Pháp luật ưu đãi người có công đã đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thực tế cuộc sống, đòi hỏi của đạo lý truyền thống dân tộc đối với người có công, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chín
Trang 1Luận văn Thạc sỹ Luật học
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Trang 21.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 8
1.2 PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 16
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ
2.1 Ý NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ 31
2.2 PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ TRƯỚC
2.3 PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ TỪ KHI PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH
GHI CÔNG LIỆT SỸ
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ 73
3.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 3MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng thống nhất đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người Việt Nam yêu nước đã hy sinh anh dũng hoặc cống hiến xương máu, công sức, trí tuệ và tuổi trẻ của mình Hiện nay ở nước ta có 6,5 triệu người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước ở các mức độ khác nhau [19; trang 25] Số lượng người có công với cách mạng trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng lên
do công tác thống kê, xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đang được đẩy mạnh ở tất cả các địa phương Do vậy, lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội và kinh
tế của đất nước Ưu đãi đối với người có công là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, mang ý nghĩa chính trị, đạo lý truyền thống cao đẹp của nhân dân ta
Pháp luật ưu đãi người có công cũng đã trải qua chặng đường hơn nửa thế kỷ Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 26 tháng 2 năm 1947, tới nay Nhà nước ta đã ban hành hàng trăm văn bản pháp luật, bao gồm 2 Pháp lệnh, 350 Chỉ thị, Sắc lệnh và Nghị định quy định tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Pháp luật ưu đãi người có công đã đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thực
tế cuộc sống, đòi hỏi của đạo lý truyền thống dân tộc đối với người có công, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo cơ sở để phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua, nhất là từ khi công cuộc đổi mới đất nước được khởi xướng
Pháp luật ưu đãi người có công cũng là lĩnh vực tương đối mới mẻ, có
vị trí quan trọng và giá trị xã hội sâu sắc trong hệ thống pháp luật Hệ thống
Trang 4văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực này đã hình thành tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý tương đối cao, nhưng chủ yếu vẫn là các văn bản dưới luật
Nội dung các chế định cơ bản của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng cũng như hình thức pháp lý của văn bản, vị trí, vai trò của pháp luật ưu đãi người có công trong pháp luật về bảo đảm xã hội, trong hệ thống pháp luật Việt Nam là những lĩnh vực nghiên cứu cần có sự quan tâm ngày càng nhiều hơn nữa của khoa học pháp lý để góp phần luận cứ khoa học cho việc bổ sung, đổi mới, thực hiện tốt nhất chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng trong giai đoạn cách mạng mới
Trong pháp luật ưu đãi người có công, các quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ hợp thành một chế định quan trọng, chế định này mang tính đặc thù rất rõ nét, thể hiện một cách đầy đủ ý nghĩa chính trị, đạo
lý truyền thống của pháp luật Việt Nam
Tuy nhiên cho đến nay, các quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ còn rất tản mạn, thiếu thống nhất Trong khi đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua, nhu cầu thực tế của nhân dân về xây dựng, tu bổ và thăm viếng công trình ghi công ngày càng cao
Công tác quản lý Nhà nước đối với các công trình ghi công liệt sỹ đứng trước những đòi hỏi mới rất bức xúc Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá chế định này trong pháp luật ưu đãi người có công, để từ đó có những khuyến nghị về bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta là vấn đề cần thiết Do khả năng nghiên cứu, sưu tầm tài liệu tham khảo còn có nhiều hạn chế, chúng tôi chọn đề tài :"Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện" cho luận văn thạc sỹ của mình
2-Tình hình nghiên cứu đề tài
Trang 5Về lĩnh vực pháp luật ưu đãi người có công nói chung và pháp luật về các công trình ghi công liệt sỹ nói riêng, tài liệu tham khảo của các nước trong lĩnh vực này hầu như chưa có Ở trong nước, đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đến này của các nhà luật học còn tương đối ít, chủ yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học đang công tác trong ngành Lao động- Thương binh và Xã hội Có thể thống kê một số công trình khoa học pháp lý tiêu biểu trong lĩnh vực này như:
1- Nguyễn Đình Liêu: Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Luận án PTS Luật học, Thư viện Quốc gia,
Hà Nội - 1997
2- Tạ Vân Thiều: Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực ưu đãi người
có công ở ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, Luận án cao học Luật, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp Luật -1997
3- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2000: Xác định những nội dung cụ thể
để sửa đổi bổ sung pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mã số CB-99-02
4- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1998: Tiêu chuẩn mộ trong nghĩa trang liệt sỹ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội 1998 Mã số C6-98-01-
06
Các công trình nghiên cứu trên đây đã góp phần cơ bản xây dựng cơ
sở lý luận pháp luật tổng quát về quá trình hình thành và thực tế phát triển;
về ví trí, vai trò của pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam Đặt cơ sở nền móng rất quan trọng cho việc xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ nói riêng trong tình hình mới
Tuy nhiên, nghiên cứu về thực trạng, vị trí, vai trò của chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ trong pháp luật ưu đãi người có công là vấn đề vẫn đang để ngỏ và đòi hỏi cách tiếp cận và kiến giải mới
Trang 63- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a Mục đích của luận văn:
Qua việc nghiên cứu vai trò, vị trí và thực trạng chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ, luận văn góp phần chỉ rõ tầm quan trọng của quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ trong pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật bảo đảm xã hội Việt Nam nói chung Từ
đó, đóng góp luận cứ khoa học để hoàn thiện cơ sở lý luận cũng như các quy
phạm cơ bản của pháp luật ưu đãi người có công hiện hành ở nước ta
b-Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đánh giá chung về chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nó trong pháp luật ưu đãi người có công
- Đánh giá thực trạng chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ trong các giai đoạn lịch sử trước và sau khi Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng có hiệu lực năm
1995 (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công); chỉ ra những tồn tại chủ yếu để từ đó đưa ra một số khuyến nghị về hướng hoàn thiện
- Luận văn dành sự quan tâm đối với các quy định pháp luật hiện hành
về quản lý tài chính, cấp phát kinh phí xây dựng các công trình ghi công liệt
sỹ, kinh phí tu sửa, nâng cấp các hạng mục trong công trình ghi công liệt sỹ Nguồn kinh phí, cấp phát kinh phí, thanh quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bằng các nguồn vốn, trong đó chủ yếu là nguồn vốn Trung ương uỷ
