Chương 2 XÂY DỰNG CƠ SỞ NỀN TẢNG CHO NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ NỀN TẢNG CHO NHIỆM VỤ
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc ở tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, phía bắc giáp tỉnh, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.541,67 km2 [88, tr.22]. Thái Nguyên là vùng đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Trải qua những biến chuyển của lịch sử và
thời đại, Thái Nguyên luôn nổi lên là một địa bàn trọng yếu trong bảo vệ và
phát triển đất nước.
Địa hình Thái Nguyên mang đặc trưng của ba vùng: vùng trung du gồm thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú
Bình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng sông Cầu, sông Công.
Vùng núi gồm huyện Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ có các dãy núi trập trùng, hiểm trở. Đặc biệt là huyện Định Hóa, địa hình chủ yếu là đồi núi (núi đá và núi đất), có nhiều rừng già, hang động, nhiều khe suối nhỏ, điều kiện tự
nhiên của Định Hóa rất thuận tiện cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến.
Vùng cao là huyện Võ Nhai(1), có địa hình phức tạp, với những núi, khối đá vôi ở Thần Sa, Thượng Nung, Nghinh Tường, Phương Giao rất đồ sộ và
hiểm trở, có nhiều hang, trong chiến tranh có thể làm kho chứa hàng hóa, vũ khí hoặc làm nơi trú quân.
(1) Theo Quyết định 42 UB-QĐ- ngày 23/5/1997 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc và miền núi, tỉnh Thái Nguyên có 122 xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao.
21
Với đặc điểm địa hình của Thái Nguyên, về quân sự trong chiến tranh cho phép phát huy thế mạnh ba vùng để hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp tiến công và
phòng ngự, trong thời bình phát huy thế mạnh kinh tế ba vùng để xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng địa phương vững mạnh.
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bổ tương đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chạy xuống địa bàn tỉnh Thái Nguyên suốt từ bắc xuống Nam qua các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Phổ Yên, tạo nên trục đối xứng cả về lãnh thổ và hướng dốc của tỉnh. Dưới thời thực dân Pháp thống trị, sông Cầu là tuyến giao thông chủ yếu và quan trọng để vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí và phương tiện chiến tranh từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh.
Hệ thống sông, suối, ở Thái Nguyên phân bổ tương đối đều, hàng năm cung cấp một khối lượng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì nhiêu, mầu mỡ, thêm vào đó vùng núi phía Bắc tỉnh với nhiều rừng cây bao phủ đã tạo khả năng lưu giữ nước bề mặt và tạo nguồn nước ngầm. Dãy Tam Đảo chắn gió mùa đông bắc làm cho miền Tây của tỉnh có lượng mưa lớn, tạo cho tỉnh Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước dồi dào rất thuận lợi cho việc canh tác trên các cánh đồng ruộng phân tán và đảm bảo cho đời sống sinh hoạt để xây dựng các khu căn cứ địa an toàn, bí mật trong chiến tranh.
Về giao thông, Thái Nguyên là điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Đường số 3 nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời từ Thái Nguyên theo Đường số 3 lên Bắc Kạn, Cao Bằng là tới Biên giới Việt -Trung. Đường 1B từ thành phố Thái Nguyên qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên Lạng Sơn.
Đường liên tỉnh 13A bắt đầu từ Phú Lương qua Đại Từ, Đèo Khế sang tỉnh
22
Tuyên Quang. Hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên đã góp phần quan trọng đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, nhất là trong điều kiện xảy ra chiến sự cũng như trong quá trình xây dựng hậu phương, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.
2.1.2. Văn hóa, xã hội và truyền thống lịch sử
Thái Nguyên có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là
dân tộc Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa. Các dân tộc thiểu số sống rải rác ở khắp các địa bàn trong tỉnh.
Mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, bản sắc văn hóa riêng rất phong phú và đa dạng. Song tất cả đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một thể thống nhất và
chung sống trên cùng một lãnh thổ.
Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống văn hoá lâu đời và
có truyền thống hiếu học, tôn sư, trọng đạo. Trong lịch sử, Thái Nguyên có nhiều người đỗ tiến sĩ, trong đó tiêu biểu là các danh nhân Nguyễn Cầu, quê ở Phổ Yên, đỗ tiến sĩ năm 1463, được truy phong chức Khâm sai đại thần, chỉ
huy sứ thị vệ long quân Cẩn hầu, Chính đô đốc đức bác quận công; Đỗ Cận, người xã Thống Thượng (nay là xã Minh Đức) huyện Phổ Yên, đỗ tiến sĩ năm 1478; Phạm Nhĩ quê ở huyện Đồng Hỷ, đỗ tiến sĩ năm 1493, được bổ nhiệm làm tới chức Phủ doãn phủ Phụng thiên; Đàm Sâm, quê ở Văn Lãng, Đại Từ, đỗ tiến sĩ năm 1511. Trong đó Đỗ Cận, Đàm Sâm đã làm quan tới chức Thượng thư.[2, tr.22].
Là trung tâm của vùng chiến lược phía bắc sông Hồng, nên trong lịch sử
lâu dài của dân tộc, Thái Nguyên thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang. Từ xa xưa, ông cha ta đã từng coi Thái Nguyên là phên giậu phía bắc của kinh thành Thăng Long, là điểm xuất phát triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vì vậy, nhân dân các dân tộc Thái
23
Nguyên đã sớm xây dựng cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên cường trước họa ngoại xâm và bất công xã hội.
Trong những năm đầu thế kỉ XX, nhân dân Thái Nguyên nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp như cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Hích (Võ Nhai), công nhân than Phấn Mễ (Phú Lương). Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tù chính trị đang bị giam giữ và các tầng lớp nhân dân Thái Nguyên do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo nổ ra đêm 30 rạng ngày 31-8-1917 tại tỉnh lị Thái Nguyên.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hệ thống tổ chức của Đảng ngày càng được củng cố, phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Tại Thái Nguyên, tháng 9-1936 cơ sở Đảng đầu tiên đã ra đời tại xã La Bằng, huyện Đại Từ. Từ khi có cơ sở Đảng ra đời, phong trào cách mạng ở tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ.
Từ nửa cuối năm 1938 đến nửa đầu năm 1939, các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng cách mạng của tỉnh Thái Nguyên được củng cố và phát triển ở Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ. Sau đó, các tổ chức Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, các đội tự vệ cũng lần lượt ra đời và hoạt động sôi nổi khắp nơi. Thái Nguyên trở thành một trung tâm cách mạng quan trọng của cả nước; nơi ra đời và là địa bàn hoạt động chủ yếu của Trung đội Cứu quốc quân II; hai huyện Phú Bình, Phổ Yên được Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kì chọn làm An toàn khu II của Trung ương trong những năm 1943-1945. Có thể nói, từ năm 1936 đến đầu năm 1945 là quá trình vận động cách mạng, chuẩn bị mọi điều kiện cho Thái Nguyên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Tháng Tám năm 1945, hòa chung với phong trào cách mạng trong cả
nước, chiều ngày 20-8-1945, Thái Nguyên đã tổ chức một cuộc mít tinh tại sân vận động thị xã. Võ Nguyên Giáp thay mặt Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, tuyên bố xoá bỏ chính quyền của Nhật và tay sai, thành lập chính quyền nhân
24
dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện các chính sách của Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh do Lê Trung Đình làm Chủ tịch đã ra mắt quần chúng nhân dân, đánh dấu sự
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên [23, tr.128].
Ngày 25-8-1945, Thái Nguyên hoàn toàn giải phóng, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã lật đổ được ách thống trị thực dân, phong kiến, giành quyền độc lập tự do.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 ở Thái Nguyên là một thực tế sinh động phản ánh đường lối cách mạng đúng đắn, sáng suốt của Đảng, nghệ thuật vận động cách mạng và tổ chức lãnh đạo chớp thời cơ mau lẹ của các tổ chức cơ sở Đảng và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên quyết tâm bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, cùng cả nước chuẩn bị
lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra không lâu sau đó.
2.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về nền độc lập của nhân dân Việt Nam.
Nhà nước cách mạng non trẻ vừa mới ra đời đã đứng trước những thách thức tưởng chừng khó vượt qua của thù trong, giặc ngoài và những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,... mà chế độ thực dân phong kiến để lại.
Vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng Cộng sản Đông Dương từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, đứng trước tình thế
25
phức tạp, buộc Đảng lại phải rút vào hoạt động bí mật (dưới hình thức tuyên bố “Tự ý giải tán” từ ngày 11-11-1945), nhưng vẫn duy trì phương thức lãnh đạo “khôn khéo”, “kín đáo”. Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải có
hình thức ban hành nghị quyết phù hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ.
