1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tài sản bằng tiền của công ty TNHH Plaza Mê Linh

43 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 160,19 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: 3 CHƯƠNG 1: CƠ Sở LÝ THUYếT Về QUảN TRị TÀI SảN BằNG TIềN CủA DOANH NGHIệP 4 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ 4 1.2. Nội dung lý thuyết quản trị tài sản bằng tiền 5 1.2.1. Nội dung quản trị tài sản bằng tiền 5 1.2.2. Một số mô hình quản trị tài sản bằng tiền 8 1.2.2.1. Mô hình Baumol: 8 1.2.2.2. Mô hình Miller – Orr 10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài sản bằng tiền 13 1.3.2. Nhân tố bên ngoài 15 CHƯƠNG 2; THựC TRạNG QUảN TRị TÀI SảN BằNG TIềN CủA 17 CÔNG TY TNHH PLAZA MÊ LINH 17 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Plaza Mê Linh 17 2.1.1. Thông tin khái quát về công ty TNHH Plaza Mê Linh 17 2.1.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty 18 2.1.2.1. Tình hình biến động của tài sản 20 2.1.2.2. Tình hình biến động của nguồn vốn 21 2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 22 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tài sản bằng tiền của công ty TNHH Plaza Mê Linh 24 2.2.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp 24 2.2.2. Phân tích dữ liệu thứ cấp 26 2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 31 2.3.1. Những ưu điểm: 31 2.3.2. Những tồn tại: 32 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 33 CHƯƠNG 3: CÁC Đề XUấT KIếN NGHị Về QUảN TRị TÀI SảN BằNG TIềN CủA CÔNG TY TNHH PLAZA MÊ LINH 34 3.1.Định hướng phát triển của công ty liên quan tới quản trị tài sản bằng tiền 34 3.1.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Plaza Mê Linh thời gian tới 34 3.1.1. Phân tích về sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động quản trị TSBT 34 3.2. Các giải pháp, đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề đã phát hiện 34 3.2.1. Nguyên tắc hoạt động quản trị tài sản bằng tiền 34 3.2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài sản bằng tiền tại công ty TNHH Plaza Mê Linh 35 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 41

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt tậntình của tất cả quý thầy cô Trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là thầy côkhoa Tài chính – Ngân hàng đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản làmhành trang bước vào đời Không chỉ có thế, các thầy cô đã đem lại cho emmột môi trường học tập thật tốt, tạo điều kiện thuận lợi để em phát huy hếtkhả năng của mình và hoàn thành tốt các chương trình học

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Plaza Mê Linh, em đã đượctiếp xúc với thực tế để so sánh với những lý thuyết mà mình đã được học ởtrường và cũng là dịp để em hoàn thiện bản thân mình, học hỏi và rút ra đượcnhiều kinh nghiệm cho bản thân.Có được điều đó là nhờ sự giúp đỡ hướngdẫn tận tình của Ban giám đốc và các anh chị đang làm việc tại công ty

Đặc biệt, em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn khóa luận là Ts PhạmTuấn Anh đã tận tình hướng dẫn em, phân tích và giải thích sự kết hợp giữa lýluận và thực tiễn để em hoàn thành tốt khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo công tyTNHH Plaza Mê Linh, các anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính cùng toànthể anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho emđược tham gia tiếp cận thực tế hoạt động của công ty nhằm phục vụ cho đề tàinghiên cứu

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô cùngcác anh chị tại công ty TNHH Plaza Mê Linh dồi dào sức khỏe và luôn hoànthành nhiệm vụ được giao

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong nền kinh tế hiện nay thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

là một vấn đề mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn luôn quan tâm hàngđầu.Với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệpphải làm như thế nào đứng vững trong nền kinh tế thị trường?

Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh cần phải giám sát từ khâuthu mua sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu đến khi tìm được thị trường tiêuthụ sản phẩm phải đảm bảo kiện toàn, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tìmkiếm lợi nhuận tạo điều kiện tích lũy vốn mở rộng sản xuất

Tài sản bằng tiền là một bộ phận vốn lưu động của doanh nghiệp và nóchiếm một tỷ trọng tương đối lớn Cho nên quản trị tài sản bằng tiền đóng mộtvai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì

nó đảm bảo cho việc duy trì hợp lý lượng tài sản bằng tiền nhằm cung ứng kịpthời cho hoạt động kinh doanh nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho doanhnghiệp

Để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài: “Quản trị tàisản bằng tiền của công ty TNHH Plaza Mê Linh”

Trang 5

kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong quản trị tài sản bằng tiềntại công ty TNHH Plaza Mê Linh.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị tài sảnbằng tiền của công ty TNHH Plaza Mê Linh

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: những vấn đề thuộc cơ sở lý luận của tài sảnbằng tiền công ty TNHH Plaza Mê Linh

+ Về mặt không gian: khóa luận được nghiên cứu tại công ty TNHHPlaza Mê Linh

+ Về mặt thời gian: trong 3 năm từ 2012 đến 2014

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập thông tin, sốliệu liên quan tới đề tài nghiên cứu từ các văn bản có sẵn Đó là thống kê dữliệu tại các phòng ban của công ty TNHH Plaza Mê Linh, báo cáo tài sản vànguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014, vàcác tài liệu khác có liên quan đến nghiệp vụ Ngoài ra, phương pháp thu thậpthông tin từ những nguồn như tạp chí, website,…cũng rất quan trọng, giúpngười nghiên cứu nắm được tình hình chung của kinh tế, tình hình phát triểnkinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, những biến động của nó ảnh hưởng thếnào tới hoạt động kinh doanh của công ty Phương pháp này phục vụ cho việcphân tích các số liệu liên quan đến hiệu quả quản trị tài sản bằng tiền, đưa racác kết luận, dự báo và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảntrị tài sản bằng tiền của công ty TNHH Plaza Mê Linh

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Trong quá trình nghiên cứu và thu thập những dữ liệu, thông qua việc sànglọc và lựa chọn các thông tin tin cậy, sau đó sử dụng các phương pháp sau đểtính toán, phân tích, tổng hợp dữ liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trang 6

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân chia các vấn đề phức tạpthành các vấn đề đơn giản, tạo điều kiện để phân tích kỹ lưỡng các lý thuyết,

sự biến động, hiệu quả quản trị tài sản bằng tiền từ năm 2012 đến năm 2014

- Phương pháp khác

Có thể sử dụng các bảng biểu hoặc phương pháp quan sát nhằm có cáinhìn toàn diện hơn, củng cố tính xác thực và đánh giá tổng quát về tình hìnhnghiên cứu

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ vàhình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị tài sản bằng tiền của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng quản trị tài sản bằng tiền của công ty TNHHPlaza Mê Linh

Chương 3: Định hướng phát triển và các đề xuất về quản trị tài sảnbằng tiền của công ty TNHH Plaza Mê Linh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN BẰNG

TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ

- Tài sản bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động Với tính lưu hoạt caonhất, tài sản bằng tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp thực hiệnviệc mua sắm hoặc chi phí Tài sản bằng tiền của DN bao gồm:

Trang 7

+ Tiền mặt tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, bạc vàng, kim khí quý,

đá quý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của DN để phục vụ cho nhucầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh

+ Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ, bạc vàng, kim khí quý, đáquý mà DN đang gửi tại tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng

+ Tiền đang chuyển: là các khoản tiền của DN đã nộp vào ngân hàng, kho bạcNhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng để trả đơn vịkhác nhưng chưa nhận được giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng

- Khái niệm quản trị tài sản bằng tiền: là việc xác lập một cơ chế để phân bổviệc sử dụng nguồn vốn vào khoản mục tài sản có bằng tiền sao cho hợp lý vàtối ưu nhất, để vừa đảm bảo hiệu quả cao nhưng vừa đảm bảo an toàn