quyền hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ
4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a Cơ sở lý luận:
Trang 7Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách ưu đãi, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công; các luận
điểm, kết luận khoa học đã có của các nhà khoa học pháp lý về vấn đề này
b Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích và tổng hợp; lô gíc và lịch sử; hệ thống hoá
5- Điểm mới của luận văn
Luận văn đưa ra sự đánh giá tổng quan, chỉ ra vị trí, vai trò của chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ trong pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam
Luận văn bước đầu đưa ra những đánh giá về hạn chế của chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ hiện hành (trong đó có tập trung vào các quy định về cơ chế tài chính đối với các công trình ghi công liệt sỹ như nguồn đóng góp, cơ chế thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, chế độ hỗ trợ kinh phí đối với thân nhân liệt sỹ khi đi thăm viếng mộ ) Trên cơ sở đó, trong luận văn tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị để sửa đổi bổ sung, hoàn thiện về hình thức pháp lý, về nội dung một số quy phạm pháp luật về
công trình ghi công liệt sỹ
6- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu về chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ trong pháp luật ưu đãi người có công kể từ sau khi giải phóng miền Bắc Thời điểm đánh dấu từ khi ban hành Thông tư số 24/TB-TT ngày 12 tháng 10 năm 1955 của Bộ Thương binh, trở lại đây
7- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng tham khảo để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ cho phù hợp với tình hình, điều kiện mới của đất nước
Trang 8Cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để tham khảo trong quá trình giảng dạy pháp luật ưu đãi xã hội, pháp luật bảo đảm xã hội và dành cho những người quan tâm đến vấn đề này
8- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn gồm 3 chương Dưới đây là nội dung của luận văn
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1.1 Khái niệm người có công với cách mạng
Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã được thực hiện ở nước ta từ rất sớm, nhưng cho đến nay, qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công, chúng ta vẫn chưa thấy có khái niệm rõ ràng về người có công Tuy nhiên, căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành đối với các đối tượng hưởng ưu đãi của Nhà nước đã quy định, các nhà khoa học đã đưa ra quan điểm xác định khái niệm người có công với cách mạng
Theo nghĩa rộng, có tác giả cho rằng: "Người có công là những người lao động bình thường, làm việc đại nghĩa, có công lao to lớn đối với đất nước, tự coi đó là nghĩa vụ đối với cộng đồng không bao giờ kể công và đòi
hỏi cộng đồng báo nghĩa" [16; trang 6 ]
Tác giả khác luận giải cụ thể hơn: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác; đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc Sự cống hiến của họ vì lợi ích của đất nước
Trang 9được nhân dân tôn vinh và được Nhà nước thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời cung cấp cho
họ các chế độ ưu đãi về kinh tế, về chính trị, xã hội Ở đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản xác định nội hàm khái niệm người có công Đó phải là những người có thành tích đóng góp hoặc có cống hiến lớn lao, xuất sắc vì lợi ích chung của đất nước Những đóng góp cống hiến đó có thể được thực hiện trong các cuộc kháng chiến vì độc lập tự do của Tổ quốc hoặc cũng có thể diễn ra trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Trong phạm vi hẹp, khái niệm người có công được xác định là những người có cống hiến trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ
Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Các chế độ đối với người có công theo quy định hiện hành của pháp luật nước ta chủ yếu áp dụng đối với các đối tượng này
Đó là "Những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam, nữ , có những đóng góp, cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc
và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật" [11; trang 26] Dưới góc độ này, người có công với cách mạng bao gồm những người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ
đã hy sinh cả cuộc đời hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1.2 Phân loại người có công
Người có công với cách mạng ở nước ta, theo quy định của pháp luật
ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta, bao gồm các đối tượng sau:
Thứ nhất, Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng Tháng Tám
năm 1945
Trang 10Người hoạt động cách mạng trước cách mạng Tháng Tám năm 1945
là người tham gia các tổ chức cách mạng từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 trở
về trước và người đứng đầu các tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa
Thứ hai, Liệt sỹ
Liệt sỹ là người hy sinh trong sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, được Nhà nước công nhận và truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công trong khi:
- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận với địch;
- Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
- Đấu tranh chống các loại tội phạm;
- Làm nghĩa vụ quốc tế;
- Dũng cảm làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
- Chết do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng
và an ninh ở những vùng đặc biệt khó khăn, gian khổ (nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100%);
- Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh bị chết
do vết thương tái phát, được y tế cơ sở hoặc bệnh viện nơi điều trị xác nhận
và được chính quyền địa phương hoặc đơn vị quản lý nhận xét là xứng đáng
Thứ ba, Thân nhân liệt sỹ
Trong tâm thức của nhân dân ta vốn tồn tại truyền thống đạo lý hết sức tốt đẹp là "Ăn quả nhớ người trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" Nhất là luôn luôn tôn vinh, thành kính đối với những người đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời mình vì sự tồn vong của đất nước Và để đền đáp công lao của họ, nhân
Trang 11dân ta lại hết lòng biết ơn, chăm sóc và trân trọng những người thân gần gũi của họ, những người đã chịu những đau thương mất mát khi người thân hy sinh
Đó cũng chính là nhân tố góp phần tạo nên và nhân rộng sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình cảm, đạo lý, trở thành động lực thúc đẩy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thôi thúc các thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc Thân nhân liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước ghi công, được hưởng chế độ ưu đãi chính là biểu hiện tấm lòng thuỷ chung đầy đặn nghĩa tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Thân nhân liệt sỹ là những người thân thiết nhất, ruột thịt hoặc có công nuôi dưỡng liệt sỹ trước khi họ hy sinh, như:
- Vợ hoặc chồng liệt sỹ Chỉ xác định là vợ hoặc chồng liệt sỹ đối với những người có kết hôn hợp pháp hoặc tồn tại hôn nhân thực tế với liệt sỹ trước khi liệt sỹ hy sinh và quan hệ hôn nhân còn tồn tại cho tới thời điểm liệt sỹ hy sinh và được báo tử Trường hợp liệt sỹ có nhiều vợ hoặc nhiều chồng trước khi có Luật hôn nhân gia đình mà thực tế được thừa nhận thì cũng được công nhận là thân nhân liệt sỹ
- Con liệt sỹ là những người như con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú được pháp luật thừa nhận
- Cha mẹ đẻ của liệt sỹ
