Trung nguyên và mô hình kinh doanh nhượng quyền
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
Trang 2MỤC LỤC
Tp Hồ Chí Minh 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tập đoàn quốc tế, nhất là những tập đoàn bán lẻ đã và đang bước vào thị trường Việt Nam bằng cửa ngõ kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại franchise, họ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam vì có riêng những kinh nghiệm và uy tín vốn có của mình Phương thức kinh doanh này bằng thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng nó không chỉ thuận lợi và cơ hội cho nền kinh tế nước nhà mà còn tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp trong nước Vì thế, trong xu hướng toàn cầu hóa, doanh nghiệp Trung Nguyên sẽ phải làm gì để giữ vững và phát triển thương hiệu của mình? 4
Trong khuôn khổ những kiến thức học được và tìm tòi qua nhiều nguồn, nhóm chúng em thực hiện một bài tiểu luận nhỏ với đề tài: “Trung nguyên và mô hình kinh doanh nhượng quyền” nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về hình thức kinh doanh đang trở nên phổ biến này để cung cấp cho bản thân những kiến thức cần có ở bộ môn Marketing nói riêng và ngành Thương mại nói chung .4
Đề tài của em gồm có 3 phần: 4
Chương 3: Giải pháp chiến lược 4
Trong khả năng có thể, cộng với việc hiểu biết còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn bài tiểu luận này sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét chân tình và những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và từ khoa để bài làm được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn! 4
Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại (Franchise) 5
1.1 Nguồn gốc 5
1.2 Khái niệm 6
1.3 Phân biệt 8
1.3.1 Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ 8
1.3.2 Nhượng quyền thương mại và hoạt động license 9
1.3.3 Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại 9
1.3.4 Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa 10
1.3.5 Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanh 10
1.4 Luật Nhượng quyền thương mại Việt Nam 11
1.4.1 Luật thương mại 11
1.4.2 Một số thuật ngữ về franchise 12
1.4.3 Nghị định 11 14
Trang 31.4.4 Dự thảo nghị định về NQTM 15
1 Thực trạng mô hình kinh doanh Franchise của Trung Nguyên: 16
2.1 Môi trường Kinh doanh: 16
2.1.1 Thế giới 16
2.1.2 Việt Nam 18
a Hoạt động nhượng quyền kinh doanh của các doanh nghiệp VN thời gian qua: 19
2.2 Mô hình kinh doanh nhượng quyền của Trung Nguyên: 21
3.1 Phân tích Swot: 26
3.2 Chiến lược phát triển: 28
TÀI TIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tập đoàn quốc tế, nhất là những tập đoàn bán lẻ đã và đang bước vào thị trường Việt Nam bằng cửa ngõ kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại franchise, họ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam vì có riêng những kinh nghiệm và uy tín vốn có của mình Phương thức kinh doanh này bằng thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng nó không chỉ thuận lợi và cơ hội cho nền kinh tế nước nhà mà còn tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp trong nước Vì thế, trong xu hướng toàn cầu hóa, doanh nghiệp Trung Nguyên sẽ phải làm gì để giữ vững và phát triển thương hiệu của mình?
Trong khuôn khổ những kiến thức học được và tìm tòi qua nhiều nguồn, nhóm chúng em thực hiện một bài tiểu luận nhỏ với đề tài: “Trung nguyên
và mô hình kinh doanh nhượng quyền” nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về hình thức kinh doanh đang trở nên phổ biến này để cung cấp cho bản thân những kiến thức cần có ở bộ môn Marketing nói riêng và ngành Thương mại nói chung
Đề tài của em gồm có 3 phần:
Chương 1: Tìm hiểu chung về nhượng quyền thương mại
Chương 2: Thực tiễn hoạt động Franchise của Trung Nguyên
Chương 3: Giải pháp chiến lược
Trong khả năng có thể, cộng với việc hiểu biết còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn bài tiểu luận này sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét chân tình và những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và từ khoa để bài làm được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn!
Trang 5Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại (Franchise)
1.1.Nguồn gốc
Thông thường khi tìm hiểu một vấn đề nào đó người ta thường hay đặt
ra câu hỏi: “nó bắt đầu khi nào, hay nó xuất hiện khi nào?” và nhượng quyền thương mại cũng vậy Tuy nhiên, thực sự ít người biết câu trả lời chính xác là
nó xuất hiện vào thời điểm nào
Nguồn gốc của nhượng quyền thương mại thực sự đã có từ hàng thế kỷ rồi Khi chính quyền La Mã cổ đại trong một nổ lực thu thuế đã cho phép một
số người “có quyền” đi làm thay nhiệm vụ này trong một khu vực địa lý được giao Những nhà thu thuế này được phép giữ lại một tỷ lệ trên số tiền mà họ thu được, và số còn lại thì giao lại cho chính quyền (hoàng đế la mã) Như vậy, mối quan hệ rất sớm, sơ khai đầu tiên về nhượng quyền, trao quyền đã được ghi nhận trong lịch sử mà sau này nó được mở rộng, phát triển thành kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại) được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình Trong suốt thời kỳ nội chiến, mô hình đầu tiên được phát triển khi Sewing Singer Machine sản xuất máy may thành lập một hệ thống phân phối trên toàn thế giới, từ thời gian đó, nhiều công ty mạnh dạn sử dụng franchise để xâm nhập những thị trường không thể vươn tới bởi vì chi phí cao và các nhân tố rủi ro liên quan đến việc mở rộng
Một thời kỳ mới của franchise bắt đầu năm 1950 (có thể gọi phát súng
là khởi nguồn cho nhượng quyền thương mại), khi Ray Kroc, một thương gia bán máy pha chế thức uống quyết định đến San Bernadino, bang California thăm một khách hàng vì vị khách này đã đặt mua tới 10 cái máy một lúc,
Trang 6trong khi một cửa hàng bình thường chi cần trang bị một cái, Kroc ngạc nhiên khi thấy một đoàn người xếp hàng chỉ đợi mua một chiếc bánh kẹp thịt được bán qua các ô cửa sổ, còn nhân viên phục vụ với tốc độ tất bật nhưng chuyên nghiệp Kroc nhận ra mô hình kinh doanh này thật hiệu quả, chi phí thấp và
đã thuyết phục hai anh em Dick McDonald và Mac McDonald là chủ cửa hiệu trên ký hợp đồng ủy quyền cho mình như một đại lý độc quyền dưới tên công
ty McDonald’s System mà sau đó đổi tên thành McDonald’s Corporation
Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm khi Thế Chiến II kết thúc, với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ
sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những
hệ thống kinh doanh theo phương thức này
Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa
Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
1.2.Khái niệm
Có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu về nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại liên quan đến ít nhất hai chủ thể: người phân phối biểu tượng hoặc thương hiệu và hệ thống doanh nghiệp gọi là chủ thương hiệu (franchisor), và người nhận quyền (franchisee), phải trả một khoản phí và thường là phí ban đầu cho cái quyền được kinh doanh dưới tên tuổi và hệ
Trang 7thống của chủ thương hiệu Hợp đồng kết hợp hai chủ thể gọi là “hợp đồng nhượng quyền thương mại”
Từ Franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ có nghĩa là “freedom” (sự
tự do) Franchise là một phương thức mở rộng mô hình kinh doanh, thương hiệu của doanh nghiệp đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu nhưng khi nhắc đến franchise thì người ta lại nghĩ ngay đến nước Mỹ Bởi trung bình tại Mỹ cứ 12ph lại có một doanh nghiệp nhượng quyền được thành lập
Còn tự điển của Viện Ngôn Ngữ học thì franchise là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công
ty tại một địa điểm nào đó nhất định Trong hình thức này được thực hiện bằng một hợp đồng mà chủ thương hiệu gọi là franchiser hay franchisor, còn bên nhận quyền là franchisee với cam kết thực hiện các yêu cầu của chủ thương hiệu
Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC) đã định nghĩ rằng:
"franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo
kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise"
Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005 , thì franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
Lâu nay, chúng ta thường hay bắt gặp cụm từ: franchise, franchising, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền kinh doanh, nhượng quyền thương hiệu Nhưng trước hết, có một đính chính nhỏ, nếu ai hay dùng cụm từ
"nhượng quyền thương hiệu" để chỉ hoạt động franchise (hay franchising) là chưa chính xác, bởi vì thương hiệu chỉ là một phần trong nội dung nhượng quyền
