Chương 2 XÂY DỰNG CƠ SỞ NỀN TẢNG CHO NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ NỀN TẢNG CHO NHIỆM VỤ
2.2. Xây dựng cơ sở nền tảng cho nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc
quan trọng trong thị xã Thái Nguyên và dọc 3 từ thị xã đến đầu cầu Đa Phúc [2, tr.172-173]. Đi tới đâu chúng cũng cướp bóc, tàn phá, chiếm nhà dân, quán chợ. Bên cạnh đó, các thế lực phản cách mạng nổi dậy chống phá như:
“Nam Dương Hoa kiều hiệp hội”, “Việt Nam phục quốc”, “Đại Việt quốc gia liên minh”, đặc biệt là tổ chức “Việt Nam Quốc dân Đảng” cấu kết với đặc vụ của Trung hoa Dân quốc được cài cắm từ trước ở tỉnh lị (như Cóc Lương Sòi, Tô Văn Sầm...) đã kích động người Việt gốc Hoa, lôi kéo quần chúng chống phá chính quyền cách mạng ở một số nơi thuộc các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình [88, tr.259].
Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng đứng trước nhiều khó khăn lớn về kinh tế
và văn hóa xã hội. Phần lớn ruộng đất nằm trong tay giai cấp địa chủ, cùng với hậu quả của những năm chiến tranh và chính sách vơ vét bóc lột của đế quốc
29
phát xít Pháp - Nhật làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực hơn. Nạn đói cuối năm 1944 đầu 1945 vẫn chưa được khắc phục. Về văn hóa, giáo dục, hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội cùng với các phong tục, tập quán lạc hậu tồn tại rất phổ biến. Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới được thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lí, lực lượng vũ trang cách mạng trang bị vũ khí thô sơ và thiếu thốn.
Tất cả những khó khăn trên đã trực tiếp đe dọa đến sự tồn tại của chính quyền cách mạng non trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho quân và dân tỉnh Thái Nguyên là hết sức nặng nề.
2.2.1. Xây dựng nền tảng chính trị
Để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc đang có mặt trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, Tỉnh ủy Thái Nguyên cử nhiều cán bộ có năng lực xuống các cơ sở, nhất là thị xã Thái Nguyên và những nơi có quân đội Trung hoa Dân quốc qua lại, giải thích cho đồng bào hiểu rõ và thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoãn với quân đội Trung Hoa Dân quốc; đồng thời phổ biến kế sách đối phó nhằm tránh xung đột vũ trang không có lợi cho chính quyền và nhân dân trong tỉnh [2, tr.193].
Đề phòng âm mưu của quân Trung Hoa Dân quốc, từ tháng 9-1945, cơ quan Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân lâm thời tỉnh và các đoàn thể quần chúng tạm thời chuyển ra khỏi thị xã chỉ để lại đại diện của Mặt trận Việt Minh và của Ủy ban Nhân dân, vừa làm nhiệm vụ giao tiếp với chỉ huy của quân đội Trung Hoa Dân quốc, vừa động viên nhân dân khôn khéo đấu tranh, ứng phó kịp thời và linh hoạt để hạn chế sự quấy rối của quân Trung Hoa Dân quốc. Mặt khác, Tỉnh ủy kiên trì giải thích cho nhân dân để có sự nhân nhượng cần thiết, cung cấp cho quân đội Trung Hoa Dân quốc một số lương thực, thực phẩm, phương tiện vận tải đi lại gồm 50 tấn gạo, 100 con trâu, bò, nhiều lợn, gà, 30 thuyền vận tải, 2 xe ô tô [2; tr.194]. Đồng thời, các cấp chính quyền còn phát
30
động nhân tổ chức tổ chức bãi thị, tẩy chay đồng Quan kim, Quốc tệ, mít tinh phản đối yêu sách vô lí của quân đội Trung Hoa Dân quốc.
Thực hiện Sắc lệnh số 8 ngày 05-9-1945 về việc giải tán các đảng phái phản động và Sắc lệnh ngày 13-9-1945 về việc đưa đi an trí những phần tử
phản cách mạng, nguy hiểm, lực lượng công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phản cách mạng. Kết quả có hơn 80 mật thám, chỉ điểm, 43 quan lại cường hào, 5 cai có tội ác đã bị bắt [66, tr.35].
