1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại và phân tích nhượng quyền Starbucks

14 970 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 27,9 KB

Nội dung

Tìm hiểu về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại Thực trang của nhượng quyền thương mại ở Việt Nam (tiềm năng và thách thức)Phân tích về Starbucks dựa trên 4 trụ cột và 9 nhân tố của mô hình kinh doanh: khu vực hoạt động, khu vực sản phẩm, khu vực khách hàng và khu vực tài chính

Trang 1

A Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại.

I Khái niệm

Nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều người, trong đó:

+ Bên nhận quyền được cấp quyền bán hoặc phân phối sản phẩm/ dịch

vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của bên nhượng quyền.

+ Hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền phải triệt để tuân thủ kế hoạch hay hệ thống tiếp thị gắn liền với nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng, tiêu chí quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của bên nhượng quyền.

+ Bên nhận quyền có nghĩa vụ trả một khoản phí, trực tiếp hoặc gián tiếp, gọi là phí nhượng quyền thương mại

 Nhượng quyền thương mại là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi

là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó

từ doanh thu hay lợi nhuận

 Bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó; còn bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao Các tài sản hữu hình và vô hình khác, như quảng cáo, tập huấn quốc tế và quốc nội cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác nói chung được bên nhượng quyền thực hiện, và trên thực tế có thể được bên nhượng quyền yêu cầu, nói chung là đòi hỏi sổ sách kế toán phải được kiểm toán và buộc bên nhận nhượng quyền và/hoặc các đại lý phải chấp nhận việc kiểm tra định

kỳ và đột xuất Nếu không đạt qua các đợt kiểm tra này thì các quyền trong nhượng quyền kinh doanh có thể không được gia hạn hay bị hủy bỏ

 Hệ thống kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và nội dung cũng như đảm bảo với người tiêu dùng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống đó

 Có thể hiểu kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được tự mình tiến hành

Trang 2

việc mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định đã đề ra và bên nhận tuân theo, phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí

II Bản chất

 Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên cùng một thương hiệu cho bên nhận quyền”

 Nhượng quyền thương mại chính là việc nhượng quyền kinh doanh kèm theo đó là uy tín, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh cũng như các kiến thức, bí quyết kinh doanh dây

chuyền thiết bị công nghệ cho một thương nhân Trên cơ sở đó thương nhân nhận quyền thương mại phát triển một cơ sở kinh doanh mới,có thể bán, sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa nhất định hoặc cung cấp các dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức, phương thức phục vụ như thương nhân nhượng quyền và dưới thương hiệu của thương nhân nhượng quyền

III Tình hình phát triển mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.

1 Quá trình hình thành và phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Mặc dù các phương thức kinh doanh NQTM đã có mặt ở Việt Nam trước năm

1975 nhưng chỉ giới hạn ở việc chuyển nhượng quyền thương mại đối với một

số thương hiệu trạm khí đốt của Mỹ: Thị trường Việt Nam tại thời điểm đó chưa quen thuộc với hoạt động NQTM Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các thương hiệu mạnh để có thể nhượng quyền thành công nên hệ thông nhượng quyền ban đầu nhanh chóng rơi vào thất bại

Các nhà nhượng quyền tiên phong, như: Jolibee và Lotteria bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam vào cuối năm 1990 nhưng hoạt động NQTM chỉ thực sự bủng nổ ở Việt nam vào năm 2009, khi mà chính phủ Việt Nam nới lỏng các hạn chế thị trường bản lẻ để thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO Mặc dù Việt Nam chỉ mới bắt đầu nhận ra tiềm năng của các mô hình kinh doanh NQTM nhưng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sự gia tăng thu nhập, dân số lớn và tăng tiêu thụ trong nước cùng nhiều yếu tố khác, Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn để phát triển hoạt động NQTM