Tóm lại, có nhiều cách diễn giải về Franchise, nhưng chung quy lại thì Franchise là hình thức mà đối với chủ thương hiệu là mở rộng được quy mô của doanh nghiệp, còn với người nhận quyền kinh doanh thì được làm chủ một doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường, có đầy đủ sự giúp đỡ của chủ thương hiệu
Trang 81.3 Phân biệt
Trên thực tế, nhiều thương nhân khi muốn chọn lựa một mô hình kinh doanh phù hợp, đã nhầm lẫn nhượng quyền thương mại với các hình thức kinh doanh khác có một số đặc điểm tương đồng Khi so sánh nhượng quyền thương mại và một số hình thức kinh doanh khác theo pháp luật hiện hành, chúng ta nhận thấy có những khác biệt cơ bản như sau:
1.3.1 Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ
• Về tính chất: Nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh bằng một thỏa thuận cho phép thương nhân khác được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, quy trình kinh doanh, công nghệ…của bên nhượng quyền, còn chuyển giao công nghệ là hình thức chuyển giao quyền sử dụnghoặc quyền sở hữu công nghệ để ứng dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh
• Về phạm vi quyền lợi của Bên nhận quyền đối với đối tượng chuyển giao: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao
có quyền ứng dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ nhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ muốn Với nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng các công nghệ, quy trình kinh doanh để cung ứng các loại sản phẩm, dịch vụ có cùng chất lượng, mẫu mã và dưới nhãn hiệu hàng hóa do bên nhượng quyền quy định Bên nhận quyền trở thành thành viên trong mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền -điều mà trong hoạt động chuyển giao công nghệ không hình thành
• Về phạm vi đối tượng chuyển giao: Đối tượng của chuyển giao công nghệ là “chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua” Đối tượng chuyển giao của nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”, bao gồm các quy trình, cách thức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, quy trình quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế địa điểm kinh doanh…
• Vấn đề kiểm soát/hỗ trợ: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, về nguyên tắc, sau khi chuyển giao công nghệ xong, bên chuyển giao sẽ không còn nghĩa vụ hỗ trợ/hoặc kiểm soát thêm đối với bên nhận chuyển giao (trừ khi các bên thỏa thuận thêm những điều khoản phụ: thời hạn bảo hành, nhiệm vụ huấn luyện nhân viên sử dụng công nghệ chuyển giao) Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền vừa có quyền kiểm soát toàn diện&chi tiết, vừa có nghĩa vụ hỗ trợ đối với bên nhận quyền, nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền
Trang 91.3.2 Nhượng quyền thương mại và hoạt động license
• Thứ nhất, về đối tượng chuyển giao: nếu hoạt động license chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, thì trong nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao,
vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh…nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh Rõ ràng, đối tượng của nhượng quyền thương mại rộng và bao quát hơn so với hoạt động license
• Thứ hai, về mục đích của quá trình chuyển giao: trong hoạt động license, mục đích mà bên nhận li-xăng hướng tới là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm, còn trong nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận
• Thứ ba, sự hỗ trợ/ kiểm soát giữa các bên trong quá trình chuyển giao: với hoạt động license chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi bên chuyển giao chuyển nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao, còn trong nhượng quyền thương mại, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là toàn diện và liên tục Sự hỗ trợ này được quy định trong nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại
Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hoạt động license chỉ có quyền kiểm soát khi cần thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao (do đối tượng của hợp đồng license hẹp hơn đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại) Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động của bên nhận quyền (bằng hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất) Và, việc đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được luật định (đối
xử bình đẳng về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ…,nghĩa vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế, trang trí các địa điểm kinh doanh….), vấn đề này trong hoạt động license không bắt buộc thực hiện
