1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP Thương mại và truyền thông doanh nhân Việt

65 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 223,26 KB

Nội dung

2. Mục đích nghiên cứu ¬Thứ nhất, hệ thống hóa lí thuyết về quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp nói chung. Thứ hai, nghiên cứu và phân tích hoạt động quản trị hàng tồn kho, đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty CPTM TT doanh nhân Việt từ năm 20132015 Thứ ba, đề xuất hướng giải quyết các vấn đề tồn tại trong quản trị hàng tồn kho tại công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: + Thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty. + Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới quản trị hàng tồn kho của công ty. Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: khóa luận được nghiên cứu tại công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt + Về mặt thời gian: giai đoạn 2013 2015 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đó là: + Dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của Công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt + Dữ liệu thứ cấp ngoài công ty như sách báo, giáo trình, các trang web có liên quan đến quản trị hàng tồn kho. Các phương pháp phân tích dữ liệu Các phương pháp sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, đồ thị, biểu đồ bảng biểu. Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: Là phương pháp sử dụng các sơ đồ, hình vẽ về đặc điểm, mô hình quản trị, các bảng biểu về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn của công ty. Thông qua các sơ đồ, bảng biểu sẽ giúp ta đánh giá được mối tương quan giữa các đại lượng để có thể đánh giá phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được. Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí... của các năm sau so với năm trước. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích được tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. Phương pháp phân tích cơ bản: Là phương pháp dựa trên nguồn dữ liệu đã có và sử dụng kết quả của những phương pháp khác để phân tích những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, công tác quản trị hàng tồn kho và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của công ty. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị hàng tồn kho của công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt Chương II: Thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt Chương III: Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Thương mại và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn cô Đặng Thu Trang em đã thực hiện đề tài"Quản trị hàng tồn kho tại Công ty CPTM & TT doanh nhân Việt "

Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn thực tập của em là cô Đặng Thu Trang Đồng thời, em cũng bày tỏ sự biết ơn các thầy, cô giáo trong khoa Tài chính ngân hàng, những người đã truyền đạt cho

em những kiến thức cơ bản về Quản trị kinh doanh nói chung và Quản trị doanh nghiệp nói riêng – đây là những nền tảng cơ bản giúp em thực hiện khóa luận

Em cũng chân thành cám ơn các cô chú trong Ban Giám đốc, các anh, chị phòng

Kế toán-Tài chính công ty CPTM & TT doanh nhân Việt đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song

do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em đạt kết quả tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty trong 3 năm 2013-2015

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPTM & TT

Doanh Nhân Việt trong 3 năm 2013 - 2015Bảng 2.3 Danh mục các sản phẩm tồn kho của công ty

Bảng 2.4

Bảng tóm tắt tình hình HTK tại công ty CPTM & TT doanh

nhânViệt trong giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.5 Bảng cơ cấu tỷ trọng thành phần trong lượng HTK của công ty

2103- 2015

Bảng 2.6 Bảng thống kê một số thành phần chính trong HTK năm 2015

của công ty CPTM & TT doanh nhân Việt

Bảng 2.7 Nhu cầu hàng tồn kho năm 2013-2015 của công ty CPTM & TT

doanh nhân ViệtBảng 2.8 Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày năm 2013, 2014, 2015Bảng 2.9 Chi phí đặt hàng cho một đơn hàng năm 2013, 2014, 2015Bảng 2.10 Tổng chi phí lưu kho năm 2013, 2014, 2015

Bảng 2.11 Chi phí lưu kho đơn vị năm 2013, 2014, 2015

Bảng 2.12 Lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tồn kho tối thiểu, khoảng

thời gian dự trữ tối ưu, điểm tái đặt hàng và số lượng đơn đặt

hàng tối ưu theo mô hình EOQBảng 2.13 Các chỉ số Tài chính cơ bản của Công ty CPTM & TT doanh

nhân Việt từ 2013- 2015Bảng 2.14 Hệ số quay vòng tồn kho của công ty

Bảng 2.15 Thời gian quay vòng tồn kho trung bình của công ty

Trang 3

Bảng 2.16 Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho của công ty CPTM & TT

doanh nhân ViệtBảng 2.17 Khả năng sinh lợi hàng tồn kho của công ty CPTM & TT

doanh nhân Việt

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.2 Mô hình chi phí theo EOQ

Hình 1.3 Mô hình điểm đặt hàng lại ROP

Hình 1.4 Mô hình lượng đặt hàng sản xuất POQ

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức công ty

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng thành phần tồn kho năm 2013- 2015

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPTM & TT Cổ phần thương mại và truyền thông

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hiện nay, Việt Nam đã gia nhập sâu rộng vào tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), đặc biệt là Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kí kết vào ngày 31/12/2015 làm cho môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước diễn ra hết sức sôi động với nhiều thời cơ, cơ hội và cả những thách thức nguy hiểm Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi phương thức quản lí để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu tối đa các chi phí để đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải giám sát từ khâu thu mua sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, gia tăng lợi nhuận

Đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói riêng, công tác quản lí hàng tồn kho là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt vì nó đảm bảo duy trì hợp lý lượng hàng tồn kho Công tác quản lí hàng tồnkho tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tồn kho, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho hàng tồn kho, giảm chi phí thuê mượn mặt bằng, đồng thời đảmbảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu giúp cho hoạt động sản xuất luôn được vận hành đúng tiến độ theo quy định

Hiện nay, công tác quản lí hàng tồn kho được đánh giá là một khâu rất quan trọng trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp nhưng đôi khi nó lại chưa thực sự được coi trọng, quan tâm đúng mực tại các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống an ninh – camera giám sát nói riêng Từ thực tế trên kết hợp quá trình thực tập tại công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt, tôi nhận thấy hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề Vì vậy, tôi đã chọn đề tài:

"Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP Thương mại và truyền thông doanh nhân

Việt " làm đề tài khóa luận của mình.

Trang 7

Thứ ba, đề xuất hướng giải quyết các vấn đề tồn tại trong quản trị hàng tồn kho tạicông ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty

+ Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới quản trị hàng tồn kho của công ty

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian: khóa luận được nghiên cứu tại công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt

+ Về mặt thời gian: giai đoạn 2013- 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu: Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đó là:

+ Dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của Công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt

+ Dữ liệu thứ cấp ngoài công ty như sách báo, giáo trình, các trang web có liên quan đến quản trị hàng tồn kho

* Các phương pháp phân tích dữ liệu

Các phương pháp sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, đồ thị, biểu đồ bảng biểu

- Phương pháp biểu đồ, bảng biểu:

Là phương pháp sử dụng các sơ đồ, hình vẽ về đặc điểm, mô hình quản trị, các bảngbiểu về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn của công ty Thông qua các sơ đồ, bảng biểu sẽ giúp ta đánh giá được mối tương quan giữa các đại lượng để có thể đánh giá phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được

- Phương pháp so sánh:

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Tiêu chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí của các năm sau so với năm trước Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết

Trang 8

luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm Sử dụng phương pháp này để phân tích được tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm.

- Phương pháp phân tích cơ bản:

Là phương pháp dựa trên nguồn dữ liệu đã có và sử dụng kết quả của những

phương pháp khác để phân tích những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, công tác quản trị hàng tồn kho và các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả công tác quản trị hàng tồn kho của công ty

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị hàng tồn kho của công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt

Chương II: Thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt

Chương III: Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hàngtồn kho của công ty CP thương mại và truyền thông doanh nhân Việt

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP

1 Một số khái niệm liên quan tới quản trị hàng tồn kho

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận của TSLĐ, chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 quy định hàng tồn kho là những tài sản:

− Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

− Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

− Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

(Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam (2001), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực số 02, Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC)

Tóm lại, hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ trong ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại,khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hìnhthành có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Để quản

lý tốt hàng tồn kho, tính đúng và tính đủ giá gốc hàng tồn kho phân loại và sắp xếphàng tồn kho theo những tiêu thức nhất định

 Thứ nhất, phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành Theo tiêu thứcphân loại này hàng tồn kho được chia thành:

- Hàng tồn kho được mua vào: bao gồm:

+ Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từcác nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 10

+ Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ cácnhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hànggiữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty

- Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sảnxuất, gia công tạo thành

- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: Như hàng tồn kho được nhập từliên doanh, liên kết, hàng tồn kho được biếu tặng

Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốchàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho theo nguồn hình thành.Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ổn định của nguồn hàng trongquá trình xay dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho

 Thứ hai, phân loại theo yêu cầu sử dụng Theo tiêu thức này hàng tồnkho được chia thành:

- Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồnkho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hànhbình thường

- Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữcao hơn mức dự trữ hợp lý

- Hàng tồn kho không cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặcmất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất

Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác địnhđối tượng cần lập dự phòng và mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập

 Thứ ba, phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụngcủa hàng tồn kho Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho đượcchia thành:

- Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: Là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ đểphục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bánthành phẩm, công cụ dụng cụ, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang

- Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữphục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hóa, thành phẩm

Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồngthời tạo điều kiện cho nhà quản trị xây dựng kế hoạch, dự toán thu mua, bảo quản

Trang 11

và dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo hàng tồn kho cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêuthụ với chi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

 Thứ tư, phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản:

- Hàng tồn kho trong doanh nghiêp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang đượcbảo quản tại doanh nghiệp

- Hàng tồn kho bên ngoải doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đangđược bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửibán, hàng đang đi đường

Cách phân loại này giúp cho việc phân định trách nhiệm vật chất liên quan đếnhàng tồn kho, làm cơ sở để hạch toán giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát trongquá trình bảo quản

1.1.3 Khái niệm quản trị hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là một công tác quản trị nhằm:

- Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trìnhbán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọnghàng hóa

- Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làmgiảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp

- Đảm bảo cho lượng vốn doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức

độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quảnhàng hóa

Quản trị hàng tồn kho là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tàichính doanh nghiệp

(Nguồn: PGS TS Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chínhdoanh nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội)

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho

Trang 12

 Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời

 Đảm báo có đủ hàng hóa thành phẩm để cung ứng ra thị trường

- Ý nghĩa :

 Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại vật tư, năng lượng đủ về số lượng, kịp về thờigian Đúng về quy cách phẩm chất, chất lượng

 Công ty thương mại cần phải có hàng hóa thì mới tồn tại được, chính vì vậy cần phải đảm bảo có đủ hàng hóa để cung ứng cho thị trường và xã hội

1.2 Nội dung, mô hình và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho 1.2.1 Nội dung quản trị hàng tồn kho:

1.2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ:

Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một

số yếu tố cơ bản sau:

- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh nghiệpthường bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ

- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường

- Thời gian vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp

- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liêu

- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm

- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Quản trị tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức quản lý các hoạt độngnhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào, đi ra khỏi doanh nghiệp Quản trịtồn kho phải trả lời được các câu hỏi:

+ Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất?

+ Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng

*Chi phí tồn kho:

- Chi phí đặt hàng: liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn đặt hàng: chiphí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh đoán Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt

Trang 13

hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua.

- Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản ): xuất hiện khi doanh nghiệp phải lưugiữ hàng để bán bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chiphí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hổng hànghóa, lãi vay…các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào hàng hóa mua vào Nếu khốilượng hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại

+ Chi phí mất uy tín với khách hàng: là một loại chi phí cơ hội và được xácđịnh căn cứ vào khoản thu nhập hàng dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trongtương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra

1.2.1.2 Quy trình quản trị hàng tồn kho

Quy trình quản trị hàng tồn kho gồm các bước sau:

• Nhận hàng: Đo lường và kiểm tra tình trạng, số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa hoặc nguyên liệu trước khi nhập kho theo hóa đơn hay phiếu giao hàng

• Dự trữ hàng: Thực hiện việc lưu giữ hàng hóa hay nguyên vật liệu an toàn, đúng phương pháp đảm bảo cả về số lượng và chất lượng

• Kiểm tra hàng: Kiểm tra hàng hóa hay nguyên liệu theo định kỳ hay đột xuất khi cần thiết nhằm đảm bảo hàng hóa luôn ở trong tình trạng tốt, không bị thất thoát và đồng thời đảm bảo các nguyên tắc và phương pháp khi kiểm tra theo Quy định của công ty

• Ghi sổ: Tiến hành ghi chép và quản lý dữ liệu liên quan đến toàn bộ các hàng hóa nhập hoặc xuất kho nhằm cập nhật thông tin để ra quyết định dự trữ hiệu quả

Trang 14

• Sắp xếp: Sắp xếp hàng hóa trong kho theo nguyên tắc và trật tự nhằm làm hấp dẫn khách hàng đồng thời tạo thuận tiện cho việc quan sát, kiểm kê, lấy hàng khi cần thiết.

• Đặt mua hàng: Xác định được số lượng dự trữ cần thiết sao cho khôngthừa, không thiếu và lập dự trù đặt mua hàng theo đúng thời điểm, đúng số lượng và đúng chủng loại

1.2.2 Một số mô hình quản trị hàng tồn kho

1.2.2.1 Mô hình lượng đặt hàng hiệu quả (EOQ)

Là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó đểtìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp

Hình 1.1: mô hình EOQ

mức tồn kho

Trang 15

chờ hàng

Mục tiêu của mô hình là tối thiểu hóa tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho Hai loại chi phí này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Cụ thể, khi số lượng sản phẩm trong mỗi lần đặt hàng tăng lên, số lần đặt hàng trong kỳ giảm, dẫn đến chi phí đặt hàng giảm trong khi chi phí lưu kho tăng lên Vì vậy, số lượng đặt hàng tối

ưu là kết quả của sự dung hòa giữa chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng

Mô hình EOQ được áp dụng dựa trên các giả thiết:

- Nhu cầu cả năm phải biết trước và không đổi

- Thời gian thực hiện đơn hàng biết trước và không đổi

- Lượng hàng đặt mua nhận ngay trong một chuyến hàng

- Chỉ tính chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho

- Sự thiếu hụt không xảy ra nếu đơn hàng thực hiện đúng lúc

- Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng

Có 2 loại chi phí biến đổi: chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ

* Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ

Chi phí đặt hàng = số lần đặt hàng trong năm * Chi phí đặt 1 đơn hàng

Số lần đặt hằng trong năm

Cđh =

Trong đó:

