Chương 3 CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG
3.4. Góp phần chi viện chiến trường
Từ ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã ra sức sản xuất, hăng hái đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Về vật lực và tài lực, trong hoàn cảnh kháng chiến, khoáng sản không khai thác được, lâm sản quý ít bán được về xuôi, việc chăn nuôi và công nghệ
phát triển ít, tài lực của dân phần chính chỉ trông vào lúa và hoa màu, con số
thu hoạch cả năm được 78.364 tấn thóc, tính ra 50.936 tấn gạo. Con số này chỉ đủ cho nhân dân toàn tỉnh ăn mỗi người 18 kg/1 tháng, thiếu ăn, thiếu quần áo và chi tiêu khác. Thế nhưng cuối năm 1949, nhân dân Thái Nguyên đã góp cho kháng chiến hơn 10 tấn gạo, cấp dưỡng địa phương quân 154 tấn thóc, 251.570 đồng, 116 áo trấn thủ và 352 bộ quần áo [205, tr.14].
118
Đặc biệt, năm 1950, năm “Hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công”, để thi hành sắc lệnh Tổng động viên cho đúng chủ
trương, đường lối của Trung ương, Tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên đã chủ trương:
Về nhân lực, động viên được công bằng mọi tầng lớp nhân dân.
Về vật và tài lực, nhằm vào các tầng lớp giàu có nhiều, đối với tầng lớp nghèo đã hăng hái tham gia kháng chiến, đề phòng họ đóng góp đi đến kiệt sức [124, tr.14].
Tuyên truyền, giải thích, vận động để nhân dân hiểu rõ nhiệm vụ, có ý
thức nhân dân chiến tranh, tinh thần tự nguyện đóng góp. Dùng phong trào
“Thi đua ái quốc” để thúc đẩy việc thi hành sắc lệnh tổng động viên. Tích cực cải thiện dân sinh để bồi dưỡng tài và lực cho nhân dân.
Sắc lệnh vừa được ban bố đầu tháng 5-1950, Thường vụ Đảng - Đoàn, Chính quyền và Mặt trận triệu tập một Hội nghị rộng rãi gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban Kháng chiến Hành chính, các ngành chuyên môn, Liên Việt và
các giới để nghiên cứu sắc lệnh. Sau thành lập, các đoàn cán bộ đã xuống các huyện, xã phổ biến sắc lệnh, giải thích và hướng dẫn các xã phổ biến sắc lệnh tổng động viên và thi hành sắc lệnh tổng động viên xuống các thôn, xóm. Các Ban tuyên truyền của Đảng và Thông tin coi việc đó là trọng tâm công tác.
Rất nhiều cuộc nói chuyện “Sắc lệnh tổng động viên” được tổ chức trong cuộc họp của đoàn thể và chính quyền. Ngoài ra, trong mọi công việc tổng động viên vật lực và tài lực, Tỉnh uỷ đều có kế hoạch riêng. Trước những việc cần thiết như vậy, Tỉnh uỷ đã huy động cán bộ từ trên xuống hướng dẫn cho cấp dưới.
Về huy động dân công, các huyện trong toàn tỉnh đã tham gia rất tích cực, trong đó huyện Phú Lương được nhất trong đợt, huyện Phổ Yên, tuyên truyền giải thích khá, Các xã Cù Vân (Đại Từ), Hồng Tiến (Phổ Yên), Tích Lương (Đồng Hỷ), Hợp Thành (Phú Lương) đã huy động dân công đủ và đều,
119
do làm tốt công tác chính trị nên đã huy động được các dân tộc trong xã nhận thóc chính phủ về cho người nghèo xay để có lương ăn đi dân công [127, tr.16].
Sự đóng góp của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn có gắng vượt mức được giao.
Về nhân lực: Năm 1950, không kể một số lớn thanh niên do các đơn vị
bộ đội lấy ngang, Thái Nguyên đã huy động được 6.840 người, kể cả vào vệ
quốc đoàn và địa phương quân, huy động được 150.000 công đi sửa đường ở Việt Bắc, phục vụ chiến dịch, vận tải cho bộ đội, phục vụ các cơ quan 241.000 công, gánh và giao 672 tấn thóc với 53.760 công; xay 2.050 tấn thóc thành 1.232 tấn gạo với 41.000 công; gánh vào giao 1.232 tấn gạo với 616.000 công; phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo kể cả làm đường là
490.381 công. Tổng cộng: 1.592.141 công [127, tr.17], đó mới chỉ tính con số
do tỉnh huy động có báo cáo, ngoài ra, ở các huyện, các xã, nhiều đơn vị lấy ngang dân công không tổng kết được. Trong chiến dịch Trần Hưng Đạo, thời gian lấy dân công dồn dập nhất trong hơn 2 tháng, có người đã đi tới 3 đợt, nghĩa là hơn 1 tháng, người đi ít nhất cũng hơn 10 ngày. Thợ chuyên môn huy động được 406 người: 178 thợ mộc, 55 thợ sẻ, 76 thợ rèn. 19 tài xế ô tô, 1 thợ
máy, 3 thợ nguội, 27 công nhân thường, 74 thợ đá [127, tr.45].
120
Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả huy động dân công các huyện trong tỉnh Thái Nguyên từ tháng 1-1950 đến tháng 9-1950.
