1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và thực trạng các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ở việt nam

21 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 52,82 KB

Nội dung

Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và thực trạng các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ở việt nam

Trang 1

Mở đầu

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển, hội nhập ngày càng

sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: nhiều doanh nghiệp được thành lập, số lượng các

nhà đầu tư tăng lên nhiều lần; cùng với đó, nhu cầu về kiểm tra kiểm soát để nâng

cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nhu cầu về sử dụng thông tin tài chính của

nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế ngày càng tăng lên Theo đó, kiểm

toán ra đời và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn để đáp ứng những nhu cầu đó

Những người sử dụng kết quả kiểm toán yêu cầu phải có những cuộc kiểm toán

chất lượng đòi hỏi những kiểm toán viên không chỉ liên tục trau dồi kiến thức, luân

cập nhật, tuân thủ các quy định pháp lý, chuẩn mực nghề nghiệp mà còn đòi hỏi

phải có đạo đức nghề nghiệp thích đáng Có như vậy các cuộc kiểm toán mới đạt

được chất lượng cao, những người sử dụng thông tin mới có được những thông tin

bổ ích

Xuất phát từ những yêu càu đó, em đã chọn Đề tài: “Đạo đức nghề nghiệp

kiểm toán và thực trạng các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ở

Việt Nam”.

Trang 2

Phần I : Lý luận chung về đạo đức và đạo đức nghề

nghiệp của kiểm toán viên

1 Khái quát về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp

1.1 Khái quát về đạo đức

Theo từ điển tiếng Việt, đạo là lẽ phải, là đường lối, là nguyên tắc mà con

người có bổn phận phải tuân theo trong cuộc sống, còn đức là điều tốt lành Đạo

đức là tập hợp những nguyên tắc và giá trị tinh thần điều tiết và chi phối hành vi

giữa các cá nhân,tổ chức, xã hội; đạo đức còn là những nguyên tắc , quy tắc nhằm

điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của cong người trong xã hội một số nguyên

tắc đạo đức căn bản thường được thiết lập như sự trung thực, tính có trách nhiệm,

lương thiện, thẳng thắn công bằng, tuân thủ nghĩa vụ công dân

Quan niệm về đạo đức

Về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội

Về mặt cá nhân, đạp đức được coi là “tòa án lương tâm” có khả năng tự phê phán,

đánh giá và suy sét từng hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân mỗi cá nhân

Như vậy, về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự lựa

chọn của mỗi người nên ngoài biểu hiệ trong cac squan hệ xã hội, đạo đức còn thể

hiện trong thái độ, hành vi và sự tự ứng xử trong bản thân mỗi con người

1.2 Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp được tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có chuẩn

mực và quy phạm đạo đức đặc trưng của bản thân từng nghề nghiệp Trong xã hội

có bao nhiêu nghề nghiệp khác nhau thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp Trong

bất kỳ thời kỳ nào, đạo đức nghề nghiệp luôn là đạo đức của xã hội đương thời,

biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong các hoạt dộng hoạt động nghề nghiệp

Trong quá trình phát triển của kinh tế, của xã hội, mỗi cá nhân đều phải lấy tâm

huyết, lòng yêu nghề, trách nhiệm làm nội dung chủ yếu cho đạo đức nghề nghiệp

Đó là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung mà tất cả các ngành nghề đều phải

tuân theo

Trang 3

2 Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp nói chung và của đạo đức nghề

nghiệp kiểm toán nói riêng

2.1 Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp nói chung

Trong xã hội, làm nghề gì cũng cần phải có đức, có tâm, cần những quy tắc

ứng xử của nghề nghiệp ấy

Với ngành y, đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt chú trọng bởi y đức có tác

động trực tiếp tới tính mạng con người Nhưng thực trạng hiện nay, nhiều vụ việc

trong ngành y xảy ra đã cho thấy đạo đức y học đang bị suy thoái nghiêm trọng Có

một bộ phận không nhỏ các bác sĩ, y tá bị thoái hóa biến chất từ những người coi

việc khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân là bổn phận và nghĩa vụ trở thành

những người vô cảm trước tính mạng của người khác, coi việc khám chữa bệnh là

một công cụ để làm giàu một cách nhanh chóng Điều đó chứng tỏ để có một bác sĩ

tốt thì coi trọng việc đào tạo tay nghề là chưa đủ, mà còn cần đặc biệt quan tâm tới

