Chương 3 CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG
3.1. Thái Nguyên tham gia góp phần trong cuộc phản công Thu - Đông 1947
3.1.3. Góp phần đánh bại cuộc hành quân Lê-a và Xanh-tuya (Ceinture) của thực dân Pháp
Trước cuộc tấn công ồ ạt của quân Pháp lên Căn cứ địa Việt Bắc, ngày 8-10-1947, từ ATK Định Hoá, Bộ Tổng chỉ huy ra Nhật lệnh và Quân lệnh
63
chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể cho bộ đội, dân quân, du kích, tự vệ chiến đấu và Uỷ ban Kháng chiến các cấp cùng toàn thể nhân dân. Ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Sau khi biểu dương tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Bắc, vạch rõ chỗ mạnh chỗ yếu của Pháp, bản Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhấn mạnh: Cuộc tấn công này của quân Pháp không chứng tỏ chúng mạnh, có đủ sức đánh ta ở khắp các mặt trận mà chứng tỏ chúng yếu, phải mạo hiểm, nhiệm vụ của quân và dân ta phải làm cho thực dân Pháp thiệt hại nặng nề để không thể gượng lại được.
Thực hiện Nhật lệnh và Quân lệnh của Bộ Tổng chỉ huy, Chỉ thị của Trung ương và thư kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, nhân dân và
các lực lượng vũ trang tỉnh Thái Nguyên nhanh chóng ổn định tư tưởng, tổ chức, khẩn trương làm công tác chuẩn bị kháng chiến, sẵn sàng đánh bại các cuộc tấn công của quân Pháp vào địa bàn tỉnh. Việc quân Pháp nhảy dù chiếm đóng Bắc Kạn và tấn công theo hai đường thuỷ, bộ hình thành hai gọng kìm bao vây Việt Bắc từ hai phía Tây - Tây Bắc và Đông - Đông Bắc đã đặt tỉnh Thái Nguyên ở vào tình thế bị bao vây, uy hiếp từ nhiều phía. Ở phía Bắc, ngay sau khi quân Pháp nhảy dù đánh chiếm thị trấn Chợ Mới, quân Pháp đã
cho một bộ phận tấn công sang chiếm đóng cầu Ổ Gà nằm giáp địa bàn huyện Phú Lương. Hằng ngày, từ các vị trí chiếm đóng ở thị trấn Chợ Mới và cầu Ổ Gà, quân Pháp liên tiếp sục sạo, càn quét, đốt phá, cướp bóc của cải, giết hại nhân dân và thăm dò lực lượng kháng chiến ở các xóm, xã của huyện Phú
Lương, giáp với thị trấn Chợ Mới. Ngày 13-10-1947, Pháp cho một đại đội tấn công vào bản Luồng, ngày 21-10, chúng cho một tiểu đội càn vào thôn Thập Phát.
Ngày 07-11, từ thị trấn Chợ Mới, quân Pháp cho 3 xe ô tô Cam-nhông chở quân lính càn xuống tận suối Bến, giáp xã Yên Trạch (huyện Phú Lương).
64
Cùng thời gian đó, “Pháp tăng cường cho máy bay ném bom, bắn phá dọc hai bên Đường số 3 từ cầu Đa Phúc lên thị trấn Chợ Mới, có tính chất dọn đường cho quân nhảy dù hơn là phá hoại các cơ quan kháng chiến của ta” [115, tr.37].
Sau khi có chủ trương của Tỉnh uỷ và mệnh lệnh của Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan quân sự các cấp từ tỉnh xuống huyện, xã nhanh chóng được củng cố, kiện toàn. Các đơn vị du kích tập trung làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu, được biên chế đủ quân số. Lực lượng dân quân, du kích, tự vệ phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Các đơn vị chủ lực của tỉnh, của Chiến khu I, của Bộ bố trí lại lực lượng cho phù hợp với đặc điểm tình hình, diễn biến của chiến sự, hầm, hào giao thông, công sự chiến đấu được củng cố, xây dựng thêm. Ban Chỉ huy Tỉnh đội đã chỉ đạo các Ban Chỉ huy huyện đội lựa chọn cán bộ, chiến sĩ dân quân, du kích ở cơ sở xây dựng mỗi huyện được một trung đội du kích tập trung, biên chế 35 cán bộ, chiến sĩ, thoát li sản xuất, do Ủy ban Kháng chiến Hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã trợ cấp nuôi dưỡng và trang bị vũ khí. Các trung đội này làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có thể độc lập hoặc phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực trên địa bàn từng huyện. Lực lượng dân quân, du kích được phát triển rộng rãi, nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”
của Bộ Tổng chỉ huy, Trung đoàn 121 (Thái Nguyên - Phúc Yên) do Mã Thành Kính - Ủy viên Quân sự Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên, làm Trung đoàn trưởng bố trí một tiểu đoàn tập trung làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu từ Nam thị xã Thái Nguyên đến Phúc Yên, còn lại phân tán 5 đại đội độc lập về các huyện Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ để vừa hỗ trợ cho phong trào chiến tranh du kích ở địa phương, xây dựng, huấn luyện, dìu dắt dân quân, du kích, vừa sẵn sàng
65
chiến bảo vệ địa bàn đứng chân, bảo vệ trục di chuyển của các cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có nhiều đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ
và Chiến khu đứng chân làm nhiệm vụ chiến đấu. Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã nhường cơm, sẻ áo, tích cực đóng góp, ủng hộ nhiều lương thực, thực phẩm ủng hộ bộ đội. Lực lượng dân quân, du kích giúp đỡ bộ đội đào hầm, hào, công sự chiến đấu.