Cđh: Chi phí đặt hàng hàng năm

D: Nhu cầu hàng năm về hàng tồn kho

Q: Sản lượng cảu một đơn hàng

S: Chi phí dặt đơn hàng

Chi phí tồn trữ = Lượng hàng kho bình quân * Chi phí tồn trữ một đơn vi hàng tồn kho trong năm

Trang 16

Clk =

Trong đó:

Clk: Chi phí tồn trữ

Q: Sản lượng hàng của một đơn hàng

H: Chi phí tồn trữ 1 đơn vị hàng tồn kho

Để chi phí hàng tồn kho là thấp nhất  Cđh = Clk  = * H

 = Lượng đặt hàng tối ưu sẽ bằng  =

Tổng chi phí về tồn kho = Chi phí đặt hàng trong năm + Chi phí tồn trữ hàng tồn kho trong nămHay: TC = Cđh + Clk

<=> TC=

Hình 1.2 Mô hình chi phí theo EOQ

Chi phí

Trang 17

L: Thời gian vận chuyển 1 đơn hàng

d: Nhu cầu hàng ngày d =

D: Nhu cầu hàng năm

n: Số ngày làm việc trong năm

Hình 1.3 Mô hình điểm đặt hàng lại ROP

Khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng T =

Trang 18

• Ưu, nhược điểm của mô hình EOQ

* Ưu điểm: công cụ giúp xác định mức đặt hàng tối ưu => khoảng cách đặt hàng tối

ưu và mức dự trữ bình quân tối ưu

- Là một công thức kế toán xác định mà tại đó sự kết hợp của đơn hàng, chi phí vàchi phí hàng tồn kho thực là ít nhất, công thức đơn giản, dễ sử dụng

* Nhược điểm: mang tính lý thuyết và chỉ áp dụng khi có các điều kiện:

- Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi

- Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và

thời gian đó không đổi

- Lượng đặt hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và đượcthực hiện ở một thời điểm đã định trước

1.2.2.2 Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model)

Mô hình POQ được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến mộtcách liên tục, hàng được tích lũy dần trong một kỳ sau khi đơn hàng được ký kết,khi những sản phẩm vừa được sản xuất vừa được bán ra một cách đồng thời Trongnhững trường hợp như thế chúng ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày củanhà sản xuất và nhà cung ứng.

Trang 19

- Trong mô hình EOQ chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng Tuy nhiên cố trường hợp doanh nghiệp nhận hàng dần dần trong thời gian nhất định Trong trường hợp như thế chúng taphải tìm kiếm mô hình đặt hàng khác với EOQ.

- Trong mô hình POQ, cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác nhau duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến Bằng phương pháp giống như EOQ có thể tính được mức tồn kho tối đa

Mức tồn kho tối đa = Tổng số đơn vị hàng được – Tổng số hàng được sử cung ứng trong thời gian t dụng trong thời gian t

Trong đó:

Q: Sản lượng của đơn hàng

P: Mức độ sản xuất hàng ngày

t: Thời gian sản xuất đủ số lượng 1 ngày

d: Nhu cầu sử dụng hàng ngày

Q = P.t: Lượng cung ứng trong mỗi ngày

Trang 20

Hình 1.4 Mô hình lượng đặt hàng sản xuất POQ

• Ưu nhược điểm của mô hình POQ

- Ưu điểm: phù hợp với các doanh nghiệp tiếp nhận hàng từ nhà cung cấp trong một khoảng thời gian, thay vì tiếp nhận hàng tại cùng một thời điểm như trong mô hình EOQ Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp muốn nhận được hàng càng sớm càng tốt nên yêu cầu nhà cung cấp phải giao hàng ngay, nhưng do khối lượng hàng đặt mua lớn nên nhà cung cấp cần có thời gian để chuẩn bị như sản xuất sản phẩm, đóng gói sản phẩm, kiểm kê hàng hóa Vì vậy, việc giao nhận hàng dần dần mang lại lợi ích cho cả nhà cung cấp và doanh nghiệp

- Nhược điểm : dựa trên nhiều giả định khó đạt được trên thực tế như nhu cầu về hàng tồn kho của doanh nghiệp không thay đổi, thời gian chờ hàng không thay đổi, doanh nghiệp không được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp,…

1.2.2.3.Mô hình tồn kho bằng không (JIT – Just In Time inventory system)

Phương pháp này được gọi là phương pháp dự trữ đúng lúc Just In Time.Tức là mọi hàng hóa mua trong ngày sẽ được giao lập tức cho khách hàng, do vậy

sẽ không có gì cần phải để trong kho hàng hóa Để tránh tồn đọng hàng mà vẫn đảm

Trang 21

bảo sự vận chuyển nhẹ nhàng của hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất khi ápdụng hệ thống JIT thì bộ phận bán sẽ đưa ra tín hiệu để xác định hàng hóa cần bántrong thời gian tới, tín hiệu sẽ được truyền đến bộ phận phụ trách việc cung ứnghàng để đáp ứng yêu cầu Và như vậy các bộ phận sẽ đáp ứng được sự kéo của bộphận bán-bộ phận cuối cùng của hoạt động thương mại.

Có 3 yếu tố chủ yếu để thực hiện thành công hệ thống JIT:

- Một là, doanh nghiệp phải biết gắn liền với nhà cung cấp có quan hệ vớidoanh nghiệp bằng các hợp đồng dài hạn Bởi lẽ có 1 hệ thống JIT, một doanhnghiệp sẽ bị tổn hại nặng nề nếu sự cung cấp dừng đột ngột Các nhà cung cấp thiếutrách nhiệm cũng phải bị loại trừ

- Hai là, những nhà cung cấp được chọn phải sẵn sàng thực hiện việc cung cấpthường xuyên nhu cầu của doanh nghiệp dù là lượng hàng lớn hoặc nhỏ Ngườicung cấp phải sẵn sàng thực hiện việc cung cấp nhiều lần trong một ngày với sốlượng chính xác như yêu cầu của người mua thay cho việc cung cấp hàng tuần hayhàng tháng

- Ba là, doanh nghiệp phải triển khai hệ thống kiểm tra chất lượng hàng hóa

Do hàng hóa được tiêu thụ ngay nên chất lượng phải được đảm bảo ngay từ khâumua Bên cạnh việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, chính xác thì chất lượngnguyên vật liệu cũng phải đáp ứng yêu cầu

Bản chất của hệ thống JIT là một dòng sản phẩm đi qua hệ thống với lượngtồn kho nhỏ nhất và có xu hướng tiến sát mức đơn vị, tối ưu nhất là lượng tồn khobằng không

Ưu điểm: Đem lại một số lợi ích cho các doanh nghiệp như:

+ Tồn kho của nhiều loại nguyên vật liệu và thành phẩm giảm đáng kể, tiếtkiệm chi phí do không phải ứ đọng vốn, số tiền đầu tư hàng tồn kho cũng giảm do

đó có thể được sử dụng cho mục đích khác của doanh nghiệp

Trang 22

+ Giảm nhu cầu về mặt hàng, kho bãi dùng để chứa hàng tồn nay có thể dùngvào việc khác.

+ Có tính linh động cao trong phối hợp mua bán

+ Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.

a Chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

Chỉ tiêu hệ số quay vòng hàng tồn kho.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho =

Hệ số quay vòng hàng tồn kho cho biết trong một năm hàng tồn kho quay vòng baonhiêu lần Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, không bị ứ đọng vốn và ngược lại Tuy nhiên muốn đánh giá chính xác, doanh nghiệp phải so sánh hệ số này với hệ số chung bình của ngành vì hàng tồn kho mang tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ hệ số hàng tồn kho cao làtốt,hệ số quay vòng hàng tồn kho thấp là xấu Ví dụ, một nhà sản xuất rượu nho có

hệ số hàng tồn kho quá ngắn sẽ dẫn đến sản phảm chưa thích hợp để uống nhưng vớcông ty rau sạch thì hệ số tồn kho càng ngắn càng tốt Ngoài ra, trong một vài trường hợp, hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy lượng hàng dự trữ kho thấp , nếu như cầu thị trường tăng đợt ngột doanh nghiệp sẽ không có đủ cung ứng.Như vậy doanh nghiêp có thể bị mất đi doanh thu và khách hàng Hơn nữa, dự trữ

Trang 23

không đủ nguyên vậy liệu có thể làm giám đoạn hoạt động sản xuất khinh doanh, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình =

Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình cho biết cứ bao nhiêu ngày hàng tồn kho được quay vòng một lần

b Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho.

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho =

Hệ số này cho biết trung bình để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho Hệ số này càng thấp chứng tỏ hiệu quả vốn đầu

tư sử dụng cho hàng tồn kho càng cao

c Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của hàng tồn kho.

Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho =

Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đóng hàng tồn kho sẽ tạo được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho càng cao chứng tỏ hàng tồn khođược sử dụng càng hiệu quả

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho

1.3.1 Nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài

1.3.1.1 Nhân tố môi trường vĩ mô:

* Môi trường kinh tế: Các yếu tố của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát hay tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả của công tác quản trị hàng tồn kho.

+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Trong nền kinh tế có các giai đoạntăng trưởng kinh tế khác nhau ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của người dân từ đó tácđộng đến quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong điều kiện nền

Trang 24

kinh tế tăng trưởng cao tạo động lực cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanhnghiệp mình do vậy lượng đặt hàng tồn kho cũng tăng lên Ngược lại, khi nền kinh

tế trong tình trạng suy thoái làm giảm tiêu dùng, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm từ

đó doanh nghiêp buộc phải giảm lượng hàng sản xuất cũng như tồn kho

+ Lãi suất và xu hướng lãi suất: Khi lãi suất thấp thì việc tiếp cận nguồn vốncủa doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, khi đó doanh nghiệp chủ động trong việcđầu tư sản xuất kinh doanh và thu mua hàng tồn kho Và ngược lại, khi lãi suất cao,khó tiếp cận với các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính từ đódoanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mô, hạn chế đầu tư, hạn xuất kinh doanh, hạn chếlượng tồn kho

+ Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tácquản trị hàng tồn kho Khi lạm phát quá cao không khuyến khích tiết kiệm và ảnhhưởng tới đầu tư, sức mua của xã hội giảm sút Kéo theo đó là sự khan hiếm củahàng hóa và giá cả ngày càng tăng cao làm cho việc dự trữ hàng cũng trở nên khókhăn

* Môi trường chính sách pháp luật:

Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt độngkinh doanh cua các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quy định, các xu hướngngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực vàtrên toàn thế giới Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế,cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường v.v

* Môi trường văn hóa – xã hội:

Trong môi trường văn hóa – xã hội, các nhân tố nổi lên giữ vai trò đặc biệtquan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo Các nhân tố này được coi là "hàng ràochắn" các hoạt động giao dịch thương mại Thị hiếu và tập quán của người tiêudùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực

sự có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khóđược họ chấp nhận

Trang 25

* Môi trường tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thiên tai… những yếu tố này tác độngtrực tiếp đến hàng tồn kho trong doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến việc quản trịhàng trị hàng tồn kho

1.3.1.2 Nhân tố môi trường ngành:

* Nhu cầu thị trường:

Mục đích tồn kho nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là để đảm bảocung ứng bình thường, liên tục đáp ứng nhu cầu sản xuất Do vậy nhu cầu sản xuấtcủa thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng hàng tồn kho Cụ thể: nhu cầu thịtrường đối với hàng vật liệu xây dựng vào mùa khô và mùa mưa rất khác nhau nênmức tồn cũng phải tăng lên tác động rất lớn đến việc quản trị hàng tồn kho

* Khả năng cung cấp của các nhà cung cấp:

Nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, các nhà cung cấp có khảnăng cung ứng đều đặn, kịp thời theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp thìkhông cần đến tồn kho nhiều và ngược lại

* Hệ thống và chu kỳ vận chuyển:

Đây cũng là nhân tố cần tính đến khi xác định nhu cầu tồn kho nguyên vậtliệu Bởi lẽ nếu một doanh nghiệp nằm trong khu vực có điều kiện vận chuyển khóakhăn hiểm trở thì phải tính toán lượng hàng tồn kho như thế nào đó để hạn chế việc

đi lại, không thể vận chuyển mua bán thường xuyên như các doanh nghiệp khácđược Nếu không doanh nghiệp sẽ rất bị động trong hoạt động kinh doanh của mình

1.3.2 Nhân tố môi trường bên trong:

Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội tại trong một doanh nghiệp nhấtđịnh, trong thực tế doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố hoàn cảnh nội bộ của nó

- Sứ mệnh,mục tiêu,văn hóa kinh doanh: thực chất là tập trung chỉ làm sáng tỏmột vấn đề hết sức quan trọng: "công việc kinh doanh của công ty nhằm mục đích

Trang 26

gì?" Phạm vi của bản tuyên bố về sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, thịtrường khách hàng công nghệ và những triết lý khác mà công ty theo đuổi

- Quy mô, tiềm lực tài chính: Một công ty muốn đi vào hoạt động,phát triểncần phải có số vốn tối thiểu để tránh việc không có vốn để đầu tư, quay vòng vốn,…

- Quy mô, trình độ nguồn nhân lực: là khả năng lao động của xã hội, nguồnlực cho sự phát triển kinh tế của,…

- Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ: là các trang thiết bị sản xuất

- Thương hiệu, các lợi thế kinh doanh: Thương hiệu được đề cập qua nhiềukhía cạnh như xây dựng, đăng ký, quảng bá, phát triển, tranh chấp, sáp nhập…Tuy nhiên khái niệm thương hiệu cần hiểu như thế nào? “Thương hiệu được cảmnhận về một tổ chức hoặc sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức, được hình thànhbởi mọi trải nghiệm có liên quan đến tổ chức đó, khi chúng được tạo ấn tượng rõràng nhằm thiết lập một chỗ đứng riêng trong tâm trí khách hàng"

Trong bố cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cạnh tranh giữacác công ty ngày càng trở nên khốc liệt Cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chấtlượng và giá cả sản phẩm mà còn là cuộc chạy đua về hình ảnh Nếu công ty nàotạo được một hình ảnh đẹp về sản phẩm của mình trong ý nghĩ khách hàng thì đó

là một lợi thế chiến lược

1.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản trị hàng tồn kho

Các nghiên cứu về quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh trong nước cũng khá nhiều Các nhà nghiên cứu thường tập trung vàoquản trị hàng tồn kho một số mặt hàng của các doanh nghiệp Ta có thể tìm đọccác nghiên cứu của các nhà kinh tế và các luận văn chuyên đề của các sinh viênthuộc khối ngành kinh tế như:

- Luận văn “ Quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP đầu tư và phát triển ThốngNhất “- Lê Thị Huyền, sinh viên khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học ThươngMại

Đề tài này nói về tình hình quản trị hàng tồn kho của công ty CP đầu tư vàphát triển Thống Nhất Tác giả nêu lên chu trình quản lý hàng tồn kho và việc ápdụng mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ của công ty CP đầu tư và phát triểnThống Nhất Đồng thời, tác giả còn nêu ra các kết quả mà công ty đạt được,những hạn chế còn tồn tại và đề xuất các giải pháp Về phía doanh nghiệp và Về

Trang 27

phía Nhà nước nhằm nâng cao công tác quản trị hàng tồn kho của công ty CP đầu

tư và phát triển Thống Nhất

- Luận văn: " Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH

sản xuất và thương mại Nhật Dương “ - Đỗ Thu Hà, sinh viên chuyên ngành Tài

chính, Đại học Thăng Long

Đề tài xoay quay công tác quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH sản xuất

và thương mại Nhật Dương Tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý

hàng tồn kho của công ty, bao gồm: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho,

Phương pháp phân loại, đặc điểm hàng tồn kho và quy trình quản lý hàng tồn

kho của công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhật Dương Tác giả đã đánh giá

hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty qua các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu

đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho, chỉ tiêu

đánh giá khả năng sinh lượi của hàng tồn kho Cuối cùng tác giả nêu lên những ưu,

nhược điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho và đề xuất các giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH sản xuất và thương mại

Nhật Dương, đặc biệt là áp dụng các mô hình quản trị hàng tồn kho như mô hình

EOQ, POQ, QDM để tính lượng đặt hàng tối ưu cho công ty

Bài khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng quản trị hàng tồn kho,

việc áp dụng mô hình EOQ để tính lượng đặt hàng tối ưu và đề xuất các giải giáp

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty CPTM & TT doanh nhân

Việt

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN TM&TT DOANH NHÂN VIỆT

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần TM&TT doanh nhân Việt

2.1.1 Giới thiệu chung

- Tên đơn vị: Công ty cổ phần thương mại và truyền thong Doanh Nhân Việt

Tên giao dịch quốc tế : VIET BUSINESSMAN COMMUNICATIONS AND

TRADING JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: Viet D&T,JSC

[ C3 I dĩi’ Ị

Trang 28

- Địa chỉ: 81 Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội

Điện thoạị: 04.6269.3780 Fax: 04.6269.3780

Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

- Quá trình phát triển của công ty

+ Từ khi thành lập công ty kinh doanh, lắp đặt, thiết kế hệ thống đèn LED và cáclĩnh vực liên quan đến máy tính

+ Tháng 12/2012: Là công ty phân phối sản phẩm Vantech tại 28 tỉnh miền Bắc + Tháng 3/2013: công ty là đại diện phân phối độc quyền Abell tại Việt Nam2.2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty CPTM & TT Doanh Nhân Việt là Công ty tư vấn, thiết kế và ứng dụng các giải pháp công nghệ cao trên thế giới vào Việt Nam; là đại lý phân phối chính thức sản phẩm máy phát điện của hãng KIPOR, thiết bị cắt lọc sét của

hãng JISUNG SYSTECS INC và các sản phẩm của Tập đoàn TYCO Fire &

Security Mỹ – Tập đoàn quản lý nhiều Công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và nghiên cứu, phát triển Thiết bị An ninh nổi tiếng Thế giới: Hệ thống Camera quan sát, Hệ thống kiểm soát ra vào, Thiết bị bảo vệ, kiểm tra an ninh, kiểm soát cho Sân bay, Trung tâm thương mại, Nhà máy, Ngân hàng, Trường học, Bệnh viện, Văn phòng

Ngoài ra, Công ty thiết bị và giải pháp công nghệ quốc tế còn là đối tác quan trọngcủa nhiều công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực an ninh, kiểm tra, giám sát như: KERI SYSTEMS – Mỹ, PERMAX - Tây Ban Nha, KALATEL – Mỹ, HID –

Mỹ, Cardax - New Zealand, JVC (CCTV) –(JAPAN)Nhật Bản, SAMSUNG - Hàn Quốc; TOPICA - Đài Loan, AVTECH - Đài Loan, KIPOR – Trung

Quốc,HOCHIKI – Nhật Bản, NITTAN – Nhật Bản,LG-Hàn Quốc,LPI - Úc

2.2.1.2 Mô hình tổ chức của công ty

Trang 29

Bộ máy quản lý của công ty CPTM & TT Doanh Nhân Việt là bộ máy được xâydựng theo kiểu trực tuyến – chức năng Đây là kiểu cơ cấu phổ biến ở Công ty CP

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty

Giám đốc

(Nguồn:phòng nhân sự )

- Hội đồng quản trị: Gồm 3 thành viên:

Ông: Đặng Giáp Đào – Chủ Tịch

Bà: Đặng Thu Hiền - Ủy viên

Ông: Lê Văn Tiến - Thành viên

Với gần 40 chuyên gia, công ty CPTM & TT doanh nhân Việt có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và năng động trong công việc, có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự

án lớn, trong nhiều lĩnh vực khác nhau

2.1.3 Tình hình tài sản – vốn của công ty CPTM & TT DOANH NHÂN VIỆT

Phòng kĩ thuật

marketing

Trang 31

Bảng 2 1 Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty trong 3 năm 2013 - 2015.