Được sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang cùng với công an đã dẹp tan các nhóm phỉ ở Minh Lập (Đồng Hỷ) do anh em Hoàng Bính Trai, Hoàng Bính Ki cầm đầu, trừng trị bọn lưu manh giả danh Việt Minh để cướp của, nhũng nhiễu nhân dân ở Đồng Bẩm (Đồng Hỷ), Kè Đá
Gân (Phú Bình)...
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố chính quyền để lãnh đạo quần chúng, tháng 9-1945, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Thái Nguyên được tổ chức tại xóm Trường Xô (xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương). Hội nghị đã công bố Nghị
quyết của Xứ ủy Bắc Kì chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên gồm 8 người là các ông, bà: Ngô Nhị Quý - Bí thư; Lê Trung Đình - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân lâm thời tỉnh; Hoàng Bá
Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh; Hoàng Thế
Thiện - Ủy viên, phụ trách công tác tuyên truyền và thanh niên; Đào An Thái - Ủy viên, phụ trách huyện Võ Nhai; Vũ Thị Bảo Ngọc - Ủy viên, phụ trách công tác phụ nữ; Vũ Hưng - Ủy viên, phụ trách huyện Định Hóa; Nguyễn Bá
Cương - Ủy viên, phụ trách Nông hội [2, tr.176-177].
Ngay sau khi thành lập, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên mở hội nghị và quyết định kiện toàn các cơ quan giúp việc Tỉnh ủy,
31
ra sức xây dựng các huyện ủy; đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên và thành lập các chi bộ cơ sở.
Đến cuối tháng 9-1945, tất cả các huyện, xã trong tỉnh đã thành lập xong Ủy ban Nhân dân lâm thời, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, thay thế cho Ủy ban Dân tộc Giải phóng trước đây.
Ngày 23-12-1945, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên phấn khởi đi bầu cử
Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa1. Thái Nguyên có ba đại biểu được bầu vào Quốc hội là Ông Lê trung Đình, Đặng Đức Thái, Nguyễn Trung Thành. Sau cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp bộ Đảng, nhân dân trong tỉnh tham gia bầu cử Hội đồng Nhân dân hai cấp tỉnh và xã. Ông Lê Trung Đình được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh [2, tr.183].
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đã
làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại và lật đổ của các thế lực phản cách mạng, đồng thời có tác dụng nâng cao lòng yêu nước, phát huy ý thức làm chủ trong mọi tầng lớp nhân dân. Các ban chuyên môn của chính quyền dần dần hình thành và đi vào hoạt động tích cực. Bộ máy chính quyền dân chủ
nhân dân từ xã đến tỉnh từng bước được củng cố và kiện toàn. Bên cạnh Ủy ban Hành chính còn có Ủy ban Bảo vệ. Thành phần Ủy ban Bảo vệ gồm có: 1 đại biểu quân sự, 1 đại biểu hành chính và 1 đại biểu các đoàn thể nhân dân.
Công tác xây dựng Đảng, là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cách mạng, có ý nghĩa rất quan trọng. Các Đảng bộ cũng đề ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng. Tại Thái Nguyên, từ cuối năm 1945 đầu năm 1946, cuộc vận động xây
(1)Theo chủ trương của Trung ương, cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 23/12/1945. Để có thêm thời gian chuẩn bị, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 76/SL hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946.
Song, một số địa phương, trong đó có Thái Nguyên không nhận được lệnh hoãn, nên vẫn tổ chức bầu cử theo thời gian trước. Xem Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên 1936-1965, tập 1, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xuất bản 2003-tr.182.
32
dựng Đảng bắt đầu được đẩy mạnh. Cùng với việc xây dựng cấp ủy ở huyện, Đảng bộ tỉnh chú trọng công tác phát triển đảng viên. Theo kế hoạch của Tỉnh ủy, việc bồi dưỡng đối tượng và kết nạp đảng viên trong năm 1946 được chia làm 4 đợt (từ tháng 1 đến tháng 3; từ tháng 4 đến tháng 7; từ tháng 8 đến tháng 10; từ tháng 11 đến tháng 12). Mỗi đợt đều tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nên số lượng đảng viên kết nạp ngày càng tăng.