Triển vọng phát triển NQTM ngày càng gia tăng do các nhà đầu tư trong nước trở nên quen thuộc hơn với NQTM và biết đến nhiều mô hình nhượng quyền thành công Thị trường NQTM tại Việt Nam mở cửa cho các thương nhân nước ngoài ở nhiều lĩnh vực, đối với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành

Trang 3

2 Thực trạng

- Tiềm năng: Làn sóng nhượng quyền ở VN vẫn còn rất mạnh mẽ

Việt Nam đứng thứ 8/12 thị trường hàng đầu của nhượng quyền

Việt Nam là một trong 3 thị trường bán lẻ sôi động nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm Theo dự báo, doanh thu bán lẻ của Việt Nam có thể đạt gần 180 tỷ USD vào năm 2020

Từ năm 2007 đến hết 2018, Việt Nam đã cấp phép cho 213 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực ẩm thực, thời trang, giáo dục đào tạo, cửa hàng tiện lợi…

Những thương hiệu lớn đã nhượng quyền gồm McDonald's, Pizza Hut, Burger King, Lotteria, …

Với chính sách mở cửa, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của nước ngoài đầu

tư kinh doanh, Việt Nam luôn thúc đẩy các nhãn hiệu ngoại tìm đến gia nhập thị trường Theo đó, nhiều mô hình kinh doanh mới cũng dần xuất hiện tại thị trường Việt

- Mặc dù tiềm năng thị trường NQTM ở VN là rất lớn nhưng vẫn còn nhiều thách thức:

· Hoạt động NQTM ở Việt Nam còn mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ Các DN Việt Nam khi nhượng quyền ra nước ngoài không chỉ cạnh tranh quyết liệt với các nhà nhượng quyền hàng đầu tại thị trường quốc tế mà còn đối mặt với không ít khó khăn như: Thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và kiểm soát, chưa chuẩn hóa được quy trình và thương hiệu, chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp nên hầu như chưa thực hiện được mô hình NQTM toàn diện, ít quan tâm đến bảo hộ thương hiệu

· Theo đánh giá, hiện nay trên 90% mô hình nhượng quyền ở Việt Nam đang được vận hành theo cách truyền thống chứ chưa áp dụng công nghệ số Từ

đó khiến cho việc kiểm soát và điều chỉnh chi phí vận hành gặp nhiều khó khăn Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho nhiều chuỗi thương hiệu, sau nhượng quyền hoạt động chưa hiệu quả, dẫn tới thua lỗ và phải rút khỏi thị trường

Trang 4

· một trong những thách thức quan trọng nhất đối với các thương hiệu

nhượng quyền VN là chi phí thuê mặt bằng thậm chí còn cao hơn chi phí sản xuất Việc gia hạn hợp đồng thuê không thuận lợi, buộc người nhận NQTM phải chuyển địa điểm kinh doanh, làm mất đi lượng khách hàng quen thuộc đã làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN

· Bản thân các nhà đầu tư mua thương quyền nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu đúng, đủ về mọi thứ liên quan đến thị trường Bên cạnh những thương hiệu đã rất bài bản, cũng có không ít nhãn hiệu mới nổi, muốn phát triển nhanh như một cách đánh bóng thương hiệu nên chọn Việt Nam, một trong bốn thị trường được đánh giá tiềm năng để nhượng quyền Các thương hiệu này thậm chí còn chưa hoàn thiện mô hình, quy trình vận hành nên cũng chấp nhận giảm phí nhượng quyền để thu hút người mua

· Một ví dụ cho sự thất bại của NQTM là Phở 24 Vì phát triển ồ ạt trong khi quản lý hệ thống chưa tốt, cộng thêm khó khăn về mặt tài chính khiến nhiều cửa hàng lâm vào tình trạng đóng cửa Một số cửa hàng nhượng quyền thì tự ý phá vỡ cấu trúc kinh doanh chung như thêm món ăn không thuộc thực đơn chuẩn của Phở 24, cắt bớt khẩu phần ăn, không bật máy lạnh… gây ảnh hưởng đến uy tín của cả thương hiệu

