MỤC LỤCLời mở đầuChương 1: Lý luận chung về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán và kiểmtoán ................................................................................................................... trang 11.1. Khái niệm về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp .......................................... trang 11.1.1. Khái niệm về đạo đức ............................................................................. trang 11.1.2. Đạo đức nghề nghiệp ............................................................................. trang 11.1.3. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên ......................... trang 21.2. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp ........................................................ trang 21.2.1. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp nói chung ..................................... trang 31.2.2. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ..................................... trang 41.3. Lịch sử ra đời và phát triển các quy định về đạo đức nghề nghiệp cho người hànhnghề kiểm toán ................................................................................................ trang 41.3.1. Giai đoạn hình thành .............................................................................. trang 51.3.2. Giai đoạn phát triển ................................................................................ trang 51.3.3. Giai đoạn hiện tại ................................................................................... trang 81.4. Các nội dung cơ bản của hệ thống quy định về đạo đức nghề nghiệp ........ trang 91.4.1. Tổ chức lập quy và cơ chế giám sát ........................................................ trang 91.4.2. Nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ....................................... trang 9Chương 2: Thực tiễn xây dựng và áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toánkiểm toán trên thế giới và tại Việt Nam .......................................................... trang 122.1. Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Liên đoàn Kế toán quốc tế trang 122.1.1. Điều lệ đạo đức năm 1996 .................................................................... trang 122.1.2. Điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 2001 ................................................. trang 132.1.3. Điều lệ đạo đức năm 2005 ..................................................................... trang 142.2. Quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Hoa Kỳ ............................ trang 162.2.1. Lịch sử ra đời ........................................................................................ trang 162.2.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp .......................................................... trang 162.3. Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Pháp ............................. trang 182.3.1. Lịch sử ra đời ........................................................................................ trang 182.3.2. Các quy định về đạo đức nghề nghiệp ................................................... trang 202.4. Các quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam .................... trang 212.4.2. Lịch sử ra đời ....................................................................................... trang 212.4.2. Nội dung chuẩn mực ............................................................................ trang 22Chương 3: Phương hướng hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tại Việt Nam................................................................................................................... trang 293.1. Đánh giá những quy định về đạo đức nghề nghiệp và việc giám sát sự tuân thủ đạođức nghề nghiệp ......................................................................................... trang 293.1.1. Đánh giá những quy định về đạo đức nghề nghiệp ........................... trang 293.1.2. Đánh giá việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp .................. trang 323.