- Người có công nuôi liệt sỹ là người thực sự nuôi dưỡng liệt sỹ như con đẻ khi còn nhỏ tuổi trong một khoảng thời gian nhất định tối thiểu là 10 năm khi liệt sỹ dưới 16 tuổi hoặc tối thiểu là 5 năm trong điều kiện đặc biệt gặp khó khăn hoặc tai hoạ lớn
Qua cách phân loại này thì có thể thấy thân nhân liệt sỹ được xác định
có thể là người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với liệt sỹ được pháp luật thừa nhận Những người này bản thân
có thể không trực tiếp là người có công với cách mạng nhưng có quan hệ
Trang 12trực tiếp, gắn bó gần gũi nhất đối với người có công nên cũng thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Thứ tư, Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang bao gồm quân nhân, công an nhân dân vì chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc dũng cảm làm nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước và nhân dân mà
bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên
Như vậy, thương binh là những người bị thương khi làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu trong chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc; những người bị thương vì dũng cảm làm nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm trong khi làm nhiệm vụ luyện tập quân sự hoặc thi hành công vụ đấu tranh chống các loại tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội, bảo
vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và nhân dân Đối với những người không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng có hành động dũng cảm mà bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên như trên thì được gọi là người hưởng chính sách như thương binh
Thứ năm, Bệnh binh
Bệnh binh là những quân nhân, công an nhân dân bị mắc bệnh trong thời gian tại ngũ dẫn đến hậu quả bị suy giảm về sức khoẻ, suy giảm khả năng lao động trong một thời gian dài hoặc vĩnh viễn Theo quy định hiện hành, những đối tượng như trên bị suy giảm từ 61% sức khoẻ trở lên được xác nhận là bệnh binh Nguyên nhân của sự suy giảm sức khoẻ này là do họ hoạt động ở chiến trường trong điều kiện đặc biệt khó khăn gian khổ, do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của chiến tranh như chất độc Điôxin, phóng xạ
Thứ sáu, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động là người được Nhà nước tuyên dương anh hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc
Trang 13trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc trong lao động sản xuất phục vụ kháng chiến Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có chồng, con hoặc bản thân đã cống hiến hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế đủ tiêu chuẩn được Chủ tịch nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Thứ bảy, Người hoạt động kháng chiến là người tham gia các cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được Nhà nước tặng thưởng huân chương hoặc huy chương tổng kết thành tích kháng chiến
Thứ tám, Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù đày
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù đày là người mà trong thời kỳ bị tù đày trong nhà tù của địch không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch
Thứ chín, Người có công giúp đỡ cách mạng
Cuộc cách mạng ở Việt Nam mang tính chất toàn dân, toàn diện Tham gia vào các cuộc cách mạng này có công sức đóng góp rất to lớn của nhân dân giúp đỡ cách mạng trong tình hình khó khăn, trong vùng chưa giành được chính quyền, trong vùng bị địch khủng bố, kìm kẹp gắt gao
Những người này được Nhà nước tặng thưởng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" kèm theo "Bằng có công với nước" hoặc huân chương kháng chiến Sự giúp đỡ này có thể dưới nhiều hình thức đa dạng, đem lại hiệu quả
vô cùng to lớn, có thể là:
- Hiến tài sản, ruộng vườn, tiền bạc phục vụ hoạt động của cách mạng
- Che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng
- Sản xuất, cung cấp vũ khí, lương thực cho cách mạng
1.1.3 Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Trang 14Chính sách đối với người có công với cách mạng là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ cách mạng, dựa trên sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhằm mục đích ghi nhận công lao đóng góp, ghi nhận sự hy sinh cao cả của những người có công, tạo mọi điều kiện, khả năng để bù đắp phần nào về đời sống vật chất, đời sống văn hoá, tinh thần đối với người có công với cách mạng
Chính sách đối với người có công là chính sách đặc biệt thực hiện cho những đối tượng đặc biệt, thể hiện một cách rõ nét nhất quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước ta có vai trò hết sức quan trọng, phản ánh sự quan tâm, ý thức của xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của các thế hệ con cháu đối với các thế hệ cha anh đi trước
Vì vậy chính sách ưu đãi người có công có ý nghĩa chính trị, nhân văn
và đạo lý hết sức sâu sắc Thực hiện tốt chính sách đối với người có công sẽ góp phần quan trọng vào giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội, tạo cơ
sở xã hội bền vững góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước Thực hiện chính sách đối với người có công là sự kết hợp lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, đảm bảo cho đất nước có sự phát triển lâu dài và bền vững Thực hiện chính sách đối với người có công là góp phần vào thực hiện chính sách lấy con người là trung tâm, tất cả vì con người, làm cho thế hệ thanh niên - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng xả thân cống hiến vì sự nghiệp của đất nước Chính sách đối với người có công là bộ phận của chính sách xã hội mà cụ thể là chính sách bảo đảm xã hội
Nội dung của chính sách bảo đảm xã hội là sự bảo vệ của Nhà nước, của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng Hệ thống chính sách đảm bảo xã hội ở nước ta gồm có chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các thành phần kinh tế; chính sách cứu trợ xã hội
Trang 15đối với những người không may bị rủi ro, thiệt thòi hoặc gặp phải hoàn cảnh hiểm nghèo
Bảo đảm xã hội bản chất của nó là sự bảo vệ, giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng đối với mọi thành viên của mình trong đó có người có công với cách mạng Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngoài bản chất là sự bảo vệ, giúp đỡ, tạo điều kiện của xã hội, của Nhà nước đối với người có công- một bộ phận cư dân trong xã hội mà còn là sự thể hiện nghĩa
vụ, đạo lý và trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với bộ phận dân
cư đã có sự cống hiến đặc biệt cho cộng đồng này- đó là những người có công với cách mạng
Trên thế giới, các nước đều có chính sách ưu đãi đối với người có công của đất nước họ Tuỳ theo từng trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị- xã hội của các quốc gia mà mỗi nước có hình thức, chế độ ưu đãi khác nhau Chính sách ưu đãi người có công ở nước ta, do điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, có thể thấy nổi bật lên những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Mục đích xây dựng và thực hiện chính sách đối với người
có công là phục vụ nhiệm vụ chính trị của giai cấp cầm quyền, cụ thể là lợi ích của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thứ hai, Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta
do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước hoạch định và Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện
Chính sách ưu đãi người có công được thể chế hoá bằng các quy định pháp luật về ưu đãi người có công do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện Mặt khác Nhà nước thông qua bộ máy của mình với các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương, tổ chức triển khai, đưa các chính sách