đạo đức nghề nghiệp

Với nghề Luật sư lại có đặc trưng riêng Đó là nghề cung cấp dịch vụ pháp

lý cho khách hàng mà loại dịch vụ này gắn liền với việc bảo vệ các quyền tự do,

danh dự, nhân phẩm…của con người Một người bị truy tố ra trước tòa án có nghĩa

là người đó sẽ phải chịu sự phán xét của pháp luật về số phận pháp lý gắn liền với

các chế tài nghiêm khắc Dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng vì

thế cũng là một loại dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của họ Có thể nói có

ba yếu tố quan trọng quyết định uy tín, danh dự, sự thành bại trong hoạt động nghề

nghiệp luật sư Đó là sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thực định cũng như các lĩnh

vực khác có liên quan trong đời sống xã hội; các kỹ năng hành nghề mà luật sư vận

dụng trong quá trình tác nghiệp, ứng phó với các tình huống nảy sinh, thậm chí có

khi rất phức tạp trong hoạt động tranh tụng; và cuối cùng là vấn đề đạo đức nghề

nghiệp của người luật sư Ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, không thể

tách rời, tạo nên sức mạnh của luật sư trong việc thực hiện sứ mệnh truyền thống

cao cả là “Phụng sự công lý” Trong ba yếu tố trên, vì đặc tính độc lập và tự do

trong hành nghề nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp nổi lên như là một thành tố giúp

luật sư giữ được mình trước mọi thứ cám dỗ, tiêu cực thực có trong đời sống xã

hội

Trang 4

Ngoài ra, cũng có rất nhiều ngành khác trong xã hội cần quan tâm tới vấn đề

đạo đức trong hành nghề Với nghề sư phạm, đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố

quan trọng trong phẩm chất cá nhân của những người làm nghề giáo, nó tồn tại như

đỉnh của tam giác mà nền móng là kiến thức vả kĩ năng góp phần tạo nên bộ mặt

nhân cách của người thầy Như vậy, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của đạo

đức nghề nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng với nghề kiểm toán thì

sao?

2.2 Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

Ngày nay, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu về kiểm toán

là rất lớn, số lượng các cá nhân và tổ chức sử dụng kết quả kiểm toán là rất đa

dạng, song không phải ai trong số họ cũng có khả năng đánh giá được tính chính

xác của các kết quả kiểm toán Kiểm toán là một lĩnh vực chuyên nghiệp với

những người làm việc có trình độ chuyên môn cao được kỳ vọng là hoạt động cao

hơn phần đông các thành viên khác trong xã hội Khái niệm hành nghề kiểm toán

đề cập đến trách nhiệm hoạt động cao hơn so với việc đơn thuần áp dụng các trách

nhiệm cá nhân và các quy định của luật pháp Lý do của vấn đề này là sự tin cậy

của công chúng đối với chất lượng của dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp bởi thong

thường người sử dụng không đánh giá được chất lượng của dịch vụ kiểm toán cung

cấp bởi tính chất phức tạp của loại hình dịch vụ này

Do vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định có tính chất pháp lý, kiểm toán

viên còn cần phải tuân thủ các quy tắc chuẩn mực đạo đức khi hành nghề Các quy

tắc nghề nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm từ thực tế

của hoạt động kiểm toán Quá trình đúc kết kinh nghiệm này đã xây dựng lên hệ

thống các chuẩn mực kiểm toán Để hoạt động kiểm toán thực sự có hiệu quả

chúng ta cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đó

Phần II : Các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

trên thế giới

1 Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Liên đoàn Kế toán

quốc tế

Trang 5

Năm 1994, IFAC ban hành các chuẩn mực kiểm toán vào năm 1994 và bắt đầu

soạn thảo bộ đạo đức nghề nghiệp Ban đầu, việc soạn thảo bộ đạo đức nghề

nghiệp do Ủy ban đạo đức nghề nghiệp trực thuộc IFAC đảm nhận, còn hiện nay

do IESBA đảm trách Ủy ban này tư vấn cho IFAC về các vấn đề liên quan đến

đạo đức nghề nghiệp, đồng thời soạn thảo các hướng dẫn chi tiết về những vấn đề

đã được IFAC phê chuẩn Bộ đạo đức nghề nghiệp do IFAC cho đến nay là đã

được sửa đổi hai lần vào năm 2001 và 2005 kể từ thời điểm ban hành (1996)

1.1 Điều lệ đạo đức năm 1996

Tháng 7/1996, điều lệ đạo đức được ban hành chính thức trên cơ sở kế thừa các

hướng dẫn trước đó của IFAC Điều lệ có nêu lên các tình huống làm ảnh hưởng

đến tính độc lập người hành nghề, những tình huống mà các kiểm toán viên dễ gặp

phải như sau:

Có lợi ích tài chính Khi kiểm toán viên có các khoản đầu tư trong công ty

khách hàng, có khoản đi vay hay cho vay, nắm giữ các lợi ích tài chính trong công

ty khách hàng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên klhi

tiến hành kiểm toán

Bổ nhiệm công ty kiểm toán Công ty kiểm toán không được bổ nhiệm một

người làm kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán khi người đó đang là thành viên

trong ban giám đốc hay hội đồng quản trị của khách hàng

Các dịch vụ khác Kiểm toán viên có thể thực hiện các dịch vụ khác động thời

với việc thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện như: kiểm

toán viên không có mối liên hệ với khách hàng hay xung đột lợi ích có thể ảnh

hưởng đến tính trung thực và đọc lập; kiểm toán viên không được là nhân viên hay

người quản lý của khách hàng

Mối liên hệ cá nhân và gia đình Mối liên hệ gia đình sẽ tạo nguy cơ ảnh hưởng

đến tính độc lập Mối liên hệ gia đình thường là mối liên hệ trong đó kiểm toán

viên hay chủ phần hùn có quan hệ với những người lãnh đạo chủ chốt trong công

ty được kiểm toán

Trang 6

Phí kiểm toán và dịch vụ khác Nếu khoản phí thu được từ hợp đồng là quá lớn,

nhóm kiểm toán có thể sẽ bị phụ thuộc vào khách hàng và sẽ ảnh hưởng đến tính

độc lập

Quà tặng Nếu kiểm toán viên hay gia đình họ nhận từ khách hàng những món

quà mà không phải mang tính chất xã giao thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng tới tính độc

lập

Quyền sở hữu về vốn Vốn đầu tư trong công ty kiểm toán nên thuộc vè kiểm

toán viên Nếu thuộc quyền sở hữu của người khác kiểm toán viên có thể bị gây áp

lực

Tranh chấp pháp lý với khách hàng Những tranh chấp này cũng có thể ảnh

hưởng tới tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên

Cộng tác lâu dài với khách hàng Việc một kiểm toán viên cộng tác lâu dài với

khách hàng có thể đe dọa tính độc lập, vì thế công ty kiểm toán nên xoay vòng các

kiểm toán viên trong một thời gian kiểm toán nhất định để không ảnh hưởng đến

tính độc lập và khách quan

1.2 Điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 2001

Sau khi ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 1996, đến năm 2000, do sự

phá sản của các công ty lớn trên thế giới như Enron, Wordcom, cũng như sự phá

sản của Arthur Andersen, IFAC đã xem xét lại toàn bộ các quy định về đạo đức và

ban hành điều lệ đạo đức mới có hiệu lực từ tháng 11 năm 2001

Kết cấu của điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 2001 cũng gồm có ba phần

chính: phần A áp dụng cho tất cả người hành nghề; phần B áp dụng cho kiểm toán

viên; phần C áp dụng cho người hành nghề làm việc tại các doanh nghiệp Trong

điều lệ năm 2001 này, ở phần B đã định nghĩa rõ ràng hơn về tính độc lập trong khi

điều lệ 1996 không nói rõ thế nào là độc lập IFAC đã đưa ra cách tiếp cận và định

nghĩa thuật ngữ đạo đức trên hai phương diện là độc lập về tư tưởng và độc lập về

hình thức

Phạm vi áp dụng: Không chỉ áp dụng cho hợp đông kiểm toán mà còn áp dụng

cho các hợp đồng dịch vụ và đảm bảo

Trang 7

Thay vì giải thích riêng từng trường hợp cụ thể như trước đây, IFAC xác lập

các nguy cơ và biện pháp bảo vệ IFAC cho rằng có bốn nhóm nguy cơ là tư lợi,

quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa Biện pháp bảo vệ bao gồm các biện

pháp do luật hay chuẩn mực quy định và biện pháp do môi trường làm việc quy

định

Về quan điểm, IFAC thay đổi tạp trung vào ba chủ đề chính như sau:

Các dịch vụ cung cấp: Trước đây, các công ty kiểm toán được phép thực hiện

các dịch vụ kế toán và các dịch vụ khác nhưng điều lệ năm 2001 lại yêu cầu các

kiểm toán viên không được phép thực hiện các dịch vụ này ngoại trừ đối với các

công ty không được niêm yết

Về quay vòng kiểm toán: các chủ phần hùn cần xoay vòng sau thời gian đã

định, thường là không quá 7 năm, và sau 2 năm mới được tái bổ nhiệm

Nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ trong trường hợp giám đốc hay nhân viên cấp

cao hoặc nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo đã từng là giám đốc

của công ty kiểm toán

1.3 Điều lệ đạo đức năm 2005

Nếu như trước đây điểu lệ đạo đức nghề nghiệp được xem như một mô hình

để các quốc gia tham chiếu, đến năm 2005 IFAC đã yêu cầu tất cả các nước thành

viên đều phải áp dụng Không thành viên nào được phép áp dụng các quy định kém

nghiêm ngặt hơn so với các quy định mà IFAC đã thiết lập

Bố cục điều lệ năm 2005 được chia thành ba phần

Phần A đề cập đến 6 nguyên tắc đạo đức căn bản cho người hành nghề bao

gồm tính chính trực khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, bảo mật,

tư cách nghề nghiệp

Phần B áp dụng cho người hành nghề Nội dung của tính độc lập trong điều

lệ đạo đức năm 2005 cũng có nhiều thay đổi, bao gồm: thêm phần giới thiệu về

hợp đồng bảo đảm; thêm phần trình bày cơ sở dẫn liệu căn bản cho hợp đồng đảm

bảo, trong đó có phân biệt hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính và hợp đồng đảm

Trang 8

bảo khác; thay đổi bên chịu trách nhiệm có liên quan là Ban lãnh đạo của công ty,

trong khi chuẩn mực 2001 cho rằng đó là Ban quản lý

Năm 2007, Ủy ban chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (IESBA) đưa ra bản dự

thảo mới trong đó hiệu đính một số nội dung nhằm mục đích tạo ra sự dễ hiểu hơn

cho người đọc

Tháng 4/2008, IESBA đã phê chuẩn việc điều chỉnh phần 290, trong đó

nguyên tắc độc lập chỉ được áp dụng cho các dịch vụ kiểm toán và soát xét Ủy ban

cũng phê chuẩn viecj đưa them phần 291 liên quan đến yêu cầu về tính độc lập cho

các dịch vụ đảm bảo khác

Tháng 7/2009, tại New York, Ủy ban chuẩn mực đạo đức kế toán quốc tế

(IESBA) đã công bố Sửa đổi bộ Chuẩn mực đạo đức cho kế toán viên chuyên

nghiệp Bộ chuẩn mực Sửa đổi này làm rõ các yêu cầu đối với tất cả kế toán viên

chuyên nghiệp và tăng cường đáng kể các yêu cầu về tính độc lập đối với kiểm

toán viên

Trong Tuyên bố về trách nhiệm của các thành viên của Liên đoàn kế toán quốc

tế (IFAC), các quốc gia thành viên có mục tiêu trung tâm là hội nhập các chuẩn

mực quốc gia với Bộ chuẩn mực đạo đức cho kế toán viên chuyên nghiệp quốc tế

Thêm vào đó Tuyên bố này cũng yêu cầu cụ thể các quốc gia không được áp dụng

các chuẩn mực quốc gia ít nghiêm ngặt hơn chuẩn mực quốc tế

2 Quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Hoa Kỳ

2.1.Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Nội dung của chuẩn mực đạo đức gồm bảy nguyên tắc Nội dung tóm tắt của

bảy nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc 1: các nguyên tắc chung về đạo đức nghề nghiệp

Qua những nguyên tắc này, AICPA đề cập đến trách nhiệm và nghĩa vụ của

kiểm toán viên đối với công chúng, khách hàng và đồng nghiệp thong qua các quy

tắc về: trách nhiệm; lợi ích cộng đồng; trung thực; khách quan và độc lập; thạn

trọng đúng mức; phạm vi và bản chất dịch vụ

Trang 9

Nguyên tắc 2: Tuân thủ quy tắc đạo đức và định nghĩa

Điều lệ yêu cầu các thành viên tuân thủ cá quy tắc đạo đức nghề nghiệp và

kiểm toán viên phải chứng minh nếu có sự vi phạm các quy tắc này, trừ khi có các

quy định khác trái ngược

Nguyên tắc 3 – Độc lập, chính trực và khách quan

Phần này nói về các quy tắc đạo đức về độc lập, chính trực và khách quan

AICPA đã nêu ra một số trường hợp quy định trong khi thực hiện hợp đồng kiểm

toán hay vào thời gian phát hành báo cáo, kiểm toán viên không được: có các lợi

ích trực tiếp trong công ty khách hàng; là người được ủy thác hay người quản lý tài