Số lượng đảng viên tăng dần đã tạo điều kiện cho việc xây dựng tổ chức đảng ở các cấp cơ sở. Do vậy, liên tiếp trong tháng 9 và tháng 10-1946, Tỉnh ủy Thái Nguyên ra nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường công tác phát triển đảng viên và thành lập các tổ chức cơ sở của Đảng. Bên cạnh việc củng cố, kiện toàn từng bước cơ quan Tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng đoàn và các tiểu ban, đến cuối năm 1946, Đảng bộ Thái Nguyên đã thành lập được 28 chi bộ cơ sở (trong đó có 23 chi bộ xã và 3 chi bộ xí nghiệp, hầm mỏ). Số lượng đảng viên tăng lên rõ rệt. Không kể số đảng viên trong các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, đến cuối năm 1946, riêng các cơ quan, xí nghiệp thuộc tỉnh và các chi bộ
nông thôn đã có 728 đảng viên [2, tr.179-180].
Việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, về quan điểm giai cấp cho cán bộ, đảng viên được Đảng bộ đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, dù còn thiếu cán bộ nghiêm trọng, Đảng bộ vẫn quyết tâm cử nhiều đảng viên đang đảm nhiệm trọng trách ở tỉnh và huyện tham dự các lớp bồi dưỡng dài hạn do Trung ương và Xứ ủy tổ chức. Đồng thời, Đảng bộ cũng mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Chương trình huấn luyện, bồi dưỡng bao gồm lí luận sơ giản về chủ nghĩa cộng sản, lịch sử Đảng, lí
luận về cách mạng dân chủ mới và tình hình nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Hàng chục cán bộ, đảng viên thông qua các lớp huấn luyện, được trang bị thêm những nhận thức mới, thực sự phát huy được vai trò lãnh đạo trong mọi hoạt động ở địa phương.
33
Song song với công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể quần chúng cũng không ngừng được củng cố về tổ chức. Sức mạnh của nhà nước dân chủ nhân dân bắt nguồn từ sự ủng hộ và sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân đối với mọi hoạt động do Nhà nước chủ trương. Vì vậy, việc xây dựng và mở rộng khối đoàn kết toàn dân trở thành một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh của Nhà nước. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tổ chức Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh tiếp tục phát triển, tập hợp thêm nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, bộ máy tổ chức của Mặt trận Việt Minh được củng cố và kiện toàn từ tỉnh xuống đến xã thôn.
Tại Thái Nguyên, Hội Liên Việt đã ra đời vào khoảng cuối năm 1946.
Tham gia Ban lãnh đạo Hội Liên Việt gồm đại biểu trí thức, tư sản dân tộc, tiểu thương, viên chức... Riêng tại thị xã Thái Nguyên, Hội Liên Việt đã kết nạp được 300 hội viên, bao gồm các nhân sĩ, viên chức, tiểu thương... Hội Liên Việt có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp nhân dân, cổ vũ mọi tầng lớp trong xã hội hăng hái đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc [2, tr.185].
Tổ chức công đoàn đã thu hút được nhiều đoàn viên, tổ chức công đoàn có vai trò quyết định trong việc động viên, tổ chức công nhân thi đua sản xuất. Các hội Nông dân Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc ngày càng thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Cùng với việc thành lập Hội Liên Việt của tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, cuối tháng 8 đầu tháng 9-1947, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên được thành lập, do bà Cát Hanh Long (tức Nguyễn Thị
Năm) làm Hội trưởng.