B Ví dụ về mô hình nhượng quyền

STARBUCKS

I Starbucks là gì

- (Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới Được thành

lập vào 1971 tại Seattle, Starbucks khi đó chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán

cà phê hảo hạng và các thiết bị xay cà phê Lịch sử của quán cà phê này đã thay đổi khi Howard Schultz – CEO lừng danh của Starbucks sau này – nhận ra ra tiềm năng của việc đưa phong cách phục vụ cà phê Ý đến với nước Mỹ

Howard Schultz gia nhập hãng vào năm 1982 với vai trò Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị Sau một chuyến đi đến Milan, Ý, ông đã định hướng và đưa ra

ý tưởng rằng hãng nên bán cả cà phê hạt cũng như cà phê xay

Trang 5

- Trải qua 40 năm gây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ bó hẹp bản thân nó tại Seattle hay Mỹ, mà thậm chí còn lan ra khỏi châu lục, đưa nghệ thuật thưởng thức cà phê Ý hiện đại đến với các quốc gia khác như Nhật Bản,

Hongkong, Nam Phi…

Thương hiệu cà phê Starbucks hiện có hơn 25.000 cửa hàng tại 63 quốc gia trên thế giới với 220.000 nhân viên Hơn 65% cửa hàng của Starbucks được đặt tại Mỹ

II 4 trụ cột và 9 nhân tố trong mô hình kinh doanh của Stabucks

1 Khu vực hoạt động

1.1 Mạng lưới đối tác:

 Nhà cung cấp:

 SB hợp tác với nhiều nhà cung cấp trên thế giới và thu mua trực tiếp từ bốn nơi: Cà phê của John Parry ở Hawaii, Một bộ phận nông dân nhỏ tại khu Lintong ở Sumatra, 1 ngôi làng nhỏ Ethiopia, cà phê của gđ

Baumann ở Mexico Bên cạnh đó, Starbucks cũng giúp và mua từ những nông dân ở Việt Nam trồng cà phê Arabica chất lượng

 Những công ty cấp các thiết bị hệ thống máy móc hiện đại cũng như các công ty sản xuất bao bì và các loại cốc cà phê

 Nhà phân phối:

 Hệ thống hơn 25 nghìn cửa hàng trải dài khắp thế giới, trong đó có 63 cửa hàng ở Việt Nam

 Khi tiến vào VN vào đầu năm 2013, chọn tập đoàn Hồng Kong Maxim Group, cụ thể là ký kết giấy phép nhượng quyền với công ty con là công

ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt Đây cũng là tập đoàn đưa SB đến Hongkong và Ma Cao - bất ngờ nhưng dễ hiểu Có thể thấy ưu tiên của Starbucks khi tìm kiếm đối tác tại Việt Nam là một doanh nghiệp có khả năng quản lý chuỗi - điều mà doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém

 Bên cạnh đó, Starbucks còn hợp tác với các đối tác khác như

Trang 6

 cửa hàng bán sách nổi tiếng thế giới là Barnes & Noble để cung ứng cà phê tại các cửa hiệu sách của thương hiệu này vào năm 1993

 Apple vào năm 2006 cho phép khách hàng có thể trả tiền mua một ca khúc họ vừa nghe trong quán cà phê từ iTunes

 Năm 2018, Starbucks và Alibaba hình thành đối tác chiến lược để chuyển đổi kinh nghiệm với khách hàng trong ngành cà phê tại Trung Quốc

 Mới đây nhất, năm 2019, SB hợp tác với Nestle và tạo ra sản phẩm là SB Creamers

1.2 Hoạt động chính

Sản xuất chế biến: Gồm 5 quá trình

+ Thu hoạch: Thu hoạch cà phê, không kể xanh hay chín đều được đưa vào

máy phân loại Hàng năm lấy mẫu hơn 150000 cốc cà phê

+ Phơi: Bóc tách vỏ được đem ra phơi khi ngoài trời có nền nhiệt độ trên 30 độ

C và độ ẩm thấp

+ Rang: Sau 10 phút rang, hạt cà phê đạt đến màu nâu đồng đều và dầu bắt đầu

toát ra trên vỏ hạt cà phê Trong khoảng 11 tới 15 phút hạt cà phê bắt đầu phát

ra toàn bộ hương vị tiềm ẩn “Tiếng nổ bốp thứ hai” báo hiệu khoảnh khắc hoàn tất quá trình rang