Cùng với việc xây dựng, phát triển lực lượng dân quân, du kích rộng khắp, công tác phá hoại, tiêu thổ kháng chiến và tản cư cũng được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan chỉ huy dân quân các cấp trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Nhân dân và dân quân du kích huyện Đồng Hỷ tập trung phá hoại các tuyến đường từ thị xã Thái Nguyên đi Võ Nhai, làng Hít và đập Thác Huống; huyện Phú Bình đã đào đất, đắp ụ cản xe cơ giới của quân Pháp trên đê sông Máng; huyện Phổ Yên triển khai phá hoại triệt để các đường Sơn Cốt - Phúc Thuận, Phúc Thuận - Đèo Nhe; huyện Định Hoá tập trung phá đường đoạn Km 31 - Quán Vuông - Chợ Chu... Các cầu lớn như Gia Bảy (thị xã Thái Nguyên), Giang Tiên (Phú Lương), Huy Ngạc (Đại Từ), trước đây do nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá nên ta chưa phá, nhưng từ khi quân Pháp mở cuộc tấn công, Tỉnh đội đã kịp thời huy động lực lượng dân quân, du kích phá sập tất cả các cầu này.
Bên cạnh việc phá hoại, tiêu thổ kháng chiến và tản cư thực hiện vườn không nhà trống, nhân dân và dân quân, du kích Thái Nguyên đã hăng hái tự
tạo vũ khí đánh giặc, làm hàng vạn cây chông tre, nứa vót nhọn dài 1,5m đến 2m cắm khắp các cánh đồng, bãi trống, đồi trọc để phòng chống quân Pháp nhảy dù.
Để đảm bảo sửa chữa và sản xuất vũ khí đáp ứng cho nhu cầu chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ xưởng quân giới của Tỉnh đội ở các xã An Khánh, Cù Vân
66
(Đại Từ) vào tận các hang ở núi Hồng để lấy phân dơi mang về chế thành thuộc nổ, tìm và phá bom điếc để lấy thuốc nổ về chế tạo lựu đạn, mìn, địa lôi. Nhân dân đã thu nhặt hàng chục tấn lưỡi cày, diệp cày hỏng, chảo gang vỡ để cung cấp cho xưởng quân giới của Tỉnh đội làm vỏ đạn, mìn [24, tr.307].
Một trong những việc làm có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân và lực lượng vũ trang Thái Nguyên trong thời gian gian này là đã bảo vệ và dẫn đường cho các cơ quan đầu não kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị
lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ, quân đội di chuyển từ ATK Định Hoá
sang ATK Võ Nhai và ngược lại được an toàn tuyệt đối.
Sau gần một tháng rưỡi tung quân lên Việt Bắc, ngoài việc đốt phá được một số kho tàng của lực lượng kháng chiến chưa di chuyển kịp và chiếm đóng một vài nơi, quân Pháp đã không thực hiện được những mục tiêu cơ bản của cuộc tấn công. Chiếc ô chụp xuống Việt Bắc bị thủng nhiều mảng lớn, kế
hoạch Lê-a phá sản, quân Pháp phải chuyển sang bước mới.