%

Số tiền

Tỷ trọng

I Tiền và các khoản tương đương tiền 810,58 7,53 747.71 6,82 724,22 6,4 (62,87) ( 7,76) (23,48) (3,14)

II Các khoản phải thu ngắn hạn 2.325,66 21,61 4.126,79 37,66 4.287,66 37,97 1.80,13 77,45 160,87 3,9 III Hàng tồn kho 4.264,19 39,62 3.085,15 28,16 3.572,59 31,63 (1.179,045) (27,65) 487,44 15,8

IV Tài sản ngắn hạn khác 127,01 1,18 104,16 0.95 108,33 0,96 (22,85) (17,99) 4,18 4,01

B – TÀI SẢN DÀI HẠN 3.236,27 30,07 2.894,07 26,41 2.600,08 23,03 (342,19) (10,57) (293,99) (10,1)

I Tài sản cố định 2.750 25,55 2.500 22,82 2.250 19,93 (250) (9,09) (250) (10) III Tài sản dài hạn khác 486,26 4,52 394,07 3,6 350,08 3,1 (92,19) (18,96) (43,99) (11,16) NGUỒN VỐN 10.763,7

I Vốn chủ sở hữu 9.949,51 92,44 10.335,9

9 94,32 10.710,67 94,85 386,48 3,88 374,68 3,62

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10.000 92,9 10.000 91,27 10.000 88,56 0 0 0 0

2 LNST chưa phân phối (50,49) (0,47) 335,99 3,07 710,67 6,29 386,48 765,47 374,68 111,1

( Nguồn: phòng tài chính – kế toán )

Chỉ tiêu

Trang 32

- Nhận xét về tình hình biến động tài sản

Qua bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty trong 3 năm gần đây 2013 –

2015 ta thấy: tài sản của công ty biến động không ổn định, chủ yếu là tài sản ngắnhạn Trong đó, đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho có sự biếnđộng rõ rệt nhất

Hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và biến độngmạnh qua các năm: năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 21,61%; hàng tồnkho chiếm 39,6% , đến năm 2015 các khoản phải thu chiếm 37,97%, còn hàng tồnkho chiếm 31, 61% Tài sản có tính thanh khoản cao là tiền mặt và các khoản tươngđương tiền lại chiếm tỷ trọng thấp và đang giảm dần từ 2013 đến 2105: năm 2013 là7,53% đến năm 2015 chỉ còn 6,4%: năm 2014 giảm 7,76 % so với năm 2013, năm

2015 giảm 3,14% so với năm 2014 Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh củacông ty đạt hiệu quả chưa cao, lượng hàng hóa tồn kho nhiều; các khoản nợ củacông ty còn khá yếu kém Công ty cần có các chính sách và giải pháp kinh doanhphù hợp để cải thiện chất lượng hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh trongnhững năm tới

- Về kết cấu tài sản: Tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm tỷtrọng lớn : năm 2013 chiếm 69,93 %, năm 2014 là 73,59%, năm 2015 là 76,97% Tổng tài sản ngắn hạn tăng dần qua từng năm : năm 2014 là 8.063,8 triệu đồng tăng7,12% so với năm 2013 tương ứng tăng 536,35 triệu đồng Năm 2015, tổng tài sảnngắn hạn là 8.692,8 triệu đồng, tăng 7,8%, tương ứng tăng 629 triệu đồng so vớinăm 2014

- Tổng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu tài sản của công ty ởtừng năm, nhưng lại giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2014 là 2.894,07 triệu đồngchiếm tỷ trọng 26,4%, giảm 10,57% so với năm 2013, năm 2015 là 2.600,08 triệuđồng, giảm 10,1 % so với năm 2014 Trong đó , tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn

và đang giảm qua các năm: năm 2014 giảm 9,09% so với năm 2013, năm 2015giảm 10% so với 2014 ; còn các tài sản dài hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ cũngđang giảm qua các năm: năm 2103 chiếm 4,52% , đến năm 2015 chỉ chiếm 3,1%

Ngày đăng: 18/05/2016, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Trang web thuộc quyền sở hữu của công ty CPTM &amp; TT doanh nhân Việt http://cameramienbac.com.vn/ Link
1. Bộ Tài chính Việt Nam (2001), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực số 02, Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC Khác
2. PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội Khác
4. Lê Thị Xuân, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w