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán tại ViệtNam ............................................................................................................ trang 333.2.1. Ban hành các hướng dẫn chi tiết về một số nội dung quan trọng ...... trang 333.2.2. Giải quyết khi có sự khác biệt .......................................................... trang 343.2.3. Giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp ....................................... trang 35Kết luậnTài liệu tham khảoLỜI NÓI ĐẦUNền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển, hội nhập ngày càngsâu rộng vào nền kinh tế thế giới: Nhiều doanh nghiệp được thành lập, số lượng cácnhà đầu tư tăng lên nhiều lần; cùng với đó, nhu cầu về kiểm tra kiểm soát để nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh và nhu cầu về sử dụng thông tin tài chính của nhiều đốitượng khác nhau trong nền kinh tế ngày càng tăng lên. Theo đó, kiểm toán ra đời vàphát triển ngày một mạnh mẽ hơn để đáp ứng những nhu cầu đó.Những người sử dụng kết quả kiểm toán yêu cầu phải có những cuộc kiểm toánchất lượng đòi hỏi những kiểm toán viên không chỉ liên tục trau dồi kiến thức, luâncập nhật, tuân thủ các quy định pháp lý, chuẩn mực nghề nghiệp mà còn đòi hỏi phảicó đạo đức nghề nghiệp thích đáng. Có như vậy các cuộc kiểm toán mới đạt được chấtlượng cao, những người sử dụng thông tin mới có được những thông tin bổ ích.Xuất phát từ những yêu cầu đó, nhóm đã chọn đề tài: “ Đạo đức nghề nghiệpkiểm toán và thực trạng các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam”.Nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán vàkiểm toán. Chương 2: Thực tiễn xây dựng và áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kếtoán kiểm toán trên thế giới và Việt Nam. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toánkiểm toán Việt Nam.
O ho TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LỚP KẾ TOÁN ĐÊM - KHÓA 20 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM GVHD : T.S TRẦN THỊ GIANG TÂN Thực hiện : 1. Trần Thị Mỹ Linh 2. Nguyễn Hoàng Mai 3. Trịnh Thị Thu Nhung TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/ 2012 MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1: Lý luận chung về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán và kiểm toán trang 1 1.1. Khái niệm về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp trang 1 1.1.1. Khái niệm về đạo đức trang 1 1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp trang 1 1.1.3. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên trang 2 1.2. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp trang 2 1.2.1. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp nói chung trang 3 1.2.2. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp kiểm toán trang 4 1.3. Lịch sử ra đời và phát triển các quy định về đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kiểm toán trang 4 1.3.1. Giai đoạn hình thành trang 5 1.3.2. Giai đoạn phát triển trang 5 1.3.3. Giai đoạn hiện tại trang 8 1.4. Các nội dung cơ bản của hệ thống quy định về đạo đức nghề nghiệp trang 9 1.4.1. Tổ chức lập quy và cơ chế giám sát trang 9 1.4.2. Nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trang 9 Chương 2: Thực tiễn xây dựng và áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán trên thế giới và tại Việt Nam trang 12 2.1. Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Liên đoàn Kế toán quốc tế trang 12 2.1.1. Điều lệ đạo đức năm 1996 trang 12 2.1.2. Điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 2001 trang 13 2.1.3. Điều lệ đạo đức năm 2005 trang 14 2.2. Quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Hoa Kỳ trang 16 2.2.1. Lịch sử ra đời trang 16 2.2.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trang 16 2.3. Quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán của Pháp trang 18 2.3.1. Lịch sử ra đời trang 18 2.3.2. Các quy định về đạo đức nghề nghiệp trang 20 2.4. Các quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam trang 21 2.4.2. Lịch sử ra đời trang 21 2.4.2. Nội dung chuẩn mực trang 22 Chương 3: Phương hướng hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tại Việt Nam trang 29 3.1. Đánh giá những quy định về đạo đức nghề nghiệp và việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trang 29 3.1.1. Đánh giá những quy định về đạo đức nghề nghiệp trang 29 3.1.2. Đánh giá việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trang 32 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam trang 33 3.2.1. Ban hành các hướng dẫn chi tiết về một số nội dung quan trọng trang 33 3.2.2. Giải quyết khi có sự khác biệt trang 34 3.2.3. Giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trang 35 Kết luận Tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: Nhiều doanh nghiệp được thành lập, số lượng các nhà đầu tư tăng lên nhiều lần; cùng với đó, nhu cầu về kiểm tra kiểm soát để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nhu cầu về sử dụng thông tin tài chính của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế ngày càng tăng lên. Theo đó, kiểm toán ra đời và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn để đáp ứng những nhu cầu đó. Những người sử dụng kết quả kiểm toán yêu cầu phải có những cuộc kiểm toán chất lượng đòi hỏi những kiểm toán viên không chỉ liên tục trau dồi kiến thức, luân cập nhật, tuân thủ các quy định pháp lý, chuẩn mực nghề nghiệp mà còn đòi hỏi phải có đạo đức nghề nghiệp thích đáng. Có như vậy các cuộc kiểm toán mới đạt được chất lượng cao, những người sử dụng thông tin mới có được những thông tin bổ ích. Xuất phát từ những yêu cầu đó, nhóm đã chọn đề tài: “ Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và thực trạng các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam”. Nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán và kiểm toán. Chương 2: Thực tiễn xây dựng và áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán trên thế giới và Việt Nam. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán Việt Nam. Trang 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 1.1 Khái niệm về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp 1.1.1 Khái niệm về đạo đức Theo từ điển tiếng Việt, đạo là lẽ phải, là đường lối, là nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống, còn đức là điều tốt lành. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp nhưng nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Một số nguyên tắc đạo đức căn bản thường được thiết lập như: sự trung thực, tính có trách nhiệm, lương thiện, thẳng thắn, công bằng, ngay thẳng, tuân thủ nghĩa vụ công dân. Về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội. Về mặt cá nhân, đạo đức được coi là “tòa án lương tâm” có khả năng tự phê phán, đánh giá và suy sét từng hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân mỗi cá nhân. Như vậy, về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự lựa chọn của mỗi người nên ngoài biểu hiện trong các quan hệ xã hội, đạo đức còn thể hiện trong thái độ, hành vi và sự tự ứng xử trong bản thân mỗi con người. 1.1.2 Đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp được tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có chuẩn mực và quy phạm đạo đức đặc trưng của bản thân từng nghề nghiệp. Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp khác nhau thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp. Trong bất kỳ thời kỳ nào, đạo đức nghề nghiệp luôn là đạo đức của xã hội đương thời, biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp. Trong quá trình phát triển của kinh tế, của xã hội, mỗi cá nhân đều phải lấy tâm huyết, lòng yêu nghề, trách nhiệm làm nội dung chủ yếu cho đạo đức nghề nghiệp. Đó là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung mà tất cả các ngành nghề đều phải tuân theo. 1.1.3 Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên Trang 2 Trong mọi nghề nghiệp, để hướng dẫn cho người hành nghề có thể thực hiện công việc với chất lượng cao, tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhất cho lợi ích của xã hội, các cơ quan chức năng, luật pháp hay nghề nghiệp thường phải thiết lập các quy định cho người hành nghề. Kiểm toán là một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, vì vậy càng cần phải chịu sự chi phối bởi các quy định có liên quan, trong đó quy định về đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng. Đạo đức nghề nghiệp được định nghĩa là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải là người có đạo đức, và mội tổ chức kiểm toán phải là cộng đồng của những người có đạo đức. Vì thế, điều lệ đạo đức nghề nghiệp phải được xác định rõ ràng, công bố và trở thành yêu cầu bắt buộc trong nghề kiểm toán, một mặt sẽ giúp quản lý và giám sát chặt chẽ mọi kiểm toán viên, mặt khác sẽ giúp cho công chúng hiểu biết về chúng, để qua đó họ có quyền đòi hỏi và đánh giá về các hành vi đạo đức của kiểm toán viên. Nói cách khác, bên cạnh luật pháp và cùng với luật pháp, chính việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giúp bảo vệ và nâng cao uy tín cho nghề kiểm toán trong xã hội, bởi nó tạo nên sự bảo đảm về chất lượng cao của dịch vụ cung ứng cho khách hàng và xã hội. Điều cần chú ý là các vấn đề thuộc đạo đức nghề nghiệp có trường hợp không bị chi phối bởi luật pháp, ví dụ như kiểm toán viên phải luôn đi tìm sự hoàn hảo trong công việc, nhưng cũng có trường hợp bị chi phối bởi luật pháp, ví dụ như vấn đề bảo mật. 1.2 Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp 1.2.1 Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp nói chung Trong xã hội, làm nghề gì cũng cần phải có đức, có tâm, cần những quy tắc ứng xử của nghề nghiệp ấy. Với ngành y, đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt chú trọng bởi y đức có tác động trực tiếp tới tính mạng con người. Nhưng thực trạng hiện nay, nhiều vụ việc Trang 3 trong ngành y xảy ra đã cho thấy đạo đức y học đang bị suy thoái nghiêm trọng. Có một bộ phận không nhỏ các bác sĩ, y tá bị thoái hóa biến chất từ những người coi việc khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân là bổn phận và nghĩa vụ trở thành những người vô cảm trước tính mạng của người khác, coi việc khám chữa bệnh là một công cụ để làm giàu một cách nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ để có một bác sĩ tốt thì coi trọng việc đào tạo tay nghề là chưa đủ, mà còn cần đặc biệt quan tâm tới đạo đức nghề nghiệp. Với nghề luật sư lại có đặc trưng riêng, đó là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng mà loại dịch vụ này gắn liền với việc bảo vệ các quyền tự do, danh dự, nhân phẩm… của con người. Một người bị truy tố ra trước tòa án có nghĩa là người đó sẽ phải chịu sự phán xét của pháp luật về số phận pháp lý gắn liền với các chế tài nghiêm khắc. Dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng vì thế cũng là một loại dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của họ. Có thể nói có ba yếu tố quan trọng quyết định uy tín, danh dự, sự thành bại trong hoạt động nghề nghiệp luật sư. Đó là sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thực định cũng như các lĩnh vực khác có liên quan trong đời sống xã hội; các kỹ năng hành nghề mà luật sư vận dụng trong quá trình tác nghiệp, ứng phó với các tình huống nảy sinh, thậm chí có khi rất phức tạp trong hoạt động tranh tụng; và cuối cùng là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người luật sư. Ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời, tạo nên sức mạnh của luật sư trong việc thực hiện sứ mệnh truyền thống cao cả là “Phụng sự công lý”. Trong ba yếu tố trên, vì đặc tính độc lập và tự do trong hành nghề nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp nổi lên như là một thành tố giúp luật sư giữ được mình trước mọi thứ cám dỗ, tiêu cực thực có trong đời sống xã hội. Ngoài ra, cũng có rất nhiều ngành khác trong xã hội cần quan tâm tới vấn đề đạo đức trong hành nghề. Với nghề sư phạm, đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng trong phẩm chất cá nhân của những người làm nghề giáo, nó tồn tại như đỉnh của tam giác mà nền móng là kiến thức vả kĩ năng góp phần tạo nên bộ mặt nhân cách của người thầy. Như vậy, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng với nghề kiểm toán thì sao? 1.2.2 Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Trang 4 Ngày nay, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu về kiểm toán là rất lớn, số lượng các cá nhân và tổ chức sử dụng kết quả kiểm toán là rất đa dạng, song không phải ai trong số họ cũng có khả năng đánh giá được tính chính xác của các kết quả kiểm toán. Kiểm toán là một lĩnh vực chuyên nghiệp với những người làm việc có trình độ chuyên môn cao được kỳ vọng là hoạt động cao hơn phần đông các thành viên khác trong xã hội. Khái niệm hành nghề kiểm toán đề cập đến trách nhiệm hoạt động cao hơn so với việc đơn thuần áp dụng các trách nhiệm cá nhân và các quy định của luật pháp. Lý do của vấn đề này là sự tin cậy của công chúng đối với chất lượng của dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp bởi thông thường người sử dụng không đánh giá được chất lượng của dịch vụ kiểm toán cung cấp bởi tính chất phức tạp của loại hình dịch vụ này. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định có tính chất pháp lý, kiểm toán viên còn cần phải tuân thủ các quy tắc chuẩn mực đạo đức khi hành nghề. Các quy tắc nghề nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm từ thực tế của hoạt động kiểm toán. Quá trình đúc kết kinh nghiệm này đã xây dựng lên hệ thống các chuẩn mực kiểm toán. Để hoạt động kiểm toán thực sự có hiệu quả, chúng ta cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đó. 1.3 Lịch sử ra đời và phát triển các quy định về đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kiểm toán Các quy định về đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kiểm toán được hình thành do mối liên hệ giữa nghề nghiệp và môi trường xã hội. Việc hình thành đạo đức nghề nghiệp xuất phát từ quan điểm cần xây dựng hình tượng lý tưởng của nghề nghiệp và khởi đầu tại Anh và Mỹ. Các nhà kinh tế học cho rằng đạo đức nghề nghiệp thường được xây dựng dựa trên các nền tảng: - Thuyết mục đích: dựa trên nền tảng mục đích của hành động. Mục đích của nghề kiểm toán là gia tăng độ tin cậy cho các thông tin tài chính. Vì vậy, người hành nghề cần có các đức tính để xã hội có thể tin tưởng được