+ Làm mát: Khi hạt cà phê được trút vào khay làm mát, mùi cà phê mới rang lan

tỏa không khí Starbucks đã sáng tạo thành công nhiều loại cà phê với các hương vị khác nhau

+ Sấy và đóng gói: Được sấy và đóng gói cẩn thận trước khi đến tay khách

hàng Khoảng 3% hạt cà phê trên thế giới được đóng thành gói cà phê đến tay khách hàng

Mở rộng thị trường

Tại Cà phê Starbucks hoạt động mở rộng thị trường được thực hiện theo hai kênh chính

 Thứ nhất, công ty tự đứng ra mở và vận hành các cửa hàng mới tại thị trường mới

Trang 7

Hoạt động kinh doanh của Cà phê Starbucks hiện được chia thành hai khu vực chính, một phụ trách thị trường Mỹ và một chuyên trách mảng kinh doanh quốc tế

Một ví dụ thành công của cà phê Starbucks trong việc mở rộng thị trường đó chính là thành công của họ tại thị trường đông dân nhất thế giới, Trung Quốc

Cà phê Starbucks đã mở hơn 500 cửa hàng ở khắp Trung Quốc và lợi nhuận tính trên mỗi cửa hàng ở đây cao hơn so với ở chính nước Mỹ

 Thứ 2: công ty liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc nhượng quyền thương hiệu

1.3 Nguồn lực chính:

 Nguồn nhân sự:Quy mô nguồn nhân lực lên đến hơn 238000 nhân viên trên toàn thế giới, tại Việt Nam Starbucks đã có hơn 1000 nhân viên Starbucks chú trọng đến việc đào tạo nhân viên , tự hào là công ty đầu tư vào huấn luyện kỹ năng nhân viên hơn cả đầu tư vào truyền thông, và điều đó đã mang lại một văn hóa làm việc đậm chất Starbucks và đem lại cho khách hàng một trải nghiệm Starbucks hoàn hảo Các nhân viên còn được hưởng các khoản phúc lợi như bảo hiểm y tế hang năm và cổ phiếu của công ty, việc này bảo đảm tình trạng nhảy việc của nhân viên được giảm đến mức thấp nhất Điều này khiến cho các nhân viên cảm thấy rằng mình được tôn trọng và mãn nguyện sẽ qua đó chăm sóc và cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng

 Nguồn lực tài chính: Starbucks có nguồn vốn dồi dào với tổng tài sản lên đến 10.792 tỷ usd với vốn chủ sở hữu 4.39 tỷ usd Starbucks có quy mô hơn 23000 cửa hàng có mặt trên 64 quốc gia cho thấy Starbucks có tiềm lực và vị thế lớn mạnh

 Nguồn lực vật chất:

 Hệ thống nhà máy:Một số nhà máy sản xuất do công ty Starbucks lập ra

để phục vụ cho nhu cầu của chính công ty, còn lại thì họ hợp tác với các nhà máy khác Các nhà máy sản xuất bao gồm:

-Nhà máy Kent ở Kent thuộc Washington Kent là nhà máy linh hoạt và duy nhất có ba quy trình sản xuất liên tục, rang và hòa tan linh hoạt cho cà phê Starbucks VIA để sẵn sàng pha chế Xây dựng vào năm 1992, Kent là nhà máy lâu đời nhất trong công ty

Nhà máy Evolution Juicery ở California Là nhà máy ép hoa quả khá lớn cung cấp cho Starbuck những hương vị đặc trưng trong cà phê của mình

