Các chính sách, quy định về hạn điền luôn là điều mà người nông dân cũng như những doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp quan tâm, trăn trở. Các chính sách này đang dần trở thành chìa khóa để phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao. Nhưng trong hơn 04 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 0172014) các quy định về hạn điền đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến việc tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, cho phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng; đất đai manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành dự thảo để sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2013 để khắc phục những tồn tại, hạn chế nói trên. Do đó, việc nghiên cứu những tác động của các quy định về hạn điền đối với nông nghiệp cũng như đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về hạn điền là vô cùng cần thiết để có những đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình của đất nước và quốc tế, bảo vệ được người nông dân trong tình hình mới.
Trang 1ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ “HẠN ĐIỀN” TRONG PHÁPLUẬT ĐẤT ĐAI VIỆT NAM ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
GV: PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
HỌ VÀ TÊN: TRẦN TRỌNG PHƯƠNG LOANEMAIL: phuongloan112011@gmail.com
PHONE: 0914232030/0937712513
LỚP: THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ BD 2018 (K28-DC)
T11/2018
Trang 2MỤC LỤC
1 Tổng quan các quy định về hạn điền 5
1.1 Khái quát về hạn điền 5
1.1.1 Khái quát về hạn mức giao đất nông nghiệp 5
Hạn mức giao đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013 8
1.1.2 Khái quát về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 8
1.2 Tồn tại, hạn chế khi áp dụng các quy định về hạn điền ở Việt Nam 10
2 Tác động của các quy định về “hạn điền” trong pháp luật đất đai Việt Namđối với nông nghiệp Việt Nam 12
2.1 Thành tựu 12
2.2 Hạn chế 12
2.2.1 Việc sử dụng đất nông nghiệp không hiệu quả 12
2.2.2 Chính sách hạn điền kìm hãm quá trình sản xuất lớn hay quá trìnhcông nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp 13
2.2.3 Rào cản của các doanh nghiệp tiếp cận đất nông nghiệp 13
3 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về hạn điền 14
3.1 Đẩy nhanh quá trình tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp tập trung.143.2 Xây dựng cánh đồng lớn 15
3.3 Góp phần thành lập các công ty cổ phần 15
Kết luận 16
Trang 3Chính sách tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy môlớn, ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nôngnghiệp đạt yêu cầu về cả chất lượng lẫn số lượng đã và đang được Đảng và Nhà nướcta đặc biệt quan tâm1 Nhà nước đã ban hành chính sách về đổi mới kinh tế nôngnghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà Tuy nhiên,quá trình tích tụ đất đai diễn ra chậm, nền nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn sản xuấtmanh mún theo quy mô hộ tiểu nông, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến các sảnphẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đếnquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp đó là các quy định về “hạnđiền” trong pháp luật đất đai Việt Nam hiện nay
Các chính sách, quy định về hạn điền luôn là điều mà người nông dân cũngnhư những doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp quan tâm, trăn trở Các chínhsách này đang dần trở thành chìa khóa để phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao.Nhưng trong hơn 04 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01/7/2014) các quy định về hạn điền đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đếnviệc tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh; quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theokịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, cho phát triển nông nghiệp hànghóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng; đấtđai manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vàonông nghiệp Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành dự thảo để sửađổi bổ sung Luật Đất đai 2013 để khắc phục những tồn tại, hạn chế nói trên Do đó,việc nghiên cứu những tác động của các quy định về hạn điền đối với nông nghiệpcũng như đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về hạn điền là vô cùng cần thiết để có
1 Được thể hiện thông qua các văn bản: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ươngkhóa VIII (tháng 12-1997); Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị (khóa VIII) tháng 11-1998; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 31-10-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết 30/NQ-CP Phiên họp thườngkỳ Chính phủ tháng 02/2017
Trang 4những đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình của đất nước và quốc tế, bảo vệ đượcngười nông dân trong tình hình mới.
Mỗi loại đất sẽ có mức hạn điền khác nhau và có tác động khác nhau đến nôngnghiệp Việt Nam Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài tiểu luận hôm nay, người viết chỉ đềcập đến hạn điền đối với đất nông nghiệp cũng như tác động của nó đối với nôngnghiệp Việt Nam
Để trình bày ý tưởng một cách khoa học, đúng trọng tâm, trọng điểm ngườiviết thiết kế bố cục nội dung như sau:
1 Tổng quan các quy định về hạn điền
2 Tác động của các quy định về hạn điền trong pháp luật đất đai Việt Nam đốivới nông nghiệp Việt Nam
3 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về hạn điềnKết luận
Trang 51 Tổng quan các quy định về hạn điền1.1 Khái quát về hạn điền
Hạn điền là một thuật ngữ được sử dụng trong các chính sách về đất đai củanhững triều đại phong kiến trước đây Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ViệtNam hiện nay không sử dụng thuật ngữ “hạn điền” và cũng không quy định về “hạnđiền” Do đó, hiện nay vẫn chưa có thống nhất về việc định nghĩa thuật ngữ hạn điền.Theo như tìm hiểu của người viết thì có nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa thuậtngữ “hạn điền” như sau:
- Theo Từ điển Từ Mới Tiếng Việt thì hạn điền là giới hạn diện tích đất màmỗi hộ nông dân được phép canh tác2
- Theo cách hiểu trong Giáo trình Luật Đất đai- Đại học Luật Hà Nội thì hạn
điền là diện tích đất nông nghiệp tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụngtrên cơ sở đất được Nhà nước giao, nhận chuyển quyền hợp pháp từ người kháchoặc do khai hoang, phục hóa Người viết đồng tình với quan điểm này và sẽ phân
tích theo quan điểm này
1.1.1 Khái quát về hạn mức giao đất nông nghiệp
Hạn mức nông nghiệp lần đầu tiên được quy định tại Điều 44 Luật Đất đai1993 Khi ban hành Luật Đất đai 2003, quy định về hạn mức nông nghiệp đã đượcchuyển thành hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển nhượng quyềnsử dụng đất nông nghiệp Các quy định này tiếp tục được hoàn thiện khi Luật Đất đai2013 được ban hành Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 không giải thích thuật ngữ “hạnmức giao đất”, nhưng trên cơ sở quy định của Điều 129 Luật Đất đai thì thuật ngữ
“hạn mức giao đất” là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụngtrên cơ sở được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm
2 Viện ngôn ngữ học: Từ điển từ mới tiếng Việt, NXB tp.HCM, 2002, tr101
Trang 6nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối Hạn mức giao đất cụ thể của từng loại đất
được Luật Đất đai 2013 quy định như sau3:
- Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:
Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngthuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá 02 hécta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
- Đối với đất trồng cây lâu năm: Không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị
trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miềnnúi
- Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: không quá 30 hecta của mỗi
loại đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồngcây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất khôngquá 05 héc ta Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu nămthì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ởđồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giaođất rừng sản xuất không quá 25 héc ta
- Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử
dụng: Luật Đất đai 2013 không quy định hạn mức giao đất cụ thể cho loại đất trống,
đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng mà giao cho Ủy ban nhândân tỉnh thẩm quyền quy định hạn mức giao đất đối với những loại đất nói trên.