ở họ. - Thuyết nghĩa vụ: dựa trên cơ sở trách nhiệm và quyền hạn. Việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp thể hiện mong muốn diễn tả sự đòi hỏi về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với cộng đồng, khách hàng và đồng nghiệp. Trang 5 - Thuyết phẩm chất: các phẩm chất thường được mong đợi ở kiểm toán viên là trung thực và khách quan. Quá trình hình thành và phát triển của các quy định về đạo đức nghề nghiệp có thể chia thành ba giai đoạn chính: 1.3.1 Giai đoạn hình thành Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán trước hết xuất hiện ở Anh vào thế kỷ 19. Ở thời kỳ này, do sự bành trướng thuộc địa của Anh, các nhà đầu tư Anh quốc đã mở rộng đầu tư sang các quốc gia thuộc địa. Chính vì thế, các chủ đầu tư cần có người để giám sát các khoản đầu tư khi họ vắng mặt, và đó là nghĩa vụ chính của kiểm toán viên. Tuy vậy, khái niệm về đạo đức trong suốt thế kỷ này chưa được nhận thức là một đức tính quan trọng của người hành nghề kiểm toán. Để có thể tin cậy vào kiểm toán viên, các nhà đầu tư Anh quốc cấm kiểm toán viên đầu tư hay làm việc cho công ty được kiểm toán. Thuật ngữ đạo đức chỉ giới hạn ở sự trung thành của kiểm toán viên với các nhà đầu tư ở chính quốc, do vậy, trong thời kỳ này kiểm toán viên có thể thực hiện dịch vụ kế toán hay soạn thảo báo cáo tài chính cho công ty được kiểm toán. Có thể nói, trong giai đoạn này, chưa có chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, mà chỉ có một số yêu cầu về đạo đức đối với người hành nghề. Các yêu cầu này là khởi điểm cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sau này. 1.3.2 Giai đoạn phát triển Quan niệm về đạo đức của kiểm toán viên đã không ngừng thay đổi vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong thời gian này, do có sự dịch chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác và hợp nhất các công ty lớn ở Anh trong ngành khai thác mỏ, đường sắt, nhiên liệu, điện thoại … đã dẫn đến sự thay đổi trong quan điểm về mục đích, bản chất và nguồn vốn đầu tư vào các công ty. Từ đó, nhiệm vụ của kiểm toán viên chuyển sang phục vụ cho cổ đông trong cộng đồng hơn là lợi ích của các người chủ sở hữu vắng mặt. Nhóm cổ đông trong cộng đồng chủ yếu là các nhà đầu tư địa phương, mà thường là các ngân hàng lớn hay các nhà đầu tư lớn và nhóm này ngày càng gia tăng. Trong những năm 1930, các nhà kinh tế học Mỹ Adolf Bearle và Gardiner Means cho rằng vai trò quan trọng nhất của kiểm toán là đánh giá sự hợp lý về lợi Trang 6 nhuận trên báo cáo tài chính của công ty, cụ thể là Bảng cân đối kế toán cần xác định tính trung thực phần lợi nhuận có thể phân phối cho các chủ sở hữu. Đến năm 1933, tại Hoa Kỳ, với sự ra đời của Luật Chứng khoán Liên bang và việc thành lập Ủy ban chứng khoán (SEC) đã dẫn đến quan điểm mới về tính độc lập của kiểm toán viên. Đặc biệt, vào năm 1934 là sự ra đời của Luật Giao dịch chứng khoán, chương 13 của Luật này đã đưa ra yêu cầu về tính độc lập của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính. Ảnh hưởng lớn nhất của SEC đối với tính độc lập của kiểm toán viên là việc thiết lập các chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Theo nội dung của chuẩn mực kiểm toán, mà hình thức ban đầu là các hướng dẫn thực hành kiểm toán, trách nhiệm đầu tiên của kiểm toán viên không phải là trung thành với các nhà đầu tư vắng mặt mà chỉ chịu trách nhiệm áp dụng đúng đắn các chuẩn mực kiểm toán đã được thiết lập. Từ đây, quan niệm về sự trung thành chỉ với một nhóm người đã chuyển dịch sang quan điểm ưu tiên cho tính khách quan và trung lập. Quan điểm này đã được phát triển về lý thuyết bởi giáo sư A.Paton, người đã nhấn mạnh quan niệm về tính hữu ích của báo cáo tài chính. Chính vì thế, vào thời gian này, các công ty kiểm toán bắt đầu điều chỉnh mục tiêu chính là tập trung vào tính khách quan và trung thực để bảo vệ cho người sử dụng báo cáo tài chính. Đến năm 1988, Hoa Kỳ ban hành bộ đạo đức nghề nghiệp và đến năm 1996, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) cũng ban hành bộ đạo đức nghề nghiệp. Có thể nói trong giai đoạn này, nghề nghiệp kiểm toán đã xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khá hoàn chỉnh. Nội dung bộ đạo đức nghề nghiệp của Hoa Kỳ và IFAC trong giai đoạn này tập trung vào các nguyên tắc độc lập, chính trực và khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Trong giai đoạn trên, sự phát triển nhanh chóng của quá trình kinh doanh trên trường quốc tế đã cung cấp cơ hội rộng lớn cho các công ty kiểm toán, nhờ đó doanh thu từ các dịch vụ khác đã phát triển nhanh hơn doanh thu từ dịch vụ kiểm toán truyền thống. Và từ những năm 1970, dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp đã ngày càng đa dạng hơn và doanh thu từ dịch vụ phi kiểm toán đã chiểm tỷ trọng đáng kể [...]