Sau khi cuộc hành quân Lê-a càn quét vùng Bắc và Tây bắc Việt Bắc không đạt được mục tiêu đề ra, Bộ chỉ huy Pháp buộc phải quyết định rút lui, chỉ chiếm giữ một số nơi. Quân Pháp phán đoán lực lượng bộ đội chủ lực của Việt Minh có từ 20 đến 25 tiểu đoàn đóng ở vùng núi Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên), Yên Thế (Bắc Giang), lưu vực sông Đáy và phía tây Tam Đảo; các cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Minh đóng ở vùng núi đá Võ Nhai (Thái Nguyên). Bởi vậy, kết hợp với việc rút lui, Bộ chỉ huy Pháp quyết định sử dụng Trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 5 (5e RTM) và một trung đoàn do trung tá Cô-xtơ chỉ huy, cùng các lực lượng đã tham gia kế hoạch Lê-a càn quét khu tứ giác Tuyên Quang - Thái Nguyên - Việt Trì - Phủ Lạng Thương, trong một phạm vi rộng hơn 8000 km2. Kế hoạch này mang tên Xanh-tuya (Ceinture - vành đai) nhằm tiếp tục “lùng bắt kỳ được cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bằng được chủ lực Việt Minh, phá tan căn cứ địa”.
67
Ngày 19-11-1947, cánh quân Cô-xtơ bắt đầu xuất phát. Ngày 20-11, cuộc hành quân Xanh-tuya của Pháp bắt đầu. Ngày 21-11, từ Bắc Kạn, Bô-phrê (Baufré) tập kết quân xuống Chợ Mới. Đoàn xe 16 chiếc chở khoảng 100 sĩ quan và binh lính Pháp bị phục kích ở Khuổi Cươm, Khuổi Tao chết 29 tên, bị thương 30 tên, khi đến xã Yên Đĩnh lại bị đánh thương vong gần hết. Cùng ngày, du kích Chợ Chu diệt 12 lính Pháp. Quân Pháp đốt phá Chợ Mới rồi chia nhiều ngả, cắt đường rừng bí mật rút về tập trung ở Km 31 ngã ba đường Thái Nguyên - Chợ Mới - Chợ Chu.
Tại Tuyên Quang, binh đoàn Commynan rút khỏi thị xã Tuyên Quang theo đường thuỷ về Bình Ca và theo đường bộ sang Sơn Dương nhằm uy hiếp đường liên tỉnh Tuyên Quang - Thái Nguyên, hỗ trợ cho quân Bô-phrê (Baufré) từ phía Bắc rút về. Tại Bắc Kạn, quân Pháp rút khỏi một số vị trí, tập trung lực lượng về Chợ Mới. Tại thị trấn Chợ Mới, Pháp hành quân nghi binh từ thị trấn Chợ Mới lên thị xã Bắc Kạn và phao tin sẽ rút quân qua thị xã Bắc Kạn lên Cao Bằng để đánh lừa lực lượng kháng chiến; một số đơn vị bộ đội chủ lực từ Định Hoá lên Bắc Kạn chặn đánh quân Pháp. Đêm 24-11-1947, từ Chợ Mới khoảng 1.500 sĩ quan và binh lính Pháp, bí mật hành quân theo Đường số 3 xuống Km 31, rẽ sang đường đi Chợ Chu (Định Hoá), lên chiếm đóng Phố Ngữ và
Quán Vuông. Sáng hôm sau, từ Phố Ngữ và Quán Vuông, quân Pháp toả ra bao vây, càn quét, lùng bắt cán bộ, giết hại dân thường, cướp phá tài sản của nhân dân trong vùng.
Ngày 25-11, từ Quán Vuông quân Pháp hành quân, càn quét lên chiếm đóng thị trấn Chợ Chu và làm sân bay dã chiến ở cánh đồng Chợ Chu. Cùng ngày 25-11, từ thị trấn Chợ Mới, quân Pháp theo đường mòn qua Đồng Danh, làng Muồng càn vào các xã Tân Dương, Tân Thịnh ở phía Bắc huyện Định Hoá.
68
Ngày 26-11-1947, tại huyện Võ Nhai, Pháp cho máy bay ném bom, bắn phá và cho khoảng 500 quân nhảy dù xuống chiếm đóng thị trấn La Hiên, khoảng 200 quân dù xuống đánh chiếm xã Tràng Xá. Tại huyện Đại Từ, Pháp huy động máy bay thả 400 quân dù xuống đánh chiếm làng Ngò (xã An Khánh) và khu Ba Gò (xã Cù Vân). Như vậy, tính đến chiều 26-11-1947, trên địa bàn các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên đã có
khoảng 2.600 quân Pháp chiếm đóng (Định Hoá 1.500 tên, Võ Nhai 700 tên, Đại Từ 400 tên) [115, tr.38].
Sau khi chạm đất, những đội quân nhảy dù củng cố vị trí của chúng. Ở La Hiên, chúng đóng ở phố cạnh đồn La Hiên, đặt vọng gác ở xung quanh.