ưu đãi người có công vào thực tế cuộc sống Nhà nước tổ chức, động viên khuyến khích, định hướng các phong trào của quần chúng tạo ra sức mạnh
Trang 16tổng hợp huy động các nguồn lực, nhân lực ở cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
Chính sách ưu đãi đối với người có công là vấn đề rộng lớn, mang tính định hướng Trên cơ sở định hướng đó, Nhà nước tổ chức thực hiện các chính sách đó thông qua các nội dung công việc cụ thể: thể chế hoá nội dung chính sách thành các văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật
ưu đãi người có công, hướng dẫn triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy phạm đã quy định đó
Có thể nói pháp luật ưu đãi đối với người có công là công cụ quan trong và hữu hiện nhất để thể chế hoá, triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở nước ta Nhất là trong điều kiện nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thì việc đề cao vai trò của pháp luật ưu đãi người có công trong quá trình thể chế hoá, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước là rất cần thiết
1.2 PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Pháp luật nói chung được quan niệm là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính khuôn mẫu chung thống nhất, do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người thực hiện Pháp luật là công cụ đắc lực và hữu hiệu nhất trong tay Nhà nước để thực hiện sự thống trị giai cấp và đảm bảo sự ổn định xã hội
Xuất phát từ khái niệm chung về pháp luật, có nhiều nhà khoa học pháp lý đã nêu ra những khái niệm về pháp luật ưu đãi người có công không hoàn toàn giống nhau, nhưng chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng:
"Pháp luật ưu đãi người có công bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công trên các lĩnh vực của đời
Trang 17sống: kinh tế, chính trị, văn hoá Pháp luật ưu đãi người có công quy định những hình thức, nguyên tắc, phương pháp và thủ tục để thực hiện các chế
độ ưu đãi đối với người có công, xác định quy chế pháp lý của các chủ thể trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với người có công" [11; trang 18]
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, pháp luật ưu đãi người có công, trong nội dung của nó, còn bao gồm các quy phạm pháp luật hợp thành chế định pháp luật điều chỉnh về công trình ghi công liệt sỹ, thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", truyền thống nhân đạo, vì con người của pháp luật nước ta
1.2.1 Nhiệm vụ và vai trò của pháp luật ưu đãi người có công
Pháp luật ưu đãi người có công là công cụ quản lý có hiệu lực mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần trong lĩnh vực ưu đãi người có công Với các quy định về trợ cấp ưu đãi, về việc làm, về ưu đãi trong giáo dục- đào tạo, y tế,
ưu đãi về thuế, về công trình ghi công liệt sỹ, quản lý tài chính đối với công trình ghi công liệt sỹ, hỗ trợ kinh phí đối với thân nhân liệt sỹ khi đi thăm viếng mộ liệt sỹ và các biện pháp đảm bảo thực hiện
Pháp luật ưu đãi người có công có vai trò và ý nghĩa xã hội to lớn trong việc củng cố, giữ gìn thành quả cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội, tạo tiền đề xã hội cần thiết, vững chắc để xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội Thông qua việc thể chế hoá các quyền được
ưu đãi của người có công và những đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện những quyền đó trên thực tế, pháp luật ưu đãi người có công ghi nhận và trân trọng công lao, cống hiến của những người có công trong xã hội, tạo điều kiện và khuyến khích người có công tiếp tục đóng góp sức lực và trí tuệ của mình trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Pháp luật ưu đãi người có công có nhiệm vụ bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai, công bằng trong xã hội Điều đó thể hiện trong các quy
Trang 18định đảm bảo cho người có công được đền đáp, người hy sinh, mất mất nhiều hơn thì bản thân họ cũng như thân nhân của họ phải được ưu đãi nhiều hơn, tạo điều kiện cho họ có được sự bình đẳng với các thành viên khác của cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Pháp luật ưu đãi người có công phát huy giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, khẳng định thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam, làm lành mạnh bầu không khí chính trị tinh thần trong xã hội, phát huy tính giáo dục có hiệu quả đối với công dân, nhất
Bảo đảm xã hội trước hết là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua hàng loạt các biện pháp công cộng nhằm giúp đỡ
họ chống lại sự thiếu hụt về kinh tế của bản thân hoặc gia đình họ có thể gặp phải do mất đi hoặc giảm quá nhiều thu nhập do chết hoặc bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Ngoài ra, bảo đảm xã hội còn thể hiện ở sự giúp đỡ, chăm sóc về văn hoá, y tế và trợ cấp cho các gia đình Vì vậy nó là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy sự ổn định và bảm bảo công bằng xã hội Bảo đảm
xã hội, theo quan niệm chung hiện nay được xác định bao gồm các lĩnh vực:
ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội
Như vậy, pháp luật ưu đãi người có công là một bộ phận của pháp luật bảo đảm xã hội Cùng với pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về cứu trợ xã hội, pháp luật ưu đãi người có công góp phần tạo ra những đảm bảo
về mặt xã hội đối với các thành viên của xã hội, góp phần vào ổn định chính trị - xã hội, xây dựng đất nước
Trang 19Luật Hành chính bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Luật Hành chính quy định những nguyên tắc, những hình thức và phương pháp quản lý Nhà nước, xác định quy chế pháp lý của các chủ thể quản lý Nhà nước, điều chỉnh hoạt động của công chức Nhà nước, quy định thủ tục hành chính và trách nhiệm hành chính Luật hành chính còn bao gồm các quy định cụ thể của các lĩnh vực quản lý Nhà nước Luật hành chính sử dụng phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh - quyền uy, còn gọi là phương pháp quyền lực - phục tùng
Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng điều chỉnh các quan
hệ xã hội hình thành trong quá trình Nhà nước tổ chức, thực hiện các chế độ
ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên các lĩnh vực của đời sống Mặt khác pháp luật ưu đãi người có công có phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh - quyền uy, thể hiện rõ ý chí của Nhà nước là thực hiện việc đền
ơn đáp nghĩa đối với người có công, thể hiện tình cảm và đạo lý truyền thống của toàn dân Do vậy pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng
có sự liên hệ gần gũi đối với Luật Hành chính Tuy nhiên, Luật Hành chính điều chỉnh những quan hệ hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Còn pháp luật ưu đãi người có công điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện chế
độ ưu đãi đối với người có công là những quan hệ xã hội có tính chất đặc thù
Các chế định của pháp luật ưu đãi người có công về lao động, việc làm, về trợ cấp, đào tạo nghề có liên quan rất mật thiết với luật lao động
Các quy định về quản lý tài chính, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ, thanh quyết toán trợ cấp ưu đãi với người có công, kinh phí xây dựng mới,
tu sửa và nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ như nghĩa trang liệt sỹ, đài
Trang 20tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sỹ; định mức hỗ trợ kinh phí đối với thân nhân liệt sỹ khi đi thăm viếng mộ liệt sỹ có liên quan hết sức chặt chẽ và có thể coi là một bộ phận của luật tài chính - ngân hàng