... quy định trong văn bản pháp luật Tuy thành lập vào năm 1969, nhưng mãi đến năm 1988, CNCC mới xây dưng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp một cách đầy đủ trên cơ sở kế thừa các quy định của luật pháp Chuẩn mực này đề cập một cách đầy đủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao sự tín nhiệm của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán 2.3.2 Các quy định về đạo đức nghề nghiệp Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. .. NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 3.1 Đánh giá những quy định về đạo đức nghề nghiệp và việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp 3.1.1 Đánh giá những quy định về đạo đức nghề nghiệp Hoạt động kiểm toán độc lập xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1991 và cho tới nay, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Việt Nam hiện có gần 170 công ty kiểm toán với trên 10.000 người làm việc, 1.700 kiểm toán viên hành nghề Tuy... và nghề nghiệp Chương VI – Giá phí Chương VII – Quảng cáo Trang 19 2.4 Các quy định đạo đức nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam 2.4.1 Lịch sử ra đời Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hình thành từ năm 1991 bắt đầu bằng việc thành lập 02 doanh nghiệp kiểm toán đầu tiên vào tháng 5/1991 Đó là công ty TNHH dịch vụ tư vấn và kiểm toán (AASC) và công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) Tính đến nay, kiểm toán. .. đổi một số quy định về đạo đức nghề nghiệp Các thay đổi trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tập trung vào việc nâng cao mức độ độc lập giữa kiểm toán viên và nhà quản lý của khách hàng, thông qua việc cấm cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán, cũng như nhấn mạnh việc xoay vòng kiểm toán 1.4 Các nội dung cơ bản của hệ thống quy định về đạo đức nghề nghiệp 1.4.1 Tổ chức lập quy và cơ chế... nghiệp kiểm toán đã phát triển hàng trăm năm, nhưng bên cạnh các quy định chung, họ vẫn đưa ra các hướng dẫn chi tiết (các giải thích và hướng dẫn cụ thể về đạo đức) về cách thức giải quy t các vấn đề đạo đức trong các tình huống cụ thể Nội dung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: Giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định trong nghị định 105 có một số điểm khác biệt Khi phát sinh khác biệt, kiểm. .. giải quy t khác biệt phát sinh khi áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Khi đó, nếu quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không chặt chẽ bằng quy định pháp lý, cần tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan Ngược lại, khi các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chặt chẽ hơn quy định của các pháp lý khác thì tuân thủ theo quy định của chuẩn mực 3.2.3 Giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. .. thảo và ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đầu tiên vào ngày 12/01/1988 Nội dung chủ yếu đề cập đến các nguyên tắc căn bản chi phối hành vi của kiểm toán viên và công ty kiểm toán 2.2.2 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm bốn bậc: Bậc 1 – Nguyên tắc: là các chuẩn mực lý tưởng về đạo đức và không mang tính bắt buộc Bậc 2 – Các quy tắc đạo đức nghề. .. ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam vẫn còn quá mới và non trẻ Chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam mới chính thức được tiếp cận với các chuẩn mực, tài liệu, thông lệ quốc tế về kiểm toán Tại Việt Nam, các quy định về đạo đức nghề nghiệp hiện hành được thể hiện chủ yếu trong Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. .. nghề nghiệp do Hội nghề nghiệp soạn thảo, còn có các quy định pháp luật có liên quan Để các quy định đạo đức nghề nghiệp đi vào thực tế, cần phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, cũng như nhằm xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp Thông thường việc giám sát tuân thủ đạo đức nghề nghiệp được thực hiện cùng với quá trình giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán. .. số quy định cho phù hợp quy định trong luật Sarbanes Oxley Đồng thời chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Hao Kỳ yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ yêu cầu về tính độc lập được quy định bởi các tổ chức khác như PCAOB, SEC, GAO… nếu các quy định này khắc khe hơn quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Nói cách khác, giữa chuẩn mực đạo đức và Nghị định 105/2004/NĐ-CP có những nội dung khác biệt và về nguyên