Tại Tràng Xá, Pháp đóng ở Son Giữa, làng Đồng Mỏ và làng Cầu Nhỏ. Ở Làng Ngò, Pháp đóng quân ở đình và ở khắp cánh đồng Làng Ngò Cù Vân.
Một mặt Pháp cho quân bố trí tại chỗ, một mặt cho quân đi tuần tiễu những vùng lân cận vị trí của chúng. Cuộc hành quân của Pháp với mục đich để bắt liên lạc với nhau và đồng thời tìm các cơ quan của ta, phá hoại nền kinh tế
Thái Nguyên (bắt trâu bò, đốt phá nhà cửa, thóc lúa).
Cùng thời gian trên, từ Cầu Đuống (Hà Nội), một binh đoàn bộ binh do Ghi-rô chỉ huy chia làm hai mũi: một mũi theo Đường số 3 qua cầu Đa Phúc lên đánh chiếm thôn Phù Lôi xã Thuận Thành, phố Thanh Xuyên xã Trung Thành, làng Sơn Cốt xã Đắc Sơn (huyện Phổ Yên); một mũi qua Phúc Yên, men theo sườn núi Tam Đảo lên đánh chiếm vùng Tây Nam huyện Đại Từ.
Với đợt tấn công mới này, hàng nghìn quân Pháp đã toả ra chiếm đóng 32 điểm trên địa bàn 7 huyện của tỉnh Thái Nguyên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Thái Nguyên đã trực tiếp đương đầu với cuộc hành binh Xanh-tuya của Pháp.
Đêm ngày 24-11-1947, từ thị trấn Chợ Mới, một trung đoàn quân Pháp bí
mật hành quân theo Đường số 3 xuống Km 31, rẽ theo đường Km 31 - Chợ Chu,
69
lên chiếm đóng Phố Ngữ (xã Phú Tiến) và Quán Vuông (xã Trung Hội). Ngày 25-11, từ các vị trí chiếm đóng ở Phố Ngữ và Quán Vuông, quân Pháp tỏa ra các vùng xung quanh, bao vây, càn quét, lùng bắt cán bộ, giết hại dân thường, cướp phá tài sản của nhân dân. Cùng thời gian trên, một tiểu đoàn bộ binh của Pháp từ thị trấn Chợ Mới, theo đường mòn qua Đồng Danh, Làng Muồng càn vào các xã
Tân Thịnh, Tân Dương ở vùng Đông Bắc huyện Định Hóa.
Trước khi quân Pháp mở cuộc tấn công, càn quét vào Định Hóa, do hoạt động nghi binh của quân Pháp ở thị trấn Chợ Mới, nên ta đã phán đoán sai âm mưu và hành động của của Pháp, cho rằng quân Pháp sẽ từ thị trấn Chợ Mới rút theo Đường số 3, qua thị xã Bắc Kạn lên Cao Bằng. Do vậy, Bộ Tổng chỉ huy đã
điều động một số tiểu đoàn bộ binh chủ lực (trong đó có Tiểu đoàn 103 ở Quảng Nạp, Tiểu đoàn 160 ở Chợ Chu) cơ động lên phía Bắc để chặn đánh quân Pháp hành quân từ Chợ Mới lên Bắc Kạn. Ngày 25-11-1947, quân Pháp từ các vị trí
chiếm đóng ở Phố Ngữ và Quán Vuông tỏa ra các vùng xung quanh càn quét, cướp phá thì bộ đội chủ lực của ta đã bỏ lỡ cơ đánh Pháp.
Ngày 26-11, từ các vị trí chiếm đóng ở phố Chợ Chu, một đại đội quân Pháp tấn công, càn quét vào Đồng Quằng (Phượng Vĩ Trung) - nơi có nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Tại một vị trí cách cổng nhà máy 200 mét, 5 cán bộ, chiến sĩ du kích xã Phượng Tiến phối hợp với cán bộ, chiến sĩ tự vệ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ chặn đánh quân Pháp rất quyết liệt, diệt 7 tên khiến chúng phải rút lui.
Cùng thời gian trên, từ Quáng Vuông một đại đội quân Pháp tấn công, càn quét sang khu vực xã Đồng Thịnh. Đây là địa bàn đứng chân của nhà
máy Quân giới A4 - một trong những nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ. Du kích xã Đồng Thịnh và tự vệ nhà máy Quân giới A4 phối hợp chặt chẽ, chặn đánh quân Pháp ở Khau Phao, Đồng Mòn, tiêu diệt và làm bị thương một số lính Pháp, buộc chúng phải rút về Quán Vuông.