Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm
Từ việc thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra những kinh nghiệm sau:
4.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên, phát huy vai trò của chính quyền cách mạng
Đường lối kháng chiến của Đảng là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh. Trong cuộc kháng chiến, để lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng được hệ thống tổ chức đảng, các chi bộ với đội ngũ cán bộ, đảng viên rộng khắp từ huyện xuống các xã, thôn xóm, lực lượng vũ trang, dân quân, du kích, bộ đội địa phương đến hội phụ nữ, thanh niên,... trong ngành giáo dục, y tế,... Chi bộ mạnh chính là hạt nhân, là tế bào của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì
và tự lực cánh sinh.
Ở cấp cơ sở, tổ chức đảng vừa lãnh đạo tổ chức chiến đấu, vừa là lực lượng chiến đấu trực tiếp, mỗi đảng viên là những cán bộ trung thành, hăng hái trong công việc, trong đấu tranh, có quan hệ mật thiết với dân chúng, kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn, luôn giữ đúng kỉ luật.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thực hiện đường lối của Trung ương, luôn chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề của địa phương, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vì vậy đã phát huy được tối đa sức người, sức của của địa phương đáp ứng cho nhu cầu của cuộc kháng chiến, cùng với nhân dân cả nước hoàn thành nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược.
136
4.2.2. Phải xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên cơ sở dựa chắc vào khối đoàn kết toàn dân được tập hợp trong Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc, khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết!”, “Tổ quốc trên hết!”, “Tập trung ngọn lửa đấu tranh vào thực dân Pháp xâm lược”... đã thu hút rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân. Thông qua các đoàn thể cứu quốc, Mặt trận Việt Minh đã tuyên truyền vận động quần chúng tự nguyện tham gia các phong trào sản xuất, cứu đói, bình dân học vụ. Chính quyền nhân dân đã động viên và tổ chức toàn dân đem hết tinh thần và lực lượng bảo vệ sự nghiệp cách mạng, kháng chiến và kiến quốc. Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thắng lợi của cách mạng phụ
thuộc vào việc quần chúng hiểu được yêu cầu của cách mạng mà tự
nguyện tham gia. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, nhiều dân tộc chung sống, thắng lợi của cách mạng chính là thắng lợi của quá trình vận động quần chúng, trong đó trọng tâm chính là việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.
4.2.3. Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, đường lối Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với hoàn cảnh mới, nhiệm vụ
mới của đất nước, Chỉ thị kháng chiến và kiến quốc của Đảng đã được các cấp lãnh đạo, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên thực hiện một cách linh
137
hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc với vị trí vai trò là hậu phương kháng chiến, là một trong những ATK Trung ương, nên một mặt nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên vừa phải sản xuất để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, vừa cung cấp cho ATK Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, vừa chi viện cho chiến trường trong các chiến dịch.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc trong thời kì
1945-1954, các cấp lãnh đạo, các ban, ngành tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng sáng tạo lí luận với thực tiễn cách mạng của địa phương, nâng cao tính độc lập tự chủ, sáng tạo. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và
kiến quốc, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh nhất định thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh đã thâm nhập vào các tầng lớp nhân dân, động viên được nhân dân tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến.
4.2.4. Thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng
Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra bản chỉ thị
“Kháng chiến, kiến quốc”. Bản Chỉ thị đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược Cách mạng, nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của Cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nước. Bản Chỉ thị cũng đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội và đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng và khẳng định trong các nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền, để củng cố chính quyền cách mạng, phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Chỉ
thị “kháng chiến và kiến quốc” là cương lĩnh hành động của toàn Đảng toàn dân ta trước tình hình mới. Kháng chiến để đánh bại thế lực đế quốc xâm lược
138
bảo vệ độc lập dân tộc. Kiến quốc chính là xóa bỏ tàn dư chế độ cũ, xây dựng nền dân chủ mới đem lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân, củng cố hậu phương vững chắc. Hai nhiệm vụ chiến lược này được kết hợp chặt chẽ trong suốt quá trình kháng chiến.
Kháng chiến bảo vệ thành quả của cách mạng, giữ vững nền độc lập, tự
do vừa giành được. Muốn kháng chiến thắng lợi, phải xây dựng căn cứ địa - hậu phương vững mạnh, trong hoàn cảnh Việt Nam phải tiến hành một cuộc kháng chiến không cân sức với thực dân Pháp, thì điều đó càng trở nên khó
khăn và cấp bách hơn bao giờ hết. Kiến quốc, xây dựng chế độ mới trong kháng chiến về mọi mặt, đem lại quyền lợi cho nhân dân, xây dựng nền móng cho đất nước, đồng thời là xây dựng hậu phương vững mạnh cho kháng chiến, nhân tố thường xuyên quyết định của chiến tranh. Đó là bài học kinh nghiệm quan trọng của một nước mới giành được độc lập đã phải tiến hành ngay một cuộc chiến tranh để giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hoàn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong suốt những năm kháng chiến, Thái Nguyên luôn kết hợp hài hòa hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, xây dựng hậu phương phát triển về mọi mặt để phát huy sức mạnh toàn dân, trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện cho chiến trường, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Nếu như trong thời kì kháng chiến chống pháp, muốn kháng chiến thắng lợi phải thực hiện nhiệm vụ kiến quốc, thì trong giai đoạn đất nước hiện nay xây dựng đất nước phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Theo tinh thần Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tạo thành một thể thống nhất, “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Bản chất của mối quan hệ
139
này là sự gắn bó mật thiết giữa xây dựng và bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, trong bảo vệ có xây dựng.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa kháng chiến và kiến quốc (giữa xây dựng và
bảo vệ) còn được thể hiện: Xây dựng không chỉ là việc riêng của kinh tế - xã hội, của dân sự mà còn là nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh. Củng cố quốc phòng - an ninh không phải chỉ là việc riêng của quốc phòng, của bảo vệ mà
còn nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, theo yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới của tình hình khu vực và thế giới, trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng bài học kinh nghiệm đó trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm không ngừng tăng cường sức mạnh quốc phòng, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Nền quốc phòng toàn dân mà đang xây dựng là nền quốc phòng có tính chất: toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại; đó là nền quốc phòng do toàn dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước.
