực hiện sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương của Chủ tịch nước, nghị định về tổ chức bộ đội địa phương và thông tư quy định nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh và các ngành, các cấp, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai tốt việc xây dựng bộ đội địa phương.
Trong hai tháng 10 và tháng 11 năm 1949, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức xây dựng bộ đội địa phương với 897 cán bộ, chiến sĩ gồm các cơ quan tỉnh đội, huyện đội, 7 đại đội bộ địa phương của 7 huyện (Đại đội 225 Phổ Yên, Đại đội 225 Phú Bình, Đại đội 223 Đồng Hỷ, Đại đội 270 Định Hóa, Đại đội
89
271 Phú Lương, Đại đội 272 Võ Nhai, Đại đội 273 Đại Từ) [23, tr.229]. Khi mới thành lập, bộ đội địa phương Thái Nguyên rất khó khăn, thiếu thốn vì
địa phương phải tự nuôi dưỡng và trang bị vũ khí, nên bộ đội phải phân tán vào dân, nhờ dân nuôi dưỡng. Việc vận động cấp dưỡng bộ đội địa phương thi hành nhiệm vụ chiến lược mới, tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh khác đều phải chú trọng đến việc xây dựng bộ đội địa phương. Mặc dù địa phương gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhân dân các dân tộc trong tỉnh vẫn hăng hái đóng góp, ủng hộ bộ đội địa phương. Đến tháng 12 năm 1949, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã ủng hộ bộ đội địa phương 551.517 kg thóc, 786.423 đồng tiền mặt, 603 bộ quần áo nâu, 605 trấn thủ [114, tr.127].
Đi đôi với việc cấp dưỡng bộ đội địa phương, tỉnh Thái Nguyên còn có
nhiệm vụ vận động ủng hộ bộ đội chính quy mỗi xã 13 áo trấn thủ (gửi lên trên có tính chất ủng hộ chung). Ngoài ra các địa phương tỉnh Thái Nguyên còn nhận đỡ đầu các tiểu đội Vệ quốc đoàn.
Việc thực hiện nghĩa vụ tòng quân theo Sắc lệnh nghĩa vụ quân sự của Chính phủ ban hành năm 1949, Thái Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền, vận động thanh niên tòng quân. Đến năm 1949, Thái Nguyên đã có 9.400 thanh niên nam, nữ ghi tên làm nghĩa vụ quân sự. Nông dân đã
vận động được 3/4 đoàn viên tham gia du kích, vận động được hơn 3.000 đoàn viên thường xuyên luyện tập quân sự [115, tr.130]. Thanh niên vận động gần hết đoàn viên vào dân quân, du kích và đã tổ chức phát động 100 ngày luyện tập quân sự. Công đoàn cũng tổ chức những tiểu ban để làm nhiệm vụ
chuyển chỗ cất giấu máy móc và đã võ trang được một tiểu đội bảo vệ nhà
máy khi cần đến.
Năm 1950, theo Nghị đinh số 211/NĐ của Bộ Quốc phòng quy định tất cả các công dân có thẻ quân vụ đều phải tham gia những tổ chức huấn luyện quân sự ở địa phương để sẵn sàng nhập ngũ khi có lệnh gọi tòng quân, do đó, Thái Nguyên đã động viên được đông đảo thanh niên tham gia nghĩa vụ quân