Nguyên tắc để quy định hạn mức giao đất đối với nhóm đất này là “Hạn mức giao đất
trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cánhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Luật
3 Điều 129 Luật Đất đai 2013
Trang 7Đất đai 2013” Hạn mức giao đất của nhóm đất này không tính vào hạn mức giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
- Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồngrừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ giađình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 129 LuậtĐất đai 2013.
- Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng,thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằngquyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tínhvào hạn mức giao đất nông nghiệp nêu trên.
- Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụngngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhânđược tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tínhvào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Vùng/Mục đích sử dụng
Trồng cây hàngnăm, đất nuôitrồng thủy sản,
đất làm muối
Trồng cây lâunăm
Đất rừng phònghộ, đất rừng sản
Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ở Đông Nam Bộvà đồng bằng sông Cửu Long
Trang 8Hạn mức giao đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013
1.1.2 Khái quát về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là diện tích đấttối đa mà một hộ gia đình, cá nhân được phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hợppháp từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác
Việc nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vàomục đích nông nghiệp được thực hiện bằng các hình thức: nhận chuyển nhượng, nhậntặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảolãnh bằng quyền sử dụng đất
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với từng loại đấtnông nghiệp được quy định tại Luật Đất đai 2013 và Điều 44 Nghị định số43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điềuLuật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) như sau:
- Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:
Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngthuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá 20 hécta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác Từ quy địnhtrên cho thấy hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở miền Nam cao hơnmiền Bắc Một trong những nguyên nhân cho sự khác biệt này là đất ở miền Bắc chủyếu là đất được nhà nước giao và tâm lý người dân muốn giữ lại cho con cháu, trongkhi đó đất ở miền Nam đa phần là do khai hoang, nhận chuyển nhượng nên họ dễ dàngchuyển nhượng khi gặp khó khăn về tài chính hoặc muốn chuyển sang ngành nghềkhác
- Đối với đất trồng cây lâu năm: không quá 100 héc ta đối với xã, phường, thị
trấn ở đồng bằng; không quá 300 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miềnnúi Do đặc tính của cây lâu năm là phải qua một thời gian dài và diện tích rộng lớn thì
Trang 9mới khai thác được hiệu quả Vì vậy, Nhà nước đã quy định hạn mức lớn hơn rất nhiềuso với nhóm đất trồng cây hàng năm
- Đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng: không quá 300 héc ta đối với các xã,
phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ởtrung du, miền núi
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nôngnghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tíchđược nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm,đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đấtlàm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nôngnghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đấtrừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhậnchuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theotừng loại đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
- Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyểnquyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyểnquyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạnmức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mứcnhận chuyển quyền.
- Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyểnquyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyểnquyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất củaNhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.
Trang 101.2 Tồn tại, hạn chế khi áp dụng các quy định về hạn điền ở Việt Nam
Luật Đất đai 2013 được ban hành đã tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luậtđất đai đối với khu vực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng mở rộng hạn mức nhậnchuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; khuyến khích nhậngóp vốn, thuê quyền sử dụng đất để tập trung đất đai Tuy nhiên, qua thời gian thựchiện các chính sách hạn điền theo quy định như hiện nay là chưa hợp lý và đang là mộttrong những yếu tố hạn chế sự phát triển của dự án nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại,có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, cụ thể:
- Về hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Luật Đất đai năm 2013 quy định hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồngthủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệpkhông quá 3 ha và nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không được vượt quá10 lần hạn mức Như vậy hạn mức giao đất nông nghiệp là quá thấp so với thực tiễn,diện tích nhỏ không thể áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và tạo ra lượng sản phẩm đủ lớncung cấp ổn định cho thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu
- Về những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất:
+ Tại Khoản 2, Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định thì: “Tổ chức kinh tế
không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đấtrừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sửdụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.” Theo quy định này thì các doanh nghiệp có đủ tiềm lực về vốn,
công nghệ có nhu cầu sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng đất lúa,đất rừng phòng hộ Để có được đất lúa để thực hiện các dự án thì những doanh nghiệpnày phải thuê đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân; nhận góp vốn bằng quyền