- Các thuật ngữ có liên quan tới tài sản bằng tiền:

Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại, đang có giá trị lưuhành, có tiêu chuẩn giá cả nhất định

Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàngthương mại nhằm mục đích phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chúng

có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt

Chứng khoán khả mại: là số chứng khoán do công ty sở hữu (như tráiphiếu kho bạc ngắn hạn, cổ phiếu và trái phiếu) có khả năng chuyển đổi thànhtiền

1.2. Nội dung lý thuyết quản trị tài sản bằng tiền

1.2.1. Nội dung quản trị tài sản bằng tiền

* Chính sách dự trữ tiền của doanh nghiệp:

Chính sách dự trữ tiền của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp các kếhoạch định hướng trong một khoảng thời gian (trong ngắn hạn hoặc dài hạn)dùng để xác định nguồn thu về tiền mà nhu cầu chi tiêu về tiền trong doanhnghiệp Bao gồm việc soạn thảo, ban hành chính sách và điều chỉnh chínhsách

Trang 8

Dự trữ tiền là điều tất yếu mà DN phải làm để đảm bảo việc thực hiệncác giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triểnkinh doanh trong từng giai đoạn DN giữ quá nhiều tiền so với nhu cầu sẽ dẫnđến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí

sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi và tiền tại tài khoản thanh toánngân hàng thường có lãi rất thấp) Hơn nữa sức mua của đồng tiền có thểgiảm sút nhanh do lạm phát Nếu DN dự trữ quá ít tiền, không đủ tiền đểthanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liênquan DN sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanhtoán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu

tư phát sinh ngoài dự kiến Lượng tiền dự trữ tối ưu của DN phải thỏa mãnđược 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng ngày của DN như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch

vụ, trả người lao động, trả thuế, dự phòng các khoản chi ngoài kế hoạch chocác cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột DN

có thể sử dụng mô hình Baumol hoặc mô hình Miller - Orr để xác định mức

dự trữ tiền mặt hợp lý

Như vậy chính sách dự trữ tiền mặt là phương thức xử lý và giải quyếtcác vấn đề thu chi tiền một cách có kế hoạch cụ thể từ trước Chính sách cóliên quan tới mục tiêu cần phải đạt được, cần những phương tiện gì để đạtđược kết quả đã đề ra Nó bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu, xây dựngmột chiến lược tổng thể, nhất quán và triển khai một cách hệ thống các kếhoạch về quản trị tiền nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanhnghiệp

* Tổ chức quản trị tài sản bằng tiền: là tiến hành triển khai chính sáchquản tị tài sản bằng tiền của doanh nghiệp

 Đánh giá cấu trúc thu - chi

Trang 9

Đánh giá cấu trúc thu - chi tiền rất cần thiết trong quản trị tài chính nóichung và quản trị tài sản bằng tiền nói riêng.

Thông qua đánh giá cấu trúc thu - chi có thể dự báo được lượng tiền tồnquỹ cuối kỳ, từ đó đánh giá khả năng thanh toán, tính thanh khoản, tính linhhoạt về mặt tài chính của doanh nghiệp

Đánh giá cấu trúc thu - chi còn giúp trả lời các câu hỏi: Tiền doanhnghiệp tạo ra có ổn định, bền vững hay không? Doanh nghiệp có tạo ra tiền,

có biết sử dụng tiền hay không? Đánh giá cấu trúc thu - chi sẽ đánh giá đượcviệc nắm giữ tiền với không nắm giữ tiền, cái nào tốt hơn, hiệu quả hơn?