1.3.3 Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại
Trong quan hệ đại lý thương mại, quyền sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền bán hàng thuộc về bên giao đại lý, bên đại lý chỉ bán sản phẩm để hưởng
Trang 10thù lao (làm vai trò trung gian giữa bên giao đại lý và bên thứ ba), tuy hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ được ký kết giữa đại lý và bên thứ ba, nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này lại ràng buộc bên giao đại lý
Đối với nhượng quyền thương mại, thì tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể hoàn toàn khác, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ thuộc bên nhận quyền, bên nhận quyền có quyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ ba Bên nhận quyền cũng là người trực tiếp xác lập quan
hệ thương mại với khác hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp
1.3.4 Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa
Trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa không bắt buộc phải chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp, quy trình kinh doanh, huấn luyện… cũng như không tồn tại nghĩa vụ kiểm soát/hỗ trợ kinh doanh toàn diện, chặt chẽ giữa các bên như nhượng quyền thương mại Như vậy, hai hoạt động thương mại này hoàn toàn khác biệt nhau về cả đặc điểm, đối tượng, phạm vi và tính chất chuyển giao
1.3.5 Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanh
So với nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh cũng có một số điểm chung: các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới, doanh nghiệp
đã kinh doanh thành công trên thị trường phải đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp vừa tham gia vào thị trường Tuy nhiên, hai hình thức kinh doanh này có những điểm khác biệt căn bản: sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh, vai trò hỗ trợ và kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền, khả năng giảm thiểu rủi ro đến mức tốt nhất trong giai đoạn khởi đầu và giai đoạn phát triển của quá trình kinh doanh đã tạo nên những ưu thế hoàn toàn khác biệt của nhượng quyền thương mại so với hợp tác kinh doanh
Trên đây là một số điểm phân tích của tác giả về sự khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và một số hình thức kinh doanh tương tự, để góp phần hỗ trợ các thương nhân khi lựa chọn, nắm bắt thời cơ kinh doanh trong giai đoạn đầu Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt ngày 01.01.2009, khi các rào cản về thương mại-dịch vụ được Chính phủ Việt Nam dỡ bỏ theo cam kết gia nhập WTO, các thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài tiếp tục xâm nhập mạnh
mẽ vào thị trường Việt Nam Trong hoàn cảnh đó, việc phân biệt rõ các loại hình kinh doanh trên sẽ giúp thương nhân chủ động, tự tin hơn khi đàm phán, kết hợp kinh doanh với các “đại gia” trong và ngoài nước, lựa chọn và tận
Trang 11dụng được thời cơ để phát triển, kiến tạo các thương hiệu Việt trên thị trường trong nước và toàn cầu.
1.4 Luật Nhượng quyền thương mại Việt Nam
1.4.1 Luật thương mại
Quốc hội đã thông qua Luật thương mại (năm 2005), trong đó đã xác định rõ, Franchise là nhượng quyền thương mại, là hoạt động thương mại (không phải là chuyển giao công nghệ như quy định hiện hành, điều này phù hợp với tập quán thương mại thế giới), theo đó Bên nhượng quyền cho phép
và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:
1.Theo cách thức tổ chức kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định
và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền
2.Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho Bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
Theo Luật thương mại (2005) có hiệu lực từ 01/01/2006 thì trước khi nhượng quyền thương mại, Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại Điều này nghĩa là, việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ về đúng nơi, phù hợp với bản chất của nó là Bộ Thương mại thay cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước đây, còn việc sử dụng license về nhãn hiệu hàng hóa cũng không còn bắt buộc phải đăng ký hợp đồng license như quy định hiện hành mà là tự nguyện của hai Bên (vấn đề này sẽ càng được làm rõ hơn trong Luật sở hữu trí tuệ mà Quốc hội sắp ban hành)
Các qui định về NQTM trong Luật thương mại mới gồm từ Điều 284 đến điều 291 Theo đó, NQTM được định nghĩa là việc bên nhận quyền sử
Trang 12dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền và phải trả một khoản phí.