Huyện Làm đường (ngày công)
Tiếp lương (ngày công)
Phục vụ các cơ quan
(ngày công)
Tổng (ngày công)
Định Hoá 77.531 17.415 18.043 112.989
Phú Lương 46.802 18.665 57.805 123.272
Võ Nhai 14.533 8.124 11.348 34.005
Đại Từ 70.011 8.370 50.148 128.529
Phổ Yên 97.480 63.311 58.758 219.549
Phú Bình 13.626 110.803 85.685 210.114
Đồng Hỷ 91.530 55.676 52.853 200.059
Tổng cộng 411.513 282.364 334.640 1028.517
(Nguồn: 127, tr.45)
Như vậy, chỉ tính từ tháng 1-1950 đến tháng 10-1950, Thái Nguyên đã
huy động được một số lượng lớn dân công phục vụ nhu cầu cầu địa phương và phục vụ kháng chiến.
Về vật và tài lực: Trưng dụng 117 máy khâu, 81 xe đạp, 20 thuyền, mua của dân 140 trâu, 254 bò và 899 lợn, đã vận động dân hiến 428 mẫu ruộng và
14.025 mẫu đồi và rừng. Góp tiền đỡ đầu bộ đội chính quy: 939.358 đồng, Quần áo cho bộ đội địa phương quân (tính thành tiền): 2.215 bộ quần (5.000 đồng/1 bộ) = 11.075.000; 648 chăn thu (2.500 đồng/1cái) = 1.620.000; 100 quần đùi, mai ô, khăn mặt (800 đồng/1 cái) = 80.000 đồng. Mua công phiếu kháng chiến 1.299.000 đồng. Các đoàn thể ủng hộ bộ đội, địa phương quân và
thương binh (tiền mặt và tặng phẩm) là 21.027.773 đồng. Tổng cộng là
36.041.141đồng [127, tr.18].
Ngoài ra dân đã đóng các thứ thóc tiếp lương là 3.047 tấn, thóc địa phương quân 604 tấn, tổng cộng là 3.651 tấn. Chưa kể các cơ quan, tổ chức mua lấy rất nhiều, không có báo cáo. Như vậy, trung bình năm 1950, mỗi người đến tuổi làm nhiệm vụ kháng chiến đã đi một tháng dân công, một nhân
121
khẩu đã bớt lương ăn 18 ngày để đóng và bán, mỗi cử tri đã góp 372 đồng và
công cuộc kháng chiến, không kể nhiều khoản khác không tổng kết được và
vấn đề công trái quốc gia hiện đang thi hành [127, tr.19].
Như vậy, con số trên đã chứng tỏ việc thi hành sắc lệnh tổng động viên của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đạt kết quả cao. Trước khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến Thái Nguyên đã huy động được một cách tương đối nhanh chóng, dễ dàng nhân, vật, tài lực của dân để cung cấp cho nhu cầu của cuộc kháng chiến. Việc bồi dưỡng tài và lực cho dân, đã rất cố gắng. Nhân dân có thêm ruộng đất cày cấy, được giảm tô, tức, giải quyết được vấn đề khan nhân công, nên số thu hoạch tăng nhanh. Vì thế, việc thi hành sắc lệnh tổng động viên Thái Nguyên chưa gặp một khó khăn lớn nào.
Mặc dù hình thức tuyên truyền giải thích khá phong phú, tập trung sôi nổi nhưng thiếu liên tục. Việc Pháp đánh lên Thái Nguyên làm chậm và cản trở công việc, vụ mùa 1950, bị mưa lụt nên lúa ở vùng Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ mất tới một nửa. Phi cơ của Pháp oanh tạc làm khó cho việc huy động nhân dân và cản trở việc tăng gia sản xuất [127, tr.22].
Năm 1953, Thái Nguyên đã huy động được 10.406 người với 854.927 ngày công phục vụ chiến dịch Tây Bắc; 29.415 người với 1.714.400 ngày công phục vụ cầu đường; 25.849 người với 560.044 ngày công phục vụ công tác hậu cần. Năm 1954, để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Thái Nguyên đã huy động được 2650 xe đạp thồ với 4.067 người; 18.437 người với 1.35.010 ngày công; 23.547 người với 966.953 ngày công [203, tr.53].
Chỉ tính riêng về mặt vật chất, nhân dân Thái Nguyên đã huy động đóng góp cho chiến dịch Điện Biên Phủ 671 tấn gạo, 28.572 kg thịt lợn, trâu, bò
vượt 8285 kg so với chỉ tiêu được giao; 10 tấn đỗ, lạc [23, tr.293].
Nhiệm vụ cung cấp nhân, vật lực cho tiền tuyến, tỉnh Thái Nguyên đã
huy động 28.512 kg thịt, 25.265 kg rau khô (thừa 2 tấn không lấy đến), 1.096
122
xe đạp thồ; 29.614 dân công loại A-B). Như vậy tỉnh đã huy động 80% khả
năng cho chiến dịch), hoàn thành tốt nhiệm vụ [203, tr.26]. Đạt được kết quả
đó là do có sự lãnh đạo, quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, từ tháng 9-1947 đến tháng 7-1954, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần cùng với quân dân cả nước đánh thắng hai cuộc tấn công lớn của thực dân Pháp lên căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, bảo vệ an toàn cho cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Hoàn thành xuất sắc vai trò ATK Trung ương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các đoàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng hậu phương kháng chiến phát triển về mọi mặt, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội. Với hệ thống chính trị vững chắc cùng với sự
phát triển của lực lượng vũ trang địa phương ngày càng lớn mạnh đã trở thành nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, hoàn thành tốt nhiệm vụ
bảo đảm giao thông thời chiến, chi viện đầy đủ và kịp thời cho các chiến trường. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên đã được 40 Huân chương Chiến sĩ hạng Ba, 1 Huân chương Kháng chiến hạng Ba, 3 Cờ danh dự, hơn 400 Giấy khen [203, tr.53].
Với thành tích xuất sắc đó, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Thái Nguyên đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý
“Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
123 Chương 4