1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam hiện nay

12 978 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 38,27 KB

Nội dung

Theo định nghĩa của Pháp, Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu franchise là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức gọi là bên nhận nhượng quyền được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo h

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã có mặt trên thế giới gần

100 năm nay Mô hình này ngày càng chứng tỏ những lợi ích ưu việt của nó không chỉ đối với những nhà nhượng quyền mà còn với cả những nhà nhận nhượng quyền Những thương hiệu như KFC, Domino, Mc Donald… cũng nhờ mô hình này mà ngày càng phát triển Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có sự áp dụng, học tập

mô hình tiến bộ này và bước đầu đạt được những thành tích nhất định Hiểu được

tầm quan trọng của mô hình trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “ Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”,

nhằm có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề Bài làm của em còn nhiều thiếu sót Em kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo!

B NỘI DUNG

I LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU

1 Khái niệm về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Theo định nghĩa của Hoa Kỳ, Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là sự

liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập) Người chuyển giao cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm tất cả các cách thức quản lý Còn người nhận chuyển giao chi trả tiền bản quyền thuê thương hiệu

và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyển giao.

Theo định nghĩa của Pháp, Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu (franchise)

là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.

Có thể thấy, tồn tại khá nhiều cách định nghĩa cho mô hình Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, nhưng tựu chung lại một cách ngắn gọn thì Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là việc một bên kinh doanh sản phẩm trên danh nghĩa của bên kia và phải có trách nhiệm thanh toán cho bên kia một

Trang 3

phần lợi nhuận theo thỏa thuận cũng như phải tuân theo các điều khoản mà bên kia đặt ra.

2 Các loại hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

2.1 Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các

mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên,

có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ Ngoài ra bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn

2.2 Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format

franchise)

Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau:

- Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise)

- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise)

- Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license)

- Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý

Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó

2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)

Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý &

Trang 4

điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và

mô hình/công thức kinh doanh.

2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)

Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh

để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống & mức độ bao phủ thị trường – xét về độ lớn & tốc độ Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu.

3 Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

3.1 Ưu điểm

* Rủi ro ít: Lợi thế lớn nhất của hệ thống nhượng quyền thương hiệu là giảm rủi ro thất bại của doanh nghiệp Bên nhượng quyền trước khi xây dựng các lộ trình nhượng quyền thì đã có sự kiểm tra kỹ lưỡng trên thị trường Từ đó giảm thiểu tối

đa các rủi ro cho bên nhận nhượng quyền

* Lợi thế cạnh tranh: Nhượng quyền thương hiệu cho phép một doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn Bên nhận nhượng quyền có thể mua với giá rẻ hơn và điều kiện tốt hơn so với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ khác Cùng với danh tiếng của bên nhượng quyền trong nền công nghiệp, bên nhận nhượng quyền có thể hoạt động dưới nhận diện thương hiệu của bên nhượng quyền, do đó, bên nhận nhượng quyền có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp nhỏ độc lập Ngoài ra, sản phẩm, thiết bị và hệ thống đã được kiểm tra trước đó, nên khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận bên nhận nhượng quyền hơn.

* Đào tạo và hỗ trợ: Bên nhượng quyền phải đào tạo bên nhận nhượng quyền,

do đó, bên nhận nhượng quyền sẽ có kiến thức thương hiệu, kiến thức công nghệ và cách thức hoạt động nhanh hơn nên cơ hội thành công của họ cũng nhanh hơn.

Trang 5

* Không yêu cầu có kinh nghiệm: Trong thực tế, bên nhận nhượng quyền không cần thiết phải có kinh nghiệm trong một doanh nghiệp cụ thể Bên nhượng quyền sẽ

hỗ trợ hoàn toàn, đào tạo những kiến thức cần thiết cho bên nhận nhượng quyền.

* Rút ngắn thời gian: Bên nhận nhượng quyền có thể rút ngắn thời gian khi họ

mở một đại lý nhượng quyền vì họ bước vào thị trường với tên thương hiệu đã được nhận diện, hệ thống kinh doanh đã được chứng minh và sản phẩm/dịch vụ đã được thị trường kiểm tra.

* Các nguồn lực đóng góp chung: Bên nhận nhượng quyền có được sự ủng hộ

từ một doanh nghiệp lớn và điều này đem lại lợi ích rất lớn là cho bên nhận nhượng quyền khi các nguồn lực đóng góp chung, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, marketing và quảng bá.

* Độc quyền lãnh thổ

Trong nhiều trường hợp, bên nhận nhượng quyền được trao quyền độc quyền lãnh thổ, cung cấp cho họ lợi ích kinh doanh độc quyền khu vực dưới nhận diện thương hiệu của bên nhượng quyền

3.2 Nhược điểm

* Thiếu tính độc lập: Một tính năng quan trọng của nhượng quyền thương hiệu

là mỗi khía cạnh của mô hình kinh doanh đều được xác định trước và các đại lý đều phải hoạt động theo mô hình này Điều này sẽ khiến cho các chủ doanh nghiệp nhận nhượng quyền bị động, không được tự thay đổi theo ý mình dẫn đến khó chịu

* Không linh hoạt: Nhượng quyền thương hiệu có xu hướng trở thành một phương pháp khá cứng nhắc trong hoạt động kinh doanh do mỗi bên nhận nhượng quyền bị rằng buộc bởi hợp đồng với bên nhượng quyền phải vận hành doanh nghiệp theo mô hình nhất định Điều này gây khó khăn với bên nhượng quyền khi muốn nêu

ra những thay đổi trong mô hình kinh doanh, tái trang bị các đại lý hoặc giới thiệu các loại thiết bị mới

* Rủi ro liên quan đến sự hoạt động của bên nhượng quyền: Có một thực tế rằng, không phải mọi nhượng quyền thương hiệu đều hoạt động hiệu quả Khi ký kết hợp đồng nhượng quyền, bạn đã chính thức bị rằng buộc với một bên nhượng quyền

cụ thể và do đó, bạn cần xem xét bên khả năng và đạo đức của bên nhượng quyền một cách cẩn thận

II THỰC TIỄN MÔ HÌNH KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU

Ở VIỆT NAM

1 Thực tiễn việc thực hiện mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu được xem là 1 xu thế phát triển của thời đại mới

và với một quốc gia đang trên đà hội nhập như Việt Nam thì áp dụng mô hình này

Trang 6

là một sự lựa chọn hợp lý Kể từ khi nước ta gia nhập WTO năm 2007, ngành bán lẻ

và nhượng quyền của chúng ta bắt đầu có tín hiệu khởi sắc Thương hiệu Circle K sau nhiều năm có mặt ở các quốc gia lớn trên thế giới cuối cùng đã đến Việt Nam vào năm 2009 Sau đó là Domino’s năm 2010, Burger King năm 2011 và năm 2012 đánh dấu 10 năm KFC có mặt tại thị trường Việt Nam Những thương hiệu lớn khác như Pizza Hut, Peppetronic… cũng lần lượt đổ bộ

Đặc điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền nước ta phần lớn là mô hình nhượng quyền toàn diện Những thương hiệu thành công ở Việt Nam như Phở

24, cà phê Trung Nguyên… cũng ngày càng có sự mở rộng về thị trường của mình thông qua con đường nhượng quyền thương hiệu này Với việc nước ta đã ký kết các hiệp định kinh tế khu vực và quốc tế, thị trường nhượng quyền chắc chắn sẽ đón nhận hàng loạt những thương hiệu mới trong tương lai Theo website của Bộ Công thương, từ năm 2009 đến nay đã có 200 thương hiệu quốc tế đăng ký nhượng quyền vào nước ta.

Thực phẩm là ngành thế mạnh của doanh nghiệp trong nước và có tốc độ nhượng quyền lan rất nhanh Đa số các thương hiệu nhượng quyền đều trên lĩnh vực thực phẩm Như đã trình bày ở trên, các thương hiệu nước ngoài đi vào Việt Nam như KFC, Burger Kings, Domino Pizza, Peppetronics… đều thuộc lĩnh vực thực phẩm

Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu bằng cách phát triển hệ thống đại lý của mình theo hình thức nhượng quyền Trung Nguyên không bỏ vốn ra mở quán mà chỉ cho mượn thương hiệu, các chủ quán lấy hàng và công thức pha chế của Trung Nguyên để kinh doanh và Trung Nguyên đảm bảo chất lượng của một ly cà phê ở quán này cũng ngon như bất kỳ quán nào khác trên cả nước Phương thức này có lợi cho cả hai phía: Trung Nguyên không mất vốn đầu tư mà vẫn có hệ thống tiêu thụ, còn những người được mượn thương hiệu - các chủ quán cà phê Trung Nguyên

- thì có thể nhờ cậy được một thương hiệu nổi tiếng, có được sản phẩm mang đến cho khách hàng

Sau Trung Nguyên, Phở 24 cũng là doanh nghiệp biết tận dụng tối đa hình thức nhượng quyền thương hiệu và được coi là 1 trong những doanh nghiệp nhượng quyền thành công nhất tại Việt Nam Cũng giống như Trung Nguyên, Phở

24 cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng thương hiệu của mình, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về chất lượng thực phẩm, cơ sở vật chất, tuyển dụng nhân viên…, chưa đầy 03 năm, Phở 24 đã có trên 20 cửa hàng phở nhượng quyền trong khắp cả nước

Trang 7

Đặc biệt, trong năm 2006, Phở 24 đã tiến hành nhượng quyền sang Phillipine và Indonesia Đến tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở được 57 cửa hàng trong nước: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, và 16 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Úc, Hồng Kông Thời gian tới, Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài, nơi

có đông dân cư người châu Á và đặt mục tiêu đạt tổng số 200 cửa hàng vào năm

2012 Bên cạnh đó cũng có thể kể đến Kinh Đô bakery, thời trang Canifa, hay thương hiệu T&T cũng khá phát triển.

Việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại là việc mà mọi doanh nghiệp đều có thể thực hiện, không chỉ những doanh nghiệp lâu năm như Trung Nguyên hay Phở 24 mới có thể áp dụng Những doanh nghiệp non trẻ, uy tín cũng như độ phủ song chưa rộng, thì kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu mang lại hiệu quả rõ rệt Sau khi kinh doanh thành công ở một mặt hàng nào đó, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhượng quyền thương hiệu để đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng, vừa quảng bá được thương hiệu, lại vừa có thể tranh thủ được mạng lưới chi nhánh sẵn có của các đơn

vị nhận nhượng quyền thương hiệu

Tuy nhiên, mô hình nhượng quyền thương hiệu không phải là một món quà miễn phí cho các doanh nghiệp, mà để có thể nhận nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền thương hiệu cho các đơn vị khác, các doanh nghiệp cũng phải trả những cái giá rất đắt Đứng trên góc độ doanh nghiệp đi nhận nhượng quyền thương hiệu, ví dụ để nhận nhượng quyền của KFC, phải tốn hơn 1 triệu USD ban

đầu cho các khoản phí nhượng quyền 25.000 USD, trả tiền bản quyền 500 USD/tháng, phí marketing: 5% tổng thu nhập Ngoài ra, cho dù việc kinh doanh của bên mua không thuận lợi thì vẫn phải nộp cho bên chủ thương hiệu một khoản phí định kỳ dựa trên doanh số bán ra Hoặc theo như ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP): "Mang được các thương hiệu cà phê Illy, Doninos Pizza, Popeyess, Burger King, Dunkins Donuts vào Việt Nam rất gian truân Thời gian để

họ tìm hiểu là đồng ý hợp tác phải từ 18 đến 24 tháng, và lúc đó không có mặt bằng nào chờ mình, nên có những cam kết khắt khe về vị trí, quy mô cửa hàng rất khó đảm bảo Có thương hiệu còn yêu cầu rất cao, như phải đầu tư cao cấp, phải có ít nhất 9 cửa hàng theo quy định thì mới được mở nhiều cửa hàng tiếp theo, và vị trí cửa hàng phải nằm ở nơi trung tâm " Mặc dù phải trả những khoản giá rất đắt cũng như phải chịu những điều khoản rất khắt khe, nhưng cũng không có nghĩa là các doanh nghiệp có thể

Trang 8

suôn sẻ trong quá trình hoạt động Rất nhiều doanh nghiệp nhận nhượng quyền đã phá sản do không thu được lãi như đã đề ra trước đó, hoặc do vi phạm các điều khoản ngặt nghèo mà bên nhượng quyền đã quy định trong hợp đồng

Còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu như Phở 24h hay Trung Nguyên, sau giai đoạn ban đầu phát triển mạnh, với mong muốn nâng thương hiệu của mình lên tầm cao, mặc dù mới ra đời, chưa được người tiêu dùng tín nhiệm nhiều và chưa có đủ mạnh để thu hút đã vội

vã kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Kết quả là kinh doanh càng ngày càng khó khăn, quản lý càng ngày càng kém, thậm chí phải trả giá bằng việc đánh mất thương hiệu mình đã dày công tạo dựng Trong 2 năm đầu, Phở 24 đã tập trung xây dựng tính đồng bộ trong các khâu của hoạt động kinh doanh, áp dụng chặt chẽ quy trình chuẩn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến phong cách phục vụ và các yêu cầu về không gian cửa hàng nhằm đem đến cho khách hàng sự hài lòng khi thưởng thức phở Tuy nhiên, sau khi nhượng quyền thương hiệu, nhiều cửa hàng Phở 24 đã không còn giữ được sự hấp dẫn về thương hiệu Bên cạnh đó, Phở 24 bộc lộ rõ những điểm yếu của hệ thống nhượng quyền Hình thức nhượng quyền đòi hỏi phải kiểm tra liên tục, tuy nhiên, nhiều cửa hàng nhượng quyền của Phở 24 đã không còn giữ được phong cách phục vụ cũng như chất lượng món ăn như trước Đó là chưa kể, ở từng cửa hàng khác nhau, mùi vị phở đã thấy có khác Dẫn đến vào cuối năm 2011, CEO của Phở 24h là ông Lý Quốc Trung đã bán thương hiệu này với giá 20 triệu USD cho Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee tại Việt Nam Cà phê Trung Nguyên cũng đang trên đà đi xuống sau một thời gian nhượng quyền thương hiệu do thiếu tính chuyên nghiệp nhượng quyền Còn nhớ trước năm 2002, Trung Nguyên đã phát triển thương hiệu khá “hoành tráng” với hơn 300 quán cà phê trên cả nước Nhưng cũng dễ nhận thấy ông chủ của Trung Nguyên chỉ là bán tên thương hiệu để doanh nghiệp mua thương hiệu được mang tên thương hiệu này hơn là nhượng quyền thương hiệu đúng nghĩa (tức mọi chi tiết kinh doanh đều phải đồng bộ, từ cách trang trí nội thất, quy mô quán, thực đơn, cho đến sổ sách và các báo cáo tài chính ) Từ năm

2002, ông chủ Trung Nguyên đã ý thức rằng cần cải tổ đồng bộ chất lượng chuỗi nhượng quyền, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến mang tính đột phá

2 Nguyên nhân của thực trạng trên

Trang 9

Thứ nhất, hệ thống nhượng quyền của các thương hiệu thường chỉ tập trung

ở một số thành phố đông dân và nổi bật của nước ta như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,

Đà Nẵng, Hải Phòng… chính vì thế không tạo được sự phủ sóng rộng khắp của thương hiệu Tất nhiên, nhìn nhận khách quan thì đúng là ở những thành phố lớn như trên, việc kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn Nhưng không vì thế mà xem thường những thị trường nhỏ, vì ở những thị trường nhỏ cũng có không ít những khách hàng tiềm năng.

Thứ hai, việc nhượng quyền đôi khi còn được thực hiện hơi thiếu thận trọng các thương hiệu lớn nhiều khi chú trọng quá mức vào khoản tiền mà doanh nghiệp mua thương hiệu trả cho họ mà bỏ qua hay không chú trọng đến công đoạn xem xét, tìm hiểu thật kỹ đối tác và xây dựng một hồ sơ nhượng quyền hoàn chỉnh cũng như chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp, chưa chuẩn hoá được quy trình và thương hiệu.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù thời gian qua cũng đã có sự hội nhập phong cách làm việc mới, tuy nhiên do ảnh hưởng của tư tưởng nông nghiệp kéo dài nhiều thế hệ đã ăn sâu vào tiềm thức, vẫn còn tồn tại những tác phong ì ạch, gây chậm tiến độ, không thực hiện chuẩn các bước, các quy trình quy định trong hồ

sơ nhượng quyền, thậm chí còn cắt xén, giản lược đi những khâu quan trọng Điều

đó gây mất lòng tin nghiêm trọng với các đối tác, có thể còn gây thiệt hai cho thương hiệu mà đối tác đã nhượng quyền

Thứ tư, về trình độ của những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu Bên cạnh những doanh nghiệp đầu tư cho người quản

lý, lãnh đạo đi đào tạo, tăng cường vốn kiến thức cũng như kỹ năng xã hội, vẫn có những doanh nghiệp chủ quan, bảo thủ, không cập nhật, tìm tòi tri thức mới, những phong cách quản trị mới, dẫn đến việc không thể đáp ứng được các đòi hỏi của nhà nhượng quyền và không thể nhận được nhượng quyền thương hiệu Thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và kiểm soát cũng là một trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng thị trường thì cần phải kinh doanh nhượng quyền, nhưng muốn kinh doanh nhượng quyền được thì phải có trình độ quản lý tốt để bao quát được hệ thống đại lý rất lớn, mà điều này ở Việt Nam, dù đã rất nhiều năm trôi qua những tình hình vẫn chưa cải thiện được nhiều

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả

Thứ nhất, cần có những sự kiểm tra, khảo lược thị trường một cách cụ thể và chi tiết trước khi thực hiện nhượng quyền Tập trung phát triển hệ thống đại lý của mình tại các thành phố lớn, tuy nhiên vẫn cần có kế hoạch hướng tới những thành

Trang 10

phố nhỏ, những thành phố đang phát triển và có đường giao thông hiện tại tương đối thuận lợi như Lào Cai, Tuyên Quang…Những bộ phận nghiên cứu thị trường cần phải nỗ lực hơn trong việc xác định các thị trường tiềm năng, đối tượng tiềm năng, các doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt và có thể nhận nhượng quyền được để đưa ra những định hướng tốt cho thương hiệu của mình Cũng cần xác định xem, sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp mình sẽ phù hợp với kiểu mô hình nhượng quyền nào vì không phải chúng phù hợp với tất cả các mô hình Thậm chí nếu sản phẩm hiện tại không phù hợp với nhượng quyền thương hiệu thì có thể tính tới việc sản xuất những sản phẩm khác phù hợp hay không?

Thứ hai, cần xây dựng những điều khoản cũng như những cam kết buộc những doanh nghiệp nhận nhượng quyền phải thực hiện nghiêm túc để tránh hiện tượng họ làm việc sơ sài, thiếu tuân thủ Cũng cần có những lộ trình cụ thể và phù hợp với từng doanh nghiệp nhận nhượng quyền, không nên vì lợi nhuận mà làm việc hấp tấp, không tính toán

Thứ ba, các doanh nghiệp nhượng quyền cần phải có những động thái đúng đắn, nghĩa là cần trung thực trong việc đưa ra những tiêu chuẩn đúng đắn về sản phẩm của mình cho người nhận nhượng quyền Không nên che giấu vì nếu không cụ thể và chi tiết, rất có thể người nhận nhượng quyền sẽ thực hiện không đúng, gây ảnh hưởng đến chính thương hiệu của người nhượng quyền Các doanh nghiệp nhận nhượng quyền thì cần phải cải thiện tác phong làm việc, nhanh chóng, dứt khoát và đúng quy trình của bên nhượng quyền đưa ra, tránh dẫn đến việc cắt xén khâu cũng như những bước cần thiết trong quy trình và tiêu chuẩn của họ

Bốn là, cần phải phát triển hoạt động đào tạo cũng như nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý, lãnh đạo Việc đào tạo này giúp cho các nhà nhận nhượng quyền và nhượng quyền hiểu nhau hơn, làm việc dễ dàng và ăn ý hơn Qua đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại Trong thời đại này, buộc những nhà quản lý phải có tri thức cũng như kỹ năng xử lý tình huống tốt, mà những tri thức kỹ năng này, ngoài việc có được bằng kinh nghiệm sau nhiều năm kinh doanh thì không có con đường nào khác ngoài việc học tập, bồi dưỡng.

C KẾT LUẬN

Bước vào thời kỳ hội nhập với nhiều cơ hội và thách thức, việc vận dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu một cách đúng đắn sẽ đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam những lợi thế rất lớn và sự phát triển mạnh mẽ, phủ sóng thương hiệu rộng khắp Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó vẫn còn tồn tại rất

Ngày đăng: 16/05/2017, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w