ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ 1 Vai trò của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ thực trạng và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật (Trang 75)

3.1.1 Vai trò của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ

Là một bộ phận quan trọng của pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, chế định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý, tu sửa và chăm sóc hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ gồm các nghĩa trang liệt sỹ, mộ liệt sỹ, đài tƣởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ. Qua đó, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân và xã hội về đền ơn đáp nghĩa đối với ngƣời có công với cách mạng.

Pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là khi Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Các quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, củng cố và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và phát triển kinh tế.

Với hành lang pháp lý do các văn bản pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ tạo ra, chính quyền và nhân dân các cấp đã xây dựng hàng ngàn công trình ghi công với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, hàng năm Nhà nƣớc đầu tƣ hàng chục tỷ đồng, đồng thời huy động sự đóng góp của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp để tu sửa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ.

giáo dục truyền thống lịch sử cho nhân dân. Những kết quả trên đây thể hiện vai trò, ý nghĩa quan trọng của các quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ do Nhà nƣớc ban hành và đảm bảo thực hiện, nhất là các quy định về xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ, kinh phí quy tập xây vỏ mộ liệt sỹ, quy định về hỗ trợ kinh phí đối với thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ liệt sỹ.

Vai trò, ý nghĩa của các quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Pháp luật nƣớc ta mang bản chất của pháp luật xã hội chủ

nghĩa, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân và cả dân tộc. Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ là sự ghi nhận của Nhà nƣớc thể chế hoá truyền thống đạo lý "ăn quả nhớ ngƣời trồng cây", "đền ơn đáp nghĩa", thể chế hoá các chuẩn mực đạo đức, đạo lý tôn vinh những ngƣời đã hy sinh, cống hiến cho Tổ quốc đã đƣợc nhân dân thừa nhận thành pháp luật và đảm bảo đƣợc thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc và bằng các công cụ vật chất khác.

Thứ hai, Các quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ là sự

chứng minh rõ ràng, đầy đủ nhất bản chất nhân đạo, tất cả do con ngƣời và vì con ngƣời, khẳng định tính ƣu việt của pháp luật nƣớc ta. Các liệt sỹ đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì vậy, Nhà nƣớc bằng pháp luật, phải có các quy định để một mặt giúp đỡ vật chất đối với thân nhân liệt sỹ, mặt khác phải tôn vinh, ghi nhớ công ơn của họ để các thế hệ sau nhớ đến và ngƣỡng vọng, học tập. Sự tôn vinh đó thể hiện cụ thể, hữu hình qua sự tồn tại các hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Thứ ba, Quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ cùng với

các chế định khác của pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng góp phần phát huy giá trị tinh thần, nhân rộng đạo lý truyền thống của nhân dân

ta, khẳng định công lao to lớn và bảo tồn những thành quả của các thế hệ đi trƣớc, góp phần xây dựng môi trƣờng xã hội thân ái, lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Thứ tư, Các quy định về quản lý tài chính, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí xây dựng, tu bổ công trình ghi công liệt sỹ, định mức kinh phí hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ liệt sỹ góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn kinh phí huy động khác của xã hội và nhân dân. Đảm bảo cho các công trình ghi công liệt sỹ đƣợc xây dựng bền đẹp, xứng đáng là công trình văn hoá lịch sử, có tính mỹ thuật cao, giảm thiểu chi phí sửa chữa thƣờng xuyên.

Quy định về hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ liệt sỹ có tính linh hoạt cao, tạo điều kiện để cơ quan Nhà nƣớc các cấp vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng và hoàn cảnh của thân nhân liệt sỹ.

Thực tế cho thấy, tuy mức kinh phí hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với thân nhân liệt sỹ không cao, ví dụ nhƣ mức hỗ trợ tiền ăn theo quy định hiện hành là 15.000 đồng/ ngƣời /ngày, nhƣng ý nghĩa của quy định này rất sâu sắc. Nó thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với thân nhân liệt sỹ trong việc thực hiện nguyện vọng tâm linh chính đáng là thăm viếng phần mộ liệt sỹ.

Thứ năm, Quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ là hành

lang pháp lý để tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các công trình ghi công liệt sỹ, nhất là đối với hoạt động tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ.

Trong từng thời kỳ cụ thể, Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ dẫn tới sự hình thành và phát triển mạnh về số lƣợng các công trình ghi công liệt sỹ trong cả nƣớc.

Các nghĩa trang liệt sỹ đƣợc xây dựng ở các địa phƣơng đã đáp ứng yêu cầu về nơi an táng trang trọng hài cốt liệt sỹ sau ngày đất nƣớc thống

nhất. Nhiều nghĩa trang liệt sỹ đƣợc hình thành với nhiều hạng mục, công trình quy mô lớn nhƣ các nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ, Trƣờng Sơn, Đƣờng 9, Bá Thƣớc, Anh Sơn, Đồi 82 Tân Biên...

Trong thời kỳ từ sau khi có Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng 1995, các quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ tại các văn bản Pháp lệnh, Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 và các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính về công tác mộ nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sỹ đã kế thừa nội dung các văn bản trƣớc đây, nâng cao giá trị pháp lý, khẳng định loại hình công trình ghi công liệt sỹ gồm nghĩa trang liệt sỹ, mộ liệt sỹ, đài tƣởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ đồng thời quy định trách nhiệm trong đầu tƣ, xây dựng, quản lý và phát huy tác dụng của công trình ghi công liệt sỹ.

Xác định và phân cấp rõ ràng trách nhiệm kinh phí trong đầu tƣ xây dựng, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ, kinh phí quy tập, xây vỏ mộ liệt sỹ cũng nhƣ định mức kinh phí hỗ trợ công trình ghi công liệt sỹ giữa ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng.

Theo thống kê chƣa đầy đủ của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, hiện nay cả nƣớc còn có hơn 300.000 hài cốt liệt sỹ chƣa đƣợc tìm thấy [1; trang 1] Nhu cầu về xác định mộ liệt sỹ của thân nhân liệt sỹ là rất chính đáng và cần đƣợc đáp ứng. Trên cơ sở các quy định về tìm kiếm cất bốc quy tập mộ, về kinh phí quy tập, xây vỏ mộ, quy định về quy trình cất bốc mộ liệt sỹ, hoạt động tìm kiếm quy tập mộ liệt sỹ đƣợc đẩy mạnh ở các địa phƣơng trong nƣớc và cả ở nƣớc bạn Lào và CămPuChia.

Những kết quả đạt đƣợc trong công tác này trong những năm qua đã hạn chế tình trạng tự phát tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng hình thức ngoại cảm mê

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ thực trạng và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật (Trang 75)