Tóm lại, về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh pháp luật ưu đãi người có công dường như là một bộ phận của Luật hành chính Nhưng xét về mục đích, tính chất, về vai trò và giá trị xã hội, nó lại là một
bộ phận của pháp luật về bảo đảm xã hội Xét về nội dung các chế định cơ bản thì pháp luật ưu đãi người có công cũng có thể xem như là một bộ phận của luật tài chính- ngân hàng Do vậy có thể cho rằng pháp luật ưu đãi người
có công là một lĩnh vực pháp luật mang tính liên ngành
1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật ưu đãi người có công ở nước ta
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, trải qua nhiều thăng trầm nhưng dù dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, những người có công với đất nước vẫn được suy tôn, ghi công và kính trọng, được hưởng ưu đãi của Nhà nước và xã hội, được nhân dân tôn vinh
Trong thời kỳ Nhà nước phong kiến và Nhà nước thuộc địa (bù nhìn)
đã rất coi trọng chế độ ưu đãi đối với người có công với nước Ưu đãi đối với người có công được coi là một trong những quốc sách an dân trị nước của các triều đại phong kiến Tuy nhiên do bản chất bất bình đẳng, đặc quyền đặc lợi, quan liêu của Nhà nước, pháp luật phong kiến mà chế độ ưu đãi đối với người có công thường chỉ dành cho một số ít người, không phản ánh thực chất, chưa đánh giá đúng mức công lao cống hiến của người có công đối với đất nước
Đối tượng người có công được pháp luật phong kiến chia làm 3 nhóm:
- Nhóm vua chúa và hoàng thân quốc thích
- Nhóm công thần, sĩ phu quan lại và gia đình họ
- Nhóm binh lính
Trang 21Pháp luật ưu đãi dành cho các nhóm người có công thể hiện rõ tính đặc quyền, đặc lợi, rất khác nhau về loại hình và mức độ ưu đãi Đối với nhóm thứ nhất thì được hưởng theo nhu cầu, mức độ cụ thể tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của vua chúa và sự gần gũi trong họ tộc Thời nhà Trần, các vương hầu, quý tộc không bị hạn chế số ruộng đất được ban phát nếu họ còn có khả năng khai khẩn, lập ấp, hàng năm họ còn được chu cấp thêm tiền
Đối với nhóm thứ hai, được Nhà nước xác định là rường cột của triều đình nên được vua ban những chế độ ưu đãi rất hậu hĩnh Các quan lại từ nhất phẩm trở xuống được chia công điền ở làng với mức cao nhất là 11 phần (trong khi hàng đinh trong làng được 3,5 phần, bà goá hay con côi chỉ được 3 phần) Ngoài ra những người này khi chết thì con của họ được cấp tự điền
Về mặt tinh thần, pháp luật phong kiến thể hiện quy định ưu đãi khi còn sống những công thần, quan lại được phong phẩm hàm, khi chết có thể được dựng bia và phong thần, phong thành hoàng và được thờ tự ở các đình làng
Đối với nhóm thứ ba là nhóm đông đảo nhất trong số những đối tượng có công vì họ trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho giai cấp phong kiến Vì vậy triều đình cũng có sự chú ý tới quy định các chế độ ưu đãi dành cho họ
và gia đình Triều đình có đặt ra lệ "quân điền" để cung cấp cho binh lính có công, buộc các làng xã phải chia phần công điền và ưu tiên cho binh lính trước, sau đó mới chia cho thứ dân
Có thể rút ra nhận xét về một số nét chính về pháp luật ưu đãi người
có công thời kỳ phong kiến là:
+ Các Nhà nước phong kiến đã coi trọng và đặt ra các quy định ưu đãi đối với các đối tượng người có công với chế độ Đây là ưu điểm chính, thể hiện truyền thống quý báu của pháp luật nước ta cần phát huy và nhân rộng
Trang 22+ Sự đãi ngộ tương đối cao so với mức sống bình quân của dân chúng, đãi ngộ không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần, đãi ngộ ngay khi còn sống cũng như sau khi đã chết
+ Quy định về chế độ ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi mang đậm tính đặc quyền, đặc lợi, bất bình đẳng của pháp luật phong kiến, phục vụ mục đích và bảo vệ lợi ích của thiểu số giai cấp phong kiến thống trị bóc lột
Trong thời kỳ Nhà nước cách mạng từ năm 1945 đến nay Kế tục truyền thống quý báu của cha ông, ngay từ khi mới giành được độc lập Nhà nước ta đã sớm xây dựng và ban hành pháp luật ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL, sau đó bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiên chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng tử sỹ, thực hiện chế độ lương hưu thương tật đối với thương binh, chế
độ tiền tuất đối với gia đình tử sỹ Đây có thể coi là văn bản pháp luật ưu đãi đối với người có công đầu tiên của Nhà nước ta Từ đó cho đến hết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước đã ban hành 24 văn bản dưới hình thức Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư, quy định về những vấn đề hết sức
cơ bản như:
- Xác định khái niệm thương binh, tử sỹ là "những quân nhân thuộc các đơn vị quân đội quốc gia Việt Nam nếu trong lúc tại ngũ vì giao chiến với địch, vì thừa hành công vụ, vì tận tâm với lợi ích chung hoặc vì cứu một hay nhiều người mà bị thương tật hoặc chết"
- Quy định về trợ cấp hàng tháng đối với thương binh, thân nhân tử
sỹ, trợ cấp tạm thời, trợ cấp đặc biệt đối với các trường hợp chưa hưởng trợ cấp hàng tháng mà hoàn cảnh khó khăn
- Quy định chính sách ưu tiên chia cấp ruộng đất, miễn trừ đi dân công
Trang 23- Quy định đặt bằng "Tổ quốc ghi ơn", thành lập hồ sơ thương binh,
do hoàn cảnh kháng chiến, nên các văn bản pháp luật ưu đãi người có công còn rất đơn giản, giá trị pháp lý thấp, nội dung quy phạm sơ sài, chủ yếu mạng tính hướng dẫn Các chế độ trợ cấp còn thấp, còn mang tính tượng trưng là chủ yếu
Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến 1975 Với
184 văn bản pháp luật về người có công được ban hành đã tạo ra bước phát triển mới của pháp luật ưu đãi người có công
Trong các văn bản pháp luật của thời kỳ này, đáng chú ý nhất là Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 kèm theo bản Điều lệ tạm thời
về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân du kích với việc quy định chế độ thương tật mới là 8 hạng, mức khởi điểm là 21% Quy định chế độ tiền tuất mới gồm tuất hàng tháng và tuất một lần đối với gia đình và thân nhân liệt sỹ Đồng thời, để phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh giá đúng và động viên kịp thời sự đóng góp của nhân dân, pháp luật ưu đãi người có công đã bổ sung các đối tượng mới, đó là:
- Chế độ đối với thanh niên xung phong (Chỉ thị số 71/TTg ngày 21 tháng 6 năm 1966);
Trang 24- Chế độ đối với dân công thời chiến (Nghị định số 77/CP ngày 26 tháng 4 năm 1966);
- Chế độ ưu đãi đối với lực lượng vận tải nhân dân (Theo Quyết định
Pháp luật ưu đãi người có công thời kỳ này đã phát triển tương đối toàn diện các nội dung ưu đãi cả vật chất và tinh thần đối với người có công, góp phần to lớn vào việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội, củng cố
và tăng cường tiềm lực kháng chiến
Từ năm 1975 đến năm 1985, Nhà nước đã ban hành hàng trăm văn
bản pháp luật ưu đãi người có công, bổ sung đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận
thương bệnh binh, liệt sỹ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (theo Quyết định số 301/CP ngày 20 tháng 9 năm 1980)
Trên cơ sở đó, pháp luật ưu đãi người có công trong giai đoạn này đã khắc phục được một số bất hợp lý, hình thành hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thống nhất trong cả nước Tuy nhiên còn tản mạn, chắp vá, nội dung còn rườm rà, phức tạp, hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề mang tính
cơ bản, lâu dài của chế độ ưu đãi người có công
Chuyển sang thời kỳ đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, pháp luật ưu đãi người có công đã có những thay đổi rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
ưu đãi người có công theo cơ chế mới Nhà nước đã ban hành hàng trăm văn bản pháp luật về ưu đãi đối với người có công, đánh dấu bước chuyển biến
Trang 25quan trọng quyết định đến mọi mặt đời sống của người có công thông qua các văn bản quy phạm pháp luật Đáng chú ý là Nghị định số 236/HĐBT ngày18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung, sửa đổi chế độ
ưu đãi đối với người có công, xoá bỏ sự khác biệt trong các quy định ưu đãi
là các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ hướng dẫn thực hiện Đây là hai văn bản pháp luật cao nhất có hiệu lực cho đến nay trong lĩnh vực ưu đãi người có công, thể chế hóa quy định về chế độ ưu đãi đối với người có công tại điều 67, Hiến pháp 1992
1.2.4 Ý nghĩa và thành tựu của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng
Được hình thành từ sau ngày thành lập nước, trải qua hơn 50 năm, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng đã có những bước tiến dài với nhiều sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh để đáp ứng với nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng, phát huy những tác động tích cực, góp phần rất lớn vào ổn định chính trị xã hội, thực hiện những mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà nước
Pháp luật ưu đãi người có công không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình, phù hợp với điều kiện lịch sử của đất nước đã trở thành một hệ thống tương đối chặt chẽ, đầy đủ, với các chế độ ưu đãi đa
Trang 26dạng áp dụng đối với một số lượng đông đảo đối tượng người có công về cả vật chất và tinh thần
Pháp luật ưu đãi người có công đã được xây dựng và hoàn thiện từ thấp đến cao, gần đây nhất là Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1995, là một bước tiến dài quan trọng trong việc pháp điển hoá pháp luật người có công, kế thừa những mặt hợp lý, xây dựng quy phạm pháp luật để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống
Đó là:
- Xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với hàng chục vạn thương bệnh binh
- Xác nhận liệt sỹ và thực hiện ưu đãi đối với hàng triệu thân nhân liệt
sỹ, xây dựng hàng ngàn công trình ghi công liệt sỹ với kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng
- Xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với những người có công khác như người hoạt động kháng chiến, Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Việc triển khai thực hiện pháp luật ưu đãi người có công đã góp phần rất quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của đất nước, thể hiện đầy đủ tính ưu việt, bản chất của Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa
- Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi người có công đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục thế trẻ Việt Nam phát huy truyền thống cha ông, xây dựng và vun đắp truyền thống hiếu nghĩa bác ái
1.2.5 Các chế định cơ bản của pháp luật ưu đãi người có công với
cách mạng hiện hành
Pháp luật ưu đãi người có công có nội dung rất rộng lớn, bao hàm các
vấn đề kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội nhạy cảm được luật hoá, thể hiện
ra ở những quy định về quyền hưởng chế độ ưu đãi đối với các loại trợ cấp
Trang 27về vật chất như: trợ cấp thương tật đối với thương binh, trợ cấp ưu đãi đối với những lão thành cách mạng, tiền tuất đối với thân nhân liệt sỹ, vấn đề việc làm, chăm sóc sức khoẻ, đào tạo nghề, quy định về quản lý tài chính, hỗ trợ, cấp kinh phí xây dựng các công trình ghi công liệt sỹ, huy động các nguồn kinh phí, hỗ trợ thân nhân liệt sỹ thăm viếng mộ liệt sỹ, báo tin địa chỉ mộ liệt sỹ
Dưới đây, chúng tôi xin nêu một số chế định cơ bản của pháp luật ưu đãi người có công theo quy định hiện hành
* Chế định đảm bảo việc làm cho người có công
Do mang đặc thù về thương tật, bệnh tật, do hạn chế về sức khoẻ nên người
có công ở nước ta phần lớn là những người có hoàn cảnh sống khó khăn Vì vậy trong pháp luật ưu đãi người có công, vị trí quan trọng hàng đầu là đảm bảo việc làm và thu nhập cho bản thân và gia đình họ
Giải quyết việc làm vốn bản thân nó là bài toán bức xúc, là vấn đề cần
có sự đầu tư không chỉ của Nhà nước mà là của toàn xã hội Đối với những người có công, giải quyết việc làm cho những người còn khả năng lao động
là vấn đề trước hết mang ý nghĩa kinh tế, đảm bảo ổn định cuộc sống bên cạnh đó nó còn mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc Pháp luật ưu đãi người có công trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng người có công với tư cách là người lao động, là những công dân
đã có nhiều cống hiến cho đất nước Giải quyết việc làm cho người có công
là phát huy khả năng của họ, góp phần cân đối và sử dụng hợp lý lực lượng lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo thu nhập để nâng cao đời sống người có công
Mặt khác, giải quyết việc làm cho người có công tạo điều kiện cho người có công khẳng định vị trí của mình, hòa nhập với cộng đồng, tiếp tục
có những đóng góp cho đất nước Trong chế định việc làm đã có sự chú ý
Trang 28đến đặc thù của đối tượng, nhất là đối với thương bệnh binh do bệnh tật cần được tạo những công việc phù hợp với thể chất và thương tật của họ
* Chế định chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo đời sống tinh thần cho người có công
Các đối tượng người có công thường là những người bị giảm sức khoẻ, giảm sút khả năng lao động Trong bối cảnh cơ chế thị trường, vấn đề đảm bảo sức khoẻ cho người có công đã được luật hoá, do pháp luật ưu đãi người có công điều chỉnh Chỉ có như vậy mới có cơ sở vững chắc để nâng cao sức khoẻ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công
Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người có công, pháp luật ưu đãi người có công đã quy định tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của hệ thống các Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh, các trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh, các khu điều dưỡng luân phiên đối với người có công Quy định các chế độ chính sách đối với các đối tượng này Ngoài vấn đề đảm bảo đời sống vật chất, chăm sóc sức khoẻ thì vấn đề nâng cao đời sống tinh thần cho người có công cũng là nội dung quan trọng trong pháp luật ưu đãi người có công Đây là những yêu cầu khách quan, đặc biệt là với những người có công đã có những tổn thương về thể chất, vận động và thần kinh, bị tác động ảnh hưởng của chất độc hoá học
* Chế định trợ cấp ưu đãi đối với người có công
Những người có công đã hy sinh xương máu, hy sinh một phần thân thể, cống hiến cả cuộc đời mình, mất đi những người thân yêu nhất vì độc lập tự
do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân Công lao to lớn đó của họ không thể lấy gì bù đắp được Việc trợ cấp cho các đối tượng hưởng ưu đãi người có công thể hiện sự biết ơn và bù đắp của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với họ
Tuy nhiên, trải qua quá trình cống hiến, qua gian khổ, sức khoẻ của những người có công đã giảm sút, tuổi già, bệnh tật thường xuyên, đời sống
Trang 29hàng ngày của họ gặp khó khăn Vì vậy chế định trợ cấp đối với người có công với các quy định về mức ưu đãi tương đối cụ thể, mang tính cá thể hoá cao, phù hợp với mức độ thương tật, bệnh tật và công lao cống hiến của họ,
có ý nghĩa và giá trị thực tế rất quan trọng nhằm hỗ trợ đảm bảo điều kiện sống, tạo tiền đề từng bước nâng cao mức sống thực tế của người có công