Luật thương mại mới qui định một số quyền và nghĩa vụ tối thiểu của bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà các bên không thể không tuân thủ
Ví dụ, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền để bảo đảm rằng có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, bảo mật bí quyết và
bí mật thương mại Bên nhận quyền không thể nhượng quyền lại cho bên thứ
ba, nếu không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền và phải ngừng sử dụng quyền nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng
1.4.2 Một số thuật ngữ về franchise
Một số thuật ngữ về franchise (nhượng quyền thương mại) được định nghĩa bởi Luật Thương Mại năm 2005 và theo Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về họat động nhượng quyền thương mại
1 "Nhượng quyền thương mại": là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải được tiến hành theo cách thức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh
2 “Bên nhượng quyền”: là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp
3 “Bên nhận quyền”: là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp
4 “Bên nhượng quyền thứ cấp”: là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp
5 “Bên nhận quyền sơ cấp”: là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của khoản 3 Điều này trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp
6 “Bên nhận quyền thứ cấp”: là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp
Trang 137 “Quyền thương mại”: bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại
8 “Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại”: là công việc kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại
9 "Hợp đồng nhượng quyền thương mại": là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền Hợp đồng NQTM phải được lập bằng tiếng Việt, theo hình thức văn bản, hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài , ngôn ngữ của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận Hợp đồng NQTM có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
10 “Hợp đồng phát triển quyền thương mại”: là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định
11 “Quyền thương mại chung”: là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa
Trang 1412 “Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp”: là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.
Theo Luật Thương mại, “nhượng quyền” là NQTM Xét về yếu tố quyền được cấp phép, thuật ngữ trong Luật Thương mại sửa đổi có phạm vi tương đối rộng so với Nghị định 11
Mặc dù hoạt động Franchise đã thâm nhập Việt Nam gần 15 năm nhưng chỉ đến gần đây Chính phủ mới có Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ Trong đó, có đề cập đến hoạt động “cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại Thời hạn Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai Bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật” là “một trong những nội dung chuyển giao công nghệ” Như vậy, theo quy định đầu tiên và hiện hành của pháp luật Việt Nam thì hoạt động Franchise được gọi chính thức là cấp phép đặc quyền kinh doanh thuộc hoạt động chuyển giao công nghệ có đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa) nên có người gọi đây là nhượng quyền thương hiệu, Cũng theo quy định hiện hành, hoạt động nhượng quyền này vừa phải đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ (bắt buộc đăng ký: +khi chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam;+Từ Việt Nam ra nước ngoài;+Chuyển giao trong nước có gía trị từ 500.000.000 đồng trở lên, nếu dưới 500.000.000 đ thì tự nguyện đăng ký), vừa phải đăng ký (bắt buộc mới có hiệu lực) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng (Hợp đồng license) các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật về sở hữu công nghịêp mà cả 2 loại Hợp đồng này đều do cơ quan thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý Tuy nhiên, các quy định này hiện chưa điều chỉnh đến phí nhượng quyền (Franchise fee), phí
Trang 15lãnh thổ (territorial fee) và phí bản quyền (royalty fee) trong hoạt động Franchise là một hạn chế lớn cho các bên chuyển nhượng.
1.4.4 Dự thảo nghị định về NQTM.
Bộ thương mại đang dự thảo Nghị định về NQTM nhằm hướng dẫn thực hiện nhượng quyền mới trong Luật Thương mại Dự tính, dự thảo sẽ đựơc thông qua vào cuối năm nay
Dự thảo nghị định NQTM qui định : bên nhượng quyền phải họat động
ít nhất hai năm và hợp đồng nhượng quyền đăng ký với bộ KHCN, thời hạn tối thiểu là 5 năm Các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt trước thời hạn hoặc gia hạn hợp đồng nhượng quyền
Hợp đồng nhượng quyền được thực hiện trước ngày dự thảo Nghị định
có hiệu lực và phải được đăng ký với Bộ KHCN trong vòng 3 tháng, kể từ ngày nghị định có hiệu lực Trường hợp hợp đồng nhượng quyền liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá thì hợp đồng nhượng quyền phải được đăng ký với Cục Sở Hữu Trí tuệ Dự thảo Nghị định cũng có nhưng qui định nhằm bảo vệ, chông không công bằng và lừa đảo trong nhượng quyền; không hạn chế khoản phí nhượng quyền phải trao cho bên nhượng quyền