Đặc biệt, ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra bản chỉ thị quan trọng “Kháng chiến, kiến quốc”. Chỉ thị là tuyên bố quan trọng của Đảng trong việc giải quyết tình hình đất nước và đề ra những nhiệm vụ mới, xác định nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt và những chính sách lớn để chỉ đạo hành động của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh nhằm giữ vững quyền độc lập tự do, bảo vệ chế độ mới.
Bản Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình thế giới và
trong nước, đánh giá thái độ âm mưu của các thế lực đế quốc đối với cách mạng Đông Dương, trong đó xác định: Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì Việt Nam chưa hoàn toàn được độc lập. Khẩu hiệu vẫn là: “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”. Kẻ thù chính của Việt Nam lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”
[162; 27-28].
Chỉ thị đề ra những nhiệm vụ cấp bách, song rất cơ bản của nhân dân ta lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền, “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Muốn hoàn thành các nhiệm vụ đó, Đảng phải tăng cường và
mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc, xây dựng và củng cố
đất nước về mọi mặt. Chỉ thị vạch ra những biện pháp toàn diện và cơ bản để thực hiện:
26
Về chính trị, tăng cường khối đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng đất nước, củng cố chính quyền nhân dân bằng cách kiên quyết trừng trị bọn phản quốc, tiến hành tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp; có thể cải tổ chính phủ trước khi bầu cử; sửa đổi cách làm việc của chính quyền nhân dân địa phương.
Về quân sự, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích cùng với phương pháp bất hợp tác triệt để của nhân dân ở vùng địch chiếm đóng, mở rộng chiến tranh du kích ở Campuchia và phát triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào.
Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”, phương châm là “làm cho nước mình ít kẻ thù và
nhiều bạn đồng minh hơn hết” và “muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”. Đối với Trung Hoa Dân quốc thì chủ trương Hoa - Việt thân thiện; đối với Pháp thì độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế.
Về kinh tế và tài chính, mở lại các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Thực hiện khuyến nông, sửa chữa đê điều, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chống nạn đói theo khẩu hiệu
“Tấc đất tấc vàng”, “Nhường cơm sẻ áo”, “Công việc cứu đói cũng cần như việc đánh giặc”.
Về văn hoá, tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy nhồi nhét, cổ động văn hoá cứu quốc, kiến thiết nền văn hoá mới theo nguyên tắc: khoa học hoá, đại chúng hoá, dân tộc hoá.
27
Về Đảng và Mặt trận Việt Minh, phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật và
công khai của Đảng, trong đó coi hoạt động bí mật là gốc. Tích cực phát triển đảng viên, chú trọng các cơ sở trong xí nghiệp. Mở rộng các tổ chức nghiên cứu chủ nghĩa Mác; giữ sinh hoạt Đảng đều đặn; thành lập đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và các đoàn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội. Thống nhất các tổ chức cứu quốc trên toàn xứ và
toàn quốc; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập các đoàn thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Việt Minh; củng cố
quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt Nam - Lào - Campuchia chống Pháp xâm lược.
Các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ được khái quát thành khẩu hiệu chiến lược: “Kháng chiến và kiến quốc”. Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” là cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân trước tình hình mới.
Nó phản ánh một quy luật tất yếu của cách mạng Việt Nam sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám là xây dựng chế độ mới phải đi đôi với bảo vệ chế độ mới.
Phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, ta phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kháng chiến bảo vệ thành quả cách mạng, giữ
vững nền độc lập, tự do vừa giành được. Muốn kháng chiến thắng lợi, phải xây dựng căn cứ địa - hậu phương vững mạnh. Trong hoàn cảnh ta phải tiến hành một cuộc kháng chiến không cân sức với địch, thì điều đó càng bức xúc hơn bao giờ hết. Kiến quốc xây dựng chế độ mới về mọi mặt, thực sự đưa lại quyền lợi cho nhân dân là phát huy thành quả cách mạng đồng thời cũng tạo dựng căn cứ địa - hậu phương vững mạnh làm cơ sở giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến.
Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc là con đường đấu tranh giữ vững chính quyền, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo nên sức mạnh vượt