Trang 8

-Nhà máy Sandy Run ở Carolina Sandy Run là một nhà máy rang cà phê tự động hóa cao Đưa vào năm 2008, Sandy sản xuất hơn 1,5 triệu pound cà phê hàng tuần

 Hệ thống nhà hàng sang trọng:Kiểu màu sắc và chất liệu nội thất truyền thống là màu cà phê đồ gỗ tạo nên cảm giác ấm cúng, thân thuộc, từ đó Khách hàng cảm nhận được sự gần gũi và cảm nhận đây như nơi thứ ba của mình sau nhà và nơi làm việc

 Hương vị đặc trưng: Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội Starbucks chỉ thu mua loại cà phê Arabica tốt nhất được trồng trên các cao nguyên, loại cà phê duy nhất chịu được sức nóng trong quy trình rang đậm màu và cũng chính quy trình ấy khiến Arabica mang hương vị càng thêm trọn vẹn

 Năng lực đổi mới:Ban đầu Starbucks chỉ bán lẻ cà phê rang xay, sau đó

vì một sự kiện tình cờ, Howard Schultz mang ý tưởng mở cửa hàng phục

vụ cà phê espresso Ý đến với nước Mỹ từ đấy cho thấy CEO của

Starbucks có tầm nhìn rộng, sẵn sàng đổi mới tư duy Tuy nhiên Các chủ

sở hữu từ chối ý tưởng này, tin rằng việc vào kinh doanh đồ uống sẽ làm công ty đi ngược với định hướng của nó Đối với họ, cà phê là một cái gì

đó được chuẩn bị tại gia, nhưng họ đã quyết định giới thiệu với khách hàng những mẫu thử nước uống được chế biến sẵn Người dân Mỹ cho đến lúc đó chưa hề có thói quen uống và uống nhiều cà phê như châu Âu Nhưng Howard vẫn thực hiện và thành công dựa vào sự phát triển của thương hiệu Starbucks ngày nay cho thấy sự tin tưởng và quyết tâm của Howard đối với sự lựa chọn của mình

=>Chính những người theo đuổi con đường vắng bóng người đi mới sáng tạo ra ngành công nghiệp mới, phát minh ra sản phẩm mới

Thương hiệu: Theo báo cáo mới công bố của Brand Finance, chuỗi cà

phê nổi tiếng Starbucks tiếp tục là thương hiệu nhà hàng có giá trị nhất trên thế giới, sau khi giá trị thương hiệu của hãng tăng 21% từ năm ngoái lên 39,3 tỷ USD

2 Khu vực giá trị sản phẩm

Trang 9

 Cà phê được phân loại theo ba chế độ rang là Blonde Roast, Medium Roast và Dark Roast – vì thế khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy hương

vị và độ đậm đặc mà minh muốn

 Dòng sản phẩm cà phê Blonde Roast: Với đặc điểm nhẹ nhàng và ngọt dịu,

 Dòng sản phẩm cà phê medium roast: Với đặc điểm êm dịu và cân bằng,

cà phê rang vừa phải này hoàn hảo cho mọi giờ nghỉ uống cà phê

 Dòng sản phẩm cà phê Dark Roast: Với tính chất đặc và đậm đà, những loại cà phê này mang các hương vị mạnh mẽ và đặc điểm của mức độ rang kỹ

 Thức uống Espresso Classics sản phẩm cốt lõi của thương hiệu

Starbucks Bắt nguồn từ cảm hứng cafe espresso của Italy, Howard đã tạo nên một thương hiệu cafe với chất lượng tuyệt hảo và trên hết, một phong cách thưởng thức cafe mà trước đó người Mỹ chưa bao giờ được biết tới (trước đó người Mỹ chỉ biết đến cafe là một thức “uống” chứ không phải

để “thưởng thức” như loại Espresso mà Starbucks giới thiệu).Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội (Starbucks chỉ thu mua loại cà phê arabia tốt nhất, bí quyết rang cà phê độc đáo kết hợp pha cà phê với hơi sữa) Người Mỹ chưa bao giờ được thưởng thức một loại cà phê nào tuyệt như vậy!