sản; có mối quan hệ gia đình với cán bộ chủ chốt trong công ty khách hàng;có

khaonr cho vay hay đi vay từ các thành viên, giám đốc hay các cổ đông chủ yếu

của công ty khách hàng ngoại trừ khi các khoản này được cho phép hay đã thực

hiện đúng trình tự cho vay theo luật định; đang có tranh tụng giữa khách hàng với

với kiểm toán viên

Nguyên tắc 4 – Tuân thủ nguyên tắc kế toán và cá chuẩn mực chung

Người hành nghề cần tuân thủ các chuẩn mực và hướng dẫn do PEEC ban hành

về: năng lực chuyên môn; thạn trọng nghề nghiệp; lập kế hoạch giám sát; thu thập

thông tin đầy đủ và thích hợp Ngoài ra, khi báo cáo tài chính còn chứa đụng

những sai phạm trọng yếu và không tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán

viên không nên cho ý kiến hay khẳng định rằng báo cáo tài chính đã được trình bày

phù hợp với chuẩn mực kế toán

Nguyên tắc 5 – Trách nhiệm đối với khách hàng

Nguyên tắc này chủ yếu trình bày và hướng dẫn về vấn đề bảo mật thong tin

của khách hàng

Nguyên tắc 6 – Trách nhiệm đối với đồng nghiệp

Kiểm toán viên cần giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và tránh các hành vi

không đúng dắn với đồng nghiệp Nếu có mâu thuẫn nghề nghiệp cần giải quyết

theo hướng hòa giải và nếu cần thiết, nên nhờ đến sự hòa giải của Hội nghề nghiệp

Nguyên tắc 7 – Các trách nhiệm khác

Trang 10

Nội dung nguyên tắc giới thiệu về các hành vi gây phương hại đến uy tín nghề

nghieeoj mà kiểm toán viên không nên thực hiện như: Giữ hồ sơ của khách hàng;

phân biệt chủng tộc, giới tính; tìm kiếm khách hàng thong qua quảng cáo theo cách

lừa gạt, dối trá …

3 Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Pháp

3.1 Các quy định về đạo đức nghề nghiệp

Hoạt động kiểm toán độc lập của Pháp hình thành từ sự ra đời của Luật

Thương mại (1863) và Luật Công ty (1867), trong hai luật này đã đề cập đến thuật

ngữ kiểm toán, nhưng vẫn còn rất hạn chế Mãi đến năm 1935, nghề kiểm toán mới

bắt đầu phát triển khi Luật công ty bổ sung những quy định làm nền tảng cho việc

tổ chức nghề nghiệp kiểm toán, với quy định các công ty niêm yết phải bổ nhiệm

các kiểm toán viên có năng lực để kiểm toán báo cáo tài chính

Luật công ty năm 1935 yêu cầu các cuộc kiểm toán theo luật định phải được

thực hiện bởi một kiểm toán vien có năng lực nhằm bảo vệ cho các cổ đông và

nhằm tuân thủ yêu cầu của nhà nước và Luật pháp Trước đây, yêu cầu duy nhất

với kiểm toán viên là họ phải độc lập với ban giám đốc, nhưng đến năm 1935,

Chính phủ Pháp đã đưa ra một số quy định liên quan đến tiêu chuẩn của người

hành nghề, cũng như đưa ra các yêu cầu kiemr tra kiến thức đối với người hành

nghề

Luật Công ty còn đưa ra một số quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

như: kiểm toán viên không được nhận bất cứ đặc ân nào từ công ty khách hàng;

kiểm toán viên không được nắm bất cứ chức vụ nào trong ban quản lý hay là thành

viên trong ban lãnh đạo công ty được kiểm toán; kiểm toán viên hay công ty kiểm

toán không được thực hiệ kiểm toán cho công ty khi họ hay gia đình họ nắm giữ

trên 10% quyền sở hữu trong công ty được kiểm toán…

Tuy có các quy định về kiểm toán rất sớm nhưng mãi đến năm 1988, Pháp mới

xây dựng được chuẩn mực đạo đức một cách đày đủ trên cơ sở kế thừa các quy

định đã có trước đây Chuẩn mực này đề cập đầy đủ đến các nguyên tắc đạo đức

nghề nghiệp nhằm nâng cao sự tín nhiệm của công chúng vào nghề nghiệp kiểm

toán

Ngày đăng: 04/05/2016, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w