Vận dụng bài học về phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay, cần tập trung xây dựng và phát huy mọi tiềm lực của đất nước; đó là các tiềm lực: chính trị - tinh thần, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ.
Hiện nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đã tạo ra những tiền đề mới về cơ sở vật chất của nền quốc phòng toàn dân. Tuy nhiên, phải biết tận dụng và phát huy một cách hiệu quả nhất, biến tiềm lực thành thực lực quốc phòng, quân sự khi cần thiết. Đó vừa là đòi hỏi khách quan của sự
140
nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vừa là sự kế thừa những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản của Đảng ta về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quan điểm đó hình thành trên cơ sở bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong lịch sử
dựng nước, giữ nước của nhân dân ta, mà nổi bật là đường lối: “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, dựa vào sức mình là chính” trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tiểu kết chương 4
Nằm trên địa bàn chiến lược, tỉnh Thái Nguyên cùng với Tuyên Quang và Bắc Kạn trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) đã được Trung ương Đảng, Chính phủ - Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi xây dựng ATK, căn cứ địa kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc thời kỳ 1945 - 1954, nằm trong căn cứ địa kháng chiến, có ATK của Trung ương, Thái nguyên đã gắn kết chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh về kháng chiến và kiến quốc với việc xây dựng căn cứ địa, xây dựng và bảo vệ
ATK của Trung ương, góp phần vào thắng lợi to lớn của quân và dân ở Việt Bắc trong các chiến dịch phản công quân Pháp Thu - Đông năm 1947, và chiến dịch Biên giới 1950, góp phần bảo vệ căn cứ địa, bảo vệ cơ quan lãnh đạo của Trung ương, bảo toàn lực lượng, củng cố căn cứ địa kháng chiến.
Những đặc điểm, vị trí, vai trò và kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc của tỉnh Thái Nguyên là những gợi mở cho công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội và vấn đề an ninh quốc phòng ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
141 KẾT LUẬN
1. Nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc được Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện kịp thời
Bản “Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược Cách mạng, nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của Cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nước, phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.
Thấu suốt quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Thái Nguyên đã kịp thời triển khai và vận dụng linh hoạt đường lối của Đảng, không ngừng chăm lo xây dựng phát triển kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, coi đó là vấn đề cốt lõi trong cuộc xây dựng chế độ mới, là nền tảng, sức mạnh của căn cứ địa - hậu phương để kháng chiến lâu dài.
Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với nhân dân cả nước, Thái Nguyên đã củng cố chính quyền, khắc phục nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên còn chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện tiêu thổ kháng chiến và tham gia xây dựng ATK Trung ương đóng trên địa bàn... Khi Pháp nổ súng tiến công Việt Bắc, Thái Nguyên là địa bàn xảy ra chiến sự, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương, Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Thái Nguyên kịp thời lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh chiến đấu chống lại cuộc hành quân Lê-a, Xanh-tuya và cuộc hành quân Phoque của thực dân Pháp, góp phần vào thắng lợi của quân và dân ta trong chiến
142
thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 và chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, Đảng bộ, các cấp chính quyền, các đoàn thể từ cấp tỉnh xuống đến cấp huyện, xã thường xuyên tuyên truyền giáo dục, động viên nhân dân hăng hái tham gia sản xuất, đóng góp sức người sức của cho kháng chiến. Kết quả của công cuộc xây dựng nền kinh tế kháng chiến đã tạo điều kiện đẩy mạnh công tác văn hóa, giáo dục phục vụ kháng chiến. Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn cung cấp sức người sức của cho các chiến trường, hoàn thành vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ an toàn cho các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong suốt những năm kháng chiến.
2. Kháng chiến và kiến quốc - thực chất là chiến đấu và xây dựng có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, được nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia một cách tự giác, tích cực
Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa đánh giặc vừa xây dựng chế độ
mới là một chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng. Trong thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc ở Thái Nguyên, kháng chiến luôn đi đôi với kiến quốc. Khi chiến sự chưa lan tới, công cuộc xây dựng chế
mới được triển khai về mọi mặt, điều đó đã phát huy được sức mạnh của cách mạng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân để đẩy mạnh kháng chiến.
Mặt khác, khi thực dân Pháp tiến công lên Thái Nguyên, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã anh dũng chiến đấu, giải phóng quê hương, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, bảo vệ được thành quả cách mạng, thể hiện khối đoàn kết toàn dân quyết tâm giữ vững quyền làm chủ, đánh bại mọi âm mưu chia rẽ và lật đổ của đế quốc và tay sai, góp phần nâng cao uy tín của của chính quyền cách mạng.