 Một ví dụ thành công của Cà phê Starbucks gần đây là cà phê hòa tan Via, loại cà phê hòa tan này đã thành công lớn, không chỉ bán chạy ở Mỹ

mà còn có mặt tại Anh, Canada, Nhật và Philippines Còn tại Việt Nam thì đó là cà phê Dolce Misto- 1 sản phẩm chỉ dành riêng cho người Việt Một sự tôn vinh hương vị địa phương đến từ Starbucks Starbucks đã nghiên cứu, pha chế ra loại cà phê này sau 2 năm có mặt tại thị trường

VN Nó giống với cà phê sữa đá, có thể nói là 1 đặc sản của người Việt

 Frappuccino: thức uống được SB tạo ra dành riêng cho những ngày nóng bức một thứ đồ uống lạnh của cà phê trộn với các hương vị khác với nhiều đá bào Vào mùa hè năm 1995, Starbucks mang Frappuccino tới tất

cả các cửa hàng của họ tại Hoa Kỳ và Canada Chỉ trong tuần đầu tiên doanh số bán hàng rơi vào khoảng 200000 đồ uống tuần sau đó là 400000

và tiếp theo đó là 800000 Và khi đến Việt Nam thức uống này được cải biến thành Triple coffee frappuccino để phù hợp với thị hiếu và khí hậu của Việt Nam

 Đồ ăn của SB chủ yếu là đồ ăn nhẹ như bánh muffin, cookie, sandwiches, bánh ngọt: SB đã loại bỏ các chất béo chuyển hóa, hương vị nhân tạo,

Trang 10

chất nhuộm màu thực phẩm nhân tạo và siro ngô có hàm lượng fructose cao khỏi mọi loại thực phẩm trong thực đơn của họ Tất cả những gì bạn thưởng thức là hương vị thức ăn ngon được chế biến từ những nguyên liệu lành mạnh Chính vì thế mà giờ đây thức ăn của SB không chỉ thơm ngon hơn, mà còn bổ dưỡng hơn

=> Từ đó có thể thấy SB rất quan tâm và chú trọng đến khách hàng và giá trị sản phẩm:

 SB tìm hiểu và phân tích từng thị trường riêng của khu vực và sở thích của khách hàng

 Starbucks cập nhật món mới nhưng không làm mất đi truyền thống của địa phương

 Hiểu rõ khách hàng muốn gì

 Starbucks đã, đang và sẽ luôn chú trọng vào chất lượng

 Luôn say mê tìm nguồn cung ứng cà phê ngon nhất và luôn quan tâm sâu sắc

đến tất cả các hoạt động này; công việc này không bao giờ kết thúc

* Cà phê Starbucks với tham vọng nâng cao giá trị thương hiệu bằng việc tham gia các thị trường mới, đưa ra các dòng sản phẩm mới Tuy nhiên, công ty cũng không quên việc gìn giữ những giá trị cốt lõi của mình bằng việc mở rộng các dòng sản phẩm trong khuôn khổ các sản phẩm mới đều có liên quan tới những sản phẩm cũ trong chính đặc tính của sản phẩm hay là những nhu cầu sử dụng kết hợp của người tiêu dùng Tất cả những yếu tố trên sẽ đảm bảo thành công cho Cà phê Starbucks trong quá trình mở rộng sản phẩm, mở rộng thương hiệu

và trên tất cả là nâng cao giá trị của công ty

3 Khu vực khách hàng

3.1 Phân đoạn khách hàng

Khách hàng mục tiêu:

+ Người trưởng thành: Thị trường mục tiêu chính của Starbucks là nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 40 Họ chiếm gần một nửa (49%) trong tổng số doanh nghiệp của mình Khách hàng thường là những người có thu nhập tương

Ngày đăng: 17/04/2020, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w