Sự ra đời và hoạt động của Hội Liên Việt và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã góp phần tăng thêm sức mạnh đoàn kết toàn dân, có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp nhân dân, có tác dụng to lớn trong việc tổ chức và động viên cổ vũ
34
mọi tầng lớp xã hội hăng hái tham gia đóng góp sức người, sức của cho sự
nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
2.2.2. Xây dựng nền tảng về quân sự
Để tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, việc củng cố, xây dựng, mở rộng lực lượng vũ trang được đẩy mạnh nhằm đáp ứng tình hình trước mắt và
đòi hỏi lâu dài của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, từ ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ đến tháng 10-1947, chiến sự vẫn chưa lan tới, để chủ động bước vào cuộc chiến đấu khi có chiến sự, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu phải quan tâm đến là xây dựng và từng bước kiện toàn các cơ quan chỉ huy quân sự, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang địa phương.
Sau khi Bộ Quốc phòng ra Thông tư (ngày 19 tháng 2 năm 1947) quy định tổ chức và nhiệm vụ của dân quân, tự vệ, du kích, việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong tỉnh Thái Nguyên được triển khai nhanh chóng.
Từ giữa tháng 4 năm 1947, Ban Chỉ huy Tỉnh đội bộ dân quân tỉnh Thái Nguyên được thành lập do ông Lê Văn Lương - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, làm Tỉnh đội trưởng kiêm Chính trị viên; ông Nguyễn Phương - học viên tốt nghiệp Trường quân chính Bắc Sơn, làm Tỉnh đội phó, phụ trách công tác xây dựng lực lượng [23, tr.156].
Cùng với việc kiện toàn Ban Chỉ huy Tỉnh đội, các cơ quan giúp việc Ban Chỉ huy cũng hình thành và nhanh chóng đi vào hoạt động. Ban Chính trị
do ông Nguyễn Hữu Uẩn - Tỉnh uỷ viên, được Tỉnh uỷ cử sang làm Trưởng ban. Ban Quân sự (nay là cơ quan Tham mưu) do ông Lê Đình Phổ - học viên tốt nghiệp Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, phụ trách. Ban Cung cấp và Ban Hành chính cũng được thành lập, do các ông Dương Văn Kham và Nguyễn Liên làm Trưởng ban. Ngoài các Ban chuyên môn, còn có một số trung đội bảo vệ cơ quan Tỉnh đội. Các Ban Chỉ huy Huyện đội, xã đội bộ dân quân cũng lần
35
lượt ra đời và từng bước được củng cố (Huyện đội bộ dân quân huyện Võ Nhai (cuối tháng 4-1947), Huyện đội bộ dân quân huyện Phổ Yên, huyện đội bộ dân quân huyện Đồng Hỷ (5-1947), Huyện đội bộ dân quân huyện Phú
Bình (10-7-1947), Huyện đội bộ dân quân huyện Đại Từ (5-10-1947).
Với sự ra đời của Tỉnh đội bộ dân quân, Tỉnh uỷ và Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thái Nguyên đã có một cơ quan tham mưu phụ trách về công tác quân sự
địa phương, trước mắt là củng cố, phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng kế
hoạch tác chiến, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động quân sự của thực dân Pháp.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ 3 (từ ngày 12 đến ngày 15 tháng năm 1947), công tác huấn luyện chiến đấu, đào tạo cán bộ
các cấp được xúc tiến khẩn trương. Lực lượng vũ trang và nửa vũ trang địa phương của tỉnh tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày do cấp trên tổ chức.
“Từ tháng 3-1947 đến tháng 5-1947 dân quân, du kích Thái Nguyên là 2.554 người. Thái Nguyên mở được 4 lớp huấn luyện du kích với 168 học sinh, thời gian huấn luyện từ 1 đến 2 tháng” [107, tr.13-14].
Đi đôi với tổ chức và kiện toàn bộ máy chỉ huy quân sự các cấp, phong trào thanh niên xung phong tòng quân giết giặc tiếp tục được đẩy mạnh. Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, lớp lớp thanh niên con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ. Chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các huyện, các xã đều tổ chức được các đơn vị tự vệ và du kích tập trung, tiêu biểu là Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, Định Hoá, v.v…
Ở huyện Định Hoá, đến trước ngày thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (7-10-1947), 100% các xã trong huyện đã tổ chức thành lập được Xã đội bộ dân quân, mỗi xã trong huyện đều đã xây dựng được ít nhất từ 1 trung đội đến 2 đại đội dân quân, du kích. Thanh Định là một trong những xã
điển hình của huyện về công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương