1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập làng trẻ em sos

39 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 109,61 KB

Nội dung

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH 1. Lịch sử thành lập cơ sở • Làng trẻ em SOS là gì ? Làng trẻ em SOS (tiếng Đức: SOSKinderdorf) là một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ và bảo vệ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. Tổ chức được thành lập năm 1949 bởi Hermann Gmeiner ở Imst, Áo. Hiện nay làng trẻ em SOS có mặt ở 132 quốc gia và vùng lãnh thổ. 438 làng trẻ em SOS và 346 nhà thiếu nhi SOS mang đến ngôi nhà mới cho hơn 60000 trẻ em. Hơn 131000 trẻ em tham gia các trường mẫu giáo SOS, các trường Hermann Gmeiner và các trung tâm đào tào nghề SOS. Khoảng 397000 người được hưởng lợi từ các chương trình của trung tâm y tế SOS và 115000 người được hỗ trợ bởi các trung tâm xã hội SOS. a. Sơ lược về quá trình thành và phát trển của tổ chức SOS quốc tế:  Sơ lược lịch sử phát triển của tổ chức SOS quốc tế: Do hậu quả chiến tranh thế giới thứ hai để lại những hoàn cảnh khó khăn, những đứa trẻ em bị mất đi mái ấm sự che trở và gia đình của mình. Để khắc phục hậu quả đó và đem lại tuổi thơ và mái ấm cho các em, làng quốc tế trẻ em được thành lập năm 1949. Dựa trên ý tươntg của tiến sỹ Herman Gmerner. Ông là công dân nước Áo, sinh năm 1919, Với sự giúp đỡ của bạn bờ và tình yêu trẻ của ông, ông đã thành lập làng trẻ em SOS trên toàn thế giới là 68 ( 09 ở Châu Âu, 15 ở La Tinh và 14 ở Châu Á ). Năm 1993 trên toàn thế giới đã có 1147 dự an trong đó có 316 làng trẻ SOS ở 122 nước, có rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên được chăm sóc tại cơ sở làng trẻ SOS. Hội viên giúp đỡ làng trẻ em SOS hoạt động của làng trẻ tới 6 triệu người.  Sự hình thành làng SOS ở Việt Nam: Làng trẻ em quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đầu tiên ở Việt nNâm năm 1967 dưới thời ngụy Sài Gòn, đến năm 1975 phải ngừng hoạt động do tình hình chính trị lúc đó. Năm 1987 dưới sự chấp nhận của Chính phủ, bộ lao động thương binh xã hội đã ký cùng tổ chức SOS quốc tế hiệp định hợp tác và phát triển các làng SOS ở Việt Nam, đồng thời thành lập lại làng ở Gò Vấp và thành lập Làng trẻ SOS ở Hà Nội:

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với sinh viên lần đầu tiên đi thực tế là một điều không phải là dễ và còn nhiều bỡ ngỡ không biết phải làm gì ? Nhưng đi thực tế tại cơ sở cũng là một điều rất quan trọng và cần thiết để vận dụng các kỹ năng đã học vào thực tiễn và bổ sung thêm kiến thức lý luận, nghiệp vụ, nắm vững quy trình nghiệp

vụ của chuyên ngành công tác xã hội để từ đó nâng cao ý thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

Chính vì vậy đợt thực tập lần này là rất quan trọng trong chuyên ngành của mình để mà vận dụng các kỹ năng đã học của ngành Công tác xã hội và tích lũy vào thực tiễn Qua bốn tuần thực tập tại Làng trẻ em SOS Hà Nội tôi đã rất

cố gắng và học hỏi được nhiều điều bổ ích, nhiều bài học kinh nghiệm trong công việc và cũng như chuyên ngành sau này, mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành thiếu sót rất mong các thầy, cô giáo và kiểm huấn viên bổ sung, đóng góp ý kiến

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 2

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH

1. Lịch sử thành lập cơ sở

Làng trẻ em SOS là gì ?

- Làng trẻ em SOS (tiếng Đức: SOS-Kinderdorf) là một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ và bảo vệ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ Tổ chức được thành lập năm 1949 bởi Hermann Gmeiner ở Imst, Áo

- Hiện nay làng trẻ em SOS có mặt ở 132 quốc gia và vùng lãnh thổ 438 làng trẻ em SOS và 346 nhà thiếu nhi SOS mang đến ngôi nhà mới cho hơn

60000 trẻ em Hơn 131000 trẻ em tham gia các trường mẫu giáo SOS, các trường Hermann Gmeiner và các trung tâm đào tào nghề SOS Khoảng 397000 người được hưởng lợi từ các chương trình của trung tâm y tế SOS và 115000 người được hỗ trợ bởi các trung tâm xã hội SOS.

a. Sơ lược về quá trình thành và phát trển của tổ chức SOS quốc tế:

Sơ lược lịch sử phát triển của tổ chức SOS quốc tế:

- Do hậu quả chiến tranh thế giới thứ hai để lại những hoàn cảnh khó khăn, những đứa trẻ em bị mất đi mái ấm sự che trở và gia đình của mình Để khắc phục hậu quả đó và đem lại tuổi thơ và mái ấm cho các em, làng quốc tế trẻ

em được thành lập năm 1949

- Dựa trên ý tươntg của tiến sỹ Herman Gmerner Ông là công dân nước

Áo, sinh năm 1919, Với sự giúp đỡ của bạn bờ và tình yêu trẻ của ông, ông đã thành lập làng trẻ em SOS trên toàn thế giới là 68 ( 09 ở Châu Âu, 15 ở La Tinh

và 14 ở Châu Á ) Năm 1993 trên toàn thế giới đã có 1147 dự an trong đó có 316 làng trẻ SOS ở 122 nước, có rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên được chăm sóc tại

cơ sở làng trẻ SOS Hội viên giúp đỡ làng trẻ em SOS hoạt động của làng trẻ tới

6 triệu người

Sự hình thành làng SOS ở Việt Nam:

- Làng trẻ em quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đầu tiên ở Việt nNâm năm 1967 dưới thời ngụy Sài Gòn, đến năm 1975 phải ngừng hoạt động do tình hình chính trị lúc đó

Trang 3

- Năm 1987 dưới sự chấp nhận của Chính phủ, bộ lao động thương binh

xã hội đã ký cùng tổ chức SOS quốc tế hiệp định hợp tác và phát triển các làng SOS ở Việt Nam, đồng thời thành lập lại làng ở Gò Vấp và thành lập Làng trẻ SOS ở Hà Nội:

Năm 1989 thành lập Làng trẻ em SOS ở Đà Lạt và Vinh

Năm 1990 thành lập làng trẻ em SOS ở Đà Nẵng

Năm 1993 thành lập Làng trẻ SOS ở Hải Phòng và Cà Mau

Năm 1995 thành lập Làng trẻ SOS ở Việt Trì, Khánh Hòa, Bến Tre

- Đến nay tổng số làng trẻ SOS ở Việt Nam là 12 đang xây dựng 2 dự án làng trẻ em SOS mới và hoạt động trong tổng số 33 dự án có 10 trường phổ thông Herman Gmerner, 10 trường mẫu giáo, 05 khu lưu xá thanh niên, 01 trung tâm y tế khám chữa rang ở Đà Lạt và 01 trường nghề ở Việt Trì

Lịch sử hình thành và phát triển của Làng trẻ em SOS Hà Nội:

- Năm 1988 quyết định số 3286/QB-UB ngày 14/07/1980 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về thành lập Làng trẻ en SOS Với nhiệm vụ chính

là chăm sóc và giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Hà Nội

- Từ cuối nam 1988 – cuối năm 1989, triển khai xây dựng khuôn viên Làng trẻ SOS Hà Nội

- Tháng 1/1990 Làng trẻ em SOS được thành lập và chính thức đi vào hoạt động

- Năm 1991-1992: Khánh thành và đi vào hoạt động trường Mẫu Giáo có

- Năm 2009 xây dựng và đưa vào sử dụng khu nghỉ hưu cho các bà mẹ, bà

dì SOS Trong những năm qua Làng trẻ em SOS Hà Nội đã nhận được sự động viên khen thưởng kịp thời từ các cấp lãnh đạo trung ương và thành phố

Trang 4

- Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 1993 và năm 2007.

- Bằng khen của Bộ trưởng lao động TBXH Và chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trong các năm 1991, 1992, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998,

1999, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008

- Số trẻ thực hiện đang nuôi dưỡng tại Làng và Lưu xá thanh niên: 200

- Số trẻ được đào tạo dạy nghề, có việc làm ổn định, hòa nhập xã hội: 170

Điều kiện tự nhiên:

- Làng trẻ em SOS Hà Nội có vị trí đại lý thuận lợi cho việc giúp đỡ đối tượng, khuôn viên rộng rãi, một mặt giáp đường Phạm Văn Đồng và năm trên trục giao thông lớn, gần các trường đại học lớn, điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em của đội ngũ nhân viên và lao động tại làng Mặt khác đây còn là một điều kiện thuận lợi giúp đỡ đối tượng có cơ hội tiếp cận với sự phát triển của xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội:

- Về mặt kinh tế, làng trẻ em SOS Hà Nội cũng như các làng khác trong

hệ thống làng SOS quốc tế luôn được bảo đảm ở mức độ phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội Thể hiện ở mức độ trợ cấp cho đối tượng và các mục tiêu chiến lược luôn được thay đổi một cách phù hợp với thực tế của sự phát triển xã hội

- Sự phát triển tiến bộ của xã hội đem lại những thành tựu quan trọng giúp cho công tác chăm sóc, giáo dục, quản lý hồ sơ đối tượng nên đơn giản và hiệu quả hơn

Trang 5

3 Hệ thống tổ chức Làng trẻ em SOS Hà Nội

Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của Làng trẻ em SOS Hà Nội:

Giám đốc Trợ lý giám đốc Trợ lý giám đốc

Bộ phận hành chính, kế toán, kỹ thuật, bảo dưỡng

Bộ phận nghiệp vụ giáo dục

Bộ phận nuôi dưỡng ( mẹ, dì )

Bộ phận mẫu giáoĐối tượng( trẻ em )

Trang 6

-Làng trẻ em SOS Hà Nội chịu sự quản lí trực tiếp của sở Lao động – TBXH thành phố Hà Nội và văn phòng SOS Việt Nam Được tổ chức thành các

bộ phận cụ thể sau:

+ Giám đốc Làng: Nguyễn Văn Sinh, là người có quyền quyết định các vấn đề của làng, là người chịu trách nhiệm pháp lí về các hoạt động của làng trước pháp luật và cơ quan cấp trên

+ Giúp đỡ cho giám đốc quản lí và thực hiện các hoạt động của Làng là đội ngũ cán bộ nhân viên gồm:

4 Nguyên tắc hoạt động của Làng trẻ em SOS Hà Nội:

Làng trẻ em SOS Hà Nội hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc, đây là những nguyên tắc cơ bản nhằm đem lại cho trẻ được sống trong một gia đình thực sự

Các nguyên tắc gồm:

-Nguyên tắc: Bà mẹ

+ Các bà mẹ trong làng trẻ là những người phụ nữ đơn thân, không có gia đình và con riêng Với tình cảm, tình thương yêu dành cho những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, họ đã tự nguyện xin vào làng dể có cơ hội được chăm sóc các trẻ Các bà mẹ đóng vai trò rất quan trọng, là người thay thế bố mẹ ruột và có trách nhiệm chăm nom, giáo dục cho các con

Trang 7

-Nguyên tắc: Anh, chị, em

+ Đó là các em trai, em gái ở độ tuổi khác nhau vào sống và lớn lên trong một gia đình như những anh chị em ruột thịt Mỗi người có trách nhiệm yêu thương và đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống

-Nguyên tắc: Mái ấm gia đình

+ Một làng trẻ có 10 đến 20 gia đình, bản thân mỗi gia đình là một ngôi nhà thân thiện, chan chứa tình cảm Ở đó, có bàn tay chăm lo, che chở của người

mẹ, có sự đùm bọc, yêu thương của anh chị em trong gia đình

-Nguyên tắc: Cộng đồng làng

+ Mỗi gia đình là một tế bào nhỏ của cộng đồng làng, không thể tách rời Ngôi làng là cầu nối các trẻ em với cộng đồng xã hội và ngược lại Từ đó, tạo tiền đề cho trẻ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng

5 Mục tiêu hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Làng trẻ SOS Hà Nội

Chức năng, nhiệm vụ Làng trẻ em SOS Hà Nội:

-Chức năng:

+ Làng trẻ em SOS Hà Nội thể hiện chức năng đón nhận và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận Những trẻ em tiếp nhận vào Làng theo quy định của Tổ chức SOS, có sự hướng dẫn của Sở LĐTB và XH cùng văn phòng điều hành các làng SOS Việt Nam

-Nhiệm vụ

+ Làng trẻ em SOS Hà Nội, đơn vị thuọc Sở LĐTBXH Hà Nội và văn phòng điều hành SOS Việt Nam có các nhiệm vụ sau:

Đón nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trẻ em

Tổ chức các hoạt động giáo dục và tìm kiếm việc làm

Hướng nghiệp, tư vẫn và tìm kiếm việc làm

Tư vấn tái hòa nhập cộng đồng

Trang 8

+ Ngoài các chức năng, nhiệm vụ nói chung thì mỗi bộ phận lại có chức năng nhiệm vụ của mình mục đích hướng về những điều tốt đẹp nhất dành cho những trẻ em thiệt thòi, vì mầm xanh của đất nước

6. Các đối tượng xã hội được Làng trẻ em SOS Hà Nội đón nhận

- Làng trẻ em SOS Hà Nội là một cộng đồng làng nhận và chăm sóc nuôi dưỡng những trẻ em có những hoàn cảnh khó khăn thuộc Hà Nội và các tỉnh lân cận

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

- Trẻ em mồ côi cha lẫn mẹ

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ Những người con lại không đủ khả năng nuôi dưỡng con như tàn tật hoặc bố, mẹ ly dị

- Độ tuổi: Đối với nam từ 0-6 tuổi, nữ 0-8 tuổi

- Có tình trạng sức khỏe bình thường, không tàn tật, không thiểu năng trí tuệ, không nhiễm các bệnh xã hội, như HIV/AIDS

- Trẻ em được chăm lo đủ điều kiệ tái hòa nhập xã hội xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần phát triển đất nước

7 Các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại Làng trẻ SOS Hà Nội

Các dịch vụ và chính sách tại Làng trẻ em SOS Hà Nội:

-Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, Làng trẻ em SOS đã đáp ứng đầy đủ các dịch vụ, các trợ cấp theo quy định Hàng tháng trẻ được hưởng chế độ theo mức sau:

- Làng thành lập ban y tế chăm sóc, khám chữa bệnh cho các em chu đáo

và cấp phát thuốc kịp thời các gia đình, mỗi gia đình có một tủ thuốc y tế để sơ cứu ban đầu cho bệnh nhẹ như cảm cúm, nhức đầu

Hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần:

Trang 9

- Thường xuyên tổ chức cho các em vui chơi, giải trí, tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao tại làng với các nơi khác Ngoài việc học ở nhà trường và ở nhà các em luôn được mẹ hướng dẫn những công việc và phụ giúp mẹ trong việc gia đình Tạo niềm vui trong lao động, vào thời gian rảnh các

em có thể xem tivi, đọc báo, đọc truyện Làng thường xuyên tổ chức cho trẻ em

đi thăm quan vào những ngày nghỉ lễ, và tạo điều kiện cho các em về thăm người thân trong gia đình tại quê nhà Đây cũng là cơ hội để các em tái hòa nhập cộng động, xóa bớt mặc cảm, tự ti

- Ban lãnh đạo cũng rất quan tâm tới việc phát triển và đầu tư cho các tài năng, năng khiếu bằng cách mở các lớp hội họa, thể thao, văn nghệ, âm nhạc nữa công gia tránh, tổ chức các cuộc thi thu hút các em Đảm bảo cho các em có được những hoạt động vui vẻ và bổ ích tạo cho các em gần nhau hơn

Trang 10

Hoạt động giáo dục đối tượng:

- Có nhiều hoạt động giáo dục đối tượng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

+ Hoạt động giáo dục công dân

+ Giáo dục văn hóa

+ Giáo dục pháp luật

+ Giáo dục giới tính

Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề cho đối tượng

- Trong những năm qua Làng luôn coi trọng hoạt động hướng nghiệp cho các em Làng có thành lập một ban hướng nghiệp nhằm giúp đỡ các em trong công hướng nghiệp dạy nghề

- Kết hợp với các chuyên gia, các bộ tư vấn, tư vấn cho các em về các quy chế tuyển sinh, tỷ lệ thí sinh, thị trường lao động việc làm, thông tin lao động việc làm Đồng thời kết hợp với các đơn vị liên quan như Trung tâm xúc tiến việc làm của thành phố Hà Nội, của sở LĐTBXH, các công ty, xí nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm giúp giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm cho các em

Trang 11

PHẦN II: NỘI DUNG THỰC HÀNH CTXH CÁ NHÂN TẠI CƠ SỞ

I. Quá trình lựa chọn thân chủ

Trong bối cảnh lần đầu tiên đến cơ sở gặp gỡ với ban lãnh đạo đồng thời cũng là kiểm huấn viên trao đổi những quy định, quy chế của cơ sở Ngày đầu tiên đến với Làng trẻ em SOS Hà Nội tôi được kiểm huấn viên đưa đến ngôi nhà Phong Lan, nơi tôi sẽ thường xuyên đến trong 1 tháng sắp tới Vì cũng trong thời gian đầu của chuyến thực tập nên không chỉ tôi mà hai thành viên còn lại cũng đang dần quan sát và tìm cho mình một thân chủ phù hợp với khả năng của mình

Khi gặp gỡ với ban lãnh đạo và kiểm huấn viên xong tôi được phân về ngôi nhà hoa Phong Lan Gia đình gồm 7 người con trong đó có 3 em trai và 4

em gái

Sau thời gian ngắn làm quen với các em, cùng với sự chia sẻ thông tin từ

mẹ T, tôi hiểu hơn về cuộc sống của các em trong gia đình Khoảng thời gian 3 buổi xuống với trung tâm tôi đã quyết định tiếp cận với T Cũng trong thời gian quan sát tôi cũng đã ngồi tâm sự với mẹ T để tìm hiểu rõ hơn về em, và sau đó tôi nói chuyện với em để tạo lập mối quan hệ và đồng thời tôi cùng em nói chuyện qua đó tôi đã thu được một số thông tin cá nhân, gia đình em từ đó tôi nhận ra vấn để của em tôi đã chọn em làm thân chủ của mình

1. Hồ sơ xã hội thân chủ:

1.1 Thông tin cá nhân thân chủ:

- Họ và tên: Đặng Tiến T

- Giới tính: Nam

- Quê quán: Thái Nguyên

- Chỗ ở hiện tại: Nhà Hoa Phong Lan - Làng trẻ em SOS Hà Nội – Số 2 –

Phạm Thận Duật – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

Trang 12

SƠ ĐỒ SINH THÁI

Chú thích:

: Quan hệ mật thiết 2 chiều

1.2 Thông tin môi trường

- Hiện tại em đang sống và học tập tại Làng trẻ em SOS Hà Nội, ở đây em được sự quan tâm, chăm sóc của Mẹ, các anh chị, các cô chú trong Làng Tại đây em không những em có cuộc sống ấm no hơn mà còn có thêm người Mẹ, những người bạn, người anh, người chị và những đứa em để cùng tâm sự, vui chơi,…

- Tuy mới vào Làng được 1 thời gian ngắn nhưng em rất hòa đồng, vui chơi cùng tất cả anh chị em trong nhà, cũng như các bạn ở trong Làng

Gia đình Hoa Phong Lan

Trường học

Làng trẻ SOS

Trang 13

1.3 Vấn đề của thân chủ

-Trong quá trình tiếp xúc và tìm hiểu thông tin về thân chủ, trò chuyện, tậm sự với nhau cùng vui chơi, giúp đỡ thân chủ làm việc nhà Sau khi tìm hiểu thu thập thông tin tôi cùng thân chủ nhận diện ra vấn đề mà thân chủ đang gặp phải

-Em T rất ngoan ngoãn nghe lời, hiền lành, nhưng về những việc cá nhân hằng ngày thì em vẫn chưa làm được, vẫn chưa chú ý tự chăm sóc bản thân

2 Các giai đoạn trong quá trình thực hành CTXH cá nhân:

2.1 Giai đoạn 1: Tiếp cận và tìm hiểu

-Trong quá trình thực hiện tại cơ sở là một sinh viên thực tập về công tác

xã hội tôi đến với thân chủ trong thời gian một tháng nhằm trợ giúp phần nào về thân chủ Khi tiếp xúc với thân chủ tôi là một người bạn và là người chị cùng chia sẻ, tâm sự để tìm ra những vấn đề mà hiện nay em đang gặp phải Việc tiếp cận và tạo lập mối quan hệ thông qua việc chia sẻ thông tin về cách giúp đỡ em học bài, củng cố lại kiến thức Cùng với đó là sự giới thiệu về bản thân sẽ tạo sự tin tưởng nơi TC

- Mọi mối quan hệ xung quanh bao gồm: Gia đình – vì nhà TC xa nên không có cơ hội được gặp với những người thân của TC Các em trong Làng - với những hành động đơn giản như học cùng TC, chơi cùng TC cũng làm tăng thêm mối quan hệ giữa tôi với các em trong Làng và cũng như là nguồn lực để

có thể cùng giúp đỡ TC

- Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm cho phép của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên đã tạo mọi điều kiện cho tôi biết về những thông tin cá nhân thân chủ

+ Được sự hướng dẫn nhiệt tình của kiểm huấn viên

+ Sự hợp tác của tất cả mọi người tại Làng trẻ em SOS

-Khó khăn:

+ Các kiến thức của công tác xã hội còn hạn chế

+ Các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức trong ngành công tác xã hội còn chưa cao

Trang 14

2.2 Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch giúp đỡ

- Cũng qua thời gian tiếp xúc với thân chủ của mình em nhận thấy thân chủ của em có nhiều điểm tích cực, cũng như khá nhiều thế mạnh như: nhanh nhẹn, nghe lời người lớn Theo em đó là những điểm tích cực và lợi thế để thân chủ em tiếp tục phát huy hơn nữa giúp ngày một hoàn thiện bản thân hơn

- Bên cạnh những điểm tích cực thì thân chủ em còn tồn tại một số hạn chế như sau: vẫn còn ham chơi, việc tự chăm sóc cá nhân hằng ngày em chưa làm được

- Vậy qua tất cả những gì nêu trên, em nhận thấy thân chủ của mình cần phải cố gắng hơn nữa để phát huy những điểm mạnh, điểm tích cực Đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực để bản thân em có thể tốt hơn

Để làm được những điều nói trên em cùng thân chủ đã lên kế hoạch để giúp đỡ thân chủ của mình như sau:

- Trước tiên em sẽ định hướng lại cho thân chủ mình mục đích và lý do vì sao thân chủ có mặt ở đây từ đó khích lệ mạnh mẽ tinh thần vươn lên của bản thân thân chủ mà em là người sẽ trực tiếp giúp đỡ

- Điểm mạnh của thân chủ em là em T đang được Làng dạy đánh đàn thì

em với các bạn sinh viên thực tập sẽ chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt giao lưu văn nghệ cũng như trò chuyện thấu hiểu để từ đó không những giúp đỡ thân chủ mà còn là tất cả mọi người cùng nhau gắn kết hơn, thân thiết hơn

Trang 15

- Qua các hoạt động giúp đỡ đã đề ra trong kế hoạch như nói chuyện tâm

sự, trò chuyện, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, để giúp thân chủ mình có

cơ hội được vui chơi, học hỏi được nhiều điều mà em chưa biết

2.4 Lượng giá và kết thúc:

-Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã đề ra em nhận thấy kế hoạch của mình đã được em và thân chủ cùng nhau thực hiện một khá tốt Em T đã tự biết chú ý đến việc cá nhân hằng ngày của em

3 Tự lượng giá quá trình thực hành môn học CTXH cá nhân tại cơ sở: 3.1 Những bài học kinh nghiệm:

Qua tất cả những hoạt động thiết thực của bản thân trong thời gian vừa qua, em thấy mình rút ra được một số kinh nghiệm như sau:

- Từ các hoạt động tiếp cận với thân chủ, bản thân em cần phải kiên trì tiếp xúc với thân chủ, không những vậy mà bản thân em còn phải tích cực tìm hiểu qua các mẹ, các bạn xung quanh thân chủ mình hơn, từ đó có được những thông tin cần thiết phục vụ mục đích nghiên cứu môn học mà mình đang học tập

- Cũng từ các hoạt động ấy, bản thân em tự nhận thấy mình đã hoàn thiện được một số kỹ năng cần thiết và thiết thực để phục vụ học tập nói riêng và công việc sau này nói chung Tuy nhiên như vậy cũng là chưa đủ, em cần phải cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân hơn…

- Đồng thời, từ khi tiếp cận với Làng trẻ em SOS Hà Nội và tiếp xúc với thân chủ, các em trong Làng, em thấy tình đoàn kết tương trợ được đề cao hơn tất cả…từ đó là động lực để gắn kết mọi người với nhau để xây dựng một gia đình, một tổ ấm chung cho tất cả mọi người

- Bản thân em đã hòa đồng với mọi người qua các hoạt động cũng như giờ vui chơi, giải trí…

- Em đã ý thức được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch tiếp xúc cũng như giúp đỡ thân chủ và các hoạt động sinh hoạt chung cùng mọi người Từ đó rút ra kinh nghiệm hoàn thiện bản thân để tiếp tục tiến hành học tập và làm việc trong những lần thực tập tiếp theo

Trang 16

- Qua đây em cũng cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người, đặc biệt là ban giám đốc đã tạo điều kiện tốt nhất cho bọn em hoàn thành chuyến thực tập, đồng thời em cảm ơn các thầy cô, kiểm huấn viên đã hướng dẫn và theo sát chúng em trong thời gian vừa qua.

3.2 Những thay đổi của bản thân:

Từ các hoạt động tiếp xúc với thân chủ và mọi người tại Làng trẻ em SOS

Hà Nội trong thời gian vừa qua thì em thấy bản thân em đã thay đổi như:

- Biết yêu thương thông cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh đặc biệt trong Làng trẻ em SOS nói riêng và xã hội nói chung…

- Tự giác xây dựng, triển khai và thực hiện được các kế hoach đã đề ra

- Qua các hoạt động giúp đỡ thân chủ mình, em thấy bản thân mình đã biết làm việc có trách nhiệm hơn, đặt lợi ích của thân chủ lên trên lợi ích cá nhân

- Có trách nhiệm đối với công việc và kế hoạch đã đặt ra

- Biết chia sẻ cùng mọi người trong chuyến thực tập để cùng nhau thực hiện tốt kế hoạch thực tập mà các thầy cô giáo giao cho…

- Từ đây, em thấy các kỹ năng của bản thân như: Tiếp xúc với thân chủ và mọi người, thu thập và lấy thông tin, thúc đẩy tạo lập mối quan hệ giữa các thân chủ với nhau,liên kết tạo thành gia đình nhỏ.Các kỹ năng như: Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đã được sự dụng một cách linh hoạt với các kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe,… Các kỹ năng khi được thực hiện đều có những hiệu quả riêng của nó, nhưng khi đã thực hiện cùng nhau thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn

- Nhận thấy các hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng với tất cả mọi người, mà đặc biệt là các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn…từ đây giá trị nhân đạo con người được đề cao, tấm lòng nhân ái được tôn trọng hướng con người ta tới cái thiện tránh điều ác…

• Tóm lại, qua tất cả những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua, bản thân em cảm thấy mình đã được hoàn thiện hơn về hầu hết tất cả các mặt…Tuy nhiên, chúng em cần phải cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân hơn… Cảm ơn tất cả

Trang 17

mọi người trong trung tâm cũng như các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyến thực tập vừa qua!

Những ý kiến đóng góp với cơ sở thực tâp:

- Nên có nhiều thời gian chia sẻ, nói chuyện với các đối tượng tại Làng trẻ

Trang 18

PHẦN III: KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI VÀ KIẾN NGHỊ

I. Khó khăn trở ngại:

II. Kiến nghị đề xuất:

1 Đối với cơ sở thực tập:

- Tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ sinh viên thực tập, để hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như phục vụ lợi ích cho học tập

- Cũng như tạo điều kiện cho sinh viên có thể quay lại để có thể tiếp thực thực tập và gặp gỡ thân chủ nói riêng và tất cả mọi người tại Làng trẻ em SOS

Hà Nội nói chung

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn thực tập ngoài làm việc với thân thủ

có thể tham gia giao lưu văn nghệ, hoạt động ngoại khóa

- Trong quá trình sinh viên thực tập đã giúp đỡ cho thân chủ có những chuyển biết theo hướng tích cực Làng có thể chú ý quan tâm, theo dõi để thân chủ có những chuyển biết tốt hơn

2 Đối với nhóm, đoàn thực tập:

- Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc, học tập tại cơ sở để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ

- Không chỉ làm tốt phần việc của mình mà còn cũng hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động như: tổ chức các hoạt động, hơn thế nữa là đóng góp ý kiến cho nhau về quá trình thực hiện ca

3 Đối với Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam:

- Giảng viên hướng dẫn: Tiếp tục hướng dẫn, theo sát nhóm, đoàn thực tập để giúp nhóm, đoàn thực tập hoàn thành tốt và đúng hướng nhất để chúng

em có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bản thân

- Lãnh đạo Khoa Công tác xã hội: Tiếp tục giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm, đoàn thực tập có cơ sở để thực hành CTXH

- Phòng đào tạo và công tác chính trị sinh viên: Mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phòng đào tạo

Trang 19

- Phòng Hành chính; Quản trị; Tài vụ: Tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ cho sinh viên khi tham gia thực tập (giấy giới thiệu…) Ví dụ: có thể kiến nghị với phòng Quản trị: cho mượn phòng để SV có thể học thực hành CTXH, phương tiện, trang thiết bị học tập

- Ban Giám đốc: Tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ cho sinh viên khi tham gia thực tập, củng cố tinh thần cho sinh viên để hoàn thiện tốt nhiệm vụ học tập của sinh viên Và kính mong BGĐ có thể hỗ trợ kinh phí cho sinh viên khi đi thực tập

Ngày đăng: 10/05/2016, 12:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w