Các quy định về mức trợ cấp ưu đãi thường xuyên được điều chỉnh phù hợp mức sống dân cư, phù hợp mức tăng tiền lương công chức, trên cơ
sở sự phát triển của nền kinh tế đất nước
Chế định trợ cấp ưu đãi đối với người có công không chỉ đơn thuần phản ánh các mức trợ cấp được quy định thành tiền mà còn phản ánh tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của Nhà nước, là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta đối với những người có công được phản ánh và nâng lên thành các quy phạm pháp luật
Chế định trợ cấp ưu đãi đối với người có công được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp đảm bảo của Nhà nước Thực chất của nó quyết không phải là sự ban ơn của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đối với những đối tượng người có công
Với các định mức trợ cấp bằng tiền, trợ cấp ưu đãi đối với người có công mang ý nghĩa thực tế, có giá trị hữu ích và vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm điều chỉnh theo hướng nâng cao phù hợp điều kiện cụ thể
Các mức trợ cấp ưu đãi người có công thể hiện các nguyên tắc sau đây:
- Mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng được tính tương ứng với mức sống chung của xã hội, hỗ trợ mức chi dùng tối thiểu đối với số đông người có công với cách mạng, bảo đảm được mức sống từ trung bình trở lên đối với một bộ phận có hoàn cảnh đặc biệt
- Trợ cấp ưu đãi được điều chỉnh từng bước phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước
Trang 30- Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng thì các mức trợ cấp ưu đãi được điều chỉnh phù hợp
- Khi kinh tế tăng trưởng, mức sống chung của xã hội được nâng cao thì các mức trợ cấp ưu đãi được Nhà nước xem xét điều chỉnh
Chế độ trợ cấp ưu đãi người có công bao gồm:
- Trợ cấp một lần: trợ cấp một lần cho thân nhân liệt sỹ, bà mẹ Việt nam anh hùng, thờ cúng liệt sỹ
- Trợ cấp hàng tháng: trợ cấp tuất cơ bản hàng tháng đối với thân nhân liệt sỹ, thương binh
- Trợ cấp ưu đãi khác như trợ cấp ưu đãi trong giáo dục và đào tạo, trợ cấp mua báo Nhân dân hàng tháng, trợ cấp mua bảo hiểm y tế
* Chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ
Đây là một chế định quan trọng, có ý nghĩa xã hội sâu sắc của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng Sự tồn tại của chế định này phản ánh rõ nét nhất truyền thống hiếu nghĩa, bác ái thuỷ chung của dân tộc ta được phản ánh trong nội dung của pháp luật, được luật hoá thành chuẩn mực xử
sự của tất các các cơ quan, các cấp, các ngành và của mọi công dân
Trong chín đối tượng người có công với cách mạng đã trình bày ở trên thì liệt sỹ là những người đã hy sinh bản thân mình cho Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân Vì vậy họ là đối tượng có công lao lớn nhất, không
có gì đền đáp, bù đắp đủ Sự đền ơn đáp nghĩa của Nhà nước và nhân dân về vật chất chỉ có thể dừng lại ở mức hỗ trợ trợ cấp tuất liệt sỹ và cung cấp các chế độ ưu đãi khác đối với thân nhân của họ mà thôi
Trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam con Lạc cháu Hồng, chúng
ta luôn ghi nhớ đến công ơn to lớn của các liệt sỹ Nhà nước ta đã chiểu theo nguyện vọng thiêng liêng, nghĩa tình ấy, đã chỉ đạo công tác quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng mộ cho các liệt sỹ đã hy sinh, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ
Trang 31trang trọng, thiêng liêng, dựng nhà bia ghi tên, xây đài tưởng niệm để nhắc nhở các thế hệ cháu con về công lao thế hệ đi trước
Trải qua gần 50 năm, đến nay chúng ta đã có hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ rộng khắp trên cả nước Để có được hệ thống các công trình ghi công này, hàng năm Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa cùng với các nguồn kinh phí huy động từ sự đóng góp của nhân dân, của các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng Các công trình ghi công đã trở thành những biểu tượng thiêng liêng ghi nhớ công
ơn của những người con đã hy sinh vì Tổ quốc, đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân và thân nhân liệt sỹ Nhiều công trình ghi công lớn, được quan tâm đầu tư đúng mức, bảo quản, chăm sóc thường xuyên nên đã phát huy tác dụng tích cực trong sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giáo dục truyền thống của nhân dân, trở thành những công trình văn hoá lịch sử của địa phương và cả nước
Nhà nước ta đã ban hành các quy định về tiêu chuẩn công trình ghi công, về thủ tục trình tự hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa công trình ghi công, hỗ trợ kinh phí cho thân nhân đi thăm viếng công trình ghi công liệt sỹ Tổng hợp những quy định pháp luật đó hợp thành chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ Ở các chương sau, chúng tôi sẽ trình bày sâu hơn
về chế định đặc thù này của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng
Trang 32
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ
QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 2.1 Ý NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ
Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm oai hùng, rạng rỡ chiến công, hình thành và xây đắp nên nền văn hoá cộng đồng Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
Người Việt tiếp thu có chọn lọc các luồng văn hoá, tôn giáo lớn của nhân loại Dù theo tôn giáo hay tín ngưỡng nào, thờ thần hay thờ phật nào,
dù có quan niệm chưa đồng nhất về sự sống và cái chết, đa số người Việt đều giữ phong tục thờ cúng tổ tiên, coi trọng người chết, nhất là những người chết vì dân vì nước, hình thành văn hoá ứng xử giữa người sống và người chết Người Việt coi hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng người đã chết vì nước thành một nếp sống đạo đức, vừa là một tín ngưỡng, coi những người đó là những vị thần hộ mệnh cho con cháu
Trong đời sống tâm linh của người Việt, tín ngưỡng tôn vinh, thờ phụng những người "khuất núi", "đi xa" chiếm vị trí rất lớn Đây là truyền thống tốt đẹp của cha ông mà ngày nay chúng ta luôn gìn giữ, phát huy phát triển Tập tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các bậc anh hùng đến ngày nay được coi trọng đúng mức trong đời sống xã hội, nhân dân duy trì ý thức nhớ
về cội nguồn, coi người chết là sang thế giới bên kia, là quy tiên Hầu hết người Việt coi trọng mồ mả của ông cha, duy trì tập tục cải táng với niềm tin
an ủi là họ được gặp lại ông bà, cha mẹ, tổ tiên một lần nữa Sau khi cải táng người chết được sạch sẽ, mát mẻ, nhà cửa yên ổn trong tiểu sành vĩnh viễn
để chuẩn bị đầu thai kiếp khác
Ảnh hưởng của quan niệm "sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ", nên người sống lo xây mộ cho người chết như xây nhà Với người
Trang 33Việt, thờ cúng tổ tiên cũng như thần thánh tạo điều kiện duy trì không gian thiêng liêng, môi trường văn hoá truyền thống Đằng sau bát hương, bàn thờ,
mồ mả, đền đài, nghĩa trang, bia ghi công là những giá trị văn hoá vô hình, ghi nhận công lao đánh giặc giữ nước, tạo dựng và gìn giữ cơ nghiệp non sông của cha ông truyền lại cho các thế hệ con cháu
Các hình thức thờ cúng, các công trình ghi công đối với những người
đã chết đã được nhân dân ta xây dựng và trân trọng giữ gìn, trong đó có hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ có tác động thôi thúc, khơi dậy ở mỗi người Việt Nam lòng tự tôn, tự hào về truyền thống anh hùng chống ngoại xâm, lòng biết ơn và ý nguyện tiếp bước các liệt sỹ đã xả thân vì nước
Phát huy những giá trị văn hoá tinh thần cao quý, Nhà nước và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của những liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc Họ là những liệt sỹ thời đại Hồ Chí Minh Biểu tượng thiêng liêng không thể tách rời là các công trình ghi công liệt sỹ được xây dựng trên cả nước bao gồm nghĩa trang liệt sỹ, mộ liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ
Các công trình ghi công liệt sỹ chính là không gian và hiện vật hữu hình biểu hiện một cách thiết thực lòng biết ơn và sự ghi công của Đảng và Nhà nước đối với các liệt sỹ - những người có công lao to lớn nhất đối với
Tổ quốc Sự tồn tại của hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ làm cho nhân dân và gia đình liệt sỹ thêm tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong Bản Di chúc tháng 5 năm 1968 đã viết:" Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa, bia kỷ niệm để ghi lại sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta " Tư tưởng lớn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Nhà nước và nhân dân ta hưởng ứng, xây dựng nên hệ thống các công trình ghi công trên cả nước, đáp ứng lòng mong mỏi
Trang 34của thân nhân liệt sỹ và nhân dân Có thể phân loại các công trình ghi công liệt sỹ chủ yếu trên địa bàn cả nước như sau:
2.1.1 Nghĩa trang liệt sỹ
Thời kỳ mở đầu việc xây dựng và hình thành nghĩa trang liệt sỹ vào những năm 1955, sau kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và phát triển mạnh vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, trong giai đoạn chúng ta đang động viên khuyến khích phát triển lối sống tập thể xã hội chủ nghĩa, làm việc tập thể ở hợp tác xã, nông trường quốc doanh, ăn bếp ăn tập thể, ở nhà ở tập thể Sống theo tập thể, chết có tập thể là ý niệm thiêng liêng, cao cả và do đó những liệt sỹ hy sinh phải được quy tập, an táng yên nghỉ cùng đồng đội, thể hiện sự tôn vinh của cả cộng đồng
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chỉ đến thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của chủ nghĩa anh hùng tập thể đã hình thành hệ thống các nghĩa trang liệt sỹ trong cả nước, nó có nguồn gốc sâu xa từ bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa luôn coi trọng tập thể, khuyến khích mọi hình thức phát triển dựa trên tập thể, cộng đồng, mọi người dân ở cương vị nào có cống hiến hy sinh cho dân cho nước đều được tôn vinh, đánh giá đúng mức Nghĩa trang liệt sỹ là không gian thiêng liêng để nhân dân tôn vinh những liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc mang đậm bản sắc văn hoá, tâm linh của người Việt Nam
Trong thời kỳ đầu, nghĩa trang liệt sỹ được hình thành chủ yếu ở các
xã, huyện và một số địa danh có sự kiện lịch sử, có các trận đánh lớn như Điện Biên Phủ (Lai Châu), Phủ Thông (Bắc Kạn)
Trước năm 1975, nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng chủ yếu ở miền Bắc, sau năm 1975 trở lại đây được xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp lại trong cả nước với sự đầu tư về kinh phí và công sức ở mức độ cao nhất, hình thành nhiều nghĩa trang liệt sỹ lớn như NTLS Trường Sơn, NTLS Đường 9, NTLS Anh Sơn Nghệ An, NTLS Bá Thước Thanh Hoá, NTLS Tân Biên -
Trang 35Tây Ninh, NTLS Dốc Bà Đắc - An Giang , quy mô lên đến hàng chục ngàn
mộ
Việc hình thành số lượng lớn các nghĩa trang liệt sỹ trong thời gian qua xuất phát từ đòi hỏi khách quan để tiếp nhận mộ liệt sỹ và cũng là đòi hỏi của nhân dân với ý thức tôn vinh những người có công với nước Hiện nay cả nước có 2919 nghĩa trang liệt sỹ[24; trang 283], trong đó có:
- 2439 nghĩa trang liệt sỹ cấp xã, phường quản lý;
- 432 nghĩa trang liệt sỹ cấp huyện, quận thị xã quản lý;
- 48 nghĩa trang liệt sỹ cấp tỉnh quản lý;
Đây là nơi an táng mộ của các liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc Số liệu cụ thể về nghĩa trang liệt sỹ ở các địa phương như sau:
Số Địa phương Nghĩa trang Liệt sỹ
Trang 37Có thể thấy số lượng nghĩa trang liệt sỹ cả nước là rất lớn, trải ở tất cả các tỉnh, thành phố Bình quân mỗi tỉnh, thành phố có tới 50 nghĩa trang liệt
sỹ, nhưng phân bố không đều Tỉnh nhiều nghĩa trang liệt sỹ nhất là Hà Tây
có 263 nghĩa trang liệt sỹ trong đó chủ yếu là nghĩa trang liệt sỹ do cấp xã quản lý, tỉnh ít nhất là Ninh Thuận có 01 nghĩa trang liệt sỹ do cấp tỉnh quản
lý mới được xây dựng sau ngày tách từ tỉnh Thuận Hải Các tỉnh phía Nam chủ yếu là nghĩa trang liệt sỹ cấp quận, huyện, thị xã quản lý
2.1.2 Mộ liệt sỹ
Mộ liệt sỹ là hạng mục xây dựng cơ bản trong nghĩa trang liệt sỹ, được xây
để lưu giữ hài cốt các liệt sỹ Từ năm 1955, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã chủ trương cất bốc hài cốt liệt sỹ, xây dựng các phần mộ liệt sỹ
để bảo quản, đáp ứng yêu cầu thăm viếng của thân nhân liệt sỹ và nhân dân
Hình dáng, quy cách mộ liệt sỹ gắn với phong tục, tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, gắn bó với tâm linh của người Việt về cách ứng xử, quan hệ tâm linh của người sống đối với người chết, nhất là với những người hy sinh vì Tổ quốc Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và
Xã hội, hiện cả nước có trên 700 ngàn mộ liệt sỹ an táng trong các nghĩa trang liệt sỹ và trên 100 ngàn mộ liệt sỹ do thân nhân liệt sỹ tự quy tập, bảo quản lâu dài tại gia đình, dòng họ không đưa vào trong nghĩa trang liệt sỹ [24; trang 283]
Số lượng mộ liệt sỹ theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội tại một số tỉnh, thành phố như sau (xác định tròn số):
Số Địa phương Mộ Liệt sỹ
Trang 39Hầu hết số mộ liệt sỹ này được quy tập là của liệt sỹ hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến, đều đã và đang được xây vỏ mộ để bảo quản bền vững,
lâu dài
2.1.3 Nhà bia ghi tên liệt sỹ
Nhà bia ghi tên liệt sỹ là hạng mục công trình ghi công liệt sỹ được xây dựng tại các xã, phường nguyên quán liệt sỹ để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và thân nhân liệt sỹ trong dịp ngày lễ, ngày Tết đến thắp hương tưởng niệm, nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn của liệt sỹ
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo hướng dẫn các địa phương trong cả nước xây dựng được hàng ngàn nhà bia ghi tên liệt sỹ tại các xã phường nguyên quán liệt sỹ, nhất là các xã, phường được phong danh hiệu anh hùng, các xã vùng căn cứ cách mạng cũ
Số liệu cụ thể của các địa phương về nhà bia ghi tên liệt sỹ như sau:
17 Thái Nguyên 107 48 Bình Thuận 66
Trang 4020 Bắc Giang 26 51 Đồng Tháp 16
2.1.4 Đài tưởng niệm liệt sỹ
Đài tưởng niệm liệt sỹ là công trình ghi công liệt sỹ được Nhà nước và nhân dân xây dựng ở những trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước hoặc của từng địa phương, ở những nơi gắn với những chiến tích lịch sử tiêu biểu ghi tạc công tích chiến đấu của quân và dân ta Cả nước hiện nay đã xây dựng được 905 Đài tưởng niệm liệt sỹ Đây thực sự được coi là các công trình ghi công mang ý nghĩa văn hoá lịch sử
Trên đây là các loại hình công trình ghi công liệt sỹ tiêu biểu nhất, chiếm số lượng nhiều nhất Các công trình này thường xuyên được Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí và huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp và hỗ trợ công tác quản lý, chăm sóc thường xuyên Nhờ vậy đã phát huy được tác dụng thiết thực, phục vụ hoạt động thăm viếng của thân nhân liệt sỹ, có tác dụng cổ vũ động viên nhân dân, gây ảnh hưởng chính trị rất sâu sắc
2.2 PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ TRƯỚC PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG NĂM 1995
2.2.1 Văn bản pháp luật quy định về công trình ghi công liệt sỹ
Ngày 12 tháng 10 năm 1955, Bộ Thương binh đã ban hành Thông tư số 24/TB-TT về việc hoàn thành cất bốc, tu sửa phần mộ liệt sỹ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Văn bản pháp luật này đặt nền móng cho