Đánh giá cấu trúc thu - chi giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện nhữngcăn bệnh có liên quan đến tiền ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanhnghiệp, chẳng hạn như: Doanh nghiệp có đang rơi vào tình trạng khó khăn vềtài chính, có kiệt quệ tài chính, có đưa doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản haykhông? Qua đánh giá cấu trúc thu - chi giúp doanh nghiệp nhận diện đượcdoanh nghiệp đang có những khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi nào từ đóxem có ảnh hưởng không tốt đến quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đối vớinhà cung cấp tín dụng không? Một trong những mục tiêu quan trọng khác củaviệc đánh giá cấu trúc thu - chi là để xác định đâu là nguồn tiền để trả nợ cáckhoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn đã đến hạn cần trả, chi phí nào củadoanh nghiệp liên quan đến tiền và chi phí nào không liên quan đến tiền

 Tăng tốc độ thu: là rút ngắn thời gian thu hồi các khoản nợ

- Ý nghĩa của việc tăng tốc độ thu:

+ Giúp doanh nghiệp giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thườngxuyên cũng như dễ dàng thực hiện đầu tư

- Giải pháp tăng tốc độ thu:

Trang 10

+ Áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng cáchđưa lại cho khách hàng các mối lợi như: áp dụng chính sách chiết khấu đốivới các khoản nợ được thanh toán trước, hay đúng hạn

+ Áp dụng các phương pháp thanh toán phù hợp đối với từng đối tượng kháchhàng

+ Lựa chọn phương tiện và địa điểm thanh toán phù hợp

+ Tổ chức công tác đôn đốc thu hồi công nợ

 Giảm tốc độ chi tiêu

Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền, doanh nghiệp còn có thể thu lợi bằngcách giảm tốc độ chi tiêu để có thêm tiền đầu tư sinh lợi

- Ý nghĩa của việc giảm tốc độ chi tiêu:

+ Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

+ Tăng khả năng sử dụng vốn đầu tư nhằm mục đích sinh lời

- Biện pháp giảm tốc độ chi tiêu

+ Tận dụng tối đa thời gian thanh toán chậm trong thời gian cho phép

+ Lựa chọn phương thức, phương tiện, địa điểm thanh toán phù hợp

+ Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, người quản trị tàichính có thể trì hoãn thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tàichính, tiền phạt hay suy giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơnnhững lợi ích mà việc thanh toán chậm mang lại

* Kiểm soát tài sản bằng tiền

Kiểm soát tài sản bằng tiền là một tiến trình gồm các hoạt động giámsát quá trình quản trị tài sản bằng tiền nhằm đảm bảo rằng các hoạt động đóđược thực hiện theo đúng kế hoạch và điều chỉnh những sai sót quan trọng

1.2.2. Một số mô hình quản trị tài sản bằng tiền

1.2.2.1. Mô hình Baumol:

Trang 11

Nhà quản trị mong muốn tối thiểu hóa các chi phí, bao gồm chi phí giaodịch bán chứng khoán thu tiền mặt về và chi phí cơ hội do việc nắm giữ tiềnmặt Mô hình Baumol giả định rằng:

+ Doanh nghiệp định kì nhận được một lượng tiền mặt nhất định, nhưngđồng thời cũng phải liên tục chi tiền ra, theo một tỷ lệ ổn định

+ Nhu cầu tiền mặt trong một kỳ đoạn cụ thể (tháng, quý, năm) của công

ty có thể dự báo trước một cách chính xác

+ Khi số dư tiền mặt ban đầu giảm xuống bằng không, hay ở mức an toàntối thiểu, thì số dư tiền mặt lập tức sẽ được tăng lên do việc bán ra chứngkhoán với khối lượng xác định nhằm đạt được số dư tiền mặt ban đầu

Tổng chi phí cho việc tồn quỹ tiền mặt sẽ gồm: chi phí giao dịch (chuyểnđổi chứng khoán về tiền mặt) và chi phí cơ hội của tiền mặt tồn quỹ

Tổng chi phí = Chi phí giao dịch + Chi phí cơ hội

Công thức: Tổng chi phí (Z)=

Trong đó:

T: Tổng nhu cầu tiền mặt trong kỳ

F: Chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần mua bán hoặc bán chứng khoán r: Chi phí cơ hội vốn do nắm giữ tiền mặt, có thể sử dụng lãi suất của chứng khoán ngắn hạn để bù đắp tồn quỹ

C: Mức tồn quỹ ban đầu và tại thời điểm chuyển điểm chuyển đổi chứng

K hoánđể bù đắp tồn quỹ

C/2: Mức tồn quỹ bình quân

T/C: Số lần giao dịch, chuyển đổi giữa chứng khoán và tiền mặt

Từ công thức trên ta tính được mức tồn quỹ tối ưu C là:C =

Mô hình này cho biết quy mô tối ưu trong quản trị tiền mặt Do tổng nhucầu tiền mặt (T) tăng lên theo một tỷ lệ cho trước sẽ dẫn đến sự gia tăng của C

Trang 12

nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn Dựa trên số dư tiền mặt C cụ thể, chúng ta có thểtính ra số dư tiền mặt bình quân C/2 và số lần giao dịch là T/C.

Với tình hình công ty như trên, ta áp dụng mô hình Baumol, chúng tatính mức tiền mặt tối ưu cho công ty trên:

Mức tồn quỹ tối ưu là: C = , ta có: C = = 120 triệu đồng

Với tổng chi phí tối thiểu Z cho quyết định quản trị tiền mặt theo mô hình này

Trang 13

Sự đơn giản hóa các mô hình bắt nguồn từ việc đơn giản hóa các chiphí trong mô hình:

- Tổng nhu cầu tiền mặt T trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào sựchính xác tuyệt đối của việc dự báo nhu cầu tiền mặt

- Chi phí giao dịch F cố định cho mỗi lần giao dịch, là một giả địnhhoàn toàn không phù hợp với thực tế hoạt động của nhiều công ty cũng nhưđiều kiện thị trường tiền tệ Nhiều loại giao dịch, chẳng hạn “tài khoản ủythác” có chi phí giao dịch không căn cứ vào số lần mà là theo giá trị của giaodịch

- Tiền mặt thì được nhận về theođịnh kỳ trong khi mức chi tiêu lại phảiliên tục

1.2.2.2 Mô hình Miller – Orr

Mô hình Miler - Orr được xây dựng trên hai giả định:

Giả định thứ nhất, giả định dòng ngân lưu của công ty là biến độngngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự báo được Tất nhiên có những khoảnchi có thể biết trước chẳng hạn như tiền lương hay trả nợ ngân hàng, nhưnghầu hết dòng tiền của công ty là không thể dự báo

Giả định thứ hai, số dư tiền mặt chỉ dao động trong phạm vi giới hạntrên và giới hạn dưới

Miller - Orr giải xác định hai “mốc hành động” còn gọi là “ các giớihạn kiểm soát “ của số dư tiền mặt Hai mốc này là các tín hiệu quyết địnhmua, bán chứng khoán

Giới hạn trên U là tín hiệu mua vào một giá trị chứng khoán C đủ đểlàm tiền mặt dư thừa giảm xuống mức tồn quỹ tối ưu

Giới hạn dưới L là tín hiệu bán ra một giá trị chứng khoán C đủ để làmtồn quỹ tiền mặt tăng lên đến mức tồn quỹ tối ưu

Trang 14

Nếu số dư tiền mặt dao động giữa hai giới hạn: giới hạn trên U và giớihạn dưới L thì sẽ không có một chứng khoán nào được mua vào hay bán ra

cả Trong trường hợp này, giả định dòng tiền vào và dòng tiền ra phải có một

sự biến động nhịp nhàng với nhau trong một phạm vi nào đó Hay nói cáchkhác, dòng tiền vào vừa đủ trang trải cho dòng tiền ra

Và các dòng tiền biến động môt cách ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn,không thể dự đoán trước được

Công thức tính C như sau: C=

Trong đó:

C: Số tiền chuyển đổi (mua, bán chứng khoán) tối ưu

F: Chi phí giao dịch chứng khoán cố định mỗi lần

σ^2: Phương sai của ngân lưu ròng trong ngày

r: Chi phí sử dụng vốn (lãi suất) ngày

• Ví dụ:

Ta vẫn dùng ví dụ của công ty A trên đây, trong mô hình Baumol công

ty phải dự đoán nhu cầu tiền mặt của mình một cách chính xác Nhưng việc

dự báo nhu cầu ngân lưu là không đơn giản Khi đó, ta áp dụng mô hìnhMiller - Orr

Trước hết ta tính được phương sai của ngân lưu ròng là 1000 triệuđồng, chi phí sử dụng vốn bình quân ngày là 0,33% (12%:360 ngày)

Áp dụng công thức: C===124,8 triệu đồng

Công ty không muốn quỹ thấp hơn 5 triệu đồng Vậy theo kí hiệu vàcách gọi của mô hình này thì giới hạn dưới L = 5 triệu đồng

Vậy tồn quỹ tối ưu là: C* = C + L = 124,8 + 8 = 129,8 triệu đồng

Và giới hạn trên U sẽ là: U= 3C = L = (3x124,8) + 5 = 379,4 triệu đồng

Và tồn quỹ bình quân sẽ là: C_A= 4/3C+ L =4/3x124,8 + 5= 171,4triệu đồng

Trang 15

Như vậy công ty có dòng tiền không thể dự đoán nhưng nhờ vào dữliệu quá khứ nên biết được phương sai của dòng tiền là 1000 triệu đồng Khi

số dư tiền mặt tăng lên tới 379,4 triệu đồng công ty nên mua vào chứngkhoán với số tiền là: 379,4 -129,9= 249,6 triệu đồng Bất cứ lúc nào khi số dưtiền mặt giảm xuống còn 5 triệu đồng công ty nên bán ra chuứng khoán để thu

về số tiền là 124,8 triệu đồng

Nhằm đạt được mức tồn quỹ tối ưu: 124,8 + 5 =129,8 triệu đồng

Đánh giá mô hình Miller -Orr

+Ưu điểm:

Mô hình này cho phép số dư tiền mặt biến động một cách ngẫu nhiênthay vì phụ thuộc hoàn toàn vào con số giả định do khả năng dự báo của nhàquản trị cung cấp

Mô hình này cho phép số dư tiền mặt biến động cả tăng lẫn giảm hácvới giả định mô hình Baumol là biết được chính xác thời điểm cần bổ sungtiền mặt sau khi giảm một số tiền nhất định

+ Nhược điểm:

Có những giả định trong mô hình đòi hỏi đáp ứng một cách nghiêmngặt, đó là bản chất của thống kê của dòng ngân lưu Mô hình cho rằng chúngbiến động theo phân phối chuẩn với phương sai cố định Nhưng thực tế chothấy dòng ngân lưu công ty không phải bao giờ cũng tuân theo phân phốichuẩn và có mối tương quan theo thời gian

Cũng như mô hình Baumol mô hình Miller - Orr thuộc dạng quá cứngnhắc Ví dụ, tại sao giám đốc tài chính phải bán ra chứng khoán khi tín hiệucủa mô hình xuất hiện, tức là số dư tiền mặt xuồng bằng giới hạn dưới, trongkhi biết rõ chỉ ngay hôm sau thôi, công ty sẽ nhận được một số tiền khá lớn

từ tài khoản vãng lai

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài sản bằng tiền

Trang 16

Quản trị TSBT ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khácnhau, sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Sự khác biệt về hìnhthức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành vàmôi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1. Nhân tố bên trong

a) Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp

Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có cácloại hình thức doanh nghiệp chủ yếu sau:

-Doanh nghiệp nhà nước

-Công ty cổ phần

-Công ty trách nhiệm hữu hạn

-Doanh nghiệp tư nhân

-Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữacác doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị TSBT như tổ chức, sản xuấtkinh doanh

b) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh

Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng khôngnhỏ tới quản trị TSBT của doanh nghiệp Mỗi ngành kinh doanh có những đặcđiểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau Những ảnh hưởng đó thể hiện:

-Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh:

Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu tài sản của doanhnghiệp, ảnh hưởng tới quy mô sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng

để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tài sản (tài sản cố định

và tài sản lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toánchi trả

-Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến tài sản vàdoanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắnthì tài sản lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động

Trang 17

lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúpcho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũngnhư trong việc tổ chức đảm bảo tài sản cho việc kinh doanh Những doanhnghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải có mộtlượng tài sản lưu động lớn, doanh nghiệp hoạt động trong nghành sản xuất cótính chất thời vụ, thì tài sản lưu động giữa các quý trong năm thường có sựbiến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanhtoán, chi trả, cũng thường gặp khó khăn Cho nên việc tổ chức đảm bảo tàisản cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệpcũng khó khăn hơn.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

a) Môi trường kinh doanh

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinhdoanh nhất định Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bênngoài ảnh hưởng mọi hoạt động của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh cótác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạtđộng tài chính

Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến cáchoạt động quản trị TSBT

- Sự ổn định của nền kinh tế

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnhhưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tớiTSBT của doanh nghiệp Những biến động lớn của nền kinh tế có thể gây nênnhững rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước,những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãihay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộngsản xuất hay việc tăng tài sản

- Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế

Trang 18

Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởnglớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợinhuận Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự thayđổi về giá cả.Sự tăng,giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chitrả tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau Sự tăng haygiảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năngtiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.

Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng đểphân tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốntrên thị trường tài chính

- Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

Sự cạnh tranh sản phẩm đang sản xuất và các sản phẩm tương lai giữa cácdoanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và cóliên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởngtrong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính phảichịu trách nhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết

Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanhnghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộtình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chínhsách thích hợp cho doanh nghiệp

- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp

- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chínhtrung gian

Trang 19

CHƯƠNG 2; THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN BẰNG TIỀN CỦA

CÔNG TY TNHH PLAZA MÊ LINH

2.1.Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Plaza Mê Linh

2.1.1. Thông tin khái quát về công ty TNHH Plaza Mê Linh

 Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Plaza Mê Linh

 Tên viết tắt : PLAZAML CO., LTD

 Người đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Đức Cường

 Website: http://abbaka.com.vn/

Công ty TNHH Plaza Mê Linh là công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết

bị nhà bếp cao cấp Công ty được thành lập ngày 14/09/2010 có trụ sở chínhtại Xóm Ao Sen - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh – TP Hà Nội

Chức năng:

Là nhà phân phối các sản phẩm thiết bị nhà bếp Ngoài ra Công ty TNHHPlaza Mê Linh còn là đơn vị đảm bảo việc làm, chăm lo đời sống tốt nhất chongười lao động

- Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho đất nước

- Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh các hợpđồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà doanhnghiệp đã kí kết

- Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, thườngxuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên

- Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định

Trang 20

Giám đốc

Phòng giao vận Phòng Kế toán - Tài chínhPhòng kinh doanh

Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Plaza Mê Linh được tổ chức thành 4phòng với đội ngũ gồm 30 nhân viên

Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Plaza Mê Linh

(Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính)

2.1.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty

Bảng cân đối kế toán là một bức ảnh về tình hình tài chính của công tytại một thời điểm Nó cho biết về tình hình tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữucủa công ty tại thời điểm đó Dưới đây là bảng cân đối kế toán rút gọn tổnghợp 3 năm gần nhất của công ty TNHH Plaza Mê Linh

Trang 21

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Công ty TNHH Plaza

Mê Linh trong ba năm 2012-2014

tương đương tiền 372,20 15,67 1176,39 41,10 55,13 1,70 804,19 216,06 (1121,26) (95,31)

II Các khoản đầu tư

Ngày đăng: 05/05/2016, 08:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w